1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp

145 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ Điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc và

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP NHÀ NƯỚC

KC04/06-10

-*** -

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

8423

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa - cây cảnh là một ngành kinh tế non trẻ, nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ khá mạnh mẽ Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa - cây cảnh của toàn thế giới năm

1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2006 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm là 20%); trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 8,5 - 10 tỷ USD/năm

Những nước có nền công nghiệp hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia, Kenia Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển, đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Ixraen, Italia

Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên được 1 số nước rất chú trọng đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các ngành nghề khác có liên quan như: công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh

Kết quả là mỗi năm trên thế giới đã tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, đã xây dựng rất nhiều trang trại, hợp tác xã, trung tâm, công ty, xí nghiệp sản xuất giống hoa và hoa thương phẩm với hàng tỷ bông hoa chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác phát triển

Cùng với nhu cầu và sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất kinh doanh hoa - cây cảnh nói chung, nhu cầu sử dụng hoa lan hồ điệp nói riêng ở Việt Nam cũng tăng rất nhanh, bên cạnh nhu cầu về số lượng, chất lượng hoa cũng đòi hỏi ngày càng cao Lan Hồ Điệp được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô thị, thành phố lớn chủ yếu được nhập về từ Đài Loan, Trung Quốc Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả, chỉ tính riêng miền Bắc Việt Nam mỗi năm đã nhập vào khoảng 50 - 60 vạn cây lan hồ điệp từ Trung Quốc, Đài Loan để cung cấp vào dịp Tết, điều này cho thấy sản xuất hoa lan ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân

Trang 3

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan) Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ Điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2 – 3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30 – 50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở

Những nghiên cứu về lan Hồ Điệp ở nước ta được nhiều nhà khoa học, cơ quan quan tâm nghiên cứu (Viện Sinh học NN, Viện NC Rau quả, Viện Di truyền

NN, Viện KHNN miền Nam ) với nhiều nội dung khác nhau như lai tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, xử lý phân hoá mầm hoa và điều khiển sự ra hoa Tuy nhiên những nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, chưa thực sự mở rộng ra ngoài sản xuất với quy mô lớn Chính

vì thế rất cần có các bước thử nghiệm, ứng dụng công nghệ sinh học để hoàn thiện quy trình nhân giống, sản xuất hoa lan Hồ Điệp với số lượng lớn theo quy mô công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu

Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã đề xuất và tiến hành thực hiện dự án:

“Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống lan Hồ Điệp ở quy mô công nghiệp”

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

1.1 Tổng quan tình hình sản xuất, nghiên cứu hoa lan

1.1.1 Nguồn gốc, phân loại lan Hồ điệp

Lan Hồ điệp có khoa học là Phalaenopsis sp, có nguồn gốc ở Đông Nam Á

và châu Úc là loài lan có hoa lớn, đẹp và bền Chi Hồ điệp gồm 21 loài, hầu hết là những loại cây ưa bóng, mọc ở độ cao 200 - 400 m, có khí hậu ẩm và nhiệt độ biến động trong khoảng 20 - 350C [4], thường có ở bán đảo Malayxia, Inđônêxia, Phillipin, các tỉnh phía đông Ấn Độ và châu Úc

Lan Hồ điệp được phát hiện từ năm 1750, đầu tiên được Rumphius xác định

với tên gọi là Angraccum album Năm 1753, Linne đổi lại là Epidendrum amabile, Blume - một nhà thực vật Hà Lan - định danh một lần nữa là Phalaenopsis

amabilis BI, thuộc họ phụ Vandoideae, tông Vandeae và tên này được dùng cho

đến ngày nay [16]

Hiện nay, có nhiều giống lan khác được lai với Phalaenopsis và lai ngay

trong cùng giống, đã tạo ra được hơn 40 nghìn loài lai Dựa vào đặc điểm màu sắc hoa có thể chia thành các nhóm sau [16]

- Nhóm hoa có màu trắng: Hoa màu trắng với môi có những dấu mờ hay điểm nhỏ

- Nhóm hoa có màu nửa trắng: Cánh hoa trắng tuyền, như nhóm hoa màu trắng, nhưng môi có màu vàng, cam, đỏ hay tím

- Nhóm hoa có màu hồng: Hoa có màu sắc thay đổi từ màu hồng nhạt đến tím với môi có màu sẫm

- Nhóm hoa có màu vàng: Hoa có màu xanh vàng đến màu vàng kim loại

- Nhóm hoa có sọc: Hoa có màu trắng, tím hay vàng và có sọc mờ hay đậm,

từ màu hồng đến màu tím hay nâu, có sọc ở toàn hoa hay rìa hoa

- Nhóm hoa có chấm tím: Hoa có chấm tím thay đổi theo giống

- Nhóm hoa có màu mới: Đây là nhóm mới được lai từ bố mẹ hơn là những

giống lai được tuyển chọn Những bố mẹ nổi bật trong nhóm này là: P

amboinensis; P fuscata; P gigantea…

Trang 5

Theo Trần Duy Quý và cs [13] lan Hồ điệp có thể chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm Euphalaenopsis: Hoa to phẳng, cành hoa dài thường có màu trắng,

đỏ hồng

- Nhóm Stauroglottis: Hoa nhỏ hơn, có hình ngôi sao, số hoa trên một cành

ít hơn, hoa có nhiều màu kết hợp nâu, vàng, hoa cà

1.1.2 Tình hình tiêu thụ, sản xuất hồ điệp

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng lan hồ điệp tăng rất nhanh cả

về cây thương phẩm đã ra hoa và cây giống, theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả, hiện tại cả nước mỗi năm tiêu dùng hết khoảng hơn 1 triệu cây lan

hồ điệp, chỉ tính riêng miền Bắc Việt Nam mỗi năm đã nhập vào khoảng 50 - 60 vạn cây lan hồ điệp từ Trung Quốc, Đài Loan để cung cấp vào dịp Tết nguyên đán, nếu chung ta sản xuất trong nước, gái thành hạ hơn, thì lượng tiêu dùng sẽ cao gấp

2-3 lần hiện nay

Mặc dù lan hồ điệp là loại hoa có nhiều ưu việt, có thị trường tại chỗ, nhưng hầu hết những cơ sở sản xuất hoa điệp ở nước ta mới chỉ ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình từ 300 – 500 m2/hộ Việc sản xuất ở quy mô nhỏ này đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong áp dụng kỹ thuật tiến bộ như xây dựng nhà kính, nhà lưới, sân bãi, mặt bằng, dây chuyền xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển …chính vì vậy, khi dự án này chưa được triển khai, mỗi năm chúng ta mới sản xuất đáp ứng được 20% nhu cầu thị trường

