Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Cty TNHH KTHS và CBNM Thanh Hà
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ LỜI NÓI ĐẦU Đối với nước ta, nhận thức về tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Bước vào cuộc cạnh tranh với những thành công chật vật, những thất bại cay đắng trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng của chất lượng sản phẩm, bắt đầu thấy được sự sống còn của mình phụ thuộc rất nhiều vào việc mình có nắm bắt được nhu cầu thị trường, của người tiêu dùng hay không và việc liệu mình có cách nào để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sự chuyển hướng trong nhận thức, hàng loạt biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thực tiễn sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thập niên vừa qua, thể hiện ở sự đa dạng phong phú của hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể. Có thể nói sự chuyển biến trong nhận thức từ việc coi trọng các yếu tố số liệu đơn thuần sang việc coi trọng các yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuyển hướng có tính cách mạng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn lao về kinh tế cho đất nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững. Các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đó là những tinh túy của khoa học và nghệ thuật quản lý được đúc kết từ rất nhiều các nhà quản lý giỏi, từ rất nhiều các phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các nước trên khắp thế giới. Trong đó Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được coi là bộ tiêu chuẩn tốt nhất, và được sử dụng nhiều nhất trong các bộ tiêu chuẩn của ISO. ISO 9000 là phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình công nghệ quản lý mới, hiện đại giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Chính vì lý do trên trong quá trình thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động ở Công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà tôi đã lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà. " Phạm vi đề tài: xây dựng chương trình ISO 9001:2008 cho công ty từ khâu mua NVL đến sự thõa mãn của khách hàng (thu mua nguyên liệu sản xuất cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng). SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 1 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số vấn đề về chất lượng 1.1.1. Khái niệm và bản chất 1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng Theo tiêu chuẩn ISO 8402: chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể(đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã có hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc làm cho sự vật, sự việc này phân biệt với sự vật, sự việc khác. Theo chuyên gia K. Ishikawa: chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí nhỏ nhất. Theo nhà sản xuất: Chất lượng là sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Theo người bán hàng: chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng thường xuyên. Theo người tiêu dùng: chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ, chất lượng sản phẩm , dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau + thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó + thể hiện cùng chí phí + gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể. Định nghĩa về “chất lượng” trong giáo trình Khoa học quản lý-tập II là phù hợp nhất Chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó sản phẩm được ưa thích đắt giá và ngược lại [1] Với cách hiểu như trên, các thuộc tính của sản phẩm: − Sản phẩm phải có ích cho người sử dụng nó, đó là khả năng cung cấp và thoả mãn nhu cầu cho người cần đến sản phẩm. − Tính khan hiếm, nghĩa là nó không dễ có được − Sản phẩm phải là loại có nhu cầu của người tiêu dùng, nó được nhiều người sử dụng trưc tiếp hoặc gián tiếp mong đợi. SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 2 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ − Sản phẩm phải có khả năng chuyển giao được, tức là phải mang tính chuyển đổi được về mặt pháp lý và hiện thực. − Sản phẩm phải đắt giá, nghĩa là nó có giá trị cao hơn hẳn so với các sản phẩm tương tự cùng loại. Theo ISO 9001:2008 "chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có thoả mãn được yêu cầu". Chất lượng được đánh giá bằng mức độ thoả mãn của khách hàng. Một sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được đánh giá là chất lượng cao khi mà thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. 1.1.1.2. Bản chất của chất lượng Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay đổi nên doanh nghiệp phải cải tiến liên tục để sản phẩm phù hợp với khách hàng ở từng thời điểm. Không chỉ vậy mà chất lượng còn thay đổi theo từng thị trường, chất lượng sản phẩm được đánh giá là khác nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó. Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể trừu tượng vì chất lượng được thể hiện thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng. Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh qua các đặc tính, chỉ tiêu chất lượng cụ thể có thể đo đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì nó được thiết kế và sản xuất trong sản phẩm. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng [2] 1.1.2.1. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài a) Tình hình kinh tế thế giới Chất lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu. Các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất lượng là: − Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia, hội nhập của các doanh nghiệp vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia. − Sự phát triển nhanh của tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng cao − Cạnh tranh tăng lên cùng với sự bão hoà của thị trường − Vai trò lợi thế về chất lượng đang trở thành hàng đầu SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 3 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ b) Tình hình thị trường Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm . Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhu cầu càng phong phú đa dạng, thay đổi càng nhanh thì chất lượng càng phải nâng lên để đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng. Yêu cầu về mức chất lượng đạt được của sản phẩm phải phản ánh được đặc điểm, tính chất của nhu cầu. Đến lượt mình, nhu cầu lại phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận thức, thói quen, phong tục, truyền thống , văn hoá, lối sống, mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm, xu hướng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để tăng chất lượng của sản phẩm . c) Trình độ khoa học công nghệ − Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm . Tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng càng tốt hơn. − Tiến bộ khoa học công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản xuất hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn. − Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện các nguồn lực mới, tốt hơn, rẻ hơn. 1.1.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp a) Lực lượng lao động trong doanh nghiệp Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác phối hợp giữa các thành viên và mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay. b) Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ, trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 4 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Khả năng đầu tư đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc, thiết bị hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc, thiết bị hiện có kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. c) Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành nên những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng , đặc biệt nguyên liệu cho quá trình sản xuất; tổ chức tốt hệ thống cung ứng, không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian cung ứng. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, tạo ra mối quan hệ tin tưởng, ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. d) Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống : một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Mục tiêu chất lượng đặt ra được dựa trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng của doanh nghiệp. Sự phối hợp khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu chất lượng của cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật. SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 5 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ 1.1.3. Vai trò tất yếu của việc nâng cao chất lượng Chất lượng có vai trò quyết định đến khả năng cạnh tranh trong dài hạn, nó làm tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thu hút khách hàng, chất lượng còn tạo ra và nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp nhờ đó khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tăng chất lượng đồng nghĩa với việc tăng năng xuất lao động xã hội đồng thời góp phần giảm các chi phí nguồn lực. Nâng cao chất lượng nó còn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn người tiêu dùng tiết kiệm được cả về tài chính và cả sức lực trong việc vận hành sản phẩm vì sản phẩm đó tính năng tốt hơn. Nâng cao chất lượng còn là cơ sở tạo ra sự thống nhất các lợi ích cho doanh nghiệp. 1.1.4. Những nhân tố chính tác động đến chất lượng 1.1.4.1. Tính năng tác dụng của sản phẩm: Được thể hiện thông qua các thuộc tính về mặt kỹ thuật, sản phẩm của doanh nghiệp có tiện dụng hay không, ngày nay tính năng tác dụng của một sản phẩm ngày càng được chuyên sâu (một sản phẩm thường chỉ phục vụ một mục đích nhất định) chính vì vậy tính năng tác dụng của sản phẩm được đặt nên hàng đầu trong các nhân tố tác dụng đến chất lượng. 1.1.4.2. Tuổi thọ của sản phẩm: Được phản ánh thông qua thời gian kể từ khi sản phẩm được đưa vào sử dụng cho đến khi bị hỏng. Ngày nay thi tuổi thọ của sản phẩm bị hạn chế ở điểm nhất định bởi vì nếu tuổi thọ của sản phẩm quá cao thì trong quá trình sử dụng sản phẩm dễ bị lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ và thị hiếu của người tiêu dùng. 1.1.4.3. Tính thẩm mỹ của sản phẩm: Là toàn bộ đặc trưng, đặc tính gợi cảm của sản phẩm đối với khách hàng như: hình dáng, màu sắc, trọng lượng, kích thước khi kinh tế ngày càng phát triển thì yếu tố này ngày càng được coi trọng khi nghiên cứu để sản xuất sản phẩm. 1.1.4.4. Độ an toàn của sản phẩm: Trong quá trình vận hành sử dụng sản phẩm, độ an toàn của sản phẩm là một trong những yếu tố mang tính chất bắt buộc đối với doanh nghiệp mà các quốc gia bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện họ phải đảm bảo an toàn và tính mạng và sức khoẻ của khách hàng. 1.1.4.5. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Trong quá trình vận hành, sử dụng sản phẩm mức độ gây ô nhiễm phản ánh sự tác động lên môi trường của sản phẩm. Nếu mức gây ô nhiễm của sản phẩm cao sẽ tác động xấu tới SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 6 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ môi trường, gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng và cộng đồng. Chính vì vậy đây cũng là chỉ tiêu bắt buộc trong thời đại ngày nay. 1.1.4.6. Độ tin cậy của sản phẩm: Thể hiện sự hoạt động chính xác giữa được đúng những yêu cầu về mặt kỹ thuật trong một giai đoạn nhất định (đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm). 