1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới

72 2,9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 676 KB

Nội dung

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục cóhướng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá trìnhhoạt động

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian dài trước đây chúng ta quan niệm y tế, giáo dục … là cáclĩnh vực “ phi sản xuất vật chất”, có nghĩa đối lập với lĩnh vực sản xuất vật chấtnhư nông nghiệp, công nghiệp Chính quan điểm sai lầm này đã kéo theo sự đầu

tư thấp vì xem như đầu tư vào các lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực của Nhànước mà không sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng Các bệnh viện, cơ sở y tếchỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ

Chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đã có những thay đổi căn bảntrong nhận thức, quan điểm về ngành y tế Ngành y tế được coi là một ngànhtrong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhucầu có tính chất phúc lợi xã hội Nói cách khác, ngành y tế có đóng góp vàoGDP của đất nước Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản,đầu tư cho phát triển Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch

vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch

vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất.Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập

và tích cực hoạt động không vì doanh lợi

Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thayđổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thutrong chương trình nghị sự cải cách tài chính công Đó là:

Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay

bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướngvào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăngquyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách

Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “ Xin- Cho”, thực hiện chế độ

tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thựchiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải

Trang 2

Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong

các lĩnh vực giáo dục, y tế Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp củanước ngoài vào lĩnh vực này

Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảocác mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sứckhoẻ Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành cônghay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như pháttriển của bệnh viện

Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai trong cơ chế tài chính mới” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra

hướng thực hiện hữu hiệu hoạt động tài chính bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Maiđáp ứng yêu cầu của thực tiễn này

Trang 3

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung: đề cập chủ yếu tới việc khai thác và sử dụng các nguồn tàichính của bệnh viện công

Về không gian: tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnhviện Bạch Mai

Về thời gian: Từ năm 1998 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động quản lý tàichính theo cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận định tính và định lượng và cáchtiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin Đồng thời luận văn sử dụng kỹ thuậtthống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử

lý số liệu

Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ýkiến của các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế vàkiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tàichính tại Bệnh viện Bạch Mai

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính bệnh viện

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại

Bệnh viện Bạch Mai

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH

VIỆN

1.1 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN

Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục cóhướng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá trìnhhoạt động tài chính của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi,tiến hành thu chi theo đúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của Nhà nước về tàichính, đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động của bệnh viện

Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung của chính sáchkinh tế- tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồnlực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và

công bằng Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương

pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y

tế cung cấp cho nhân dân Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng

nhau cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu khámchữa bệnh của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định không

mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết

Do vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam được định nghĩa làviệc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụnhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học

Quản lý tài chính trong bệnh viện của Việt Nam gồm

 Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và cácnguồn được coi là Ngân sách Nhà nước cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, việntrợ… theo đúng quy định của Nhà nước

 Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi cóhiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

 Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữabệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo

Trang 5

 Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám chữa bệnh.

Mục tiêu của quản lý tài chính trong bệnh viện

Hiệu quả thực hiện của tài chính kế toán là mục tiêu quan trọng của quản

lý tài chính bệnh viện Các yếu tố của mục tiêu này bao gồm:

 Duy trì cán cân thu chi: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc củaquản lý tài chính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chếquản lý mới – tiến tới hạch toán chi phí

 Bệnh viện phải cải thiện chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyênmôn như: tỉ lệ tử vong, …

 Nhân viên hài lòng với bệnh viện: đời sống cán bộ công nhân viênđược cải thiện, cải thiện phương tiện làm việc, xây dựng văn hóa Bệnh viện

 Bệnh viện phát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa

 Công bằng y tế: chất lượng phục vụ như nhau cho toàn bộ các đốitượng

Như vậy, quản lý tài chính bệnh viện phải đáp ứng cùng lúc bốn đối tác:Bệnh nhân, nhân viên trong bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và Nhà nước

Đó là:

 Với bệnh nhân: chất lượng chăm sóc và công bằng y tế

 Với nhân viên: được hài lòng do đời sống được cải thiện

 Yêu cầu của Ban giám đốc: hoàn thành trách nhiệm thực hiện cáncân thu chi

 Y tế Nhà nước : phát triển bệnh viện

Y TẾ NHÀ NƯỚC

4 Phát triển BV

BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

1.Cán cân thu chi

BỆNH NHÂN

2 Chất lượng 5 Công bằng y tế

NHÂN VIÊN B VIỆN

3 Được hài lòng

Trang 6

Nhìn chung trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, mục tiêu củaquản lý tài chính bệnh viện phải cùng lúc đạt được năm mục tiêu trên Tuy nhiên

ở một số vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn thì phải sắp xếp thứ tự của ưutiên nào cần phấn đấu trước

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN

Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam gồm 4 bước:

 Lập dự toán thu chi

 Thực hiện dự toán

 Quyết toán

 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

1.2.1 Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua cácnghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt độngngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảmbảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố

và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiênnhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính côngbằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho bệnh viện

Khi xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện cần căn cứ vào:

- Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị

- Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được

- Kinh nghiệm thực hiện các năm trước

- Khả năng ngân sách nhà nước cho phép

- Khả năng cấp vật tư của Nhà nước và của thị trường

- Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị

Các nguồn tài chính của bệnh viện

Ngân sách nhà nước cấp ( Bao cấp công cộng)

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách Nhà nước cấp cho bệnhviện ở Việt Nam Nhìn chung, các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thôngqua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện Theo

Trang 7

đó, ngân sách cho bệnh viện có thể bao gồm chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng

cơ bản từ NSNN, chi từ bảo hiểm y tế, thu viện phí và viện trợ nước ngoài…Tuy nhiên, nguồn NSNN cấp cho bệnh viện ở đây được định nghĩa là khoản chicho bệnh viện từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu

và thuế gián thu Bao gồm các khoản chi đầu tư, chi vận hành hệ thống

Đối với các nước đang phát triển, nguồn NSNN cấp là nguồn tài chínhquan trọng nhất cho hoạt động của bệnh viện Ở Việt Nam, cho đến nay, hàngnăm các bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sáchcủa Chính phủ căn cứ theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhânvới số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện Số kinh phí này thường đáp ứngđược từ 30 đến 50% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện

Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

Theo quy định của Bộ Tài chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảo hiểm

y tế là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản

lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân Nguồnthu viện phí và bảo hiểm y tế thường đảm bảo được từ 20-30% nhu cầu chi tiêutối thiểu của các bệnh viện công

Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệthống y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí Một phần viện phí làmột phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh Một phần viện phí chỉtính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tưtiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và trang thiết bị lớn

Hiện nay, giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quyđịnh dựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chínhphê duyệt Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lầnkhám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng Đối vớingười bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giườngnội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí

Trang 8

thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầuthì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng phải đượccấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thì cơ quanbảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện Tuy nhiên ở ViệtNam mới chỉ phổ biến loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụng cho các đốitượng công nhân viên chức làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà nước vàcác doanh nghiệp Các loại hình bảo hiểm khác chưa được triển khai một cáchphổ biến

Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ củaĐảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoài cônglập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm

y tế

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Namquy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sửdụng Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nộidung đã định từ phía nhà tài trợ Nguồn kinh phí này đáp ứng khoảng 20-30%chi tối thiểu của bệnh viện

Chi

Nhóm I: Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương ( được tính theo chế độhiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sựnghiệp) và các khoản phải nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Đây

là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sứclao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện Theo quy địnhtrước đây, nhóm này tương đối ổn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phí và chỉthay đổi nếu biên chế được phép thay đổi

Nhóm II: Chi quản lý hành chính

Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tinliên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm

Trang 9

duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện Do vậy, các khoản chinày đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí

Trước đây nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước vớiđịnh mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý Tuy nhiên, trong cơ chế mớiđơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứtrên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành củaNhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặcthù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình

Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chínhsách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu Quản lý tốt nhóm này sẽtạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác

Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khámbệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế… Nhóm này phụthuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện Có thể nói đây lànhóm quan trọng, chiếm 50% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức vềquản lý Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhànước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này Nhóm chi nghiệp vụ chuyênmôn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triểnbệnh viện

Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy địnhkhông quá khắt khe đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thíchhợp, tránh làm mất cân đối thu chi đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ dược chấtlượng điều trị và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chi thuốc khôngquá 50% nhóm chi chuyên môn

Nhóm IV: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cốđịnh dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh

Trang 10

nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng chonhững tài sản cố định đã xuống cấp Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnhviện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện vàthay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn.

Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên 20% với bốn mục tiêu chính:

- Duy trì và phát triển cơ sơ vật chất

- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc

- Duy trì và phát triển trang thiết bị

- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên

* Về sửa chữa

Nhìn chung các bệnh viện của Việt Nam đều xuống cấp và đòi hỏi phảisửa chữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là trong tình trạng quá tải bệnh nhân nhưhiện nay Nhưng đây là nhóm được quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ:sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn Vấn đề đặt ra là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ,đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; đòi hỏi phát huy năng lực quản lý trong nhóm chinày nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sửdụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra

* Về việc mua sắm tài sản cố định

Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn Do tácđộng của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh trongbệnh viện càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao Nhưng hầu hết cáctrang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương đối cao Vấn đề đặt

ra là việc mua sắm phải tính đến giá cả/ hiệu quả “ Liệu cơm gắp mắm” làphương châm mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện Việc mua sắm phải tuânthủ theo các quy định của Nhà nước đồng thời bệnh viện phải có chiến lượcquản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả

1.2.2 Thực hiện dự toán

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chínhbệnh viện Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính vàhành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực

Trang 11

Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu pháttriển bệnh viện Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng,ban, các bộ phận trong đơn vị Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quantrọng trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện Việc thực hiện dự toándiễn ra trong một niên độ ngân sách ( ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến31/12 hàng năm).

Căn cứ thực hiện dự toán

 Dự toán thu chi ( kế hoạch) của bệnh viện đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành

dự toán của bệnh viện Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăngcường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện.Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn

vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình

 Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động củabệnh viện

 Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhànước

Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán

 Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cáchhợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

 Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí Do sự hạn hẹp của nguồnkinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trongquá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏiphải có sự linh hoạt trong quản lý Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưngnếu không có dự toán mà cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự

ưu tiên việc gì trước, việc gì sau Khi thực hiện dự toán bệnh viện cần phải chúý:

+ Khâu vệ sinh phòng dịch

+ Thuốc men đảm bảo khám và chữa bệnh

Trang 12

+ Trang thiết bị

+ Tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên

+ Sửa chữa, nâng cấp bệnh viện

 Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận đượcthông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụđược giao

 Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch vàtheo quyền hạn

 Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và địnhmức theo do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng côngviệc

1.2.3 Quyết toán

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí.Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sáchtheo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu.Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ củachính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu,khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việcquản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của nămsau

Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải:

 Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản,gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả

 Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định

 Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác

 Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra

 Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trườnghợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót

 Thực hiện báo cáo quý sau 15 ngày và báo cáo năm sau 45 ngàytheo quy định của Nhà nước

Trang 13

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Dovậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra,kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốnnắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp Việc kiểm tra giúp đơn vịnắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọngtrong quá trình quản lý tài chính Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, nhữngviệc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rútkinh nghiệm quản lý Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất

và còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt độngkinh tế của bệnh viện gắn bó hữu cơ với mục tiêu “ công bằng trong cung cấpdịch vụ y tế cho nhân dân” Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung để đánhgiá hiệu quả hoạt động tài chính của bệnh viện Đó là:

pháp tiến hành hoạt độngvà tình trạng bệnh nhân khi xuất viện

Hạch toán chi phí bệnh viện: liên quan đến chi phí kế toán và chi

phí kinh tế

Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện của nhân dân trên địa bàn.