Từ năm 1995 - 1998 Hãng Hon Đa của Nhật bản đã hợp tác với Tổng công

ty Rau quả Việt Nam (Nay là Tổng công ty cơ điện và Nông nghiệp ) thành lập liên doanh Javaco, sản xuất hoa lan hồ điệp tại Thường Tín- Hà Tây, do không nắm vững điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, không

có những nghiên cứu thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất lớn, nên sau 4 năm vận hành, liên doanh này đã thất bại, hiện tại nơi đây trở thành trại sản xuất của công

ty và mỗi năm chỉ sản xuất vài ngàn cây, mang tính duy trì

Có thể nói trước những năm 2009, kỹ thuật trồng hoa lan hồ điệp ở Việt Nam vẫn ngang tính nhỏ lẻ, tản mạn, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã

Trang 6

hoa, bảo vệ thực vật tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, chưa mang tính sản xuất hàng hóa lớn, chưa có cơ sở nào sản xuất hoa lan hồ điệp với quy mô đủ lớn, mang tính công nghiệp hiện đại

1.1.3 Đặc tính thực vật của lan Hồ điệp

- Rễ: Hệ rễ của lan Hồ điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng mà rễ của nó thường có dạng hình tròn, to mập, có nhánh hoặc không phân nhánh Có những nghiên cứu cho thấy rễ cây thuộc nhóm phong lan cũng có khả năng quang hợp Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm thường sống cộng sinh tại rễ lan để tương trợ cho nhau, vì thế rễ của hoa lan còn gọi là rễ nấm Việc tưới và bón phân cho hoa lan phải yêu cầu bón phân thật loãng, chính là vì trên rễ cây có nấm sống cộng sinh [13], [16]

- Thân: Lan Hồ điệp thuộc loại lan đơn thân, thân ngắn không có giả hành, không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân phát triển theo phương thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá

Hồ điệp rất khó có chồi nhánh, nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống Thân của lan Hồ điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây [13], [16]

- Lá: Lan Hồ điệp có lá to dày, đầy đặn, lá mọc đối xứng xếp thành hai hàng, xen kẽ với nhau, ôm lấy thân cây Số lá trên cây thường không nhiều, thông thường một cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ, mặt trên của lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ Căn cứ vào màu sắc của lá có thể phân biệt được hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ [13], [16]

Để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề mặt trên của lá lan Hồ điệp không có khí khổng, mà chỉ mặt dưới lá mới có Lan Hồ điệp là loài thực vật CAM, nên mặc dù không có giả hành nhưng Hồ điệp vẫn có khả năng chịu hạn tốt

- Hoa: Cành hoa của lan Hồ điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4 Các cành

Trang 7

hoa có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh Cành hoa khi chưa phân hóa các đốt hoa, thường ở dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa, ở nhiệt độ dưới 150C

và bị bấm ngọn có thể nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao trên 280C thì chỉ có thể nảy thành chồi nách

Hồ điệp có 2 dạng hoa là “hoa đều đặn” hoặc “cực kỳ đều đặn” “Hoa đều

đặn” là hoa có cánh hoa đều to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở hoặc khe

hở rất nhỏ, cánh môi trải xuống tạo dáng hình elip, tất cả bông hoa tạo nên dáng hình tròn Loại “cực kỳ đều đặn” là hoa có dáng rất tròn, cánh bên và cánh hoa đều chồng khít lên nhau, không có khe hở Trường hợp giữa các cánh hoa có khe hở

hoặc khe khá lớn gọi là hoa “không đều đặn” Trong những năm gần đây đã xuất

hiện một số biến dị ở lan Hồ điệp, có dạng cánh hoa biến dị tạo dáng của cánh môi, dạng biến dị khác là khi 2 bông hoặc vài bông trùng với nhau tạo thành chùm hoa kép Tuy nhiên, những biến dị này đa số đều không được di truyền một cách

ổn định [22]

- Quả và hạt: Lan Hồ điệp chỉ tạo quả nhờ thụ phấn nhân tạo hoặc nhờ côn trùng Vỏ quả có hình que, phát triển chậm, thường phải qua 4 tháng mới chín và tách vỏ Số lượng hạt trong một quả khác nhau do sự khác nhau về cây bố, mẹ đem thụ phấn Hạt của chúng thường rất nhỏ, có dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều kiện tự nhiên rất khó tự nảy mầm thành cây con, thường phải gieo hạt trong môi trường vô trùng thích hợp mới có thể thu được cây con với số lượng lớn Khi gieo hạt trong môi trường này, thường để thể sinh chồi (protocorm) nảy mầm thành cây [16]

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lan Hồ điệp

Theo Nguyễn Quang Thạch ( 2005) [16], lan Hồ điệp là dạng cây hoa thân thảo lâu năm, cây sinh trưởng khá chậm, trong điều kiện sinh trưởng thích hợp, cách 40 ngày mới mọc ra 1 lá hoàn chỉnh Khi cây có trên 4 lá, lúc đó chồi hoa mới có khả năng phân hóa Thời gian ra hoa của đại đa số các giống lan được trồng là 3 - 5 tháng mỗi năm Mỗi một hoa đơn có thời gian ra hoa khoảng 20 ngày, thời gian ra hoa của mỗi cây hoa kéo dài 2 - 3 tháng

Trang 8

1.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Hồ điệp

- Nhiệt độ: Lan Hồ điệp có nguồn gốc từ miền Nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp để trồng lan Hồ điệp tương đối cao Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng vào ban ngày là 25 - 280C, ban đêm là 18 - 200C, giai đoạn ươm cây non thì cần nhiệt

độ ban đêm khoảng 230C Nếu nhiệt độ thấp dưới 150C, thì rễ cây sẽ ngừng hút chất dinh dưỡng, sinh trưởng ngừng lại, thậm chí nếu gặp rét hại (dưới 100C), nụ hoa rụng hoặc các cánh hoa xuất hiện đốm đen nhỏ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa Giai đoạn phân hóa hoa đòi hỏi biên độ nhiệt độ ngày/đêm chênh lệch khá cao, ban ngày thích hợp nhất là 250C, ban đêm 18-200C, kéo dài 3 - 6 tuần rất có lợi cho sự phân hóa hoa [3], [13], [16]

- Ánh sáng: Lan Hồ điệp rất kỵ ánh sáng chiếu trực tiếp, do đó cần phải có biện pháp che sáng Cây ở độ tuổi khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau Thời

kỳ ươm cây non nhu cầu về ánh sáng có cường độ là 10.000 - 12.000 lux, giai đoạn cây bánh tẻ là 12.000 - 20.000 lux, giai đoạn thúc cây ra hoa là 20.000 - 30.000 lux Trong điều kiện lan trồng trong nhà lưới, mùa hè và mùa thu phải che bớt đi 75 -85% ánh sáng, và cần phải có hai lớp che chồng lên nhau Vào mùa đông hoặc xuân ánh sáng yếu hơn chỉ cần che bớt 40 - 50% ánh sáng [3]

