Trong những năm gần đây nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn cho vịt không ngừng hoàn thiện và cải tiến, sản xuất thức ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh lý
Trang 1i
Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ Bé n«ng nghiÖp vµ Ptnt
ViÖn ch¨n nu«i Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm thuþ ph−¬ng
C¬ quan chñ tr× dù ¸n: Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm
Thôy Ph−¬ng - ViÖn Ch¨n nu«i Chñ nhiÖm dù ¸n: TS Phïng §øc TiÕn
9215
Hµ Néi – 2012
Trang 2ii
Bộ khoa học và công nghệ Bộ nông nghiệp và Ptnt
Viện chăn nuôi Trung tâm nghiên cứu gia cầm thuỵ phương
-
Dự án độc lập cấp nhà nước
Báo cáo tổng hợp Kết quả khoa học công nghệ dự án
Trang 3X Khối lượng trung bình
Trang 4iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT I DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.1.1 Tình hình chăn nuôi và dinh dưỡng trong chăn nuôi vịt 2
1.1.2 Thú y phòng bệnh cho vịt 6
1.1.3 Ấp trứng vịt 7
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2.1 Tình hình chăn nuôi và dinh dưỡng trong chăn nuôi vịt 9
1.2.2 Thú y phòng bệnh trong chăn nuôi vịt 13
1.2.3 Ấp trứng vịt 15
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Nội dung nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Phương pháp chọn lọc xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương 19
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, ấp trứng đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 19
2.2.2.1 Xác định mức ăn hạn chế để khống chế khối lượng vịt Super M3 sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị 19
2.2.2.2 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ giai đoạn sinh sản 20
2.2.2.3 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm 21
2.2.2.4 Kiểm soát bệnh Salmonella đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 22
2.2.2.5 Biện pháp phòng trị bệnh E coli đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 22
2.2.2.6 Lựa chọn kháng sinh phòng trị bệnh bằng phương pháp kháng sinh đồ 22
2.2.2.7 Xác định mức nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong máy ấp trứng vịt Super M323 2.2.3 Phương pháp xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 24
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 24
Trang 5v
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 Chọn lọc xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương 25
3.1.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 25
3.1.2 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 25
3.1.3 Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 26
3.1.4 Lượng thức ăn thu nhận của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 27
3.1.5 Tuổi thành thục của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 28
3.1.6 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 28
3.1.7 Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 29
3.1.8 Vịt Super M3 bố mẹ 30
3.1.9 Vịt Super M3 thương phẩm 30
3.1.9.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 thương phẩm 30
3.1.9.2 Khối lượng cơ thể, TTTĂ/kg tăng khối lượng cơ thể vịt Super M3 qua các tuần tuổi 31
3.1.9.3 Năng suất thịt của vịt Super M3 thương phẩm 32
3.2 Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, ấp trứng đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 32
3.2.1 Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 33
3.2.1.1 Xác định mức ăn hạn chế để khống chế khối lượng vịt Super M3 sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị 33
3.2.1.2 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ giai đoạn sinh sản 37
3.2.1.3 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm 43
3.2.2 Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 46
3.2.2.1 Biện pháp phòng trị bệnh Salmonella đối với vịt Super M3 sinh sản 46
3.2.2.2 Biện pháp phòng trị bệnh Salmonella đối với vịt Super M3 thương phẩm 47
3.2.2.3 Biện pháp phòng trị bệnh E coli đối với vịt Super M3 sinh sản 48
3.2.2.4 Biện pháp phòng trị bệnh E coli đối với vịt Super M3 thương phẩm 49
3.2.2.5 Lựa chọn kháng sinh phòng trị bệnh cho vịt Super M3 sinh sản 50
3.2.3 Hoàn thiện quy trình ấp trứng vịt Super M3 53
3.2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm trong chế độ ấp đơn kỳ 53
3.2.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm trong chế độ ấp đa kỳ 55
3.3 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 59
Trang 6vi
3.3.1 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ 59
3.3.1.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 giai đoạn con, hậu bị 59
3.3.1.2 Khối lượng cơ thể vịt Super M3 qua các giai đoạn 59
3.3.1.3 Tuổi thành thục sinh dục của vịt Super M3 60
3.3.1.4 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10trứng của vịt Super M3 61
3.3.1.5 Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số vịt con/mái của vịt Super M3 61
3.3.1.6 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt Super M3 62
3.3.2 Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm 62
3.3.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 thương phẩm 62
3.3.2.2 Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 thương phẩm 63
3.3.2.3 Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể vịt Super M3 thương phẩm 64
3.3.2.4 Hạch toán thu chi nuôi vịt Super M3 thương phẩm 64
3.4 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y phòng bệnh, ấp trứng vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm 65
3.5 Tác động đối với kinh tế xã hội và môi trường 65
3.6 Các kết quả khác của dự án 65
3.6.1 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi: 02 bài báo 65
3.6.2 Báo cáo khoa học: 02 báo cáo 65
3.6.3 Kết quả phối hợp đào tạo trên đại học 65
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
4 1 Kết luận 66
4.2 Đề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 7vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái 25
Bảng 2: Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng trống AB ở 5 tuần tuổi 26
Bảng 3: Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng mái CD ở 5 tuần tuổi 27
Bảng 4: Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng trống ở 24 tuần tuổi 27
Bảng 5: Lượng thức ăn thu nhận/con/giai đoạn của vịt Super M3 (kg) 27
Bảng 6: Tuổi đẻ, khối lượng vịt mái, khối lượng trứng của vịt Super M3 khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 50% 28
Bảng 7: Năng suất trứng/mái (quả) và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Super M3 29
Bảng 8: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của trứng vịt Super M3 29
Bảng 9: Một số chỉ tiêu trên đàn vịt Super M3 bố mẹ 30
Bảng 10: Tỷ lệ nuôi sống vịt Super M3 thương phẩm (%) 31
Bảng 11: Khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể vịt Super M3 qua các tuần tuổi 31
Bảng 12: Năng suất thịt của vịt thương phẩm ở 8 tuần tuổi (%) 32
Bảng 13: Tỷ lệ nuôi sống vịt Super M3 qua các giai đoạn 33
Bảng 14: Lượng thức ăn thu nhận/con/giai đoạn của vịt Super M3 (kg) 33
Bảng 15: Khối lượng cơ thể vịt Super M3 mái qua các tuần tuổi 34
Bảng 16: Tuổi đẻ, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể vịt Super M3 khi tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% 35
Bảng 17: Năng suất trứng/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Super M3 36
Bảng 18: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số vịt con/mái 37
Bảng 19: Khối lượng cơ thể vịt mái ở 22 tuần tuổi 38
Bảng 20: Tuổi đẻ, khối lượng trứng, khối lượng vịt Super M3 khi tỷ lệ đẻ đạt 5, 50% 38
Bảng 21: Năng suất trứng/mái của vịt Super M3 (quả) 39
Bảng 22: Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Super M3 (kg) 41
Bảng 23: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số vịt con/mái 41
Bảng 24: Hiệu quả kinh tế nuôi vịt Super M3 sinh sản (1000 đồng) 42
Bảng 25: Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 qua các tuần tuổi (%) 43
Bảng 26: Ảnh hưởng của protein, lysine, tương tác protein và lysine đến khối lượng cơ thể vịt Super M3 thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 44
Bảng 27: Tiêu tốn thức ăn của vịt Super M3 qua các tuần tuổi 45