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN

1.3.1 Nhân tố bên ngoài

Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trongtất cả các các lĩnh vực hoạt động của xã hội Quá trình đổi mới này đã tạo thuậnlợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng

Về kinh tế

Hơn 10 năm tiến hành đổi mới kinh tế, nước ta đã đạt được những thànhtựu quan trọng: đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; Tăng trưởngkinh tế hàng năm tương đối cao: từ 5-8%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ;Lạm phát được kiềm chế Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế

Trang 14

xã hội cũng như y tế tăng nhiều Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng1% GDP Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa

số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu khám chữabệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên Số lượt người đến các cơ sở y tế khám chữabệnh tăng vọt so với trước Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng Tuy nhiêncùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư.Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 1997, mức chi phí điều trị nộitrú bình quân mỗi người một năm là 693.000 đồng chiếm khoảng 25% so vớithu nhập- đây là mức chi phí quá cao Một điều tra xã hội học của Bộ Y tế cũngchỉ ra: chỉ khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khámchữa bệnh; hơn 30% thuộc diện không chịu nổi mức viện phí như hiện nay

Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuấtphát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quánhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổngđầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm

tỷ trọng lớn Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế Việc xácđịnh các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh đểthực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn

Về chính trị

Việt Nam từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ,

ổn định chính trị Chính sách ngoại giao “ mở cửa” giúp Việt Nam từng bướchội nhập với khu vực và thế giới, thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế, quan

hệ quốc tế ngày càng được mở rộng Những tiến bộ chính trị này tạo điều kiệnthuận lợi cho các bệnh viện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoàicũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật Trong môi trường mở cửa,việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợkhông hoàn lại của bệnh viện gặp nhiều thuận lợi và không ngừng tăng

Trang 15

Môi trường pháp lý

Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bướcnâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xãhội Với chính sách “xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồnlực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có nét khởi sắc Chínhsách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chínhphục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: phát triển thành bệnh viện báncông; xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện…

Cùng với các chính sách mới về kinh tế, xã hội, trong những năm qua Nhànước đã ban hành một hệ thống các chính sách để củng cố, phát triển hệ thống y

tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệuquả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung và các chính sách vềtài chính áp dụng cho quản lý trong bệnh viện nói riêng Các chính sách này tạohành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính trong đóphải kể đến chính sách viện phí và bảo hiểm y tế

Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn,nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồnNSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên vấn đề tài chínhcho các bệnh viện càng trở nên bức xúc Để có thêm nguồn kinh phí cho hoạtđộng khám chữa bệnh, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành chính sách thu mộtphần viện phí Chính sách này đã tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của cácbệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Viện phí cũng là mộtchính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đốitượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khámchữa bệnh cho người nghèo

Về bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993.Trong những năm qua bảo hiểm y tế đã thu được nhiều kết quả khả quan Song89% tổng thu bảo hiểm y tế là từ bảo hiểm y tế bắt buộc; 2,4% từ thẻ khám chữa

bệnh cho người nghèo; 8,6% từ bảo hiểm y tế tự nguyện ( Nguồn: Bảo hiểm y tế

Trang 16

Việt Nam, 2001) Các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong

phú và chưa thu hút được các đối tượng tham gia

Tóm lại, các nhân tố bên ngoài vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có nhữnghạn chế đến việc quản lý tài chính bệnh viện

1.3.2 Nhân tố bên trong

Nhân tố con người

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức Đặc biệt

do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sứckhoẻ con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng Nó đòi hỏi con ngườiphải vừa có Tâm vừa có Tài Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đếncán bộ quản lý Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời,chính xác của các quyết định quản lý Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nóiriêng

Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp,

xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngàycàng có kết quả tốt Và một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ nghiệp

vụ, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để công tác quản lýtài chính đi vào nền nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chínhgóp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện

Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện

Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầukhám chữa bệnh ngày càng tăng Người dân ngày càng có điều kiện quan tâmđến sức khoẻ, bệnh tật của mình hơn Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữabệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh vớicác hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư cácphương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao taynghề của đội ngũ cán bộ Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh việntrước những thử thách mới Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức phù hợp,

Trang 17

nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính bệnh việnđược tốt.

Mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng

Trước hết là mối quan hệ giữa bệnh viện với bệnh nhân Trước đây, mốiquan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sựphân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước Mối quan hệ giữa thày thuốc vàbệnh nhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc Trong cơ chế, mối quan hệ giữabệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và ngườitrả giá cho các dịch vụ đó Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tíncho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kếhoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện trong tương lai

Cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình,bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự

án viện trợ không hoàn lại Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tưtrong và ngoài nước

Ngoài ra các yếu tố khác như quy mô bệnh viện, vị trí địa lý, hệ thốngthông tin… cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện

1.4 NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CỦA NƯỚC TA

Nhằm thực hiện cải cách tài chính công trong chương trình tổng thể cảicách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, Chính phủ đã tiến hành triểnkhai chế độ tự chủ tài đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thốngbệnh viện công Một hệ thống các văn bản quy định chế độ tài chính áp dụngcho các đơn vị sự nghiệp có thu được ban hành đánh dấu một bước đổi mớitrong cơ chế quản lý tài chính mà gần đây nhất là Nghị định số 10/2002/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sựnghiệp có thu và Thông tư 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành Nghị định 10 Cơ chế quản lý tài chính mới cho phép đơn vị

sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, lao động và tự chịu trách nhiệm trong hoạtđộng của đơn vị Cụ thể là:

Trang 18

Mở rộng quyền cho các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, theo cơ chế cũ các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ được phép sử

dụng nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được coi là kinh phí Nhà nước ( viện phí,phí…) Trong cơ chế tài chính mới, các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồnkinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợphát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dich vụ và tựchịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật

Thứ hai, theo quy định hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp không

được phép mở tài khoản tại ngân hàng Theo quy định mới, các đơn vị sự nghiệp

có thu được chủ động sử dụng số tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc để phảnánh các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Các khoản kinhphí Ngân sách Nhà nước vẫn được phản ánh qua tài khoản tại kho bạc

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước

theo quy định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp Với tài sản cố định dùng chohoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ được phép trích khấu hao thu hồi vốn theochế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước Ngoài ra, số tiền trích khấu haotài sản cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhànước thay cho việc phải nộp Nhà nước như hiện nay đơn vị được phép sử dụngtại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị cho đơn vị

Thứ tư, một điểm mới nữa trong cơ chế quản lý mới là đơn vị còn được

chủ động trong việc sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp

và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị Đơn vị đượcphép thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao độngphù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của mình Đồng thời,đơn vị hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa

vụ đối với Ngân sách theo luật định

Về các nguồn tài chính

Nguồn thu của đơn vị gồm:

* Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp : giống như hiện nay, nguồn NSNN

bao gồm các khoản kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; kinh phí theo

Trang 19

đơn đặt hàng của Nhà nước; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trangthiết bị; kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế Có sự thay đổi trongnguồn NSNN cấp là: Nhà nước chỉ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối vớicác đơn vị không tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn

vị tự bảo đảm chi phí sẽ không nhận khoản kinh phí này

* Nguồn tự thu của đơn vị: gồm phần để lại từ số phí, lệ phí thuộc Ngân

sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn

vị sử dụng và nội dung chi theo quy định của Nhà nước Riêng với các khoảnthu thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: thủ trưởng đơn vị quyết địnhmức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ

* Nguồn khác: viện trợ, vốn vay tín dụng trong và ngoài nước…

Về chi

Nội dung chi của đơn vị gồm: Chi thường xuyên (chi cho con người laođộng, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm và sửachữa TSCĐ Một khoản chi nữa được coi như chi thường xuyên là chi cho hoạtđộng sản xuất và cung ứng dịch vụ); chi thực hiện đề tài nghiên cứu; Chi tinhgiản biên chế; Chi đầu tư phát triển; Các khoản chi khác

Những điểm mới trong quy định về khai thác và sử dụng các nguồn tài chính là:

Thứ nhất, về định mức chi quản lý hành chính Theo quy định cũ định

mức chi cho quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại…) và chinghiệp vụ thường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo định mức do Nhà nướcquy định bất kể tính thực tế cũng như hiệu quả của công việc Điều này đãkhông khuyến khích người thực hiện đồng thời cũng gây lãng phí, kém hiệu quả.Theo cơ chế mới, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vị quyết định căn

cứ vào nội dung và hiệu quả công việc Định mức này có thể cao hơn nhưngcũng có thể thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định

Thứ hai, đổi mới trong việc chi trả lương cho người lao động Nhà nước

khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế tạo điềukiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN Căn cứ vào kết quả hoạt động

Trang 20

tài chính của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công củahoạt động đơn vị Trong phạm vi quỹ lương này, sau khi thống nhất với tổ chứcCông đoàn và công khai trong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trảlương theo chất lượng và hiệu quả công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phậnnào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công táccao thì được hưởng cao hơn Tiền lương cho mỗi cá nhân ngoài mức lương tốithiểu, hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp như hiện nay còn được hưởng mứcđiều chỉnh tăng thêm cho mỗi cá nhân từ 1- 3,5 lần mức lương tối thiểu

Về trích lập quỹ

Hàng năm ngoài việc trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như hiệnnay đơn vị phải trích lập thêm quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp Sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn, thủ trưởng đơn

vị quyết định việc trích lập các quỹ theo trình tự sau:

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : để đảm bảo thu nhập cho người lao

động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút

Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng định kỳ hay đột xuất cho tập thể,

cá nhân theo kết quả công tác và có thành tích đóng góp

Quỹ phúc lợi: dùng cho các nội dung phúc lợi.

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng cao

hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máymóc thiết bị,…

1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN

1.5.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu

Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống bệnh viện công là nhà cung cấpdịch vụ y tế chiếm ưu thế Hệ thống bệnh viện công do Nhà nước đảm bảo phầnlớn nguồn tài chính từ thuế và bảo hiểm y tế thông qua cấp kinh phí ngân sách

và lương

Các nguồn tài chính của bệnh viện công của OECD gồm:

Trang 21

* NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.Các tổ chức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong bệnh viện Về cơ bản, tất cảcác quyết định đầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu tư củacác bệnh viện.

* Nguồn từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động vàngười lao động buộc phải đóng góp BHXH Nhìn chung từ cuối những năm

1990, đây trở thành nguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ở Đông

Âu Tuy nhiên , ràng buộc ngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà nước bùđắp cho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy càng khuyến khích việc chấp nhậnlãng phí

* Thanh toán trực tiếp: tất cả các nước Đông Âu đều đưa ra hệ thống đồngthanh toán BHXH cấp tài chính phần lớn các chi phí nhưng được bổ sung bằngcác khoản thanh toán trực tiếp từ bệnh nhân Có một điểm cần nhấn mạnh làviệc thực hiện đồng thanh toán ở Đông Âu rất rời rạc và chỉ áp dụng ở một bộphận nhỏ các dịch vụ Bệnh nhân trả trực tiếp cho các dịch vụ CSSK nhưngđồng thời cũng đưa tiền trả ơn ( bồi dưỡng) nửa hợp pháp hay bất hợp pháp chocác bác sỹ Và điều này xảy ra khá thường xuyên

Về chi: các định mức chi tiêu của bệnh viện do Nhà nước hoặc BHXHđịnh ra Các bệnh viện công ở các nước Đông Âu hoạt động trên nguyên tắc bùđắp chi phí bằng thu nhập; họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách đượcphân bổ Song trên thực tế các bệnh viện thường chi vượt thu và phần thâm hụtnày thường được NSNN bù đắp Điều đáng nói ở đây là các ràng buộc ngân sáchkhá mềm- Nhà nước không đòi hỏi kỷ luật tài chính đối với khu vực bệnh việncông Điều này để ngỏ cho con đường lãng phí nguồn lực

Đối với các bác sỹ làm việc trong bệnh viện công ở Đông Âu có tư cáchviên chức nhà nước, xếp hạng trong bộ máy thứ bậc quan liêu theo vị trí và thâmniên công tác Lương của họ phụ thuộc vào ngân sách phân bổ cho trả lươngnhân viên, phụ thuộc vào tình trạng tài khoá của Nhà nước và đặc biệt vào cấpbậc gắn với từng cá nhân trong cơ cấu lương quan liêu Hình thức trả lương nàygây sự phân biệt không ngừng so với thu nhập ở các lĩnh vức khác đồng thời

Trang 22

không xứng đáng với công sức mà các bác sỹ bỏ ra Do đó , hiện tượng các bác

sỹ có “ thu nhập thứ hai” rất phổ biến: đó là các khoản tiền trả ơn, tiền biếu củabệnh nhân Trong một khảo sát ở Hungary năm 1998: hơn 3/4 dân chúng đượchỏi nói rằng có thông lệ biếu tiền bác sỹ khi đến KCB tại bệnh viện và khi hỏicác bác sỹ kết quả cũng tương tự: khoảng 75-85% bác sỹ nhận tiền biếu từ bệnhnhân

1.5.2 Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc

Hệ thống bệnh viện công ở Trung Quốc gồm ba tuyến dịch vụ chủ yếu:

- Trạm y tế thôn bản: làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngoại trú

để điều trị các bệnh thông thường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và các dịch