- Nước tưới: Các mùa khác nhau, các giá thể trồng khác nhau cần lượng nước tưới khác nhau Lan Hồ điệp thuộc loai cây trồng chịu hạn tốt, do lá khá dày, lượng nước chứa trong lá khá nhiều Mùa xuân độ ẩm không khí cao, nên cách 3 -

7 ngày tưới nước 1 lần; nhưng vào mùa hè, mùa thu nhiệt độ không khí cao, lượng nước bốc hơi mạnh, thông thường cách 1 - 2 ngày tưới đẫm nước 1 lần; còn mùa đông nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cũng thấp, để bảo đảm những điều kiện nhất định về ẩm độ, đồng thời tránh cho lá tích nước, nếu lá tích nước sẽ làm cho lá bị lạnh hại, vì thế thông thường vào lúc sau 10 giờ sáng và trước 15 giờ thì tưới nước Nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây có đủ độ thông thoáng khí và gió, để cho nước đọng trên mặt lá bay hơi hết, giảm sự phát sinh của bệnh hại

- Dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, tuy nó không đòi hỏi số lượng lớn nhưng lại phải đầy đủ các thành phần dưỡng chất [1], [3], [13], [16] Tuy

Trang 9

nhiên, tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà nhu cầu đối với thành phần dinh dưỡng có khác nhau Các nguyên tố chính cần thiết cho cây lan hồ điệp là: nhóm các nguyên tố đa lượng: N; P; K; nhóm các nguyên tố trung lượng : Ca, Mg; S.; nhóm các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với liều lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được Thường thì chúng có sẵn trong nước tưới nhưng trong phân bón cũng cần bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, miễn sao vừa đủ để không làm hại cây

- Giá thể: Yêu cầu phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn thô, hạt đá nhỏ, rêu… Dùng rêu để làm giá thể trồng cây cần phải xử lý tiệt trùng và phải rửa 3 - 4 lần Giai đoạn cây non của lan

Hồ điệp thường kéo dài, do vậy nếu dùng rêu để làm giá thể ươm cây con thì phải chọn loại chất lượng đặc biệt tốt Loại rêu nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì vẫn có màu xanh, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ lan, cây non sinh trưởng kém, các loại sâu bệnh hại có cơ hội để phát triển làm chết cây con [2], [17], [9]

- Chậu trồng: Yêu cầu chậu trồng lan Hồ điệp không sâu, tốt nhất là các loại chậu nhỏ màu trắng, trong suốt, để có lợi cho hệ rễ của lan phát triển và quang hợp Căn cứ vào kích thước cây lớn nhỏ mà chọn chậu trồng thích hợp Cây non trồng trong chậu đường kính 8 cm, và khoảng 3 - 6 tháng sau lớn thành cây trưởng thành thì trồng sang chậu có đường kính 12 cm [21] Sau khi cây lan phát triển 2 -

3 năm nên thay chậu 1 lần [10]

1.1.6 Các loại bệnh hại lan Hồ điệp

Cây lan thường bị một số bệnh hại chủ yếu sau [2], [16], [17]:

- Bệnh đen thân cây con: do nấm Fusarium oxysporum gây ra.Vết bệnh xuất

hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, màu nâu, sau đó lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ Các lá phía trên chuyển sang màu vàng, cong queo dị hình

- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora sp gây ra Vết bệnh thường có hình thoi

hoặc hình tròn (đường kính trung bình 1 mm), màu xám nâu, xuất hiện mặt dưới

lá Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém

- Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra Vết bệnh

Trang 10

lá, kích thước trung bình 3 - 6 mm Giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ

- Bệnh thối hạch: do nấm Sclerotium rolfsu gây ra Vết bệnh xuất hiện ở

gốc thân, màu vàng nhạt sau chuyển sang màu vàng nâu làm thân cây teo tóp, lá vàng

- Bệnh đốm vòng cánh hoa: do nấm Alternaria Ap gây ra Vết bệnh nhỏ màu

đen hơi lõm, hình tròn có vân đồng tâm Bệnh hại nụ hoa, cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, làm mất vẻ đẹp của hoa và hoa bị rụng sớm

- Bệnh đốm gỉ cánh hoa: do nấm Curvularia eragostidis gây ra Vết bệnh

ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu hơi lồi lên, về sau lan rộng ra thành một đốm lớn màu nâu nhạt Bệnh làm hoa mất vẻ đẹp, mất giá trị thẩm mỹ hàng hóa

- Bệnh thối đen ngọn: do nấm Phytophthora palmivora gây ra Vết bệnh ban

đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước, màu nâu đen Bệnh hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi, làm đỉnh bị thối nhũn lan dần xuống dưới làm lá và cuống bị thối, lá dễ rụng

- Bệnh đốm lá: do nấm Phyllosticta sp gây ra Ban đầu vết bệnh là một đốm

nhỏ màu vàng hơi lõm, về sau phát triển theo chiều dọc của lá, có hình bầu dục, ở giữa màu trắng xám, xung quanh màu nâu đen

- Bệnh thối nâu vi khuẩn: do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra Vết bệnh

màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển sang màu nâu đen Bệnh hại cả

lá, thân, mầm làm các bộ phận trên bị thối, kèm theo có mùi khó chịu

- Bệnh thối mềm vi khuẩn: do vi khuẩn Pseudomonas gladiola gây ra Vết

bệnh dạng hình bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp, có màu trắng xám

Theo Nguyễn Quang Thạch và cs [16], có 6 loại bệnh do nấm gây ra đối với lan Hồ điệp như thối đen, thán thư, phấn trắng, muội than, đốm nâu cánh hoa, rụng hoa có thể dùng Appencarb 75DF, Score 250EC, Rovral 50WP, Anvil5SC 2 loại bệnh do vi khuẩn gây ra là thối mềm và thối nâu Bệnh do vi khuẩn gây ra rất khó chữa, có thể phòng trừ bằng cách phun Streptomicin + Tetracylin

Trang 11

Sâu bệnh hại lan gồm các loài như: rệp bông, rệp sáp, rệp son, rệp bọc, bọ trĩ, bọ nhảy, sâu bướm, ong vẽ bùa, ốc sên gây hại Bệnh hại lan chủ yếu do nấm

và vi khuẩn gây ra, trong đó phải kể đến bệnh đốm lá, thán thư, đốm vòng cánh hoa, đen thân, thối đen ngọn, thối mềm lá và bệnh thối rễ gây hại [5] Theo Nguyễn Thiện Tịch [17], bệnh hại lan chủ yếu là bệnh thối đọt, khô căn hành, bệnh ở đỉnh lá, bệnh đốm lá gây hại Có thể dùng một số loại thuốc sát khuẩn có đồng để trị bệnh như: oxiclorua đồng nồng độ 0,5-1% và nồng độ 0,25-0,35%, booc đô , các dẫn xuất có gốc etylen, hốn hợp zinhep và clorua đồng Cũng theo tác giả, trên cây lan có một số côn trùng gây hại như: kiến, ruồi đục lá, hoa, rệp

son, bọ trĩ có thể dùng Bassa, Malathion để phun phòng trừ

1.1.7 Các kết quả nghiên cứu về hoa lan hồ điệp ở Việt Nam

* Kết quả điều tra thu thập tập đoàn, đánh giá giống lan

Các tác giả Trần Thị Thúy, Trần Duy Quý (2007) đã nghiên cứu đa dạng di

truyền ở mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác

tạo giống lan Hồ điệp lai ở Việt Nam, tác giả đã thu thập, nghiên cứu và đánh giá được các đặc điểm hình thái và động thái ra hoa của 31 giống lan Hồ điệp thuộc chi Phalaenopsis ở Việt Nam và các giống nhập nội làm cơ sở cho việc phân loại những giống này [18]

* Kết quả nghiên cứu về tuyển chọn, lai tạo giống

Tác giả Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006) [6] đã thu thập và đánh giá được

10 giống lan Hồ điệp mới nhập nội từ Hà Lan và Thái Lan về các đặc trưng hình thái giống, khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh Kết quả cho thấy, trong 10 giống đánh giá có 3 giống HL2 (hoa trắng hồng sọc tím, cánh môi hồng đỏ), HL3 (hoa trắng, cánh môi đỏ thẫm) và HL5 (hoa trắng, cánh môi vàng) có nhiều đặc tính quý về năng suất, chất lượng hoa, màu sắc hoa, có khả năng chống với sâu bệnh và thích nghi với điều kiện miền Bắc Việt Nam, được thị trường ưa chuộng

Trong các năm 2006-2009, các tác giả Nguyễn Thị Kim Lý, Đặng Văn Đông, Lê Đức Thảo tiếp tục nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm giống lan Hồ điệp

Trang 12

có đường kính hoa từ 8,2-8,4 cm, chiều dài cành hoa 50-52 cm, số hoa trung bình/cành là 6,8-7,2 hoa, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng cao và rất

ổn định, được người sản xuất cũng như người tiêu dùng rất ưa chuộng [10] Giống hoa lan hồ điệp HL3 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức năm 2009 Cũng từ năm 2006, Viện nghiên cứu Rau quả cũng đã nhập nội 7 giống hoa lan

hồ điệp từ Hà Lan, từ đó Viện đã tuyển chọn được 2 giống hoa lan hồ điệp LVR2, LVR4 có các đặc tính tốt phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam [20]

Các tác giả Trần Thị Thúy, Khuất Hữu Chung, Trần Duy Quý (2007) đã đánh giá được các đặc điểm hình thái và động thái ra hoa của 31 giống lan Hồ điệp

thuộc chi Phalaenopsis ở Việt Nam và các giống nhập nội Dựa vào phân tích các

đặc điểm ưu việt của mỗi giống, thiết kế sơ đồ lai và đã lai thành công một số cặp lai giữa lan Hồ điệp dại với lan Hồ điệp truyền thống và lan Hồ điệp nhập nội, và

đã tạo được vật liệu khởi đầu bằng phương pháp nuôi cây in vitro [18]

* Kết quả nghiên cứu nhân giống, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng

Các nghiên cứu về nhân giống hoa lan đã được thực hiện ở nhiều cơ quan khoa học và đã đạt được những thành công nhất định

Hoàng Thị Lan Hương, Nguyên Xuân Linh và CS (2008) [8], đã nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu từ mẫu hạt, mắt ngủ của cành hoa, bao gồm các nghiên cứu

về phương pháp khử trùng mẫu, ảnh hưởng của tuổi quả và môi trường gieo hạt thích hợp Quả lan (100 ngày tuổi với giống HL2 và 170 ngày tuổi với giống HL3) được khử trùng bằng H2O2 15% trong 10 phút và gieo lên môi trường VW + 50 g/l khoai tây Hoặc mắt ngủ cành hoa được khử trùng bằng H202 15% trong 20 phút và cấy lên môi trường VW; Xác định được môi trường tạo protocorm (thể sinh chồi)

từ hạt, mẩu lá và chóp rễ; Từ hạt: VW + 2,0 mg/l BAP (giống HL2) và VW + 1,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l 2,4-D (giống HL3); Từ mẩu lá: VW + 2,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l TDZ (giống HL2 và HL3); Từ chóp rễ: VW lỏng + 1,0 mg/l BAP + 1,5 mg/l TDZ (giống HL2) và VW lỏng + 1,5 mg/lBAP + 1,0 mg/l TDZ (giống HL3); Xác định được môi trường tạo chồi từ protocorm: VW + 50g/l khoai tây

Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Lý Anh ( 2002) [15], đã xác định được môi trường tạo cây hoàn chỉnh: VW + 50g/l khoai tây + 50g/l chuối

Trang 13

(giai đoạn 1) và VW + 100g/l khoai tây/l + 100g/l chuối (giai đoạn 2) Môi trường này sẽ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn để đưa cây ra vườn ươm

Khi nghiên cứu công đoạn ra ngôi, Đoàn thùy Vân, Đặng Van Đông và cs

đã xác định được giá thể thích hợp cho cây lan Hồ điệp ngoài vườn ươm ở các giai đoạn khác nhau (giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cây con là rong biển + than hoa (1:1), giai đoạn cây trưởng thành là rong biển + xơ dừa + than hoa (1:1:1))

Nghiên cứu loại phân, Hoàng Thị Lan Hương đã tạo ra được phân bón tự chế (TC) phù hợp cho nuôi trồng lan Hồ điệp và xác định được chế độ phân bón thích hợp cho từng giai đoạn

Các tác giả Trần Duy Dương, Trần Duy Quý, Đặng Văn Đông (2009) đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PCR để chuẩn đoán và loại bỏ mầm bệnh do vi khuẩn trước khi đưa mẫu lan Hồ điệp vào nuôi cấy mô Các tác giả đã phân lập

được 15 mẫu khuẩn thuộc 2 nhóm vi khuẩn Ewinia cartovora và Pseudomonas

gladioli [2]

