1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân THCS

71 3,5K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân THCS

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TRUNG HỌC CƠ SỞ

Hè 2009

Trang 2

ĐẶNG THÚY ANH - NGUYỄN THỊ THANH MAI

HÀ NHẬT THĂNG - LƯU THU THỦY

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Hè 2009

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN

I Mục tiêu khóa tập huấn

Sau khóa tập huấn này, học viên có khả năng:

- Có kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS

- Có kỹ năng tổ chức tập huấn cho các đồng nghiệp ở địa phương về các kiếnthức và kĩ năng đã được tập huấn

II Nội dung tập huấn

1 Đặc trưng môn GDCD ở THCS

2 Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở THCS

2.1 Một số thuật ngữ: Phương pháp dạy học (PPDH), Đổi mới PPDH

2.2 Cơ sở của việc đổi mới PPDH môn GDCD ở THCS

2.3 Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD ở THCS

Trang 4

3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS

3.1 Một số thuật ngữ: Hiểu bản chất một số thuật ngữ: Đánh giá, đánh giá chất lượng dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS

3.2 Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập của HS

3.3 Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS

3.4 Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn GDCD

3.5 Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD

4 Hướng dẫn tập huấn ở địa phương

4.1 Các hoạt động trước tập huấn

4.2 Tiến hành tập huấn

4.3 Các hoạt động sau tập huấn

4.4 Một số kĩ năng tập huấn

III Phương pháp tập huấn

Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia Điều đó cónghĩa là trong quá trình tập huấn, học viên (HV) sẽ được tạo cơ hội tham gia tíchcực vào các hoạt động học tập, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệmcủa bản thân, để thông qua đó với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các giáo viên (GV),

HV sẽ cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn

Lợi ích của phương pháp tập huấn cùng tham gia :

- HV sẽ tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn

- Tăng cường sự tương tác giữa HV với HV, HV với GV

- HV sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức

Một số phương pháp tập huấn cụ thể :

- Động não

- Nghiên cứu tài liệu

- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp

- Thuyết trình

- Thực hành

- Trò chơi

Trang 5

IV Chương trình tập huấn

Thuyết trình

Ngày thứ hai

nguyên nhân và giải pháp

Thảo luận theo nhóm địa phương

Giáo dục công dân3.1 Một số thuật ngữ

Động nãoThuyết trình

Thuyết trình

Liên hệ

Trang 6

thực hành lập kế hoạch tập huấn tại địa phương

Thuyết trìnhHỏi đáp

đua THTT-HSTC

Làm việc theo nhóm địa phương

Trang 7

PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG TẬP HUẤN

I Đặc trưng môn GDCD ở THCS

1.1 Mục tiêu của môn GDCD ở THCS được xác định trong chương trình là:

a) Về kiến thức :

- Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết

thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với ngườikhác, với công việc và học tập, với môi trường sống (có môi trường tự nhiên và vănhóa xã hội) với lí tưởng của cộng đồng

- Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội; sựcần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt các chuẩn mực đó

b) Về kĩ năng :

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh; biết lựa chọn

và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa

xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơigiải trí )

- Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của cácchuẩn mực đã học

c) Về thái độ :

- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sốnghàng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình,nhà trường, quê hương, đất nước

- Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị chân, thiện, mĩ

- Có trách nhiệm với bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành chủ thể tích cực, năng động sáng tạo.

Cần chú ý trọng tâm của môn GDCD là phát triển ở học sinh hệ thống thái độ,

Trang 8

xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức ; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm, quyền hạn của công dân; hình thành hành vi, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng

1.2 Về tính thực tiễn của môn GDCD

- Các chủ đề trong chương trình GDCD ở THCS gắn bó chặt chẽ với cuộcsống thực tiễn của học sinh trong các mối quan hệ với những người xung quanh,

với bản thân, với công việc và với môi trường sống (Ví dụ : chủ đề Sống nhân ái vị

tha, Sống chủ động, sáng tạo, Các quyền tự do cơ bản của công dân, )

- Nội dung cụ thể của từng bài học GDCD ở THCS là những yêu cầu thiếtthực của xã hội hiện đại đối với người công dân, gắn liền với đời sống hằng ngàycủa mỗi cá nhân, với các sự kiện đạo đức, pháp luật của địa phương, của đất nước,

phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh (Ví dụ : Tiết kiệm, Lễ độ, Lịch sự, tế

nhị, Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, Quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân, ).

- Việc lĩnh hội các giá trị đạo đức, pháp luật diễn ra trong chính các hoạtđộng thực tiễn của học sinh: học tập, lao động, vui chơi, giải trí

1.3 Đặc điểm về cấu trúc nội dung môn GDCD

Môn Đạo đức ở tiểu học và GDCD ở THCS, THPT được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm phát triển các giá trị của con người Việt Nam thời kì CNH, HĐH

- Cấu trúc nội dung từ lớp 6 đến lớp 9 gồm 2 phần và có mối quan hệ với nhau Phần các chuẩn mực đạo đức gồm 8 chủ đề:

1) Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư

2) Sống tự trọng và tôn trọng người khác

3) Sống có kỉ luật

4) Sống nhân ái vị tha

5) Sống hội nhập

Trang 9

6) Sống có văn hóa

7) Sống chủ động, sáng tạo

8) Sống có mục đích

Phần các chuẩn mực pháp luật gồm 5 chủ đề:

1) Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình

2) Quyền và nghĩa vụ công dân về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

3) Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế

4) Các quyền tự do cơ bản của công dân

5) Nhà nước XHCN Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí

nhà nước.

Ở mỗi chủ đề (Đạo đức và Pháp luật) được lựa chọn sắp xếp một số bài từ dễ đến khó dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ quan hệ môi trường vi mô đến vĩ mô…

Ví dụ: chuyên đề Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư có bài “Siêng năng

kiên trì”, “Tiết kiệm” (lớp 6); “Sống giản dị” (lớp 7); “Tôn trọng lẽ phải”, “Liêm khiết” (lớp 8); “Chí công vô tư” (lớp 9).

- Quy trình và các bước để xây dựng nội dung môn Đạo đức và môn GDCD,

được tiến hành theo sơ đồ sau (xem trang 10 và xem thêm : Hà Nhật Thăng, Nhập

môn Giáo dục công dân, Nhà XBGD, tr 21).

Với quy trình xây dựng chương trình trên, nội dung các bài giữa hai phần Đạođức và Pháp luật ở THCS có quan hệ mật thiết với nhau và được sắp xếp một cáchlôgic theo cấp (từ lớp 6 đến lớp 9) và theo bài ở mỗi lớp (từ bài 1 đến bài cuối cùng)

Trang 10

Quy trỡnh xõy dựng chương trỡnh mụn đạo đức, GDCD

- Xây dựng thiết bị dạy học

- Cấu trỳc của chương trỡnh theo chủ đề Đạo đức và Phỏp luật

- Lễ độ.

- Trung thực.

- Tự trọng.

- Tụn trọng người khỏc.

- Bảo vệ hoà bỡnh.

Yêu cầu của xã hội CNH - HĐH Mô hình nhân cách con ngời Việt Nam

MG TH TH

CS

TH PT

ĐH, CĐ

THCN + DN

Mô hình nhân cách ngời LĐXH

Nhân cách ngời sau khi nghỉ lao động

MG TH TH

CS

TH PT

Trang 11

đạo - Tích cực tham

gia các hoạt động chính trị-xã hội.

5 Sống hòa

nhập.

- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Sống chan hòa với mọi người.

- Đoàn kết, tương trợ.

- Khoan dung.

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

- Hợp tác cùng phát triển.

- Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

7 Sống chủ

động, sáng

tạo.

- Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động

xã hội.

sáng tạo.

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

8 Sống có mục

đích. - Mục đích họctập của học sinh - Sống và làmviệc có kế

hoạch

- Lao động tự giác và sáng tạo. - Lí tưởng sốngcủa thanh niên.

- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

- Phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

- Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,

nổ và các chất độc hại.

3 Quyền và Quyền và nghĩa vụ Bảo vệ di sản - Quyền sở hữu tài - Quyền tự do kinh

Trang 12

- Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Quyền và nghĩa

vụ lao động của công dân.

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- Quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân.

- Quyền tự do ngôn luận.

- Bộ máy nhà nước cấp cơ

phường, thị trấn).

- Hiến pháp nước CHXHCNVN.

- Pháp luật nước CHXHCNVN.

- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Trang 13

B

Chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên cơ sở các môn khoa học cơ bản như: Đạo đức học, Luật học và một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Môn GDCD là môn học tích hợp nhiều nội dung giáo dục

xã hội cần thiết cho công dân trẻ tuổi như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục văn hóa hòa bình, giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, Vì vậy đòi hỏi thầy cô giáo có kiến thức rộng nhiều lĩnh vực, đặc biệt cần có kiến thức xã hội, có nghệ thuật dạy học - giáo dục và có tâm hồn trong sáng.

1.4 Về vị trí và ý nghĩa của môn GDCD ở trường THCS

Giáo dục công dân ở THCS cũng như Đạo đức ở tiểu học là môn học nằm giao thoa giữa hai quá trình dạy học và giáo dục Nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển tâm lực ở học sinh.