Bảng 28: Chi phí thức ăn của vịt Super M3 qua các tuần tuổi (1000 đồng) 45
Trang 8viii
Bảng 29: Chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế 46
Bảng 30: Hiệu quả kinh tế nuôi vịt Super M3 thương phẩm (1000 đồng) 46
Bảng 31: Tỷ lệ số mẫu dương tính vịt Super M3 sinh sản 47
Bảng 32: Tỷ lệ mẫu dương tính với Salmonella trên vịt Super M3 thương phẩm 48
Bảng 33: Tỷ lệ mẫu dương tính với E coli trên vịt Super M3 sinh sản 48
Bảng 34: Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn E.coli trên chuột bạch 49
Bảng 35: Tỷ lệ mẫu dương tính với E coli 49
Bảng 36: Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn E coli trên chuột bạch 50
Bảng 37: Kiểm tra khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E coli phân lập được 50
Bảng 38: Kết quả điều trị bệnh do E coli và Salmonella trên vịt Super M3 51
Bảng 39: Kết quả điều trị bệnh do E coli và Salmonella trên vịt 52
Bảng 40: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E coli phân lập được trên vịt Super M3 thương phẩm 52
Bảng 41: Điều trị bệnh do E coli và Salmonella trên vịt thương phẩm 53
Bảng 42: Kết quả ấp nở của chế độ nhiệt độ trong máy ấp đơn kỳ 54
Bảng 43: Kết quả ấp nở của chế độ ẩm trong máy ấp đơn kỳ 55
Bảng 44: Kết quả ấp nở của chế độ nhiệt độ trong máy ấp đa kỳ 56
Bảng 45: Kết quả ấp nở của chế độ ẩm trong máy ấp đa kỳ 57
Bảng 46: Kết quả ấp nở của chế độ ẩm trong máy ấp đa kỳ 58
Bảng 47: Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 giai đoạn con, hậu bị 59
Bảng 48: Khối lượng cơ thể vịt Super M3 qua các giai đoạn (g) 60
Bảng 49: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng khi đẻ đạt 5%, 50% của vịt Super M3 60
Bảng 50: Năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10trứng của vịt Super M3 (quả) 61
Bảng 51: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số vịt con/mái của vịt Super M3 62
Bảng 52: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt Super M3 62
Bảng 53: Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của vịt Super M3 thương phẩm 63
Bảng 54: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của vịt Super M3 thương phẩm 63
Bảng 55: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của vịt Super M3 thương phẩm 64
Bảng 56: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượngcơ thể của vịt Super M3 thương phẩm 64
Bảng 57: Hạch toán thu chi nuôi vịt Super M3 thương phẩm (1000 đồng) 65
Trang 91
MỞ ĐẦU
Hiện nay các giống vịt đang được nuôi nhiều trên thế giới như vịt siêu thịt Super M, Super M2, Super M3, Super Heavy; vịt siêu trứng CV Layer 2000 do Hãng Cherry Valley của Vương Quốc Anh tạo ra Vịt Star 57, Star 76, M15, do Hãng Grimaud Frères cộng hòa Pháp tạo ra
Trong những năm qua nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ giống của thế giới chăn nuôi vịt ở nước ta đứng thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc) về số lượng (FAO, 2009 [7]) Điều đó chứng tỏ nghề chăn nuôi vịt ở nước ta đã có bước phát triển đáng kích lệ và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của người chăn nuôi
Vịt Super M3 dòng ông nội có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ 238 quả, tỷ lệ phôi 85%, tỷ lệ nở 62% Dòng bà ngoại có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ 263 quả, tỷ lệ phôi 86%, tỷ lệ nở 66% Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái đạt 296 quả, tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở 78% Vịt thương phẩm nuôi 47 ngày tuổi đạt 3,48 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,28 kg, tỷ lệ nuôi sống 97% [54]
Nghiên cứu dinh dưỡng protein và một số axit amin quan trọng như lysine, methionine là cần thiết đối với gia cầm bởi những axit này thường xuyên thiếu hụt ở hầu hết các nguyên liệu thức ăn cho gia cầm (CAB International, 1987) [44]
Bệnh do Salmonella ở gia cầm do Salmonella enteritidis và Salamonella typhymurium là hai typ huyết thanh thông thường nhất gây ngộ độc thực phẩm cho người (EFSA, 2004 [52]), đồng thời 2 typ huyết thanh này cũng gây chết cho gia cầm mới nở và gây ra nhiễm trùng ẩn ở gia cầm lấy thịt và đẻ trứng Chính vì vậy gia cầm có cơ hội truyền S.enteritidis và S typhymurium sang người qua nguồn trứng và thịt Điều đáng lo ngại là Salmonella ngày càng kháng nhiều loại kháng sinh khác nhau làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm Salmolella trở nên khó khăn (Cooke F.J và Wain J 2004 [50]) Vì vậy việc phòng trị bệnh do Salmonella cho gia cầm không chỉ để giảm thiểu tỷ lệ chết ở gia cầm mà còn là biện pháp hữu hiệu để giảm các bệnh do Salmonella gây ra ở người
Bệnh E coli do vi khuẩn Escherichia coli gây nên, bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, đặc biệt trong giai đoạn từ 3-15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém Vi khuẩn E coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E coli phát triển và gây bệnh
Trang 102
Vịt Super M3 là dòng vịt có khối lượng trứng lớn khi áp dụng các quy trình ấp trứng vịt thông thường đã cho kết quả chưa đạt yêu cầu, trứng bị chết phôi và chết tắc chiếm tỷ lệ cao Để nâng cao tỷ lệ ấp nở cần thiết phải nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở, trong đó có 2 yếu tố quan trọng là nhiệt độ, độ ẩm
Để phát triển rộng chăn nuôi vịt Super M3 có hiệu quả, bền vững đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, ấp trứng, mô hình chăn nuôi, Từ thực tiễn
trên chúng tôi triển khai dự án P: “Hoàn thiện quy trình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ
và thương phẩm tại các tỉnh phía Bắc”
1.1.1 Tình hình chăn nuôi và dinh dưỡng trong chăn nuôi vịt
Theo số liệu của tổ chức FAO, 2009 [7] số lượng vịt trên thế giới 1.008,332 triệu con thì châu Á có tới 953,86 triệu chiếm 94,6% tổng đàn vịt trên thế giới Trung Quốc là nước dẫn đầu có tổng đàn vịt 771,25 triệu con chiếm tới 76,49% (so với thế giới) và 80,86% (so với châu Á); Việt Nam có 84 triệu con chiếm 8,33% (so với thế giới) và 8,81% (so với châu Á) xếp thứ nhì; Indonesia có 42,3 triệu con chiếm 4,2% (so với thế giới) và 4,43% (so với châu Á) xếp thứ ba Về sản xuất thịt vịt có 5 nước là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Thái Lan đứng chủ lực
Có được mức tăng trưởng như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực di truyền chọn tạo giống
Để sử dụng ưu thế lai từ lâu trên thế giới đi sâu vào chọn tạo các dòng thuần, xây dựng hệ thống giống từ dòng thuần tới con thương phẩm Trong lĩnh vực chọn tạo giống vịt trước hết phải kể đến Hãng Cherry Valley của Vương Quốc Anh đã tạo ra bộ giống vịt siêu thịt Super M, Super M2, Super M3, Super Heavy, mỗi giống gồm có 4 dòng (dòng ông nội A, dòng bà nội B, dòng ông ngoại C và dòng bà ngoại D), từ đó tạo ra vịt bố mẹ trống AB và mái CD, rồi tạo vịt thương phẩm ABCD có ưu thế lai cao
Trang 113
Một số chỉ tiêu của vịt Super M2 dòng ông có năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ đạt 170 quả, dòng bà: 180 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ: 230 quả Vịt thương phẩm có khối lượng trung bình đến 47 ngày đạt 3,3kg [5]
Vịt Super M3 dòng bà nội có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ đạt 238 quả, dòng bà ngoại: 263 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ đạt: 296 quả, tỷ lệ phôi 93%,
tỷ lệ nở 78% Vịt nuôi thương phẩm có khối lượng trung bình đến 47 ngày đạt 3,48 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,28 kg [27]
Xinjian Yan[77], vịt Super M3 bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ đạt 296 quả, con thương phẩm đạt 3,2 kg nuôi 42 ngày Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể
là 1,9 -2,0 kg hoặc 3,5 kg nuôi 47 ngày
Vịt Super Heavy dòng bà nội có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 238 quả Bà ngoại
có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 252 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ:
270 quả Vịt thương phẩm đến 47 ngày tuổi có khối lượng trung bình 3,73 kg [28]
Hãng Grimaud Frères cộng hòa Pháp đã tạo ra bộ giống vịt GL 50, GL 30 để tạo ra vịt Star 53; vịt GL 70, GL 60 để tạo ra vịt Star 76, các dòng vịt M12, M14, M15, từ đó sản xuất ra con thương phẩm có ưu thế lai cao
Trống GL50 thành thục về tính ở 24 tuần tuổi, tỷ lệ phôi 92% Mái GL30 có năng suất trứng/mái/46 tuần: 260 quả Vịt Star 53 nuôi thịt đến 56 ngày có khối lượng cơ thể 3,94 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,58 kg Trống GL70 thành thục về tính ở 24 tuần tuổi, tỷ lệ phôi 90% Mái GL60 có năng suất trứng/mái/46 tuần: 225 quả Vịt Star 76 nuôi thịt đến 56 ngày có khối lượng cơ thể 3,9kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,63kg Vịt mái M12 có năng suất trứng/mái/42/45 tuần đẻ: 225/240 quả; M15: 230/245 trứng [56]
Các phương pháp chọn tạo hiện đại đối với gia cầm đã được nhiều nước trên thế giới
áp dụng Đối với vịt đã được Hãng Cherry valley chọn lọc tạo ra các dòng vịt CV Super M
có tốc độ tăng khối lượng cao từ vịt Bắc Kinh Powell J.C., 1985 [72] nhận định khối lượng cơ thể là một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,73), vì vậy chọn lọc để nâng cao khối lượng cơ thể vịt là có hiệu quả
Sản lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng, nó có ý nghĩa quan trọng trong chọn lọc dòng mái của vịt hướng thịt Pingel H., 1984 [71] cho biết hệ số di truyền của vịt Bắc Kinh là 0,17-0,42 Chhikapara B.S và cộng sự, 1985 [48] cho rằng nếu chọn lọc dựa vào
Trang 124
sản lượng trứng của một thời gian đẻ đầu thì hiệu quả chọn lọc sẽ thấp hơn là dựa vào sản lượng trứng của cả chu kỳ đẻ, nhưng tiến bộ di truyền thì cao hơn do rút ngắn được khoảng cách thế hệ
Wezyk S et al., 1986[79] nghiên cứu chọn lọc trên đàn vịt từ 1964-1982 cho kết quả: dòng P44 nâng sản lượng trứng từ 84 quả/mái (1966) lên 120 quả/mái (1982); tăng hệ số di truyền từ 0,01 lên 0,43 Dòng P55 nâng sản lượng trứng từ 77 quả/mái (1967) lên 99 quả/mái (1982), tăng hệ số di truyền từ 0,1 lên 0,75
Pingel H., Klemm R., Wolf A., 1984 [71] cho biết chọn lọc về tốc độ tăng nhanh về khối lượng vịt thì sẽ đạt khối lượng giết thịt sớm và do vậy làm giảm chi phí thức ăn Nhưng nếu giết thịt vịt non thì tỷ lệ cơ ức thấp và tỷ lệ mỡ dưới da cao, do đó nên chọn lọc theo hướng giảm chi phí thức ăn
Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận khi chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể gia cầm thì cũng nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn
Clayton G.A., Powell J.C, 1979 [49] hệ số di truyền về hiệu suất sử dụng thức ăn của vịt là 0,28 Klemm R., Pingel, H 1985 [65] hệ số di truyền về hiệu suất sử dụng thức ăn ở vịt trống là 0,21 và vịt mái là 0,31
Hãng Grimaud Freres Pháp chọn lọc các dòng vịt: Dòng trống cho ăn tự do đến 4 tuần tuổi, cân cá thể chọn lọc về khối lượng cơ thể và đến 7 tuần tuổi chọn tiếp về khối lượng cơ thể độ dày thịt ức, chuyển hoá thức ăn Dòng mái cho ăn tự do và chọn lọc ở 5 tuần tuổi
Để hoàn thiện công nghệ chăn nuôi, phát huy khai thác tối đa tiềm năng di truyền giống có một số công trình nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng nuôi vịt Dinh dưỡng gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng
Mazanowski và Kokoszynski, 1999 [68] cho rằng hạn chế thức ăn thấp hơn 30% so với khuyến cáo có tác động tiêu cực về tỷ lệ sống của con vịt Osman AMA, 1993 [70], không có sự khác biệt về tỷ lệ chết trong số những nhóm cho ăn thức ăn hạn chế so với nhóm không hạn chế
Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie và Farrell, 1985 [40] về ảnh hưởng của các mức Protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối của vịt Bắc Kinh cho biết:
ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn 24% Protein thô thì tăng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt
Trang 13vỏ trứng kém chất lượng (Robinson và cộng sự, 1993 [73]) và khả năng sinh sản giảm ở con trống (Hocking và Duff, 1989 [58])
Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy các đàn gia cầm cho ăn hạn chế các chỉ số sinh
lý, chẳng hạn như herophil/tỷ lệ tế bào lympho, basophil và monocyte tần số và nồng độ corticosterone cao hơn so với đàn gia cầm được cho ăn tự do (Hocking et al, 1993 [59]) Trong những năm gần đây nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn cho vịt không ngừng hoàn thiện và cải tiến, sản xuất thức ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh lý của từng độ tuổi, từng loại con giống Dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với duy trì sự sống, khả năng sản xuất của gia súc, gia cầm Do đó, trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng việc xác định nhu cầu dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi
Khẩu phần ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, cân đối các axit amin đáp ứng nhu cầu của gia cầm là biện pháp quan trọng để tăng năng suất sản phẩm và hiệu quả sử dụng thức
ăn Khi khẩu phần ăn bị thiếu một lượng nhỏ axit amin thì con vật có xu hướng ăn nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu, trong trường hợp này hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ giảm (Almquist, 1952 [41])
Surisdiarto, Farrell, 1991 [74] cho thấy: khẩu phần thức ăn với sự cân bằng axit amin
lý tưởng sẽ cho kết quả tốt nhất về tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn Tuy nhiên, mỗi mức protein thô khác nhau thì có hàm lượng axit amin tương ứng khác nhau Như vậy, vấn đề dinh dưỡng protein ở đây không phải chỉ dừng lại ở tỷ lệ protein thích hợp, mà còn phải tính toán tới sự cân đối của các axit amin trong khẩu phần, nhất là các axit amin không thay thế
Trang 146
Leclerp và Carvil, 1990 [66] cho biết với mức lysine 0,64% - 0,55% từ 3 đến 6, từ 6 đến 10 tuần tuổi thì mức lysine tương ứng là 0,3-0,25% đã làm tăng sinh trưởng của ngan Còn mức lysine và methionine tối ưu trong khẩu phần đối với vịt trắng là 0,7%
1.1.2 Thú y phòng bệnh cho vịt
Bệnh do Salmonella trên gia cầm chủ yếu do Salmonella typhimurium, enteritidis, anatum, gallinarum và pullorum Mầm bệnh xâm nhập chủ yếu qua thức ăn, nước uống Một trong những đường truyền bệnh quan trọng là truyền dọc qua trứng Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy sự có mặt của vi khuẩn Salmonella từ lòng đỏ trứng vịt Con đường lây truyền thứ hai là sự xâm nhiễm vi khuẩn Salmonella qua vỏ trứng Từ phân, Salmonella thường gây ô nhiễm vỏ trứng trong quá trình đẻ hoặc từ ổ đẻ (Hồng Nga dịch, 2006 [23]) Bệnh bạch lỵ do Salmonella được miêu tả bởi Hewittem năm 1928 bệnh này xuất hiện trên gia cầm có thể lây nhiễm từ trứng ấp hoặc trong quá trình nuôi chung vịt và các loại gia cầm khác Bệnh do vi khuẩn Salmonella pullorum thuộc giống Salmonella, họ Enterobacteriaceae, loại vi khuẩn gram (-) Theo Jurajda, 2003 vịt và gà tây đều bị nhiễm bệnh này với những triệu chứng và bệnh tích giống nhau, đặc biệt bệnh này có thể truyền dọc qua trứng do đó bệnh có thể xuất hiện ở đời con cái chúng từ ngay sau khi ấp, đặc biệt
là gây tỷ lệ chết phôi cao Biểu hiện của bệnh này là vịt ăn ít, hay đứng nhắm mắt, phân dính bết ở hậu môn do vịt bị ỉa chảy phân trắng, đặc biệt là biểu hiện ở đường hô hấp vịt bị khó thở do tim bị tích nước và viêm cơ tim, mặt khác phổi cũng bị thủy thũng, nếu bệnh kéo dài ở tim và phổi xuất hiện những hạt sần sùi
Bệnh do các chủng vi khuẩn Escherichia coli (E coli) thuộc nhóm gây bệnh cho gia cầm gây ra Mầm bệnh có nhiều trong bụi ở chuồng nuôi, một gam bụi có từ 1 - 10 triệu vi khuẩn E coli và chúng có thể tồn tại ở đó trong 1 thời gian dài (Kikuyasu Nakamura, 2000[64])
Bệnh có thể xảy ra với tất cả các loài gia cầm, nhưng thường thấy ở gà, vịt, ngan, gà tây gây tỷ lệ chết cao ở gia cầm con, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn Trong
tự nhiên, nguồn lây bệnh chủ yếu là các gia cầm bệnh, gia cầm mang trùng Chúng thải mầm bệnh, theo phân ra ngoài môi trường sống, vi khuẩn E coli lại có thể tồn tại lâu trên nền chuồng, phân, chất độn chuồng, đất và nước, vì vậy bệnh thường xảy ra ở những chuồng nuôi có vệ sinh môi trường kém, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đầy đủ
Trang 157
Theo Jurajda, 2003 [62]thì vi khuẩn escherichia coli (E coli) gây ra E.coli là vi khuẩn gram âm Có thể nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường thạch thông thường ở 37oC Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây nên tỉ lệ chết phôi cao, gây dung huyết, viêm ruột, viêm khớp…và viêm bã đậu trong trường hợp vịt bị CRD hoặc có mặt ở các bệnh do virus Hiện nay người ta đã phân lập được 240 chủng vi khuẩn E.coli nhưng chỉ có một số chủng gây nên bệnh ở gia cầm
Bệnh E coli có thể truyền dọc qua trứng nếu gia cầm mẹ bị nhiễm Gia cầm bị nhiễm bệnh do vệ sinh môi trường hoặc thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh, do đường hô hấp hoặc đường ruột bị tổn thương, do tiếp xúc giữa các vịt bị bệnh
Các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn sinh học nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành chăn nuôi, giảm thiểu các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên
Trong hướng dẫn an toàn sinh học của Hugh Milla, Attwood, 2004 [61] cho thấy An toàn sinh học giúp làm giảm các bệnh truyền nhiễm nói chung như bệnh cầu trùng, marek, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Salmonelosis, E.Coli, giảm nguy cơ lây lan bệnh tật trong cơ sở chăn nuôi cũng như việc lây lan bệnh tật ra môi trường bên ngoài và lây lan giữa các trang trại, ngoài ra an toàn sinh học còn mang lại hiệu quả kinh tế cao
Để phòng bệnh này phải thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học như chế độ cách
ly, chế độ vệ sinh khử trùng tiêu độc, kiểm soát côn trùng và các loài gặm nhấm, kiểm soát nguồn nước và thức ăn cho gia cầm
1.1.3 Ấp trứng vịt
Sự phát triển phôi thai gia cầm được thực hiện ngoài cơ thể mẹ Có nhiều yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của phôi thai gia cầm, nhưng 2 yếu tố quan trọng có tính quyết định phải kể đến đầu tiên đó là nhiệt độ và độ ẩm Nếu trứng được ấp ở mức nhiệt độ thấp hơn mức cho phép sẽ dẫn đến phôi phát triển chậm, thời gian nở kéo dài Với mức nhiệt độ 350C (950F) là mức giới hạn nhiệt độ thấp nhất trong thời kỳ ấp nhưng nếu kéo dài thì phôi phát triển không bình thường Với nhiệt
độ 38 - 390C (100,4 - 102,20F) là mức giới hạn nhiệt độ cao nhất trong thời kỳ ấp là mức nhiệt phôi có thể phát triển được nhưng không bình thường (Cherles Deeming, 1991 [46])
Trang 168
Cherry Valey, 1991 [47] cho biết nhiệt độ của máy ấp trứng vịt là 37,360C (99,250F), nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn sẽ ảnh hưởng đến thời gian ấp Độ ẩm ở mức 58% (30 - 30,50C nhiệt kế ướt) ở giai đoạn đầu và điều chỉnh theo mức giảm khối lượng của trứng Tullett S.G, 1990 [76] cho biết nhiệt độ trong máy ấp trứng vịt là 37,5 - 37,80C, độ
ẩm 60 - 65% cho đến ngày ấp thứ 24 cần giảm bớt nhiệt độ, tăng độ ẩm đến khi nở
Khi nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trong máy ấp có sự chênh lệch so với nhiệt độ chung của máy, với điều kiện này cần thiết phải có những thao tác đảo vị trí của khay trứng sao cho phù hợp thì tỷ lệ ấp nở mới đạt yêu cầu (Mauldin J M.R, Jeffrey Buhr, 1995 [67]) Trong quy trình ấp nếu cho rằng nhiệt độ đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đến kết quả ấp nở thì độ ẩm cũng ở vị trí tương đương Quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm có
ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ nở của các loài gia cầm, đến tính trạng sức sống của gia cầm non và còn ảnh hưởng đến cả giai đoạn sinh sản của gia cầm
Wan G Y; Zhu Q.D; Chen Y.E, 1985 [78] làm thí nghiệm 4 lứa trứng vịt với nhiệt độ
ấp 36,7 - 37,20C và độ ẩm 78 - 80%, trứng được đưa ra làm mát 1 lần vào lúc 14 giờ hàng ngày, bắt đầu từ ngày ấp thứ 10 Nhiệt độ của nước phun lên trứng 40 - 420C Với số trứng
ấp 864 quả có 83% phôi sống Kết quả tỷ lệ nở đạt 81,4%/trứng có phôi
Trong thông tin của Duckeggs.com/hatching eggs [51] nêu rõ điều kiện chung để ấp trứng vịt: thời kỳ ấp 1 đến 25 ngày nhiệt độ 99,50F và độ ẩm 860F (56%); thời kỳ nở 26 -
28 ngày 98,50F và độ ẩm 940F (78%)
Cacvin Dơ H, Crut Dơ A, 1985 [45] cho rằng điều kiện để ấp trứng vịt với nhiệt độ 37,4 - 37,50C; ẩm độ 65% giai đoạn nở nhiệt độ 37,4 - 37,50C, ẩm độ 86 - 92%, cho kết quả ấp nở cao
Nhiệt độ, độ ẩm, đảo trứng liên quan đến sự luân chuyển năng lượng trao đổi khí trong hô hấp và năng lượng tạo ra từ những trứng đang phát triển (Tullett S.C., 1990 [76]) William F., 2008 [80] cho rằng để ấp trứng vịt cần để mức nhiệt độ là 37,50C (99,50F)
và độ ẩm là 55% (84,50F ẩm kế ướt) Nhiệt độ giai đoạn nở giữ ở mức 37,20C (990F) và độ
ẩm 65% (880F ẩm kế ướt)
Trong Buzne.com [43] cho biết trong máy ấp trứng vịt nhiệt độ giữ ở mức 99,50F (37,50C) và độ ẩm là 55%
Trang 179
Tương tự như vậy, khi tham khảo quy trình ấp trứng vịt tại Hubpages com/hatching duck eggs cập nhật 3/4/2011 [60] cũng cho biết những điều kiện chung được để ấp trứng vịt:
Chế độ ấp Thời kỳ ấp (1 - 25 ngày) Thời kỳ nở (26 - 28 ngày)
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Tình hình chăn nuôi và dinh dưỡng trong chăn nuôi vịt
Việt Nam là một nước có số lượng vịt đứng thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc) Điều đó chứng tỏ nghề chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển khá mạnh mẽ và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của người chăn nuôi
Năm 2001 tổng đàn thuỷ cầm 57,9 triệu con, năm 2003: 69,9 triệu con, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên năm 2004 chỉ còn 59 triệu con Năm 2005: 59,9 triệu con tăng 1,5% so với năm trước Năm 2006: 62,6 triệu con tăng 4,5% Năm 2009 tổng đàn thủy cầm
là 68,4 triệu con
Từ nhiều năm nay, chăn nuôi vịt mang lại nhiều việc làm và là nguồn kinh tế quan trọng của hàng triệu hộ nông dân, nhiều trang trại đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (24,6 triệu con) và đồng bằng sông Hồng (17,6 triệu con), hai đồng bằng này số lượng vịt chiếm 61,1% tổng đàn vịt cả nước (Đinh Xuân Tùng, 2008 [34])
Từ năm 1990 nước ta nhập một số giống vịt từ vương quốc Anh như CV Super M,
CV 2000 layer, Khakicampbell Năm 2006, 2007 nhập tiếp các giống vịt Super M3, Super Heavy, Star 53, Star 76, M14, M15,
Trang 1810
Từ đó đến nay đã có một số công trình nghiên cứu như Lương Tất Nhợ, 1994 [24] cho biết vịt Super M nuôi thâm canh đến 56 ngày tuổi có tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối đạt tới 49,89g/ngày
Phạm Văn Trượng, 1995 [37] cho biết vịt Super M dòng trống, dòng mái và con thương phẩm nuôi nhốt đến 56 ngày tuổi có tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối bình quân: 49,43; 46,21; 50,47g/ngày
Dương Xuân Tuyển, 1998 [35] cho biết tỷ lệ phôi của vịt Super M ở giai đoạn kiểm tra cá thể (các tuần đẻ 5; 6 và 7) với tỷ lệ ghép trống mái 1:4 dao động từ 22,47-96,67% ở dòng trống và 31,52-97,73% ở dòng mái, sau giai đoạn kiểm tra phôi cá thể thay thế những con vịt trống kém chất lượng tỷ lệ phôi đạt 88,2-92% ở dòng trống và 92,91-94,2% ở dòng mái
Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu và CS, 2005 [31] khi nghiên cứu trên vịt CV Super M cho biết năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ 158-178,5 quả Tỷ lệ phôi: 90-95%, tỷ lệ nở/phôi: 80-86%
Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến và CS, 2005 [5] chọn lọc nâng cao vịt CV Super M qua 9 thế hệ tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cầm Bình cho biết dòng ông có năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ đạt 165-170 quả, dòng bà: 181 quả Tương ứng tỷ lệ phôi: 89,9%; 91,79% và tỷ lệ nở/trứng có phôi: 79,22%; 82,31% Vịt CV Super M thương phẩm nuôi thịt đến 8 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 3,1-3,2 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,83-3,18 kg
Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng và CS, 2008 [27] nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông bà Super M3 nhập nội cho biết dòng bà nội có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ đạt 199,2 quả, dòng bà ngoại 223,7 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ đạt 266,4 quả Vịt thương phẩm nuôi thịt đến 8 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 3,51kg Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 2,84kg
Theo kết quả nghiên cứu về khả năng sản xuất của vit Super M3 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên của Nguyễn Đức Trọng và cộng sự, 2007 [32] Vịt Super M3 có
tỷ lệ đẻ trung bình: dòng trống 53,75%, dòng mái: 68,87%, năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: dòng trống 180,60 quả, dòng mái: 231,77 quả, tỷ lệ phôi: dòng trống 91,90%, dòng mái: 92,49%, tỷ lệ nở/tổng trứng: dòng trống 84,50%, dòng mái: 87,17%
Trang 1911
Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng và CS, 2009 [28] nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông bà Super Heavy nhập nội cho biết vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ đạt 242,9-244,6 quả Vịt thương phẩm nuôi thịt đến 8 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 3,58-3,6kg
Một số kết quả về chọn tạo của các tác giả Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu và CS,
2003 [16] đã chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản Super Meat từ 2 dòng ông bà cũ: qua 4 thế
hệ đã tạo dòng trống T4 có khối lượng cao hơn dòng cũ từ 60-115g, hiệu quả chọn lọc 40,4-106g Dòng mái T6 có năng suất trứng đến 68 tuần tuổi 235,6-249,3 quả, hiệu quả chọn lọc từ 1,71-10,32 quả/mái Con lai giữa 2 dòng có ưu thế lai đạt 10,2%
Dương Xuân Tuyển và CS, 1999 [36] tạo ra dòng vịt V2 và V7 có năng suất trứng 167-192 quả/mái
Nguyễn Văn Diện, 2002 [4] nghiên cứu hiệu quả chọn lọc về năng suất đối với dòng trống và dòng mái của đàn vịt ông bà CV Super M nuôi tại trại vịt giống Vigova thành phố
Hồ Chí Minh có khuyến cáo khi chọn lọc dòng trống áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể, dòng mái áp dụng phương pháp chọn lọc kết hợp giữa các gia đình và trong gia đình hoặc chọn lọc kết hợp giữa cá thể và gia đình
Hiện nay chăn nuôi thủy cầm ở nước ta theo 4 phương thức chủ yếu:
Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi vịt chạy đồng, chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp
Ngoài các công trình nghiên cứu về chọn tạo, nuôi thích nghi giống mới nhập nội, đã
có một số công trình nghiên cứu về phương thức, mật độ nuôi đối với vịt Khakicampbell, chế độ dinh dưỡng trên vịt Super M2, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt, quy trình thú y phòng trị bệnh trên vịt, quy trình ấp nở trứng vịt của các tác giả Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Hồng Vỹ, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Trần Quốc Việt
Trong những năm gần đây nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn cho vịt không ngừng hoàn thiện và cải tiến, sản xuất thức ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh lý của từng độ tuổi, từng loại con giống
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và CS, 2004 [39] về ảnh hưởng của các mức hạn chế để khống chế khối lượng ngan Pháp siêu nặng sinh sản ở giai đoạn con, dò, hậu cho biết: khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi với khẩu phần ăn 100% so với
Trang 20Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995 [22], axit amin trong thức ăn chăn nuôi có
2 nhóm là axit amin thay thế và không thay thế Axit amin không thay thế là nhóm thiết yếu vì cơ thể động vật không tổng hợp được, mà phải lấy từ thức ăn Vũ Duy Giảng, Bùi Văn Chính, 2001[8] lysine, methionin là 2 axit amin quan trọng hàng đầu Cũng theo Trần Trọng Chiến, Lã Văn Kính, 1994 [1] thức ăn có nhiều axit amin không thay thế là methionin và lysine từ nguồn động vật như bột cá, bột xương, bột máu, các loại thức ăn này rất đắt tiền, số lượng hạn chế, nhưng nếu chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần như bột cá thì sản phẩm trứng thịt có mùi tanh không được ưa chuộng Vì vậy theo Vũ Duy Giảng và cộng sự, 2001[8] thì bổ sung axit amin tổng hợp methionin và lysine vào khẩu phần làm giảm được nguồn thức ăn động vật đắt tiền, tăng năng suất chăn nuôi, giảm chi phí giá thành, đang được ứng dụng trong sản xuất chế biến thức ăn gia súcgia cầm
Khi thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào trong thức ăn thì quá trình tổng hợp protein bị rối loạn, thậm chí còn làm phá huỷ trao đổi chất của cơ thể Theo Bùi Đức Lũng và CS, 1995 [22] thiếu lysine trong khẩu phần thức ăn sẽ làm đình trệ sự phát triển, giảm năng suất trứng, giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ chuyển hoá canxi, photpho gây còi xương, thoái hoá cơ làm rối loạn hoạt động sinh dục Nếu thừa lysine trong thức ăn hỗn hợp quá cao sẽ thể hiện bệnh lý ở gà là cong các chi
Sự thiếu hụt các axit amin trong thức ăn và trong khẩu phần thường được phản ánh ngay ở sự sinh trưởng và sản lượng của gia cầm và ở hiệu suất sử dụng thức ăn của gia cầm Khi đó thường thường sự suy giảm sinh trưởng và sản lượng tỷ lệ với mức thiếu hụt của axit amin nào thiếu hụt nhiều nhất trong số các axit amin không thay thế chỉ khi sự tiêu dùng thức ăn như nhau Thường thường, khi thiếu ít các axit amin trong thức ăn, để đáp ứng nhu cầu của mình về các axit amin này gia cầm cần phải ăn nhiều thức ăn hơn Do vậy khối lượng sống, hoặc sản lượng của gia cầm có thể như nhau khi cho ăn khẩu phần với
Trang 2113
hàm lượng bình thường của các axit amin cũng như hàm lượng không đủ Tuy nhiên khi thiếu các axit amin trong khẩu phần, chi dùng thức ăn để thu được tăng trọng hoặc sản phẩm sẽ cao hơn
1.2.2 Thú y phòng bệnh trong chăn nuôi vịt
Vịt là loài thủy cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thích hợp cho chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thủy động vật, thóc lúa rơi vãi sau thu hoạch Trong những năm gần đây chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển mạnh, tuy nhiên điều kiện nuôi vịt có nước là điều kiện môi trường thuận lợi cho việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra trong đó có vi khuẩn Salmonella spp
Nguyễn Ngọc Huân, 2006 [13] đã xét nghiệm tổng cộng 498 mẫu, bao gồm 110 mẫu phân vịt con, 113 mẫu phân vịt hậu bị, 129 mẫu phân vịt đẻ, 105 mẫu trứng sát lò ấp,
41 mẫu vịt con, 2 mẫu nước ao nuôi vịt và 2 mẫu nước giếng đã phát hiện tỷ lệ nhiễm Salmonella như sau: phân vịt con nhiễm 10,91%, phân vịt hậu bị nhiễm 3,54%, phân vịt đẻ nhiễm 4,65%, trứng sát lò ấp 16,19%, vịt con 12,19%, nước ao nuôi vịt và nước giếng không phát hiện có Salmonella
Tại một số huyện ở tỉnh Hưng Yên cũng có tỷ lệ nhiễm Salmonella khá cao như huyện Kim Động: 18,96%, huyện Tiên Lữ: 25%, huyện Ân Thi: 17,64% Nguyên nhân gây gây tỷ lệ nhiễm cao do có nhiều nhà máy ấp bị ô nhiễm, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh còn hạn chế (Trần Văn Thành và cộng sự, 2010 [25]), cũng tương tự như vậy tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt của tỉnh Hà Tây cũ cũng bị nhiễm 21,05% (Nguyễn Thị Ngọc Liên, 1997 [17]) và tại thành phố Hồ Chí Minh là 28,3% (Trần Xuân Hạnh, 1998 [9]) và theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh, 2010 [2] tại Bắc Ninh và Bắc Giang có tỷ lệ nhiễm Salmonella là 19,02% Như vậy tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt ở các địa phương là khá cao nguyên nhân chủ yếu là đàn thủy cầm chưa được kiểm soát chặt chẽ về bệnh này, điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng còn nhiều hạn chế
Vi khuẩn Salmonella phát triển trong điều kiện độ ẩm cao và điều kiện vệ sinh trong chăn nuôi kém, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huân, 2006 [13] mùa mưa làm tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt (12,96%) cao hơn so với mùa khô (3,95%) Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh thương hàn vịt về mùa mưa Trần Văn Thành và cộng sự,
2010 [25] theo dõi tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn vịt ở Hưng Yên cũng cho kết quả tương
tự là vào mùa xuân hè tỷ lệ nhiễm (23,27%) cao hơn vụ thu đông (17,07%)
Trang 2214
Sau khi phân lập được vi khuẩn gây bệnh việc thử độc lực trên chuột là cần thiết Theo kết quả thử độc lực của tác giả Trần Văn Thành và cộng sự, 2010 [25] cho thấy 2 chủng S.typhimurium và S.enteritidis đều có độc lực mạnh gây chết 100% chuột thí nghiệm trong vòng 5-24 giờ sau khi tiêm Trong đó S.typhimurium có độc lực mạnh hơn S.enteritidis, gây chết 100% chuột chỉ trong vòng 5-12 giờ sau khi tiêm