Khi nghiên cứu biện pháp kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát

triển của cây lan Hồ điệp (Phaleanopsis) sau in vitro, các tác giả Đinh Thị Dinh,

Bùi Trọng Hải, Đặng Văn Đông (2009) đã kết luận: Việc huấn luyện cây in vitro trước khi ra ngôi bằng cách để ở trong phòng 3 ngày sau đó mang ra nhà lưới 3 ngày để cây quen dần với môi trường tự nhiên trước khi ra ngôi làm tăng tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của cây; Sử dụng thuốc trừ bệnh Daconil pha nồng độ 250g/100lít nước, xử lý ngâm giá thể trong thời gian 30 phút có tác dụng hạn chế phát sinh một số bệnh trong vườn ươm; Chế độ nhiệt độ 25-320C, phương pháp tưới nước bằng bình phun tay 3 ngày 1 lần và định kỳ phun bổ sung chế phẩm B1

và phân NPK tỷ lệ 30:20:10 cho cây sau ra ngôi 2 tuần tuổi cho khả năng sinh trưởng tối ưu nhất [1]

Không chỉ có các công trình nghiên cứu về biện pháp nhân giống hoa lan

mà các nhà khoa học trong nước còn quan tâm nghiên cứu về quy trình chăm sóc, điều khiển nở hoa cho hoa lan Từ năm 2002, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Nga đã nghiên cứu điều khiển sự ra hoa cây lan hồ điệp

Trang 14

của lan Hồ điệp theo ý muốn Sự ra hoa của lan Hồ điệp không phụ thuộc vào quang chu kỳ Có thể sử dụng cây lan ở các tuối khác nhau với biên độ nhiệt độ

240C ngày và 140C đêm cho tỷ lệ cây ra hoa từ 50-75% sau xử lý từ 1-3 tháng (phụ

thuộc vào tuổi cây và thời gian xử lý) [15]

Viện nghiên cứu Rau quả trong những năm gần đây đã chủ trì thực hiện các đề tài và dự án giống hoa liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài như:

Đề tài cấp cơ sở“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Đài Loan trong phát triển

Rau Hoa quả ở Việt Nam”, thời gian thực hiện 2006-2009 Trong đó có đối tượng

cây hoa lan hồ điệp Kết quả đã nghiên cứu được biện pháp kỹ thuật để xử lý phân hóa mầm hoa lan hồ điệp theo công nghệ mới của Đài Loan và ứng dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật khác trong việc chọn, tạo giống hoa lan ở Việt Nam [3] Các nghiên cứu trước đây đã đạt được kết quả ban đầu rất có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, sản phẩm cây giống và hoa thương phẩm chưa phát triển rộng rãi thành hàng hóa với quy mô lớn Dự án đã kế thừa các kết quả nghiên cứu từ giai đoạn trước và phát triển sản xuất rộng rãi ở quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu về hoa lan nói chung và hoa lan hồ điệp nói riêng ngày càng cao ở thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu

1.2 Mục tiêu của dự án

- Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống lan Hồ Điệp nhập nội bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và quy trình sản xuất hoa lan Hồ Điệp thương phẩm (bao gồm các công đoạn nuôi trồng, điều khiển ra hoa theo ý muốn, thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa) theo quy mô công nghiệp

- Xây dựng được 2 mô hình sản xuất cây con giống, công xuất 20 vạn cây/năm

- Xây dựng mô hình trồng lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp và sản xuất được

20 vạn chậu hoa chất lượng cao/năm

Trang 15

1.3 Đối tượng nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm hoa lan hồ điệp

Đối tượng nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của dự án này gồm 5 giống lan sau:

TT Tên giống Đặc điểm chính

1 Phal weddding Lá nhỏ, dày, xanh nhạt, hoa màu trắng, có 6 - 8

hoa/cành, ĐK hoa 4 - 6 cm, chiều dài hoa 35-40cm

2 Phal Taida salu Lá nhỏ, dày, xanh đậm, hoa màu tím sọc, có 7 - 10

hoa/cành, ĐK hoa 8 - 9 cm, chiều dài hoa 42-48cm

3 Phal Sedrs Lá to, dày, xanh đậm, hoa màu hồng, có 20 - 25

hoa/cành, ĐK hoa 5 - 6 cm, chiều dài hoa 40-45cm

4 Phal Sala Lá to, dày, xanh nhạt, hoa màu vàng sọc, có 8 - 10

hoa/cành, ĐK hoa 7 - 8 cm, chiều dài hoa 35-40cm

5 Giống HL.3 Lá to màu xanh vàng, hoa màu đỏ tím, có 7- 9

hoa/cành, chiều dài cành hoa đạt 45-50cm Các giống này đều có nguồn gốc từ Hà Lan, được Viện Di truyền, Viện nghiên cứu Rau quả nhập nội từ năm 2004-2006, đã qua thử nghiệm, đánh giá tính thích ứng

và kết luận là những giống có triển vọng phát triển ngoài sản xuất

1.4 Xuất xứ của dự án

Dự án “Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống lan Hồ Điệp ở

quy mô công nghiệp” có xuất xứ từ các nguồn sau:

Kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa lan và đồng

tiền” do Viện Sinh học Nông nghiệp thực hiện, trong đó “Quy trình nhân giống hoa lan Hồ Điệp bằng kỹ thuật nuôi cấy mô” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật (theo quyết định số 2215 QĐ/BNN ngày 2 tháng 8 năm 2004)

Kết quả thực hiện đề tài: ‘‘ Nghiên cứu phương pháp các kỹ thuật chăm sóc,

xử lý phân hoá mầm hoa và điều khiển ra hoa của hoa lan Hồ Điệp ở quy mô nhỏ” của các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân

Trường, Hoàng Thị Nga và cộng sự

Trang 16

Kết quả thực hiện đề tài ‘‘Nghiên cứu tuyển chọn lan hồ điệp” từ tập đoàn

các giống hoa lan Hồ điệp nhập nội từ Hà Lan của các tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp, đã tuyển chọn ra giống lan Hồ điệp HL3, giống này đã được Bộ NN

& PTNT công nhận tạm thời năm 2006

Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu KC - 04- 19; giai đoạn 2001 - 2005

‘’Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào để nhân nhanh một số cây có giá trị kinh

tế như cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây hoa cao cấp” do Viện Di

truyền Nông nghiệp chủ trì, đã được nghiệm thu

Kết quả thực hiện dự án Khoa học công nghệ ‘‘Phát triển giống hoa chất

lượng cao giai đoạn 2005-2006”; và kết quả thực hiện dự án ” Phát triển giống hoa chất lượng cao giai đoạn 2006 -2010” do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì

Trong đó đã duy trì và chăm sóc 7 giống lan Hồ Điệp, xây dựng quy trình lưu gữi, chăm sóc cây lan hồ điệp trong nhà lưới

Kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Đài Loan

trong phát triển hoa lan Hồ Điệp ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Rau quả

chù trì, đã xây dựng được quy trình xử lý lan hồ điệp, chăm sóc cây giai đoạn sau phân hoá mầm hoa tại miền Bắc Việt Nam Quy trình này đã được hội đồng khoa học cấp cơ sở của Viện Nghiên cứu Rau quả nghiệm thu tháng 3 năm 2008

1.5 Tính khả thi và hiệu quả của dự án

1.5.1 Năng lực thực hiện dự án

- Cơ quan thực hiện chính của dự án là Viện Nghiên cứu Rau quả - Đây là đơn vị chuyên ngành có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và phát triển sản xuất hoa cây cảnh, trong đó có cây hoa lan hồ điệp

- Viện Nghiên cứu Rau quả có hệ thống thí nghiệm, hệ thống sản xuất giống

và hoa thương phẩm, tương đối hoàn thiện và khép kín, những năm qua, Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện rất nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ, cung ứng giống hoa cho nhiều địa phương trong cả nước và đã gây dựng được uy tín và niềm tin với khách hàng

Trang 17

- Giai đoạn 2005-2006: Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ Nông nghiệp và

PTNT giao chủ trì dự án “ Phát triển giống hoa chất lượng cao” Vì vậy có đầy

đủ điều kiện và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc triển khai dự án

- Giai đoạn 2007 – 2010: Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ Nông nghiệp

và PTNT tiếp tục giao chủ trì dự án “Phát triển một số giống hoa chất lượng

cao”, trong đó có 4.000m2 nhà lưới hiện đại có thể điều khiển các chế độ nhiệt độ,

độ ẩm theo ý muốn Đây là cơ sở quan trọng để có thể phát triển sản xuất lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp

- Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đang ký kết hợp đồng cung ứng giống hoa cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoa chất lượng cao với thương nhân của Việt Nam và cả Trung Quốc, điều này đảm bảo cho đầu ra của sản phẩm và khả năng thu hồi vốn cao của dự án

- Hiện nay, Viện Nghiên cứu Rau quả có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật khá hùng hậu, đã được đào tạo bài bản về công nghệ sinh học và nuôi cấy mô: ở Đức (1 người), ở Singapo (1 người), ở Trung Quốc (2 người), hoàn toàn có đủ điều kiện để hoàn thành các công việc được giao

- Cơ quan chủ trì dự án cũng phối hợp với tổ chức khoa học chuyên sâu về công nghệ sinh học và nuôi cấy mô, đó là Viện Sinh học Nông nghiệp - trường ĐHNN Hà Nội để cùng nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, đồng thời hợp tác với Trung tâm ƯD Khoa học sản xuất nông lâm nghiệp Quảng Ninh, một đơn vị

có nhiều kinh nghiệm trong nhân giống nuôi cấy mô cây lâm nghiệp, hoa cây cảnh,

để cùng hợp tác sản xuất thử hoa lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp theo năng lực và

sở trường của từng đơn vị

- Cơ quan chủ trì dự án đã ký hợp đồng hợp tác với Trại thực nghiệm sản xuất hoa Sa Pa ( của Viện Di Truyền Nông nghiệp) để tổ chức xử lý phân hoá mầm hoa cho lan Hồ điệp, cung cấp cho các cơ sở chăm sóc giai đoạn sau phân hoá mầm hoa

- Cơ quan chủ trì dự án cũng đã phối hợp với một số cơ sở đầu tư xây dựng nhà lưới hiện đại có đầy đủ hệ thống thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để điều

Trang 18

Cửu Long (Bắc Ninh), HTX Đan Hoài (Hà Tây), Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân Quan ( Văn Giang - Hưng Yên) , Công ty TNHH Vạn Xuân (Tiên Du- Bắc Ninh) Mặt khác, cơ quan chủ trì dự án cũng phối hợp với một số cơ quan khoa học địa phương như TT ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Hải Dương, TT ứng dụng

và Chuyển giao công nghệ Hoà Bình, TT ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Hưng Yên trong việc tiếp nhận sản phẩm và xây dựng mô hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp

thương phẩm quy mô công nghiệp

1.5.2 Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án

Kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu tiêu dùng hoa lan Hồ Điệp ở miền Bắc Việt Nam năm 2008 khoảng 50 vạn cây và nhu cầu này cứ tăng đều xấp xỉ khoảng 10% mỗi năm Trong khi đó số lượng do một số cơ sở trong nước sản xuất chỉ đáp ứng khoảng 20 - 25% Như vậy nếu chúng ta nhân giống, trồng và xử lý ra mầm hoa ở với các điều kiện ở Việt Nam thì chắc chắn giá thành sẽ giảm đi rất nhiều

Kết quả dự án đạt được của các đơn vị thực hiện dự án và các tổ chức cá nhân được nhận chuyển giao là 200.000 cây giống (chênh lệch so với nhập nội là 2.000đ/cây), cây hoa thương phẩm là 200.000 cây (chênh lệch so với nhập nội là 10.000đ/ cây), như vậy nếu dự án thành công lợi nhuận trực tiếp mang lại từ dự án

sẽ là 2,4 tỷ đồng

Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng như giai đoạn trước, thì đến năm 2015 nhu cầu tiêu dùng hoa lan Hồ điệp của Việt Nam sẽ tăng lên xấp xỉ khoảng 100 vạn cây/năm Nếu Việt Nam chủ động sản xuất được với số lượng trên thì cần phải phát triển khoảng 40.000 m2 nhà lưới hiện đại (tăng xấp xỉ 10 lần so với năm 2010) Đó là chưa kể nếu chúng ta xuất khẩu được thì diện tích trên cần tăng nhiều hơn Trong bối cảnh của sự hội nhập nêu ở trên, ngoài việc tăng diện tích, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) và các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hoa, đồng thời những chủng loại hoa truyền thống có giá trị thấp sẽ được thay bằng các chủng loại giống hoa mới có chất lượng hơn: màu sắc, hương thơm, độ bền cao hơn, trong đó có hoa lan Hồ Điệp Mặt khác, hệ thống sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào của nước ta trong những năm qua đã được dầu tư tương đối nhiều, hầu như các tỉnh, thành phố đều

Trang 19

có phòng nuôi cấy mô tế bào Nếu nhân giống ngay tại Việt Nam chúng ta có lợi thế là sử dụng ngay nguồn nguyên vật liệu trong nước, giá nhân công rẻ, tiền chuyển giao công nghệ thấp do vậy hoàn toàn có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan và vì vậy có thể tự cung cấp cho nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người sản xuất

1.5.3 Tác động của dự án đến môi trường, xã hội, an ninh, quốc phòng

Đây là dự án ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, sử dụng nhà lưới với các thiết bị hiện đại để điều khiển sinh trưởng của cây nên không những không ảnh hưởng đến môi trường mà còn góp phần trong việc cải thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị, làm đẹp cảnh quan

Sản phẩm chính của dự án là giống hoa và hoa thương phẩm, do tự sản xuất trong nước nên không phải đi nhập nội sẽ nâng cao thu nhập cho người sản xuất hoa, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng

Dự án đã tạo được công ăn việc làm cho trực tiếp 50 người hoạt động chuyển giao

và sản xuất thử nghiệm và tạo thêm việc làm cho hàng ngàn người đang chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hoa thương mại theo kiểu công nghiệp

Dự án sản xuất hàng trong nước, thay thế hàng nhập nội, mà chủ yếu hàng nhập tiểu ngạch (cả hàng nhập lậu) qua biên giới Trung Quốc, vì vậy góp phần giảm tình trạng nhập siêu, giảm nhập lậu, tăng cường giữ vững an ninh quốc phòng - đặc biệt vào giai đoạn Tết Nguyên Đán

1.5.4 Khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án

Viện Nghiên cứu Rau quả hiện đang có mối quan hệ hợp tác về cung ứng giống hoa và hoa thương phẩm cho rất nhiều tổ chức, cá nhân ở khắp 22 tỉnh, thành các miền Nam - Bắc Mỗi năm, Viện sản xuất hàng triệu giống hoa thương phẩm (cả cây nuôi cấy mô, cây giâm cành và củ giống), cung ứng và chuyển giao công nghệ tới tận người sản xuất Viện đang có kế hoạch hình thành hệ thống tổ chức sản xuất, trong đó phân chia thành các nhóm: nhóm nuôi cấy trong phòng, nhóm vườn ươm, nhóm cung ứng giống và chuyển giao quy trình sản xuất hoa thương phẩm Dự án sản xuất thử nghiệm lan hồ điệp đi vào hoạt động đang là

Trang 20

điều kiện tốt để Viện thực hiện kế hoạch trên, đồng thời góp phần thức đẩy công tác chuyển giao nhân rộng kết quả cho sản xuất

Trong quá trình hoàn thiện các công nghệ của dự án, cơ quan chủ trì dự

án là Viện nghiên cứu Rau Quả đã đón nhận rất nhiều đoàn của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các chủ trang trại và cả hộ gia đình trồng hoa nhờ Viện chuyển giao công nghệ sản xuất lan hồ điệp quy mô công nghiệp cho họ, đến thời điểm dự án nghiệm thu đã có 9 đơn vị ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, ký hợp đồng chính thức và hàng chục đơn vị ký biên bản ghi nhớ đề nghị Viện chuyển giao công nghệ, cho họ vào thời gian tới, có thể nói đây là 1 thành công rất lớn của dự án

Sau khi dự án kết thúc, việc phát triển lan hồ điệp sẽ gấp 3- 4 lần so với hiện nay, lúc đó chúng ta sẽ cơ bản đáp ứng được 70% nhu cầu nội địa ( khoảng 50-60 vạn cây/ năm) , tiến tới xuất khẩu sang các nước Cam pu chia, Lào, Mỹ

Trang 21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN

2.1 Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của dự án) để triển khai dự án

* Tóm tắt quy trình nhân giống hoa lan Hồ điệp bằng kỹ thuật Invitro

Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng)

Cây mẫu đầu dòng

Ngồng hoa (cành hoa) Quả (hạt lai F1) ( 120 ngày )

Khử trùng kép Khử trùng

VW+ 100 ml ND + 10g đường + 2mg/lBA +0,3 mg/lK (mắt ngủ của cành hoa)

VW + 100ml ND + 10 g đường + 3mgK + 6,5g agar (đỉnh ngọn của cành hoa) VW+ 100ml ND + 10 g đường + 3mg KT + 1g Pepton + 6,5g agar (gieo hạt)

Cây giống in vitro

(Ghi chú: K – Kinetin; ND – nước dừa; CR – cà rốt; KT – khoai tây)

Trang 22

* Tóm tắt quy trình sản xuất hoa lan Hồ Điệp thương phẩm

Cây giống in vitro (trên 1,5 gam)

Cây 6 tháng tuổi (trong chậu nhỏ)

Sang chậu (đường kính chậu 12 cm)

Vườn sản xuất

Giá thể dớn biển Che ánh sáng trực xạ, che mưa

Tưới nước đủ ẩm Dinh dưỡng 2 lần/tuần

Loại 30:10:10 cho cây từ 1–10 tháng tuổi

Loại 20:20:20 cho cây > 10 tháng tuổi Loại 10:30:10 cho trước xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa

(Xử lý nhiệt độ thấp 18 – 250C trong 20 – 40 ngày)

Dinh dưỡng 1 lần/tuần Xử dụng các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ,

Loại 6:30:30 ẩm độ, ánh sáng trong nhà lưới hiện đại

để điều khiển nở hoa theo ý muốn

Hoa thương phẩm

Trang 23

2.2 Phân tích những vấn đề mà dự án cần giải quyết về công nghệ

Công nghệ hiện tại được thực hiện trong dự án là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học Vì vậy khi đi vào thực tế sản xuất cần phải hoàn thiện, làm chủ quy trình công nghệ và các thông số kỹ thuật, ổn định chất lượng sản phẩm, vì vậy dự án cần phải giải quyết các vấn đề sau:

TT Nội dung hoàn thiện Quy trình cũ Các CT nghiên cứu để

hoàn thiện quy trình

I Hoàn thiện quy trình nhân giống nuôi cấy mô lan Hồ điệp ở quy mô công nghiệp

1 Cơ quan nuôi cấy Ngồng hoa Ngồng hoa, đỉnh sinh

nghệ PCR

4 Hoá chất khử trùng

HgCl2 nồng độ 0,1% trong thời gian 5 phút

H2O2 nồng độ 40% trong thời gian 5 phút với ngồng hoa và 10 phút với hạt

5 Nuôi cấy lát mỏng VW +1,0Kinetin VW +1,0ppm BA + 0,3ppm

IAA + 0,2ppmNAA

6 Môi trường nhân nhanh

VW +150mlND +50gKT+30gCR+

0,5ppmBAP

- VW +0,2ppmBAP+50gKT

+1,0gTHT

- VW + 1,0ppm Kinetin+ 50gKT +1,0gTHT

Trang 24

8 Lưu giữ bình nuôi cấy Lưu giữ trong

II Hoàn thiện quy trình sản xuất hoa lan Hồ điệp thương phẩm quy mô công nghiệp

1

Chuyển chậu từ giai đoạn

cây in vitro đến khi cây

trưởng thành

1 lần chuyển chậu (từ chậu đường kính 5 cm sang chậu 12 cm)