1.1.4.7. Tính kinh tế của sản phẩm: Thể hiện chi phí trong việc sử dụng sản phẩm, trong nền kinh tế thị trường hiện nay chỉ tiêu này cũng ngày càng đựoc người tiêu dùng coi trọng. Chính vì vậy các doanh nghiệp vẫn luôn phải xem xét đến tính kinh tế trong quá trình sử dụng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu chỉ tiêu nay đạt được mức mong đợi của khách hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp mới có hi vọng đứng vững trên thị trường. 1.1.4.8. Tính tiện dụng của sản phẩm: Đó là tính dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ lắp đặt trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ngày nay chỉ tiêu này cũng được các doanh nghiệp và người tiêu dùng hết sức lưu ý. 1.1.4.9. Các dịch vụ sau khi bán: Là những đặc tính đi kèm với sản phẩm bao gồm các dịch vụ như dịch vụ bảo hành, hậu mãi nó phản ánh chất lượng tổng hợp của sản phẩm. Ngày nay người tiêu dùng rất coi trọng đặc tính này. 1.1.4.10. Những đặc tính phản ánh chất lượng cảm nhận: Là tập hợp các đặc tính như: uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, nhãn mác của sản phẩm, tên gọi của sản phẩm 1.2. Một số vấn đề về quản lý chất lượng 1.2.1. Bản chất của quản lý chất lượng Quản lý chất lượng thực chất là một hoạt động tác nghiệp có chức năng quản lý chung về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhằm đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp tổ chức sản xuất luôn ổn định. Muốn quản lý chất lượng đạt hiệu quả cao đòi hỏi mọi thành viên trong tổ chức đều phải tham gia thống nhất dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo cấp cao nhất trong tổ chức. Hoạt động quản lý chất lượng không chỉ là hoạt động quản lý chung mà còn là các hoạt động kiểm tra kiểm soát trực tiếp từ khâu thiết kế triển khai đến sản xuất sản phẩm, mua sắm nguyên vật liệu, kho bãi, vận chuyển, bán hàng và các dịch vụ sau khi bán. SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 7 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ Sơ đ# 1.1: Qui trình hoạt động quản lý chất lượng Quản lý chất lượng được thực hiện thông qua chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. 1.2.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo Lãnh đạo thiết lập thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp. Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Nguyên tắc5: Tính hệ thống Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp. SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 8 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU Qui trình sản xuất Kiểm chứng, đo lường, thử nghiệm, kiểm định Bỏ kế hoạch xử lý lại Kiểm tra Tiêu chuẩn Mua sắm NVL Tác động ngược Đạt ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến . Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị (win=win=win). 1.2.3. Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng (chu trình PDCA) 1.2.3.1. Trong khâu lập kế hoạch Là khâu quan trọng nhất được ưu tiên hàng đầu trong thời đại ngày nay. Lập kế hoạch chất lượng vạch ra định hướng thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Nó là giải pháp phòng ngừa để giảm sai sót, tạo điều kiện cho chính sách khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và các tiềm năng trong dài hạn nhờ đó giảm được chi phí chất lượng.Lập kế hoạch chất lượng giúp doanh nghiệp chủ động mở rộng thâm nhập vào thị trường mới thông qua chiến lược cạnh tranh về chất lượng, lập kế hoạch chất lượng tạo ra một chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định chính sách chất lượng là tập hợp các quan điểm định hướng chiến lược về chất lượng, hướng dẫn hoạt động toàn doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định mục tiêu chất lượng, giúp dự tính các nguồn lực đặc biệt nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu chất lượng. 1.2.3.2. Trong khâu tổ chức thực hiện Là một khâu biến các ý tưởng ở khâu lập kế hoạch thành hiện thực là một quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động tác nghiệp thông qua có kỹ thuật, phương tiện và phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra ở khâu lập kế hoạch. Khâu tổ chức thực hiện được thực hiện thông qua lựa chọn và tổ chức xây dựng quản lý chất lượng của doanh nghiệp phải căn cứ vào lĩnh vực hoạt động mục đích yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng của doanh nghiệp,tổ chức tiến hành đào tạo để cung cấp kiến thức và kinh nghiệm cho từng đối tượng, nhằm thực hiện các mục tiêu SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 9 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ chất lượng đã đề ra, phân giao chỉ tiêu chất lượng cho từng đối tượng, bộ phận, cung cấp các nguồn lực cần thiết các phương tiện cần thiết để thực hiện. 1.2.3.3. Trong khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng Thực chất đây là quá trình theo dõi thu thập tin tức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu chất lượng và phát hiện các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng. Mục tiêu của kiểm tra kiểm soát chất lượng là xác định và ngăn chặn các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng phải đánh giá được mức độ tuân thủ kế hoạch đã đề ra đồng thời cũng phải đánh giá dược chất lượng của bản thân kế hoạch chất lượng có như vậy mới đảm bảo chất lượng được thực hiện đúng ngay từ khâu lập kế hoạch chất lượng. 