Thu hoạch bảo quản sản phẩm

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm sú (Trang 33 - 35)

Sau một thời gian nuôi: 110 - 120 ngày (đối với vụ nuôi xuân hè ở khu vực phía Bắc) tôm có thể đạt cỡ trung bình 30 - 35g/con, cá thể lớn có thể đạt 45 - 50 g/con tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị bệnh mà đã đạt cỡ 15 - 20 g/con thì thu hoạch gấp.

1. Phương pháp thu

1.1 Thu tỉa:

Thu những con tôm có kích cỡ lớn hơn và đạt kích cỡ thu hoạch so với đàn tôm trong ao nuôi. Cách thu này áp dụng đối với các ao tôm nuôi phát triển không đều do phân đàn hoặc để giảm mật độ tôm trong ao, giúp những cá thể chưa đạt cỡ thu lớn nhanh hơn, mặt khác giảm bớt khó khăn cho ngư dân về đầu tư mua thức ăn

* Phương pháp thu: Dùng vó thả mồi nhử tôm vào vó (thường kết hợp vừa cho tôm ăn hàng ngày vừa tiến hành thu tỉa) dùng vợt bắt những cá thể theo ý muốn

Ngoài ra có thể thu bằng đó: ánh sáng đèn có khoảng cách nan đó phù hợp với cỡ thu. Loại những cá thể nhỏ. Hai dụng cụ trên thu tôm khoẻ không mất các phần phụ

Ngoài 2 phương tiện trên có thể dùng chài quăng nhưng phương tiện này dễ ảnh hưởng đời sống tôm còn lại nuôi tiếp.

Khi tôm đạt kích cỡ tương đối đồng đều thời vụ nuôi cần kết thúc ta tiến hành thu toàn bộ, cần chú ý chỉ thu hoạch khi trong ao có tôm lột vỏ qua kiểm tra nhỏ với 5%. Không nên thu hoạch tôm ở thời điểm tôm lột vỏ, vì thế phải có kế hoạch theo dõi thời điểm lột vỏ của tôm để sản lượng tôm thu có kết quả tốt. Cỡ tôm thu thường 25 - 30g/con, nên thu vào ngày thứ 7 - 8 khi quan sát thấy xác tôm lột nhiều vì chu kỳ thay vỏ lần sau sẽ diễn ra sau 14 - 16 ngày.

* Phương pháp thu: dùng đáy (đọn) ni lon chắn qua cửa cống rút nước tôm theo nước ra đáy qua cống. Lưu ý điều chỉnh độ chênh mực nước trong ao và ngoài không quá mạnh, ảnh hưởng tình trạng sức khoẻ của tôm làm giảm giá trị xuất khẩu.

Ngoài ra có thể dùng máy bơm (thường vào kỳ nước kém không tháo được nước) tát cạn, mò bắt tôm. Có một số địa phương dùng te, vét để thu sau khi tháo cạn vợi nước trong ao sau khi dùng xung điện làm tê liệt tôm.

2. Bảo quản thu hoạch

2.1 Bảo quản bằng ướp đá

Tôm thu lên được rửa sạch cho vào nước đá để tôm chết ngay. Như vậy sẽ giữ được độ tươi và chất lượng của tôm, sau đó tôm được ướp lạnh: mỗi lớp tôm 1 lớp đá. Tỷ lệ đá tôm 1:1 (1kg đá/1kg tôm) thời gian bảo quản không quá 10 giờ sẽ chuyển đến nhà máy.

2.2 Bảo quản sống

Phương pháp này phức tạp song chất lượng hoàn toàn bảo đảm. Phương pháp này tôm thu phải sống (đánh tỉa) khoẻ mạnh. Sau đó đưa vào nhốt ở giai, chuồng đặt dưới nước sạch với khoảng 200 con/m3, thời gian bảo quản càng nhanh hạn chế tôm chết, sau đó dùng phương pháp tiện chuyên dùng đưa đến nơi cần tiêu thụ .

Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế bệnh dịch (25/04/2013)

Hai năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tiếp gặp thiệt hại nặng trên diện rộng do dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay trong vùng bị dịch bệnh, vẫn có một số mô hình quản lý tốt nhờ áp dụng những quy trình nuôi có điểm tương đồng (như: phơi đáy ao dài ngày, chỉ diệt tạp trong ao lắng, sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định chất nước và điều chỉnh độ pH thích hợp). Để phổ biến mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh, ngày 01/02/2013, Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn gửi tới Sở NN&PTNT các tỉnh ven biển. Ngày 18/4/2013, trong Hội nghị giao ban NTTS các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo Vụ Nuôi trồng thuỷ sản lại một lần nữa khuyến cáo nhân rộng mô hình này tại các địa phương. Dưới đây, xin được trích giới thiệu Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh (được tổng kết từ thực tiễn sản xuất) nhằm giúp các cơ sở nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh giành được thành công lớn trong vụ nuôi năm nay:

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm sú (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w