- Đặc điểm về vị trí môn học có thể mô hình hoá như sau:

+ Trước hết GDCD là một môn học, chương trình nội dung các bài được sắpxếp theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ, được thực hiện theo quy trình tổ chức của quátrình dạy học

+ GDCD là một môn học đặc biệt, là một bộ phận của quá trình giáo dục các giátrị nhân cách (đạo đức, pháp luật, lối sống…) vì mục tiêu của môn học chính là thựchiện mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Đó là vị trí đặc biệtcủa môn GDCD và môn Đạo đức ở tiểu học so với các môn học khác ở phổ thông

Trang 14

- Chính vì vị trí của nó, mà môn GDCD có ý nghĩa rất quan trọng trong quá

trình phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, nâng cao nhận thức xã hội ở học sinh,tạo ra động cơ đúng đắn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, thói quen trong hoạtđộng và cuộc sống hàng ngày của các em

Hiểu vị trí, ý nghĩa đặc biệt của môn GDCD ở THCS, thầy cô giáo sẽ sáng tạo, chủ động trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục

II Đổi mới PPDH môn GDCD THCS

1 Một số thuật ngữ cơ bản

1.1 Phương pháp dạy học

PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan niệm, quan điểmkhác nhau về PPDH Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là conđường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định,nhằm đạt tới mục đích dạy học

PPDH có ba cấp độ:

- Cấp độ vĩ mô là quan điểm về PPDH Ví dụ: Dạy học hướng vào người

học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,…

Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phươngpháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của líluận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vaitrò của GV và HS trong quá trình dạy học Quan điểm dạy học là những định hướngmang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH

- Cấp độ trung gian là PPDH cụ thể Ví dụ: đóng vai, kể chuyện, thảo luận,

nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, …

Ở cấp độ này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cáchthức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định,phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể

PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS

Trang 15

- Cấp độ vi mô là Kĩ thuật dạy học Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao

nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật phản hồi tích cực,

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong cáctình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học

Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần củaPPDH Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩthuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, Tuy nhiên sự phânbiệt giữa kĩ thuật dạy học và PPDH nhiều khi không rõ ràng

2 Cơ sở của việc đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS

Vấn đề đặt ra là : Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học ?

Có thể nói một trong những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của xã hội hiện nay làđổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Điều đó dựa trênnhững cơ sở sau:

Trang 16

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “phải đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thànhnếp tư duy sáng tạo của người học”.

Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông đã khẳng định phải đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa,phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ trẻ

Định hướng đó đã được pháp chế hoá trong văn bản pháp luật Luật Giáo dụcnăm 2005 Điều 28, khoản 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Định hướng trên nhấn mạnh đến việc phát huy tính tích cực, khả năng tự học,phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, hứng thú học tập củahọc sinh

2.2 Cơ sở tâm lí - giáo dục

Chúng ta ai cũng biết rằng việc học tập chỉ có kết quả khi người học đượcphát huy nội lực để tự phát triển chính mình Nếu trong quá trình học tập, học sinhkhông tích cực suy nghĩ, tìm tòi, không có sự nỗ lực cao để tự chiếm lĩnh, thì chỉ cóthể tiếp thu được những gì mà thầy truyền thụ Trong khi đó, tri thức của nhân loạiqua các thời kì phát triển ngày càng đồ sộ, việc dạy học trong nhà trường không thểcung cấp được hết khối lượng tri thức đó Sự bùng nổ thông tin ngày nay khiếnngười ta phải nghĩ đến một chiến lược dạy học mới, nhằm phát huy vai trò chủ thểhọc của học sinh, trong đó chú trọng rèn luyện phương pháp tự học ; thầy giáo làngười tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi hứng thú hoạt động của học sinh, thông quahoạt động HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ, niềm tin, hệ thốnggiá trị mới

Trang 17

Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi, là lứa tuổi thiếu niên, chuyển tiếp

từ thơ ấu lên trưởng thành Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, tâm lí, trí tuệ

Tư duy trừu tượng khái quát ngày càng phát triển, các em rất ham học hỏi Đặc biệt, ở lứatuổi này nảy sinh nhu cầu muốn được thừa nhận là người lớn Các em muốn được ngườilớn tôn trọng, tin tưởng và muốn khẳng định tính độc lập của mình Nhu cầu giao tiếp ởlứa tuổi này cũng phát triển mạnh Nhóm bạn có một vị trí, vai trò quan trọng trong đờisống tình cảm của các em Các em muốn được hoạt động chung, muốn được bạn bè tôntrọng, thừa nhận khả năng của mình Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi choviệc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương phápdạy học cho phù hợp với nhu cầu chính đáng của học sinh

Mặt khác, xã hội phát triển nhanh đòi hỏi con người phải thích ứng vớinhững yêu cầu :

- Tự học suốt đời

- Năng động sáng tạo

- Tự lực giải quyết những vấn đề của cuộc sống

Từ đó ta thấy phương pháp dạy học cũ theo lối thụ động là chưa phù hợp vớibản chất của lao động học tập và chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của xã hộihiện đại và phải có sự đổi mới