Theo nghiên cứu của Đinh Nam Lâm [15] thì đàn vịt ở tỉnh Cần Thơ nhiễm Salmonella với tỷ lệ 12,7%, vịt con nhỏ hơn 4 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 18%, vịt đẻ nhiễm 12,5% và vịt con 1 ngày tuổi nhiễm 10%, thấp nhất là vịt trưởng thành nhiễm 7,5%
Tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào mùa vụ: mùa mưa vịt thường bị nhiễm cao hơn mùa nắng, đồng thời vào các vùng khác nhau thì tỷ lệ này cũng khác nhau: vịt ở Giai Xuân nhiễm 22,5%, ở Thới Lai nhiễm 11,1%, ở Thới Long nhiễm 6,7% và ở lò ấp Bình Thuỷ là 10%
Tỷ lệ này không có quan hệ chặt chẽ với quy mô đàn 100% số mẫu phân lập được có khả năng gây bệnh cho chuột bạch và vịt con 5 ngày tuổi
Trần Thị Hạnh và CS, 2004 [10] xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella spp, phân lập và định type S typhimurium, S enteritidis ở vịt tại một số trại giống các tỉnh phía Bắc Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong 210 mẫu phân là 3%, trong 180 mẫu trứng tắc là 5,5%
Thực hiện vệ sinh an toàn sinh học trong phòng bệnh Salmonella rất quan trọng Việc chuyển nuôi vịt ở trại mới xây và thực hiện tốt vệ sinh thú y đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh, sát trùng tiêu độc việc ngăn ngừa sự nhiễm vi khuẩn nói chung, Salmonella nói riêng (Nguyễn Ngọc Huân, 2006 [13])
Như vậy để phòng và trị bệnh do Salmonella cho vịt cần thực hiện tốt các biện pháp
vệ sinh an toàn sinh học, thực hiện tốt các chương trình vaccine phòng các bệnh do virus, đặc biệt phải kiểm tra thường xuyên sự có mặt của vi khuẩn Salmonella trong huyết thanh vịt bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
Theo Đỗ Ngọc Hoè, 1974 [11] thì sự tồn tại của bụi và vi sinh vật trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của không khí Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm không khí thì quá trình tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ làm tăng trọng lượng hạt bụi và làm tăng quá trình lắng đọng của chúng Bụi và những giọt nước nhỏ trong không khí thường mang nhiều loại vi sinh vật, cả vi sinh vật vô hại và vi sinh vật gây bệnh, đáng chú ý là vi khuẩn
Trang 2315
Salmonella sp, E coli, Clostridium sp Ngoài ra còn có cả các loại độc tố và bào tử của
nấm mốc
1.2.3 Ấp trứng vịt
Ấp trứng thủ công hay ấp bằng máy đều phải quan tâm tới nhiệt độ, độ ẩm, sự thông
thoáng lưu thông khí trong máy ấp và việc đảo trứng
Yêu cầu trong máy ấp theo chế độ máy đa kỳ đối với trứng của một số giống vịt
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999 [30] khi nghiên cứu một
số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng vịt CV Super M dòng ông và dòng bà ở Việt
Nam cho biết chế độ ấp đơn và đa kỳ trứng vịt đã cho kết quả nở/phôi 89%; nở/tổng trứng
Nhiệt độ: giai đoạn ấp 1-24 ngày 37,4-37,50C; giai đoạn nở 25-28 ngày 37,2-37,40C;
Độ ẩm: giai đoạn ấp 1-24 ngày 55%; giai đoạn nở 68-72%
Trong chương trình 100 nghề cho nhà nông Bạch Thị Thanh Dân và CS, 2008[3] cũng
giới thiệu quy trình ấp trứng vịt với 2 chế độ đơn và đa kỳ:
Trang 24ngày 37,1 - 37,30C; Độ ẩm: giai đoạn ấp 1 - 24 ngày 55 - 57%; giai đoạn nở 75 - 80%
Nhiệt độ và độ ẩm giai đoạn nở của trứng vịt có thay đổi so với giai đoạn ấp
Về độ ẩm: ở giai đoạn đầu và cuối, yêu cầu độ ẩm phải cao hơn so với giai đoạn giữa,
giai đoạn 1 từ ngày ấp 1 đến ngày 7, độ ẩm 70 - 75% Giai đoạn 2 từ ngày thứ 8 đến ngày
21, độ ẩm 50 - 55%, giai đoạn 3 (từ ngày 22 - 28), độ ẩm 65 - 70%
Độ ẩm giai đoạn ấp có tác dụng điều hoà sự bay hơi nước và tỏa nhiệt của trứng Quá
trình bay hơi nước làm giảm khối lượng trứng Độ ẩm càng cao thì quá trình bay hơi nước
càng chậm và ngược lại Trong 25 ngày ấp đầu tiên bình quân 1 ngày trứng bị giảm 0,55 -
0,57% so với khối lượng ban đầu
Giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng cần mức độ ẩm cao hơn giai đoạn giữa một chút
nhằm hạn chế sự bay hơi nước và qua đó giảm sự mất nhiệt của trứng Giai đoạn nở cần có ẩm
độ cao hơn giai đoạn ấp để vịt con dễ nở
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 1999[21]đưa ra quy trình ấp trứng vịt như sau:
Máy ấp công nghiệp (chế độ ấp đơn kỳ)
Nhiệt độ Độ ẩm
1-7 37,4-37,8 1-7 56-58 8-24 37,2-37,5 8-24 54-56
Trang 2517
Lê Xuân Đồng và CS, 1981 [6] cho rằng những quả trứng lớn khi xếp thẳng đứng có thể phá hỏng độ lớn của niệu nang và kết quả là lòng trắng trứng không vào được màng ối, phôi không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ chậm lớn, còn những phôi yếu hơn sẽ chết trong những ngày cuối Chính vì vậy những trứng vịt có khối lượng lớn khi xếp vào khay nên xếp nằm ngang Kết quả đặt trứng vịt lớn nằm ngang trong khay ấp đó tăng 5 - 6% tỷ lệ nở so với trứng xếp thẳng đứng
Những biểu hiện của vịt con khi nở ra bị ảnh hưởng do quy trình ấp như bị nhiệt độ cao kéo dài: rốn hở có chảy máu, lông phát triển kém, trọng lượng sơ sinh giảm, còn khi nhiệt độ thấp thì vịt con nở chậm, con bé, vỏ trứng nhiều nhớt dính với vỏ, con non bụng
to, nặng, chân đi không vững Ẩm độ cao vịt con nở chậm, lông dính vỏ, bụng nặng vịt con yếu ớt Ẩm độ thấp vịt con nở sớm, vỏ trứng khô, lông khô và vàng khè (Đào Đức Long và
CS, 1994 [19])
Như vậy, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu về các
yếu tố có tác động làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển của phôi thai, đồng thời làm tăng hoặc giảm hiệu quả một công đoạn trong chu sinh sản của gia cầm
Từ các yếu tố tưởng rằng không ảnh hưởng như: khối lượng, chỉ số hình dạng trứng của từng giống thì ở mức độ nào đó cũng có ý nghĩa nhất định đến tỷ lệ nở Chưa kể đến thành phần dinh dưỡng, giống, điều kiện sinh thái, bảo quản trứng
Với các giống mới nhập về thường có năng suất cao cần được nuôi thích nghi trong điều kiện sinh thái môi trường ở Việt Nam để chúng phát huy hết tiềm năng của giống Mỗi yếu tố môi trường đều ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sinh trưởng, sinh sản và khả năng ấp nở của từng giống vịt Để xác định điều kiện môi trường ấp phù hợp cho giống vịt Super M3 có năng suất sinh sản cao, khối lượng trứng lớn hơn hẳn các giống vịt hiện nuôi ở nước ta, ngoài việc kết hợp với các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên và kinh nghiệm truyền thống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế độ nhiệt độ và độ ẩm nhằm đạt hiệu quả cao trong ấp trứng vịt Super M3
Trang 2618
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Chọn lọc xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân với quy mô dòng trống (AB): 1.000 mái + 250 trống và dòng mái (CD): 2.000 mái + 500 trống
Nội dung 2: Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, ấp trứng đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
- Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
Xác định mức ăn hạn chế để khống chế khối lượng vịt Super M3 sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị
Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức
ăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ giai đoạn sinh sản và thương phẩm
Từ các kết quả trên hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng vịt Super M3 bố mẹ
và thương phẩm
- Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm Kiểm soát bệnh Salmonella đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
Biện pháp phòng trị bệnh E coli đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
Từ các kết quả trên hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh đối với vịt bố mẹ và thương phẩm
- Hoàn thiện quy trình ấp trứng vịt Super M3
Xác định mức nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong máy ấp, máy nở
Từ các kết quả trên hoàn thiện quy trình ấp trứng vịt Super M3
Nội dung 3: Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
- Xây dựng được 5 mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ với quy mô 400 con/mô hình
- Xây dựng được 5 mô hình chăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm với quy mô 1.000 con/mô hình
Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y phòng bệnh, ấp trứng vịt Super M3 bố
mẹ và thương phẩm
Trang 2719
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn lọc xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân tại Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Sơ đồ công nghệ tạo vịt Super M3 thương phẩm
Phương pháp tự giao chọn lọc định hướng các tính trạng
Bước 1: Cho tự giao theo dòng
Bước 2: Đánh giá, chọn lọc cố định hướng dựa trên các chỉ tiêu chính
- Dòng trống: chọn lọc định hướng khối lượng cơ thể ở giai đoạn vịt con 5 tuần tuổi (vịt được ăn tự do tới 5 tuần tuổi) Khoảng chọn lọc đối với con trống là ≥ X + 2δ, con mái
≥ X + 1δ Chỉ tiêu sinh sản chọn lọc bình ổn
- Dòng mái: Chọn lọc định hướng năng suất trứng Chúng tôi tiến hành chọn lọc theo ngoại hình, kiểm tra lỗ huyệt, độ dãn khung xương chậu, màu sắc mỏ, chân vịt, Chỉ tiêu khối lượng cơ thể chọn lọc bình ổn
Bước 3: Tiếp tục chọn lọc xây dựng đàn hạt nhân vịt Super M3 sinh sản với quy mô dòng trống (AB): 1.000 mái + 250 trống và dòng mái (CD): 2000 mái + 500 trống
Bước 4: Tiến hành đánh giá khả năng ghép phối và xác định ưu thế lai
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú
y phòng bệnh, ấp trứng đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
2.2.2.1 Xác định mức ăn hạn chế để khống chế khối lượng vịt Super M3 sinh sản giai đoạn
con, dò, hậu bị
Trang 2820
- Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm 1 nhân tố với 3 mức khống chế khối lượng
khác nhau Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
Triển khai tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Trung tâm nghiên cứu gia cầm
Thụy Phương
Sơ đồ bố trí thí nghiệm để xác định mức ăn hạn chế khống chế khối lượng vịt Super
M3 sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị
Số lượng con/lần (con) 100 100 100
Tổng số con/lô (con) 300 300 300
Mức khống chế khối lượng cơ thể so với
Đàn vịt Super M3 được cho ăn hạn chế về số lượng thức ăn (g/con/ngày), điều chỉnh
số lượng thức ăn để đạt được khối lượng cơ thể vịt kết thúc giai đoạn hậu bị 24 tuần tuổi
đạt lô 1: 90%, lô 2: 95%, lô 3: 100% khối lượng khuyến cáo của Hãng (3200g/con)
2.2.2.2 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần
thức ăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ giai đoạn sinh sản
Trong giai đoạn hậu bị, toàn bộ vịt Super M3 thí nghiệm được nuôi bằng một khẩu
phần có hàm lượng dinh dưỡng như nhau Sau khi kết thúc giai đoạn hậu bị, vịt thí nghiệm
được chia làm 9 lô, mỗi lô có 3 lần lặp lại Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu
nhiên hoàn toàn Nhân tố 1 là protein có 3 mức và nhân tố 2 là lysine có 3 mức
Bố trí thí nghiệm để xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp
trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ giai đoạn sinh sản
Danh mục Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8* Lô 9
Trang 2921
Triển khai tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
2.2.2.3 Xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần
thức ăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm
Khẩu phần thí nghiệm được thiết lập theo mô hình 2 nhân tố ngẫu nhiên hoàn toàn: gồm 3 mức protein: mức I (20; 17,5; 16%), mức II (21; 18,5; 17%), mức III (22; 19,5; 18%) kết hợp với 3 mức lysine: mức I (1,07; 0,85;0,75%), mức II (1,26; 1,0; 0,88%) và mức III (1,45;1,15; 1,01%) tương ứng với ba giai đoạn nuôi vịt Super M3 thí nghiệm 0-16 ngày, 17-42 ngày và 43-56 ngày tuổi, tổng là 9 khẩu phần thí nghiệm, mỗi khẩu phần được khảo sát 3 lần
Sơ đồ thí nghiệm để xác định mức protein và axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp
trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô
5*
Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9
Số vịt/lần (con) 70 70 70 70 70 70 70 70 70
Số lần lặp lại 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Tổng số vịt Super M3 210 210 210 210 210 210 210 210 210
Giai đoạn 0-16 ngày tuổi
Vịt thí nghiệm được nuôi trên nền (có chất độn chuồng) trong chuồng thông thoáng
tự nhiên
Các lô thí nghiệm đảm bảo đồng đều về giống, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh phòng bệnh, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm
Trang 3022
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡngvệ sinh thú y phòng bệnh như nhau cho các lô thí nghiệm Áp dụng theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Phùng Đức Tiến, 2007 [26])
- Nguyên liệu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân tích thức
ăn và sản phẩm chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) Protein thô (TCVN-4328-2001), can xi (TCVN-1526-1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC) Giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu thức ăn được dựa theo thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (Viện Chăn nuôi, 2001)
2.2.2.4 Kiểm soát bệnh Salmonella đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
Kiểm soát bệnh Salmonella bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
* Lấy mẫu trên đàn vịt bố mẹ
Thời điểm: 01; 30; 90; 180; 240; 300; 360; 420 ngày tuổi
Số lượng vịt: (100 mái + 25 trống) x 3 lần = 375 con
Số lượng mẫu: 30 mẫu/lần x 8 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 720 mẫu
* Lấy mẫu trên đàn vịt thương phẩm
Thời điểm: 01; 21; 42 ngày tuổi
Số lượng vịt: 150 con x 3 lần = 450 con
Số lượng mẫu: 30 mẫu/lần x 3 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 270 mẫu
2.2.2.5 Biện pháp phòng trị bệnh E coli đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm
Phân lập vi khuẩn E coli gây bệnh bằng phương pháp thường quy
* Lấy mẫu trên đàn vịt bố mẹ
Thời điểm: 01; 30; 90; 180; 240; 300; 360; 420 ngày tuổi
Số lượng vịt: (100 mái + 25 trống) x 3 lần = 375 con
Số lượng mẫu: 3 mẫu/lần x 8 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 72 mẫu
* Lấy mẫu trên đàn vịt thương phẩm
Thời điểm: 01; 21; 42 ngày tuổi
Số lượng vịt: 150 con x 3 lần = 450 con
Số lượng mẫu: 3 mẫu/lần x 3 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 27 mẫu
2.2.2.6 Lựa chọn kháng sinh phòng trị bệnh bằng phương pháp kháng sinh đồ
- Số lượng vịt sinh sản: (100 mái + 25 trống) x 3 lần x 3 lô = 1.125 con
Số lượng mẫu: 1 mẫu/lần x 8 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 24 mẫu
Trang 3123
- Số lượng vịt nuôi thịt: 150 con x 3 lần x 3 lô = 1.350 con
Số lượng mẫu: 1 mẫu/lần x 3 lần lấy mẫu x 3 lần lặp lại = 9 mẫu
2.2.2.7 Xác định mức nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong máy ấp trứng vịt Super M3
Phương tiện sử dụng khi bố trí thí nghiệm:
01 Máy ấp Pasreform (Hà lan): công suất 320 quả/máy
06 máy ấp Trung Quốc: công suất 12.000quả/máy
Sử dụng phương pháp phân lô so sánh hoàn toàn ngẫu nhiên, đảm bảo các yếu tố đồng đều chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm, được lặp lại 3 lần
* Xác định chế độ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong máy ấp nở đơn kỳ
Độ ẩm (%) Thời gian ấp
Nhiệt độ ấp: chọn lô TN cho kết quả cao nhất từ thí nghiệm xác định nhiệt độ
Độ ẩm (%) Thời gian ấp
Nhiệt độ ấp: chọn lô TN cho kết quả cao nhất từ thí nghiệm xác định nhiệt độ
1 - 25 52 – 55 (53) 55 – 58 (56) 58 – 61 (59)
26 - 28 70 – 75 (73) 75 – 80 (78) 80 – 85 (83)
Trang 3224
Số trứng vịt trong thí nghiệm: 300 quả x 3 lô x 3 lần x 4 thí nghiệm =10.800 quả
* Các chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ trứng có phôi (%), tỷ lệ trứng chết phôi (%), tỷ lệ nở/trứng có phôi (%); tỷ lệ nở/trứng vào ấp (%), tỷ lệ nở loại 1/trứng vào ấp (%)
2.2.3 Phương pháp xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Super M3 bố mẹ và thương
phẩm
Sử dụng phương pháp phân nhóm so sánh
+ Xây dựng 5 mô hình chăn nuôi vịt Super M3 sinh sản với quy mô 400 con Thực hiện MH1; MH2: Bà Lưu Thị Bích- Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội; MH3; MH 4: Ông Nguyễn Văn Hiền - Thị trấn Thứa - Lương Tài - Bắc Ninh; MH5: Ông Nguyễn Văn Ngọc - Thái Hoà - Bình Giang - Hải Dương
+ Xây dựng 5 mô hình chăn nuôi vịt Super M3 thương phẩm với quy mô 1.000 con MH1: Ông Vũ Đình Tuyển – Tân Hồng – Bình Giang - Hải Dương; MH2: Ông Phạm Văn Yên – Sơn Tây – Hà Nội; MH3, MH 4: Ông Nguyễn Văn Hiền - Thị trấn Thứa - Lương Tài - Bắc Ninh; MH5: Ông Lương Văn Minh – Xuân Trúc – Ân Thi - Hưng Yên