Với chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các

cơ sở y tế; đẩy mạnh phương thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụngdịch vụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảohiểm nhà nước hoặc bảo hiểm lao động Hệ thống bệnh viện công của TrungQuốc hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập từ phí sử dụng dịch vụ.Các khoản thưởng cho cán bộ bệnh viện cũng là cách khuyến khích tăng nguồnthu từ cung cấp dịch vụ càng nhiều càng tốt Và Trung Quốc là quốc gia có mứcviện phí khá cao

Trong khi mức viện phí cao, BHYT giảm: tỷ lệ người dân tham giaBHYT từ 71% năm 1981 xuống còn 21% tổng dân số vào năm 1993 Số BHYTnày lại tập trung vào vùng thành thị mà chủ yếu cho nhóm dân cư khá giả Thực

tế này đã gây ra tình trạng mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ: gánh nặngviện phí chuyển từ nhóm có thu nhập cao sang nhóm có thu nhập thấp, từ ngườikhoẻ mạnh sang người ốm yếu, từ độ tuổi lao động sang người già và trẻ em.Mức viện phí cao đồng thời cũng là rào cản đối với người dân tiếp cận các dịch

Trang 23

vụ y tế Một cuộc điều tra tiến hành năm 1992-1993 tại Trung Quốc cho thấy:60% bệnh nhân được bác sỹ ký giấy chuyển viện không nhập viện do giá việnphí cao; 40% số người ốm nặng đều nói rằng họ đã không tìm kiếm các dịch vụ

y tế vì chi phí quá cao

1.5.3 Hệ thống bệnh viện của Mỹ

Mỹ là quốc gia điển hình đại diện cho các nước có hệ thống bệnh viện tư,

tự hạch toán Tuy nhiên nếu nói ở Mỹ hầu như chỉ có các tổ chức tư nhân hoạtđộng vì mục đích lợi nhuận cung ứng các dịch vụ y tế là sai lầm mặc dù đây làhình thức chiếm tỷ trọng đáng kể song không phải là áp đảo Tại Mỹ còn cónhiều bệnh viện thuộc nhà thờ, thuộc các Quỹ, thuộc trường học… Song điềuđáng chú ý ở Mỹ là các hình thức sở hữu không cứng nhắc: có thể dễ dàngchuyển từ bệnh viện công thành bệnh viện tư hoặc ngược lại

Hệ thống bệnh viện tại Mỹ hoàn toàn dựa vào khoản thanh toán từ cácquỹ BHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT.Nhà nước chỉ cung cấp tài chính cho bệnh viện qua: chương trình bảo hiểm sức

khoẻ cho người cao tuổi (Medicare), và cho người nghèo (Medicaid) Ngoài ra

Nhà nước trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu y khoa và đào tạo bác sỹ

Với cách tổ chức trên đã khuyến khích tính hiệu quả trong y tế Không thểphủ nhận một điều rằng Mỹ là quốc gia đi dầu trên thế giới trong lĩnh vực ápdụng các tiến bộ y khoa vào thực tiễn Theo lời ông Donna Shalala, người giữchức Bộ trưởng Bộ Sức khoẻ và Con người lâu nhất trong lịch sử Mỹ: “ Hệthống của chúng ta là hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt nhất thế giới Tuy vậy, hệthống của chúng ta có thể là tệ hại, đặc biệt là với những người không được điềutrị đủ sớm”

Đó là một phần đáng kể dân chúng Mỹ, khoảng 15% hay trên 40 triệungười không có BHYT Hơn thế nữa là vấn đề ít được nhiều người biết đếnnhưng rất nghiêm trọng, đó là vấn đề “ Bảo hiểm thấp” Các khoản chi tiêu trongkhám chữa bệnh tại Mỹ là khá cao và tăng nhanh liên tục Một số nhân tố tạo ra

sự tăng nhanh là:

Trang 24

Thứ nhất, chính công dân tự quyết định chi cho bảo vệ sức khoẻ là bao

nhiêu từ tổng chi tiêu trong gia đình nên khoản chi này được hưởng ưu tiên caohơn so với khi nhà chính trị quyết định phân chia các khoản chi tiêu ngân sách

Thứ hai, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về phát triển công nghệ y học vì vậy

việc áp dụng công nghệ tiên phong là đắt nhất

Thứ ba, mức thu nhập của bác sỹ cao Thu nhập của bác sỹ Hoa Kỳ gấp

khoảng năm lần so với thu nhập trung bình quốc gia

Thứ tư, chi phí khám chữa bệnh cao bởi một số dịch vụ mang tính hoang

phí không cần thiết, thậm chí có hại Giá viện phí đắt lên hơn so với mức hợp lý

Cả bác sỹ lẫn bệnh nhân đều đẩy chi phí đắt đỏ sang cho hãng bảo hiểm, cònhãng bảo hiểm đẩy tổng số bảo hiểm sang cho người trả tiền (người sử dụng laođộng và người được bảo hiểm) thông qua phí bảo hiểm cao hơn

Thứ năm, thường xuyên xảy ra các vụ kiện tụng về sơ xuất y tế trong đó

các toà án thường tuyên những khoản bồi thường cao, gây áp lực thêm lên chiphí để bù đắp các chi phí liên quan Và chính các vụ kiện tụng thúc đẩy nhàcung cấp dịch vụ đặt thêm nhiều xét nghiệm và tư vấn thừa vô dụng để tự bảo vệchính mình chống lại những cáo buộc khả dĩ và sai sót

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH

VIỆN BẠCH MAI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Xây dựng từ năm 1911, mang tên nhà thương Cống Vọng – nguyên làmột cơ sở chữa bệnh truyền nhiễm nhỏ bé ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội.Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, gắn liền với sự pháttriển của đất nước và thủ đô Hà Nội, từ một cơ sở truyền nhiễm nhỏ bé đã pháttriển thành Bệnh viện Bạch Mai to đẹp như ngày nay

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa hoàn chỉnhlớn nhất nước trực thuộc Bộ Y tế quản lý Bệnh viện có 1.400 giường bệnh với

6 viện nghiên cứu, 20 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 8 phòng chức năng

và một trường trung học y tế ( Xem Bảng 2.1)

Sau hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bạch Mai đã phát triểnvượt bậc, từng bước trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu có hạ tầng cơ sởngày một khang trang, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, có đội ngũ giáo sư, tiến sỹ,thạc sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, hộ lý và các nhân viên giàu kinh nghiệm Bệnh viện