2.3 Cơ sở kinh tế - xã hội

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền kinh tếnhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa Để thích ứng với cơ chế thị trường,chuẩn bị cho cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, học sinh phải có sự chuyểnbiến mạnh mẽ về mục đích, động cơ, thái độ học tập Thay cho tâm lí ỷ lại của thờibao cấp sẽ là sự tháo vát, năng động tự tạo việc làm Học sinh sẽ ý thức được rằng họctập tốt trong nhà trường là hứa hẹn một tương lai tốt đẹp, sự thành đạt trong cuộc đời ;phấn đấu trong học tập để có thực lực đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lựccủa mình Với một đối tượng như vậy, đòi hỏi nhà trường phải có sự chuyển biến tíchcực, sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học – giáo dục

Trang 18

Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải cónhững con người lao động có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, có đủ sức giảiquyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước Vì vậy, có thể nóiđổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một vấn đề cấpbách hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.

2.4 Thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THCS hiện nay

Tại Hội thảo “Đánh giá hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân” tháng 4năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau :

- Về phương pháp dạy học : Giáo viên dạy Giáo dục công dân đã có nhiều cốgắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệthuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến Việc rèn luyện kĩ năng vàgiáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dânthực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình

- Về thiết bị dạy học : Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy họcmôn học tối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùngdạy học Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Giáo dục công dânđang được bước đầu thực hiện nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao

- Về quản lí chỉ đạo : Nhiều cấp quản lí chưa thực sự quan tâm đến môn Giáodục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về bố trí giáo viên vàcác điều kiện cần thiết khác để giáo viên giáo dục công dân nâng cao chất lượng dạyhọc

Theo chúng tôi, sở dĩ có tình trạng nêu trên là do :

- Một số giáo viên ngại đổi mới vì không muốn mất nhiều thời gian, côngsức đầu tư cho việc chuẩn bị giờ dạy

- Nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là đúngnhưng chưa đầy đủ ; nhận thức của một số giáo viên còn chưa đúng Ví dụ : Đồngnghĩa đổi mới phương pháp với đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học, nên cho rằngphải có đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại thì mới đổi mới được phương

Trang 19

pháp ; hoặc sử dụng các phương pháp dạy học một cách hình thức, lạm dụngphương pháp này hoặc phương pháp khác một cách tràn lan, kém hiệu quả…

Thực trạng dạy học nêu trên càng cho thấy cần phải nhanh chóng đẩy mạnhquá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường

3 Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS

3.1 Một số quan điểm về đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS

a) Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS nói riêng và các môn học nói chungphải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Có thể nói đây là mộtquan điểm cơ bản nhất của đổi mới PPDH, tạo nên sự khác biệt với lối dạy học thụđộng truyền thống HS không chỉ là đối tượng của dạy học mà còn là chủ thể củaquá trình dạy học, các em cần được tạo cơ hội để tham gia tích cực, chủ động, sángtạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học dạy học

b) Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS

Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người Tâm lí học hiện đại

đã chứng minh rằng : Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạtđộng và giao tiếp Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người côngdân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn GDCD không thể bằng sựthuyết lí, rao giảng của GV mà phải thông qua các hoạt động và tương tác củachính các em Nói cách khác, quá trình dạy học môn GDCD cho HS THCS phải làquá trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn, để thôngqua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học Các hoạt động nàyphải do GV thiết kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học; dựa trên trình độ của

HS và sở trường của GV; dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, nhàtrường, địa phương HS sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì các

em đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình

Trang 20

Các hoạt động dạy học môn GDCD ở THCS rất phong phú, đa dạng, bao gồmnhững hình thức hoạt động chủ yếu như:

- Thảo luận lớp, thảo luận nhóm

- Đóng vai, diễn tiểu phẩm

- Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm

- Xử lí tình huống

- Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, việc làm, cáctrường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thựctiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học

- Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan đến nộidung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được

- Xây dựng kế hoạch hành động của HS

- Điều tra thực tiễn

- Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn

- Chơi các trò chơi học tập

- …

Các hoạt động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lítrong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây đượchứng thú học tập cho HS

c) Đổi mới PPDH GDCD theo quan điểm hợp tác

Trong dạy học môn GDCD, GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác với GV vàvới nhau trong lớp, trong nhóm nhỏ Cụ thể là GV cần tạo cơ hội cho HS được bày

tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; được nêu những băn khoăn,vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; được trao đổi, tranh luận, chia sẻ ý kiến,kinh nghiệm; được phản hồi và thu nhận thông tin phản hồi từ GV và bạn bè; được

Trang 21

cùng nhau xây dựng kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ học tập đã được giao.