1.2.3.4. Trong khâu điều chỉnh và cải tiến Điều chỉnh khắc phục các nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Cải tiến là quá trình đưa mức chất lượng lên mức chất lượng cao hơn để giảm dần khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và sự đạt được thực tế. Trong quá trình điều chỉnh và cải tiến phải giải quyết được nguyên nhân và hậu quả. Giải quyết hậu quả mang tính chất sửa sai không có tính chất lâu dài, muốn khắc phục được sai sót phải tìm ra nguyên nhân sai sót và loại bỏ nguyên nhân có như vậy mới không bị lặp lại sai sót. 1.2.4. Các thuật ngữ cơ bản của quản lý chất lượng a) Kiểm tra chất lượng (Inspection- I): đo, xét, thử nghiệm nhằm loại bỏ phế phẩm hoặc tái chế. b) Chính sách chất lượng (Quality Policy- QP): đó là những ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và phải được tập thể thành viên trong tổ chức biết và không ngừng được hoàn thiện. c) Kiểm soát chất lượng(Quality control- QC): là những hoạt động kỹ thuật, tác nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra. d) Mục tiêu chất lượng (Quality objectives-QO): đó là sự thể hiện bằng văn bản các chỉ tiêu, các quan tâm cụ thể(đối tượng hoặc đặc tính) của các tổ chức do ban lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi chính sách chất lượng theo từng giai đoạn. e) Hoạch định chất lượng (QualityPlanning- QP): xác định và thự hiện chính sách đã được vạch ra . Gồm : việc lập mục tiêu, yêu cầu chất lượng và về các yếu tố của hệ thống quản lý SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 10 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU [...]... của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp Bước 6: Ðánh giá nội bộ SVTH: NGUYỄN KHẮC QUỲNH 18 GVHD: VŨ ĐÌNH BÁU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY TNHH KTHS & CBNM THANH HÀ 3.1 Công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà 3.1.1 Tổng quan về công ty Công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà. .. họat động xây dựng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 toàn công ty - Cung cấp nguồn lực để đảm bảo việc triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đúng theo kế họach - Chủ trì họat động xem xét hệ thống quản lý hệ thống quản lý chất lượng theo định kỳ và đột xuất - Quyết định cao nhất mọi vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý hệ thống quản lý chất lượng tại công ty 2 Ô... lượng quốc gia 2.3 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 • ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng • ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu • ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả • ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường Bảng 2.1: Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000 Phiên bản Phiên bản Phiên... Phó ban - Giữ vai trò Đại diện lãnh đạo về xây dựng hệ thống - Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện quá trình xây dựng, áp dụng và cải tiến thống quản lý hệ thống quản lý chất lượng của công ty - Tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của công ty - Báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện và những khó khăn để Giám Đốc xem xét giải... lý chất lượng ISO 9001: 2000 - Tham gia họat động thẩm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng - Phụ trách việc kiểm soát tài liệu, hồ sơ cấp Công ty để làm mẫu các các phòng ban khác tham khảo 3.2 Hệ thống ISO của công ty 3.2.1 Các điều khoản loại trừ không áp dụng của công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà trong ISO 9001:2008 a) HTQLCL xây dựng phù hợp với bản chất công ty và yêu cầu khách hàng luật... THANH HÀ − Thực hiện công nghệ mới − Thay đổi quá trình , giảm khuyết tật QC QMS (QO, QP, QD) QA QI Biểu đồ 1.1: Sự hình thành QMS 1.2.5 Sự cần thiết có một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý chất lượng xuất phát từ những lý do sau: 1.2.5.1 Hệ thống quản lý kinh tế thống nhất Quản lý chất lượng là quản lý về mặt chất của hệ thống (doanh nghiệp)... Công ty làm theo công nghệ cổ truyền từ đời trước truyền lại, theo tiêu chuẩn cơ sở của công ty đã công bố và được công nhận 3.2.2 Các tiêu chuẩn trong ISO 9001:2008 mà công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh Hà áp dụng 3.2.2.1 Sổ tay chất lượng Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng , bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải về bất cứ ngoại lệ nào Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản. .. trì hệ thống - Tham gia họat động thẩm tra, đánh giá thống quản lý hệ thống quản lý chất lượng 5 Ô Trần Kỳ Sơn – Thư ký ban ISO - Trực tiếp biên sọan các tài liệu, quy định liên quan đến nghiệp vụ của từng đơn vị sao cho phù hợp với thống quản lý hệ thống quản lý chất lượng - Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên các qui trình, thủ tục, hướng dẫn liên quan đến thống quản lý hệ thống quản lý chất. .. trong việc chào mời khách hang 2.4.2 Các lợi ích khi áp dụng ISO 9000 a) Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng "Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt" Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp công ty quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại... chất, xã hội, tâm lý và môi trường b) Chính sách chất lượng: chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức c) Mục tiêu chất lượng d) Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng e) Sổ tay chất lượng f) Quản lý nguồn nhân lực g) Quản lý việc tạo sản phẩm và dịch vụ h) Quản lý theo dõi đo lường cải tiến 2.6 Xây . NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY TNHH KTHS & CBNM THANH HÀ 3.1. Công ty TNHH KTHS & CBNM Thanh. tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. 2.3. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 • ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. • ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. • ISO 9004:. NGHIỆP XÂY DỰNG HTQLCL ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY THANH HÀ Sơ đ# 1.1: Qui trình hoạt động quản lý chất lượng Quản lý chất lượng được thực hiện thông qua chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch