Quản lý môi trường nước ao nuô

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm sú (Trang 25 - 28)

IV. Quản lý chăm sóc 1 Thức ăn cho tôm

2. Quản lý môi trường nước ao nuô

2.1 Thay nước

Việc cấp thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới. Mục đích của thay nước nhằm tăng cường độ trong của nước ao nuôi, cung cấp hàm lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển, tăng hàm lượng oxy, góp phần điều chỉnh pH, giảm chất độc H2S, NH3 phân huỷ do thức ăn tôm dư thừa, kích thích tôm lột xác.

Trong mô hình nuôi ít thay nước trong 40-45 ngày đầu của chu kỳ nuôi, không thay nước mà chỉ cấp nước bổ sung do nước bốc hơi và thấm lâu, chỉ cấp thêm từ 10-20% nước từ nguồn nước dự trữ ở ao chứa nhằm ổn định môi trường.

- Thường từ tháng thứ 2 trở đi vào các chu kỳ thuỷ triều có độ cao lớn ta lấy nước vào. Mỗi lần thay nước cần kiểm tra chất lượng nước độ muối, độ trong, các chất độc vào những kỳ nước thải từ sản xuất nông nghiệp ra khu vực vùng nuôi (nếu có điều kiện với hình thức nuôi quảng canh cải tiến).

Khi thay nước, lượng nước không quá 20% lượng nước ao nhằm hạn chế sự thay đổi môi trường gây sốc cho tôm nuôi. Sau mỗi lần thay nước cần kiểm tra lại nước trong ao: pH, S0/00, duy trì sự ổn định nước ao nuôi.

2.2 Điều chỉnh độ pH

- pH thích hợp để tôm phát triển tốt 7,5-8,5. pH trên 9,5 và dưới 4 tôm chết: + Khi dao động độ chênh lệch trong ngày lớn hơn 0,5 thì phải xử lý bằng bột đá (CaCO3), tốt nhất là dùng vôi Donomite với lượng 7-10 kg/1000 m3 hoà nước tạt đều khắp mặt ao.

+ Khi pH>8,5 thường gặp ở ao có tảo phát triển quá mạnh, những ngày nắng to, thời gian nuôi ở tháng thứ 2 trở đi có độ dư thừa thức ăn tôm nhiều.

Cách xử lý: Thay một ít nước trong ao bón thêm bột đá CaCO3, tốt nhất là vôi Donomite để giảm độ pH hoặc rải đường xuống ao: 1-2 kg/1000 m3.

+ Khi pH< 7,5 (thường gặp sau cơn mưa lớn, hoặc khi tảo trong ao tàn). Để tăng pH thì bón vôi bột, vôi đen Donomite lượng 5-7 kg/1000m3 điều chỉnh pH đạt yêu cầu.

Tốt nhất người nuôi tôm nên cố gắng điều chỉnh sự phát triển của tảo không để xảy ra trường hợp pH>8,5 và pH<7,5 nên định kỳ bón bột đá CaCO3, Donomite để tăng hệ đệm duy trì pH ở mức độ thích hợp nhất cho tôm nuôi (thường 10 ngày ta bón 1 lần lượng 5-7 kg/1000 m3).

2.3 Quản lý màu nước (độ trong)

- Độ trong: Tốt nhất là từ 30-40 cm. Độ trong là biểu hiện của chất lượng màu nước, mà màu nước của ao là do các vi sinh vật phù du trong nước nhiều, ít. Ao nuôi có chất lượng nước tốt thường có màu xanh nõn chuối độ trong từ 30-40 cm, do tảo lục phát triển chiếm ưu thế, 2 tháng đầu vụ nuôi tôm độ trong đảm bảo do lượng thức ăn của tôm dư thừa còn ít.

- Khi độ trong thấp 20-25 cm màu nước xanh đậm đặc do tảo lam phát triển mạnh, môi trường có chiều hướng xấu thì nên thay một ít nước trong ao nuôi (10- 20%) và bón vôi đen Donomite 7-10 kg/1000m3 nước vào buổi sáng.

- Nếu độ trong lớn hơn 50 cm nước trong ao lúc này rong tảo phát triển kém có nguy cơ rong đáy phát triển ảnh hưởng đến hoạt động của tôm vì vậy ta dùng phân vô cơ Urê +NPK tỷ lệ 1:1 (1kg/1000m3), phân gà, phân chuồng: 5-7 kg/1000 m2 kết hợp với vôi Donomite 5-7 kg/1000 m3 để bón. Lưu ý trước khi bón cần thay 10-15% lượng nước trong ao để bổ sung hàm lượng muối dinh dưỡng cho tảo phát triển.

- Khi màu nước trong ao đục do đất sét (thường sau mưa to) do đất sét trên bờ chảy xuống kéo theo pH giảm. Khắc phục hiện tượng trên dùng vôi xử lý, vôi vẫn dùng 2 loại trên với lượng 5-7 kg/1000 m2 hoà loãng tạt mặt ao và bờ ao, nếu có điều kiện thay 10-15 % nước trong ao. Hoặc có thể dùng Zeolite để bón hạn chế độ đục do đất sét gây ra.

- Nước trong màu xanh đậm (xanh đen) do tảo lam phát triển, biểu hiện môi trường bị nhiễm bẩn. Cần xử lý nhằm tránh nước ao chuyển sang màu nâu đen do bị nhiễm nặng trong thời gian dài (màu do tảo giáp chiếm ưu thế) dùng các chế phẩm vi sinh BRF2, MS tạo môi trường ổn định trở lại.