Việc học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyếtnhững vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân đểhoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, nănglực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tươngtrợ được phát triển Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp HS quen dần với sự phân cônghợp tác trong lao động xã hội, giúp HS hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết đốivới người công dân sống trong một thế giới phát triển với những sự hợp tác songphương, đa phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá

Để dạy học hợp tác có kết quả, GV cần xây dựng môi trường học tập thân thiện;xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa GV với

HS và giữa các HS trong lớp học

d) Dạy học GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh

Về bản chất, GDCD là môn học giáo dục HS cách sống và ứng xử phù hợp với cácgiá trị xã hội, với quyền và nghiã vụ của người công dân Chính vì vậy, để dạy học mônGDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của HS Cụ thể là

GV cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượngthực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ chobài giảng Đồng thời cũng cần khuyến khích HS liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra,tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhàtrường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập Đặc biệt, cần tạo cơ hội và hướngdẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp phần vào việc cải thiện môi trường

tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương

e) Dạy học GDCD phải kết hợp giữa PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức, giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền thống

Trang 22

Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, baogồm cả PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức (như: nêu gương, thuyết phục,khen thưởng- trách phạt, luyện tập, tổ chức chế độ sinh hoạt, giáo dục bằng truyềnthống, giáo dục bằng viễn cảnh, ); bao gồm cả các phương pháp hiện đại (thảoluận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi,

dự án, động não,…) và các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, kểchuyện, …); bao gồm cả hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân;hình thức dạy học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường Mỗi phương pháp dạyhọc đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏinhững điều kiện thực hiện riêng Vì vậy, GV không nên phủ định hoặc quá lạmdụng một PPDH nào Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từngbài, căn cứ vào trình độ nhận thức của HS và năng lực, sở trường của GV, căn cứvào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phốihợp các PPDH một cách hợp lí

g) Dạy học GDCD phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học

Việc đổi mới PPDH môn GDCD cần phải gắn liền với đổi mới phương tiệndạy học Trong quá trình dạy học môn GDCD, GV cần lựa chọn và sử dụng hợp lí,

có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo danh mục cũng như cácthiết bị, đồ dùng dạy học do GV, HS tự làm; đặc biệt khuyến khích GV sử dụngcông nghệ thông tin trong dạy học

h) Dạy học GDCD cần phải phối, kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm xây dựng môi trường dạy học, giáo dục lành mạnh, khép kín

Khác với các môn học khác, hiệu quả dạy học môn GDCD đòi hỏi phải cómôi trường dạy học, môi trường giáo dục lành mạnh, khép kín Chính vì vậy, trongquá trình dạy học, cần phải phối, kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường(Ban Giám hiệu, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Cán bộ Đoàn,Đội, ) và ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền địa phương, ) nhằm tạo ranhững tác động giáo dục cùng chiều, những tấm gương sống và ứng xử phù hợp

Trang 23

với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để HS noi theo; những sự động viên, giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hành những điều đã học trong cuộc sống;

3.2 Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cáchình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặcđiểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được thamgia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nộidung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của họcsinh; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập chohọc sinh; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy

và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; hướng dẫnhọc sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí,hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tínhchất của bài học; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạyhọc cụ thể của trường, địa phương

3.3 Yêu cầu cụ thể đối với học sinh

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khámphá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảoluận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn; biết tự đánh giá vàđánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân vàbạn bè

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức

đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực

Trang 24

tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điềukiện thực tế

3.4 Yêu cầu cụ thể về chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới PPDH môn GDCD

1/ Thiết kế giáo án

Thiết kế giáo án là xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiệnmối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinhnhằm giúp học sinh đạt được những mục tiêu của bài học

a) Các bước thiết kế một giáo án

- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu

về thái độ trong chương trình

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để :

+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và pháttriển ở học sinh

+ Xác định trình tự lôgic của bài học

- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh :

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có

+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải

quyết

- Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động,sáng tạo

- Thiết kế giáo án : thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêucầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh

Trang 25

b) Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau :

- Mục tiêu bài học :

+ Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học

+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoáchất ), các phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn

bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)

- Tổ chức các hoạt động dạy học :

Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy - học cụ thể Với mỗi hoạtđộng cần chỉ rõ :

+ Tên hoạt động

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động

+ Mục tiêu của hoạt động

2/ Thực hiện giờ dạy học

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau :

a) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

Trang 26

- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ.

- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và

đồ dùng học tập cần thiết))

Lưu ý : Việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.

b) Tổ chức dạy và học bài mới

- Giáo viên giới thiệu bài mới : nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện đểđạt được mục tiêu bài học ; tạo động cơ học tập cho học sinh

- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnhhội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phươngpháp dạy học phù hợp

c) Luyện tập, củng cố

Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái

độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theonhững hình thức khác nhau

d) Đánh giá

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, giáo viên dự kiến một số câu hỏi,bài tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân vàcủa bạn

- Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học

e) Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua việc giaonhiệm vụ, gợi ý làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, )

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học mới

Lưu ý : Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ

học sinh, điều kiện cơ sở vật chất… giáo viên có thể vận dụng các bước thực

Trang 27

hiện một giờ dạy học nêu trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.