đã thực hiện xuất sắc chức năng nhiệm vụ Bộ Y tế giao cho: Khám chữa bệnh

cho bệnh nhân tuyến cuối cùng, đào tạo cán bộ , nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế phát triển ngang tầm

với các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân Hàng

năm, Bệnh viện Bạch Mai khám cho gần 250.000 lượt bệnh nhân ngoại trú, điềutrị cho gần 30.000 bệnh nhân nội trú Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chínhcủa trường Đại học Y Hà nội

Trang 26

Bảng 2.2 : Tỡnh hỡnh thực hiện cỏc nhiệm vụ chuyờn mụn

(Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động bệnh viện từ năm 1998-2002)

Nhằm xõy dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành một trong năm cơ sở hạtnhõn của Trung tõm y tế chuyờn sõu Hà nội (chủ yếu là hệ nội) và là nơi thựchành của trường Đại học Y Hà nội, Thủ tướng Chớnh phủ đó cú quyết định 666/TTg ngày 18/10/1995 phờ duyệt dự ỏn “ Cải tạo, mở rộng Bệnh viện Bạch Mai”.Sau hơn 7 năm thực hiện Dự ỏn “ Cải tạo, mở rộng Bệnh viện Bạch Mai”, Bệnhviện đó cải tạo 16.650 m2 sàn, xõy mới 20.350 m2 sàn và mua sắm trang thiết bịmang tớnh tập trung chuyờn sõu cao với tổng vốn đầu tư là 188,653 tỷ đồng.Tiếp tục xõy mới 17.900 m2, cải tạo 5.900 m2 sàn và mua sắm cỏc trang thiết bịchuyờn sõu theo thứ tự ưu tiờn hợp lý từng bước đạt được mục tiờu: Tập trungcỏc dịch vụ kỹ thuật, cỏc labo về một khối, xúa bỏ cỏc labo riờng lẻ ở cỏc Viện,cỏc Khoa (trừ cỏc labo mang tớnh đặc thự) với tổng giỏ trị đầu tư là hơn 135,24

tỷ đồng

Ngoài ra Bệnh viện Bạch Mai cũn được Chớnh phủ Nhật Bản viện trợkhụng hoàn lại thụng qua dự ỏn “Nõng cấp Bệnh viện Bạch Mai” với tổng mứcđầu tư được phờ duyệt tại Quyết định số 666/TTg là 184 tỷ đồng Trong đú khốilượng đầu tư chủ yếu là hai khối kỹ thuật và điều trị nội trỳ Sau khi hai dự ỏncải tạo, mở rộng nõng cấp kết thỳc, Bệnh viện Bạch Mai sẽ trở thành một bệnhviện đa khoa đầu ngành với trọng tõm là hệ nội, là một trong năm cơ sở hạt nhõncủa trung tõm y tế chuyờn sõu Hà nội, với hệ thống trang thiết bị hiện đại tương

Trang 27

đương với các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh nhântrong các năm trước mắt và lâu dài Từng bước cải thiện chăm sóc sức khỏe banđầu cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyết và hợp tác quốc tếvới mô hình tổ chức gồm bốn khối chính:

+ Khối khám bệnh - điều trị ngoại trú

+ Khối bệnh nhân nội trú

+ Khối kỹ thuật nghiệp vụ

+ Khối hậu cần hành chính

Trang 28

28GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

-HỘI ĐÔNG KHOA HỌC

-HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

-HỘI ĐỒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN

-Hội đồng khen thưởng và kỷ luật PHÓ GIÁM ĐỐC

CHUYÊN MÔN

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ

CÁC PHÒNG

CÁC KHOA LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNGCÁC KHOA

Trang 29

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

2.2.1 Đặc điểm quản lý tài chính bệnh viện

Quản lý tài chính bệnh viện là chìa khóa quyết định sự thành công haythất bại của quản lý bệnh viện, sự tụt hậu hay phát triển bệnh viện Hoạt động tàichính của các bệnh viện công Việt Nam nói chung và Bệnh viện Bạch Mai nóiriêng hiện nay có chung năm đặc điểm sau:

- Tài chính bán bao cấp

- Tài chính bán chỉ huy

- Tài chính tập trung điều hành

- Tài chính không tích lũy

- Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả

Tài chính bán bao cấp: vừa bao cấp vừa thu một phần viện phí Có

những bệnh bao cấp 100%, có bệnh bao cấp không đáng kể Bệnh viện phải thựcthi công bằng y tế nghĩa là chất lượng điều trị của hai nhóm được và khôngđược bao cấp phải như nhau

Tài chính bán chỉ huy: đại đa số các mục sử dụng kinh phí cũng như

các mục thu đều phải vào “khung quy định” Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụthu theo quy định riêng của mỗi bệnh viện được xây dựng căn cứ vào biểu giá

Tài chính tập trung điều hành: phần lớn tập trung chi vào điều hành

như lương, điều trị, sửa chữa và chi phí quản lý khác Tỉ lệ đầu tư xây dựng cơbản và mua sắm trang thiết bị để đổi mới bệnh viện thấp

Tài chính không tích lũy: đây là đặc điểm cần lưu ý nhất Với cơ chế

quản lý tài chính bệnh viện như hiện nay các bệnh viện công ít có cơ may pháttriển do không có quỹ dự phòng, tích lũy Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chínhkhoán chi, bệnh viện có nhiều khả năng phát triển hơn do chủ động về tài chính

Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý

nguồn thu và nhất là quản lý chặt các quy trình sử dụng kinh phí nhưng hoàntoàn không đề ra các chỉ số lượng giá đầu ra hay hiệu quả sử dụng Vì vậy đặt