Áp dụng theo hướng Viet GAHP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiêu chí chọn hộ: Hộ chăn nuôi vịt Super M3 phải đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn sinh học Khu chăn nuôi tách biệt với nơi ở Hộ chăn nuôi được tập huấn, nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi vịt Super M3 Có tiềm lực về vốn, có kinh nghiệm, có khả năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật của dự án Hộ chăn nuôi phải cam kết thực hiện quy trình chăn nuôi, thú y phòng bệnh cho vịt Super M3 của dự án
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho vịt Super M3 đã được hoàn thiện (khống chế khối lượng cơ thể, chế độ dinh dưỡng, lịch phòng vaccine và thuốc thú y)
áp dụng để xây dựng mô hình
Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Đối với vịt Super M3 sinh sản: Tỷ lệ nuôi sống (%) Lượng thức ăn tiêu thụ (g) Khối lượng cơ thể (g) Năng suất trứng/mái (quả) Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) Tỷ lệ ấp
nở (%) Hiệu quả kinh tế,
+ Đối với vịt Super M3 nuôi thịt: Tỷ lệ nuôi sống (%) Tiêu tốn thức ăn (kg) Khối lượng cơ thể (g) Hiệu quả kinh tế
Trang 3325
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được thu thập và được xử lý thống kê ANOVA - GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.1 Các kết quả thí nghiệm được trình bàytrong các bảng số liệu
là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Chọn lọc xây dựng đàn vịt Super M3 hạt nhân tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
3.1.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Vịt Super M3: 01 ngày tuổi có lông màu vàng rơm đồng nhất 100%, chân và mỏ màu vàng riêng dòng mái có 32% mỏ màu vàng nhạt Vịt trưởng thành có lông màu trắng tuyền, chân và mỏ màu vàng, dòng mái có 32% mỏ màu vàng nhạt
3.1.2 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Bảng 1: Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Dòng trống (AB) Dòng mái (CD) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu
Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái
Số lượng đầu kỳ (con) 500 2.000 500 2.000 1.000 4.000 1.000 4.000
Số lượng cuối kỳ (con) 492 1.971 493 1.974 985 3.954 989 3.960
Tỷ lệ nuôi sống (%) 98,40 98,55 98,60 98,70 98,50 98,85 98,90 99,00 6-24 tuần tuổi
Số lượng đầu kỳ (con) 300 1.200 300 1.200 600 2.400 600 2.400
Số lượng cuối kỳ (con) 296 1.183 299 1.190 594 2.390 597 2.394
Tỷ lệ nuôi sống (%) 98,67 98,58 99,67 99,17 99,00 99,58 99,50 99,75
Tỷ lệ nuôi sống đàn vịt Super M3 năm 2011 cao hơn năm 2010 Năm 2010 tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0- 5 tuần tuổi: 98,40 - 98,85%, giai đoạn 6 - 24 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống: 98,58 - 99,58%, tỷ lệ nuôi sống năm 2011 giai đoạn 0- 5 tuần tuổi: 98,60 - 99,0%, giai đoạn 6 - 24 tuần tuổi: 99,17 99,75%
Trang 3426
Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột và cs, 2007 [32] nghiên cứu trên đàn vịt Super M3 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 26 tuần tuổi: 92,45 - 97,85%
3.1.3 Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Đàn vịt Super M3 được ăn tự do đến 5 tuần tuổi và được chọn lọc cá thể dựa vào
khối lượng và ngoại hình
Khối lượng dòng trống ở 5 tuần tuổi: năm 2010 đàn sau khi chọn lọc con trống tăng
152,20g, con mái tăng 121,25g (tỷ lệ chọn lọc 50%), năm 2011 đàn sau khi chọn lọc so với năm 2010 con trống tăng: 33,95g, con mái tăng 27,06g (tỷ lệ chọn lọc 50%)
Bảng 2: Khối lượng cơ thể của vịt Super M3 dòng trống AB ở 5 tuần tuổi
Số lượng (con) 250 1.000 250 1.000 Khối lượng cơ thể (g) 1722,35 1568,5 1756,3 1595,56
Tỷ lệ chọn lọc (%) 50,00 50,00 50,00 50,00
Ly sai chọn lọc (g) 152,20 121,25 174,67 132,98 Khối lượng cơ thể dòng mái ở 5 tuần tuổi tương đối đồng đều Năm 2010 khối lượng con trống đàn quần thể: 1415,52g, đàn chọn lọc: 1437,65g (tăng 22,13g), con mái đàn quần thể: 1305,78g, đàn chọn lọc: 1315,82g (tăng 10,04 g) (tỷ lệ chọn lọc 50%) Năm 2010: con trống 1437,65g, con mái: 1315,82g; năm 2011: con trống 1439,28g, con mái: 1321,75g
Khối lượng cơ thể dòng trống ở 24 tuần tuổi năm 2011 so với năm 2010 con trống tăng 24,70g, con mái tăng 31,22g, tương ứng dòng mái: 26,21g; 56,93g
Khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi dòng trống, dòng mái năm 2011 cao hơn năm 2010, phù hợp với mục tiêu chọn lọc xây dựng đàn hạt nhân Super M3
Trang 35Đàn chọn lọc
Số lượng (con) 500 2.000 500 2.000 Khối lượng cơ thể (g) 1437,65 1315,82 1439,28 1321,75
Số lượng (con) 500 2.000 500 2.000 Khối lượng cơ thể (g) 4.011,35 3.018,72 4.037,56 3.075,65
3.1.4 Lượng thức ăn thu nhận của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Bảng 5: Lượng thức ăn thu nhận/con/giai đoạn của vịt Super M3 (kg)
Lượng thức ăn thu nhận/con/giai đoạn 0-24 tuần tuổi dòng trống năm 2011 là: 25,88
kg, năm 2010 là: 25,85 kg Dòng mái năm 2010 là 23,21 kg, năm 2011 là 23,18 kg
Dòng trống (AB) Dòng mái (CD) Giai đoạn
(tuần tuổi) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
6-24 22,70 22,70 20,43 20,43 0-24 25,85 25,88 23,21 23,18
Trang 3628
3.1.5 Tuổi thành thục của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Bảng 6: Tuổi đẻ, khối lượng vịt mái, khối lượng trứng của vịt Super M3 khi tỷ lệ đẻ
đạt 5% và 50%
Dòng trống (AB) Dòng mái (CD) Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột và CS, 2007 [32], nghiên cứu trên đàn vịt Super M3 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ dòng trống: 180,60 quả, dòng mái: 231,77 quả
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng năm 2011 thấp hơn năm 2010 Dòng trống năm 2010: 4,38
kg, năm 2011: 4,10 kg; dòng mái năm 2010: 3,86 kg, năm 2011: 3,48 kg
Trang 3729
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng đàn vịt Super M3 xây dựng làm đàn hạt nhân thấp hơn
nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng và CS, 2007 [27] tiêu tốn thức ăn/10
trứng: dòng trống: 5,84 kg, dòng mái: 3,91 kg
Bảng 7: Năng suất trứng/mái(quả)vàtiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Super M3
Dòng trống (AB) Dòng mái (CD) Tuần đẻ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
3.1.7 Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của vịt Super M3 dòng trống, dòng mái
Bảng 8: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của trứng vịt Super M3
Tỷ lệ nở loại I/tổng trứng có phôi (%) 81,04 81,06 83,00 83,09
Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở năm 2011 cao hơn năm 2010 tỷ lệ phôi năm 2011 dòng
trống: 89,85%, dòng mái: 91,77%, tỷ lệ phôi năm 2010 dòng trống: 89,77%, dòng mái:
91,50% Tỷ lệ nở loại I/ tổng trứng ấp năm 2011 dòng trống: 72,83%, dòng mái: 76,25%;
năm 2010 dòng trống: 72,75%, dòng mái: 75,94%
Trang 38Vịt Super M3 bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ: 267,57 quả, tiêu tốn thức
ăn/10 trứng 3,82kg, tỷ lệ trứng có phôi: 92,57%, tỷ lệ nở/trứng có phôi: 84,34%
3.1.9 Vịt Super M3 thương phẩm
3.1.9.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 thương phẩm
Tỷ lệ nuôi sống lô 1 thấp nhất: 96,44%, lô 3 cao nhất: 98,44%, lô 2: 98,00% Ưu thế
lai so với trung bình bố mẹ về tỷ lệ nuôi sống (lô 3): 1,24%
Trang 3931
Bảng 10: Tỷ lệ nuôi sống vịt Super M3 thương phẩm(%)
Tuần tuổi Lô 1
(n=450 con)
Lô 2 (n=450 con)
Lô 3 (n=450 con)
3.1.9.2 Khối lượng cơ thể, TTTĂ/kg tăng khối lượng cơ thể vịt Super M3qua các tuần tuổi
Bảng 11: Khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể vịt Super M3
qua các tuần tuổi
Ưu thế lai (%) -0,26
Trang 4032
Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt Super M3thương phẩm lô 1 cao nhất: 3651,0g; lô 2
thấp nhất: 3214,07g; lô 3: 3648,80g Ưu thế lai so với trung bình bố mẹ: 5,93%
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: lô 1: 2,73 kg; lô 2: 2,67 kg; lô 3: 2,69 kg Ưu thế
lai về tiêu tốn thức ăn (lô 3): -0,26%
3.1.9.3 Năng suất thịt của vịt Super M3 thương phẩm
Bảng 12: Năng suất thịt của vịt thương phẩm ở 8 tuần tuổi (%)
3.2 Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, ấp trứng
đối với vịt Super M3 bố mẹ và thương phẩm