2.4 Điều chỉnh oxy hoà tan

Lượng oxy hoà tan trong nước ao ảnh hưởng trực tiếp điều kiện sống của tôm (đặc biệt ở ao nuôi công nghiệp có mật độ thả giống cao) yêu cầu hàm lượng oxy của tôm luôn lớn hơn 4mg/lít (tốt nhất từ 5-6 mg/lít), lượng oxy trong ao nuôi được tiêu thụ bởi phân huỷ các chất lắng đọng hữu cơ chiếm 50-70%, sinh vật phù du 20-45%, chỉ có 1 phần nhỏ oxy là do tôm tiêu thụ (5%). Nếu lượng oxy thiếu tôm sẽ nổi đầu và chết ngạt, thừa oxy sinh bệnh bọt khí ở mang.

Có thể kiểm soát oxy hoà tan theo 3 cách:

- Lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, cách làm này không chỉ làm nước được tuần hoàn, bổ sung oxy hoà tan trong nước ao tạo điều kiện để tôm lột xác cho và gom thức ăn dư thừa tập trung để hút đưa ra khỏi ao làm cho nên đáy sạch

- Kiểm soát giữ mật độ sinh vật phù du ở mức độ tối ưu

- Giảm tối thiểu các chất hữu cơ dư thừa (thức ăn tôm không sử dụng hết) bằng các chế phẩm vi sinh

2.5 Quản lý nhiệt độ nước

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường nước. Vì thế, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian bắt mồi của tôm, khoảng nhiệt độ thích ứng của tôm 25-300C. Nhiệt độ cao lượng oxy hoà tan có xu hướng giảm (do sự phân giải chất hữu cơ tăng). Trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì hoạt động bắt mồi và trao đổi chất càng tốt, tôm càng lớn nhanh.

Để hạn chế sự biến động, nhiệt độ nước trong ngày lớn cần lưu ý: - Giữ mực nước ao tối thiểu: 0,8-1m, tốt nhất nên 1,0-1,2m.

- Ở những ao có mực nước quá thấp do chưa có điều kiện xây dựng cải tạo ao từ đầu thì nên có mương trong ao (thường ở giữa ao) để làm nơi trú ẩn giai đoạn rét, nóng (đầu và giữa vụ nuôi). Cần chú ý: Không nên rải thức ăn vào mương trú ẩn tránh gây ô nhiễm.

2.6 Quản lý độ mặn: Độ mặn của nước ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm,ảnh hưởng đến quá trình lột xác, điều hoà áp suất thẩm thấu tế bào. Độ mặn thấp ảnh hưởng đến quá trình lột xác, điều hoà áp suất thẩm thấu tế bào. Độ mặn thấp tom Sú mau lớn nhưng vỏ mỏng dễ mắc bệnh.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của tôm có yêu cầu độ mặn khác nhau, ở Thái Bình đầu vụ nuôi độ mặn trung bình thường 12-180/00(khu vực bãi ngang); 8- 120/00(khu vực cửa sông) tương đối phù hợp với giai đoạn ương P15 (tuy nhiên phải trải qua thuần để không bị sốc khi thả), giữa và cuối vụ nuôi (tháng 7 - 8) mùa mưa độ mặn 5 - 100/00.

Để khắc phục độ mặn biến động lớn do thời tiết biến động cần chú ý:

+ Sau những cơn mưa lớn, mưa dầm kéo dài nước ao nuôi bị phân tầng nước mưa tầng trên nước mặn tầng đáy, hạn chế lượng oxy hoà tan xuống đáy ao, vì vậy phải tháo bỏ lớp nước mặt qua cánh phai cống hoặc dùng máy bơm bổ xung nước mặn từ bên ngoài (vào lúc triều cường) đồng thời dùng máy quạt nước tạo dòng chảy đối lưu tầng mặt tầng đáy, hạn chế sự phân tầng của nước ao nuôi.

2.7 Quản lý khí độc (NH3, H2S)

Hàm lượng NH3, H2S ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm, hàm lượng cho phép: - H2S < 0,03 mg/lít, tốt nhất < 0,01 mg/lít

- NH3 < 0,2 mg/lít, tốt nhất < 0,1 mg/lít

Hai loại khí độc trên thường xuất hiện trong ao nuôi tôm thương phẩm đặc biệt ở thời gian nuôi cuối vụ (tháng thứ 3 - 4). Nó là kết quả của sự phân huỷ các chất hữu cơ từ ngoài vào, thức ăn dư thừa, các chất thải của tôm, tảo chết. Để khắc phục:

+ Hạn chế lượng thức ăn dư thừa bằng cách quan sát sức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, dùng thức ăn có chất lượng tốt để tôm sử dụng hết thức ăn.

+ Cải tạo đáy ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (vét bùn, chất thải bẩn trong ao từ những vụ nuôi trước, lắng lọc nước hạn chế các chất hữu cơ bên ngoài).

+ Dùng hệ thống sục khí tăng hàm lượng oxy hoà tan trong ao đặc biệt tầng đáy tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, sẽ làm giảm 2 loại khí trên đặc biệt H2S. Đồng thời dùng các chế phẩm vi sinh: BRF2, MZ xử lý các chất dư thừa trong nước.

Quản lý môi trường ao nuôi là công việc giữ vai trò cực kỳ quan trọng, môi trường xấu đi trong quá trình nuôi sẽ là cơ sở để mầm bệnh phát triển, tôm mắc bệnh là nguy cơ dẫn đến vụ nuôi tôm thất bại. Hạn chế những biến động bất lợi của môi trường là tạo điều kiện cho tôm có sức khoẻ để sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rủi ro người nuôi tôm có thu nhập.

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm sú (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w