Trang 28

III Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THCS

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trongquá trình dạy học Đổi mới dạy học phải tiến hành đổi mới đồng bộ các khâu, trong

đó có đổi mới kiểm tra, đánh giá

1 Một số thuật ngữ

1.1 Kiểm tra

Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá Việc kiểm tra cung cấpnhững dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá Trong dạyhọc có 4 loại kiểm tra là : Kiểm tra thăm dò ; kiểm tra kết quả ; kiểm tra xếp thứbậc và kiểm tra năng lực tổng thể có định hướng Thi cũng là kiểm tra nhưng có ýnghĩa và tầm quan trọng đặc biệt

1.2 Đánh giá

Trong giáo dục đánh giá được hiểu là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có

hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệuquả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục tiêu đào tạo) làm cơ sở cho nhữngchủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo

1.3 Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học

Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lí thôngtin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình,phương pháp dạy học, về những hoạt động khác có liên quan của nhà trường vàngành Giáo dục

1.4 Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ,khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân củatình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhàtrường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn

Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một kế hoạch tổng thểgồm 3 công đoạn chủ yếu:

Trang 29

a) Thu thập thông tin

b) Phân tích thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của kết quảhọc tập

c) Ra quyết định sư phạm

Căn cứ vào mục đích đánh giá mà người ta phân thành 3 loại hình khác nhau:

- Đánh giá chẩn đoán: được tiến hành trước một giai đoạn giáo dục nhất định

nhằm đưa ra các chứng cứ để có thể dự kiến kết quả học tập cho giai đoạn đó

- Đánh giá quá trình: được tiến hành trong quá trình giáo dục nhằm cung cấp

thông tin về những gì HS đã học được, vạch ra hành động tiếp theo (nội dung nàonên dạy và cách tiếp cận nào nên sử dụng,…) của quá trình dạy học đó

- Đánh giá tổng kết: được tiến hành tại cuối mỗi giai đoạn học tập, nhằm tổng

kết thành tích học tập của học sinh một cách có hệ thống

Ví dụ: đầu lớp 6 người ta sử dụng đánh giá chẩn đoán thông qua hình thức

kiểm tra chất lượng đầu năm nhằm đánh giá chất lượng đầu vào và dự kiến thành

tích học tập của học sinh cuối năm học; sử dụng đánh giá quá trình thông qua hình

thức kiểm tra thường xuyên, định kì (miệng, 15 phút, 45 phút,…) nhằm đánh giákết quả học tập tại từng thời điểm của năm học, từ đó ra quyết định điều chỉnh hoạtđộng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo định hướng đạt được

mục tiêu đã định ban đầu; sử dụng đánh giá tổng kết thông qua hình thức kiểm tra

học kì, cuối năm nhằm đánh giá kết quả học tập sau khi học sinh đã nỗ lực phấnđấu và điều chỉnh hoạt động của mình trong cả năm học, ra quyết định về việc mỗi

em có đạt được mục tiêu của chương trình môn học đã qui định hay không, lập kếhoạch giáo dục trong giai đoạn tiếp theo

Vì kiểm tra là phương tiện và hình thức của hoạt động đánh giá nên muốn đổimới đánh giá kết quả học tập của học sinh thì trước tiên phải đổi mới việc kiểm tra

Tài liệu này chủ yếu đề cập đến việc đổi mới kiểm tra kết quả học tập mônGiáo dục công dân của học sinh Trung học cơ sở

Trang 30

2 Mục đích kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh có những mục đích sau :

- Xác định thực trạng mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của họcsinh so với mục tiêu và chuẩn chương trình

- Giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như tồn tại của mình, khuyến khích,thúc đẩy việc học tập của HS

- Tìm ra nguyên nhân của mức độ chất lượng mà học sinh đạt được ; phánđoán những khả năng phát triển về kiến thức và các kĩ năng mà học sinh có thể đạtđược trong giai đoạn tiếp theo

- Giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chinh việc tổ chứchoạt động dạy và học cho phù hợp, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả của việc dạy và học

3 Các hình thức và loại bài kiểm tra trong dạy học môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở

3.1 Các hình thức kiểm tra

Các hình thức kiểm tra thông thường vẫn dùng là

- Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra định kì

- Kiểm tra tổng kết

3.2 Các loại bài kiểm tra môn Giáo dục công dân trường THCS

Các hình thức kiểm tra thông thường vẫn dùng là

- Kiểm tra miệng

- Kiểm tra viết 15 phút

- Kiểm tra viết 1 tiết giữa học kì

- Kiểm tra viết 1 tiết cuối học kì

Ngoài những hình thức kiểm tra dạy học trên, môn GDCD cần phải tiến hànhkiểm tra hiệu quả chất lượng dạy học qua các hình thức sau đây:

Trang 31

a Kiểm tra thực hành trên lớp: Loại kiểm tra thực hành trong môn Giáo dục

công dân nhằm kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thái độ

và hành vi của học sinh đối với các chuẩn mực bài học

Việc kiểm tra thực hành có thể tiến hành trên lớp, có thể ở ngoài lớp, ở địađiểm tham quan

Kiểm tra thực hành có thể thực hiện sau khi học xong mỗi chuẩn mực, giáoviên kiểm tra việc thực hiện chuẩn mực đó ; có thể thực hiện sau khi tổ chức cáchoạt động ngoại khoá thực hành cho học sinh như : Thi tìm hiểu theo chủ đề ; thamquan di tích, làng nghề truyền thống, ; sưu tầm tranh ảnh, hiện vật ; điều tra thựctrạng (về môi trưòng, tệ nạn xã hội ở địa phương…), sáng tác (vẽ tranh, làm thơ,viết thu hoạch…) ; hoạt động tập thể, hoạt động xã hội,…Qua quan sát các hoạtđộng và nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh, giáo viên có thể nhận xéttinh thần thái độ cũng như kết quả thạm gia hoạt động, khả năng ứng xử, giao lưucủa học sinh và đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng và đánh giáđược thái độ của HS về một nội dung học tập nào đó trong chương trình

b Kiểm tra đánh giá sản phẩm của học sinh qua hoạt động thực tiễn

c Kiểm tra đánh giá qua việc giải quyết các tình huống giáo dục trong và ngoài lớp

Lưu ý: Cần đa dạng hoá hình thức kiểm tra đánh giá để học sinh được bộc lộ

thái độ và có cơ hội rèn luyện kỹ năng

4 Một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới kiểm tra môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở

Để đạt được mục tiêu môn học, việc kiểm tra kết quả học tập môn Giáo dụccông dân phải hướng vào yêu cầu sau :

4.1 Việc kiểm tra phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp

học tập cho HS Cụ thể không chỉ kiểm tra kiến thức, mà quan trọng là phải kiểm

Trang 32

tra các kĩ năng (kĩ năng nhận xét, đánh giá, các kĩ năng vận dụng bài học để giảiquyết các vấn đề, tình huống và thực hành trong cuộc sống), kiểm tra thái độ, tìnhcảm của học sinh đối với các vấn đề đạo đức và pháp luật Từ đó, thúc đẩy HS tíchcực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực bài học.

4.2 Việc kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung

thực Cụ thể kiểm tra phải đưa lại những thông tin chính xác, phản ánh đúng kếtquả học tập của học sinh để trên cơ sở đó giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về

tra được coi là có độ tin cậy nếu kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực học tậpcủa học sinh dựa theo các tiêu chí đánh giá

4.3 Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học để xây dựng

đề kiểm tra, từ đó mới xác định được mức độ đạt yêu cầu của chuẩn

4.4 Phái có sự phân hoá mức độ cho các loại đối tượng học sinh khác nhau

nhằm khuyến khích HS phấn đấu vươn lên Nhìn chung, đề kiểm tra phải phù hợpvới số đông HS (đại trà) và dành một số nội dung cho HS khá và giỏi (khoảng 25%tổng số điểm)

4.5 Đổi mới công cụ kiểm tra, cụ thể là đổi mới các hình thức đề kiểm tra, kết

hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình thức quan sát động,nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh

4.6 Phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá

Môn Giáo dục công dân là một môn học có tính giáo dục và tính thực tiễn cao,đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng bài học trong cuộc sống và thực hành các chuẩnmực bài học, có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi Để củng cố và tăng cường ýthức rèn luyện của học sinh ở mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu trên, trong đổi mới kiểm tramôn Giáo dục công dân cần có sự phối hợp tham gia của các lực lượng, cụ thể:

- Tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra, đánh giá của học sinh và tập thể học sinh

Trang 33

- Kiểm tra, đánh giá của các lực lượng giáo dục trong nhà trường như giáoviên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, cán bộ Đoàn, Đội.

- Kiểm tra, đánh giá của gia đình và cộng đồng

Để thực hiện việc tốt việc phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần phảithường xuyên liên hệ, kịp thời thu nhận những thông tin nhận xét, đánh giá của cáclực lượng trên về thái độ, hành vi của học sinh, mặt khác có những hình thứckhuyến khích học sinh tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá và kiểm tra, đánh giá lẫnnhau Cần xác định nội dung tham gia kiểm tra, đánh giá cho các lực lượng Ví dụgia đình và cộng đồng có thể tham gia chủ yếu vào việc kiểm tra, đánh giá việcthực hiện các chuẩn mực của học sinh ; cán bộ Đoàn Đội có thể tham gia đánh giátinh thần, thái độ, kết quả tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội …

Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân là người đóng vai trò quyết định trongviệc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh

Biện pháp phối hợp các lực lượng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tậpmôn Giáo dục công dân sẽ tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tăng cườngtính chính xác trong đánh giá

5 Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, là công việc tất yếucủa tất cả các môn học khác Tuy nhiên kiểm tra đánh giá của môn GDCD có đặcthù riêng là : Không chỉ kiểm tra kiến thức đã học, mà còn chú trọng đến kiểm trathái độ, các kĩ năng nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng - sai, khả năng vận dụng vàthực hành kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh Do đó, trong kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn GDCD không chỉ sử dụng loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệmkhách quan như các môn học khác, mà còn là những bài tập tình huống, là sảnphẩm hoạt động của học sinh và là chính quá trình hoạt động của học sinh

Trang 34

5.1 Kĩ thuật thiết kế câu hỏi kiểm tra

Hiện nay, ở cấp THCS đề kiểm tra được xây dựng theo ba mức độ của tư duy là:nhận biết, thông hiểu, vận dụng

- Mức độ nhận biết : Là mức độ chỉ yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại nộidung đã học

- Mức độ thông hiểu : Mức độ này, yêu cầu học sinh nhận biết được các kiếnthức cơ bản đã được thay đổi hoặc mở rộng ít nhiều so với kiến thức đã học Để trảlời câu hỏi dạng này học sinh không chỉ dùng trí nhớ kiểu thuộc lòng mà chủ yếudùng trí nhớ lôgíc, biết phân tích, lý giải và có thể khái quát (ở mức độ đơn giản)

để tự rút ra kết luận trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích,biết dùng ngôn ngữ riêng để diễn đạt, trong câu tự luận

- Mức độ vận dụng: Là mức độ yêu cầu học sinh hiểu rõ nội dung đã học để

có thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa racách ứng xử phù hợp trong 1 tình huống cụ thể

5.1.1 Câu hỏi tự luận

a/ Câu hỏi tự luận nhận biết : Là loại câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại

nội dung đã học để trình bày lại giống như vậy

Ví dụ 1: Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá ?

(Câu hỏi kiểm tra bài 15, lớp 7 : Bảo vệ di sản văn hóa)

Ví dụ 2 : Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta có những quy định gì vềquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân ?

(Câu hỏi kiểm tra bài 12, lớp 8 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình)

b/ Câu hỏi tự luận thông hiểu : là câu hỏi yêu cầu học sinh dùng ngôn ngữ

riêng để trình bày lại kiến thức đã học, tự rút ra kết luận hoặc nhận xét, đánh giá,giải thích, về một vấn đề nào đó

Ví dụ 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người ? Vì sao chúng ta phảichống lại thói thờ ơ, lạnh nhạt trước khó khăn, đau khổ của người khác?

Trang 35

(Câu hỏi kiểm tra bài 5, lớp 7 : Yêu thương con người)

Ví dụ 2 : Em có đồng ý với ý kiến cho rằng : Tự do kinh doanh có nghiã làcông dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng gì mình muốn ? Căn cứ vào đâu để emđưa ra ý kiến đó?

(Câu hỏi kiểm tra bài 13, lớp 9 : Quyền tự do kinh doanh và đóng thuế)

c/ Câu hỏi tự luận vận dụng : Loại câu hỏi này yêu cầu học sinh hiểu rõ nội

dung đã học để có thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứatuổi hoặc đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một tình huống cụ thể

Ví dụ 1 : Gia đình, dòng họ em có truyền thống tốt đẹp nào ? Em cần làm gì

để có thể giữ gìn, phát huy được truyền thống đó ?

(Câu hỏi kiểm tra bài 10, lớp 7 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp

của gia đình, dòng họ)

Ví dụ 2 : Em biết gì về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân ? Em

sẽ ứng xử như thế nào nếu trên đường đi học về có người chặn đường đe doạ đánh

em vì em không thực hiện một yêu cầu vô lí của họ?

(Câu hỏi kiểm tra bài 16, lớp 6 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,

thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm)

Ví dụ 3 : Cho biết ý kiến của em về việc bảo vệ tài sản nhà trường của cácbạn ở lớp em ?

(Câu hỏi kiểm tra bài 17, lớp 8 : Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước và

lợi ích công cộng)

* Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi tự luận

Tự luận là hình thức kiểm tra quen thuộc, có tính truyền thống, được sử dụngrộng rãi trong kiểm tra đánh giá của các môn học Câu hỏi tự luận có ưu điểm vànhược điểm sau:

- Ưu điểm

+ Người ra đề mất ít thời gian ra đề và dễ dàng đưa ra câu hỏi

Ngày đăng: 15/01/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hội CNH - HĐH Mô hình nhân cách con ngời Việt Nam - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân THCS
h ội CNH - HĐH Mô hình nhân cách con ngời Việt Nam (Trang 10)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w