Trang 30

quản lý tài chính bệnh viện vừa “dễ” lại vừa “khó” tùy vào cách nhìn của mỗi

nhà quản lý bệnh viện

2.2.2 Thực trạng việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ hoạt

động của Bệnh viện Bạch Mai

2.2.2.1 Nguồn NSNN cấp

NSNN cho y tế được định nghĩa là khoản chi cho y tế nhà nước từ NSNN

cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu Với tốc

độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, thu ngân sách cũng

tăng mạnh Do đó nhà nước tăng chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển sự nghiệp

kinh tế – xã hội của đất nước Trong xu hướng tăng chi cho phát triển sự nghiệp

kinh tế- xã hội, mức chi NSNN cho y tế từ năm 1991 – 1997 ổn định từ 708,3 tỷ

đồng lên 3.852 tỷ đồng Tuy nhiên sau năm 1997, trong khi tổng chi NSNN vẫn

tăng mạnh thì chi ngân sách cho y tế hầu như không tăng

Biểu 2.3: Chi NSNN cho y tế theo giá danh nghĩa và giá so sánh 1994

91

708 1289

92

1126 1346

93

1751 2047

94

2155 2155

95

2637 2255

96

3264 2365

Trang 31

Như vậy xét theo giá cố định năm 1994, trên thực tế tổng chi cho y tế nhìnchung không tăng Trong tổng thu nhập quốc nội GDP, tỉ lệ chi cho y tế từNSNN có xu hướng giảm từ 1,2%GDP năm 1996 xuống còn 0,93% GDP năm

(Nguồn : Tổng hợp số liệu của Bộ y tế và Niên giám thống kê 2001)

So với các nước láng giềng cùng có thu nhập thấp thì tỉ lệ chi NSNN cho

y tế của Việt Nam là thấp hơn, ở các nước này là từ 1,3 – 2,5%GDP Trong điềukiện dân số nước ta gia tăng với tốc độ ổn định và ngày càng già đi, mô hìnhbệnh tật thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, thì mức đầu tư củaNSNN cho y tế là chưa phù hợp Tuy nhiên để khắc phục khó khăn này, cácbệnh viện công ở Việt Nam ngày càng có xu hướng dựa vào nguồn thu từ việnphí và BHYT để trang trải cho các khoản chi do NSNN còn hạn hẹp

Riêng đối với Bệnh viện Bạch Mai, từ năm 1995 đến nay được sự quantâm của Đảng và Nhà nước để phát triển thành Trung tâm y tế chuyên sâu kỹthuật cao, quy mô bệnh viện không ngừng mở rộng Từ bệnh viện 980 giườngbệnh năm 1998 đã tăng thành 1.400 giường kế hoạch năm 2001 Nguồn kinh phíNSNN cấp không ngừng tăng

Trang 32

Bảng 2.5: Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện BạchMai từ

năm1998-2003

n v : tri u ngĐơn vị: triệu đồng ị: triệu đồng ệ chi NSNN cho y tế so với GDP từ năm 1991đến 2001 đồng

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVBM từ năm 1998 đến 2002)

Nguồn kinh phí thường xuyên ( KPTX) do NSNN cấp cho Bệnh việnBạch Mai hàng năm tăng Kinh phí sự nghiệp tăng do giường bệnh kế hoạchtăng Đặc biệt từ năm 2001 khi dự án “Cải tạo và nâng cấp Bệnh viện BạchMai” và Dự án “Nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai” bằng vốn ODA không hoàn lạicủa Chính phủ Nhật Bản kết thúc, số giường bệnh tăng lên 1400 giường đã làmcho kinh phí thường xuyên tăng từ 34,7 tỷ đồng năm 2000 lên 44,1 tỷ đồng năm

2001 Và tăng ổn định cho đến nay

Về kinh phí xây dựng cơ bản, đây là kinh phí nằm trong “ Dự án cải tạo

và nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai” Năm 2000 là năm kết thúc nên kinh phí xâydựng cơ bản có tăng hơn hẳn so với năm 1998 và năm 1999 Từ năm 2001đếnnay, bệnh viện đang thực hiện “ Dự án đầu tư bổ sung hoàn chỉnh Bệnh việnBạch Mai” nên nguồn kinh phí này giảm hẳn so với năm 2000 và tăng chậm lại

Dự án bổ sung được Bộ y tế phê duyệt thực hiện từ năm 2001 đến năm 2005 vớitổng vốn dự án đầu tư là 135,4 tỷ đồng Tuy nhiên cho đến nay tiến độ thực hiện

dự án còn chậm do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan

Riêng kinh phí NSNN cho hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia có

xu hướng giảm dần từ năm 1998 đến nay Kinh phí này tập trung vào Mục tiêu

Trang 33

phòng chống phong Mục tiêu này bắt đầu từ năm 1996 và đang đi vào giai đoạnkết thúc vào năm 2005 khi đã loại trừ bệnh phong trên toàn quốc Do vậy nguồnkinh phí này có xu hướng giảm dần và chuyển thành kinh phí thường xuyên saunăm 2005.

Nhìn chung trong tổng nguồn kinh phí NSNN thì kinh phí thường xuyênchiếm tỷ trọng lớn: từ 60- 85% tổng kinh phí NSNN cấp Riêng kinh phí XDCB

và chương trình mục tiêu quốc gia nằm trong các dự án lớn và giải ngân qua cácnăm nên phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án

Tuy nhiên cần nói thêm rằng, tuy chi cho XDCB những năm gần đây có

tỷ trọng giảm nhưng vẫn là nguồn bao cấp khá lớn cho bệnh viện Nguồn kinhphí này tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng: cải tạo, xây mới nhà cửa;mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng… Đây chính là nguồn đầu tư của Nhànước cho Bệnh viện và Bệnh viện là người khai thác và sử dụng Việc thu hồigiá trị các tài sản này như hiện nay ở nước ta là chưa được thực hiện trong giáviện phí mà do Nhà nước bao cấp hoàn toàn Vấn đề này sẽ được bàn kỹ ở phầnsau

Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp

Đơn vị: triệu đồngn v : tri u ị: triệu đồng ệ chi NSNN cho y tế so với GDP từ năm 1991đến 2001 đồngng

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVBM từ năm 1998 đến 2002)

Mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn song mới chỉđáp ứng khoảng 40 % nhu cầu Theo kế hoạch, chi phí cho một giường bệnhkhoảng 50 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên mới đáp ứng khoảng 20đến 25 triệu/năm, chiếm 40 – 45% nhu cầu Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung

từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và BHYT

2.2.2.2 Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế

Trang 34

Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta

từ năm 1989 Thiếu đầu tư NSNN cho bệnh viện trong giai đoạn lạm phát cuốithập kỷ 80 đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầukhám chữa bệnh của nhân dân đã buộc Nhà nước phải áp dụng cơ chế thu phí tạicác cơ sở y tế công Một hệ thống các chính sách đã được xây dựng để xã hộihóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm Chính sách thu hồichi phí được thông qua như một sự lựa chọn nhằm huy động mọi nguồn lực chochăm sóc sức khỏe dưới hình thức thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế

Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế đã tăng nhanh qua các năm Theoniên giám thống kê y tế 2000: trong giai đoạn 1990 – 1995, nguồn thu nàychiếm từ 5 %– 7% thì dến năm 2000 đã tăng lên 15,69% so với chi NSNN cho y

tế Theo báo cáo của Bộ y tế năm 2002, chi từ nguồn thu viện phí và BHYT chochăm sóc sức khỏe và điều trị tại các bệnh viện trên cả nước so với khoản ngânsách phân bố cho các bệnh viện công tăng từ 10% năm 1991 lên đến 58,2% năm2002

Trang 35

Bảng 2.7 : Nguồn thu từ viện phí từ năm 1991 đến năm 2002

n v : t ngĐơn vị: triệu đồng ị: triệu đồng ỷ lệ chi NSNN cho y tế so với GDP từ năm 1991đến 2001 đồng

Tỉ lệ viện phí ( % so với NSNN)

Trang 36

Bảng 2.8: Nguồn thu viện phí và BHYT của BVBM từ năm 1998 đến nay

n v : tri u ngĐơn vị: triệu đồng ị: triệu đồng ệ chi NSNN cho y tế so với GDP từ năm 1991đến 2001 đồng

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVBM từ năm 1998 đến 2002)

Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền thu từ viện phí và BHYT của Bệnh việnBạch Mai năm sau cao hơn năm trước khoảng 13% - 15% Đặc biệt là từ năm

2002 tới nay, nguồn thu này có tốc độ tăng khá lớn So với năm 2001, số thuviện phí và BHYT năm 2002 đã tăng 32,3 triệu (khoảng 46,4%) Nguyên nhânchính là do năm 2002 là những năm đầu Bệnh viện có quy mô mở rộng lên1.400 giường bệnh Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Bệnh viện Bạch Mai về cơbản đã kết thúc, trang thiết bị và cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máymóc mới, công nghệ y học hiện đại Số bệnh nhân đến khám, điều trị và xétnghiệm tăng lên rõ rệt

Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưavào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao Đồng thời Bệnh viện

đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tớitừng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng Chính cácyếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể

Ngay trong 6 tháng đầu năm 2002, mặc dù do nhiều nguyên nhân kháchquan: dịch bệnh SARS …nhưng tổng số thu viện phí và BHYT là 52,6 triệu(bằng 51,7% so với năm 2002) và đạt 50,1% kế hạch năm 2003 Nguồn thu việnphí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đápứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đờisống công nhân viên trong bệnh viện Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu nhưhiện nay Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện

và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu dủ nhằmđảm bảo công bằng hiệu quả

Ngày đăng: 26/04/2014, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Nhiều tác giả, Quản lý bệnh viện, NXB Y học Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý bệnh viện
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội 2001
2- Nhiều tác giả, Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, NXB Y học Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội 2001
3- Nhiều tác giả, Những quy định về chính sách xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, NXB Lao động 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định về chính sách xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao
Nhà XB: NXB Lao động 2001
4- Bộ Y tế, EE- Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, NXB Y học 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EE- Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả
Nhà XB: NXB Y học 2001
5- Trần Thị Trung Chiến, Cung cấp tài chính cho y tế, Chương XIV “ Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển”, Bộ Y tế 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung cấp tài chính cho y tế, "Chương XIV “ Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển
6- Đỗ Nguyên Phương, Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Nhà XB: NXB Y học 1996
9- Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB chính trị quốc gia 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý kinh tế
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia 2003
10- Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính ,1999 11- Võ Đình Hảo, Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, NXB Chính trị quốc gia, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Tài chính ,199911- Võ Đình Hảo, "Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
13- Bài giảng trường cán bộ quản lý y tế, Kế hoạch quản lý, NXB chính trị quốc gia 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch quản lý
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia 2003
15- UNDP & MPI-DSI, Việt Nam hướng tới 2010- Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam hướng tới 2010- Tập 2
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
16- Niên giám thống kê từ năm 1998-2002, Tổng cục Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê từ năm 1998-2002
19- Giáo trình Khoa học quản lý, Tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học quản lý, Tập 2
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2002
20- Giáo trình Quản trị kinh doanh, Học Viện hành chính quốc gia, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh
21- Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010, Bộ Y tế 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010
22- David Osborne- Ted Gaebler, Sáng tạo lại chính phủ, NXB Khoa học kỹ thuật, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo lại chính phủ
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
12- Nhiều tác giả, Khoán chi hành chính – Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước Khác
14- Colin Grant MA ( Oxon), 1973: Hospital Managemant Khác
17- Bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo quyết toán tài chính từ năm 1998- 2002 Khác
18- Trung tâm thông tin- giáo dục- truyền thông Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai ngày nay Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn  từ năm 98 đến 2002 - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn từ năm 98 đến 2002 (Trang 26)
Bảng 2.5: Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện BạchMai từ năm1998- năm1998-2003 - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.5 Kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện BạchMai từ năm1998- năm1998-2003 (Trang 32)
Bảng 2.7 : Nguồn thu từ viện phí từ năm 1991 đến năm 2002 - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.7 Nguồn thu từ viện phí từ năm 1991 đến năm 2002 (Trang 35)
Bảng 2.8: Nguồn thu viện phí và BHYT của BVBM từ  năm 1998  đến nay - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.8 Nguồn thu viện phí và BHYT của BVBM từ năm 1998 đến nay (Trang 36)
Bảng 2.9 : Nguồn kinh phí viện trợ của BVBM từ năm 1998 đến 2002 - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.9 Nguồn kinh phí viện trợ của BVBM từ năm 1998 đến 2002 (Trang 38)
Bảng 2.10: Nguồn thu khác của BVBM từ năm 1998 đến 2002 - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.10 Nguồn thu khác của BVBM từ năm 1998 đến 2002 (Trang 39)
Bảng 2. 11 : Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2. 11 : Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN (Trang 40)
Bảng 2.12: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi viện phí, BHYT và thu khác - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.12 Nội dung và tỷ trọng các khoản chi viện phí, BHYT và thu khác (Trang 42)
Bảng 2.14 : Tình hình tài chính  của BVBM qua một số chỉ tiêu đánh giá  tài chính - một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện bạch mai trong cơ chế tài chính mới
Bảng 2.14 Tình hình tài chính của BVBM qua một số chỉ tiêu đánh giá tài chính (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w