2 lần chuyển chậu (lần 1 từ chậu 5 cm sang chậu 8,3

cm, lần 2 từ chậu 8,3 cm sang chậu 12 cm)

3 Bổ sung phân vi sinh Sử dụng phân

phối chế sẵn

Bổ sung một số vi sinh đặc hiệu

Điều khiển nhiệt độ ánh sáng theo yêu cầu của cây qua các giai đoạn, sử dụng các thiết bị điều khiển một cách triệt để

5

Biện pháp xử lý phân hoá

mầm hoa

Xử lý quy mô nhỏ, để ra hoa tự nhiên

Xử lý theo hệ thống quy mô công nghiệp, phân hoá mầm hoa đúng thời điểm mong muốn

Trang 25

7 Điều khiển nở hoa theo ý

muốn

Quy mô nhỏ 10 – 20 m2, để hoa

nở tự nhiên

Sử dụng các thiết bị hiện đại kết hợp với chất kích thích điều khiển nở hoa đồng đều quy mô công nghiệp 500 – 1000m2

8 Ứng dụng chế phẩm sinh

học phòng trừ sâu bệnh Không

Sử dụng bẫy bả sinh học, thuốc trừ sâu bệnh sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại lan từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường

9 Xử lý trước thu hoạch Không Bón phân, phòng trừ sâu

bệnh trước khi tiêu thụ hoa

10 Quản lý sắp xếp

Quản lý vườn lan, sắp xếp theo vị trí, để cây ra hoa đồng đều, đúng thời điểm

Đóng gói trong thùng carton chuyên dụng, dùng giấy mềm bao gói hoa và dây buộc cố định chậu hoa

2.3 Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra

2.3.1 Họp các đơn vị, chuẩn bị địa bàn triển khai toàn bộ dự án

STT Đơn vị tham gia thực hiện Nội dung công việc

1

Viện Nghiên cứu Rau quả

( Trâu Quỳ - Gia Lâm

- Hà Nội)

Hoàn thiện quy trình nhân giống (8 chuyên đề) Hoàn thiện quy trình sản xuất hoa thương phẩm (11 chuyên đề)

Sản xuất giống hoa (90.000 cây) Sản xuất hoa thương phẩm (diện tích 2.500m2) Đào tạo, tập huấn

2

Viện Sinh học Nông nghiệp -

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

(Trâu Quỳ - Gia Lâm

- Hà Nội)

Hoàn thiện quy trình nhân giống (4 chuyên đề) Hoàn thiện quy trình sản xuất hoa thương phẩm (1 chuyên đề)

Sản xuất giống hoa (70.000 cây)

Trang 26

3

Trung tâm Khoa học & SX

Nông lâm nghiệp Quảng Ninh

Công ty Giống cây trồng Phú

Thọ (thay cho CTy CP phát

triển sản phẩm công nghệ cao

Vĩnh Bình Tân)

Xây dựng mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp thương phẩm (diện tích 1000m2)

7

Viện Nghiên cứu Rau quả

(thay cho CTy CP chế biến

thực phẩm Nam Triệu -Hải

Phòng)

Xây dựng mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp thương phẩm (diện tích 1.500m2)

2.3.2 Xác định giống đưa vào thử nghiệm

Các giống lan Hồ Điệp được đưa vào nghiên cứu xây dựng quy trình và thử nghiệm bao gồm 5 giống:

TT Tên giống Đặc điểm chính

1 Phal weddding Lá nhỏ, dày, xanh nhạt, hoa màu trắng, có 6 –

5 Giống HL.3 Lá to màu xanh vàng, hoa màu đỏ tím, có 7,9

hoa/cành, chiều dài cành hoa đạt 45,8 cm

2.3.3 Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc triển khai sản xuất thử nghiệm

- Bổ sung, cải tạo nhà nuôi cấy mô

- Bổ sung, cải tạo hệ thống nhà kính sau nuôi cấy mô

- Xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị, nhà lưới phục vụ sản xuất hoa thương phẩm

- Đầu tư hỗ trợ thiết bị, giống, vật tư, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở tiếp nhận giống lan nuôi cấy mô để sản xuất hoa thương phẩm quy mô công nghiệp

Trang 27

PHẦN II: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

CHƯƠNG I: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA LAN HỒ ĐIỆP BẰNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ QUY MÔ CÔNG NGHIỆP

1.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

1.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nghiên cứu được tiến hành trên 2giống hoa lan hồ điệp nhập nội, Phal Taida salu (hoa màu tím sọc), Giống HL3(hoa màu đỏ tím)

1.1.2 Vật liệu nghiên cứu:

- Môi trường nuôi cấy

- Phân bón và các chất dinh dưỡng cho cây: Phân Atonik 1.8 EC; Vitamin

B1; phân Đầu trâu 902;

- Thuốc, chế phẩm xử lý giá thể: KmnO4, Alliet, chế phẩm EM

- Giá thể: Rong biển, xơ dừa, than hoa đã qua xử lý Rong biển có nguồn

gốc từ Đài Loan Xơ dừa, than hoa sản xuất tại Việt Nam

1.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Sinh học Nông nghiệp – Trường ĐHNN – Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: 2009 - 2010

1.2 Nội dung nghiên cứu

1.2.1.Tạo nguồn vật liệu khởi đầu

- Xác định cơ quan đưa vào nuôi cấy đạt hiệu quả cao nhất

- Lựa chọn loại hoá chất, nồng độ và thời gian khử trùng mẫu khi đưa vào nuôi cấy mô

1.2.2.Tạo và nhân nhanh protocorm

- Lựa chọn loại môi trường phù hợp nhất để nuôi cấy lát mỏng trong nhân giống lan Hồ Điệp

- Lựa chọn môi trường để nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp hiệu quả nhất

- Thử nghiệm bổ sung chất PVP và than hoạt tính để hạn chế sự hoá nâu trong quá trình nuôi cấy lan Hồ Điệp

1.2.3.Tạo cây hoàn chỉnh

- Thử nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học tăng khả năng sinh trưởng của cây

in vitro

- Thử nghiệm các biện pháp lưu giữ bình nuôi cấy lan Hồ Điệp ở các điều

kiện môi trường khác nhau

Trang 28

1.2.4 Giai đoạn vườn ươm

- Thử nghiệm các loại giá thể lên sự sinh trưởng của cây con giai đoạn đưa cây ra vườn ươm

- Thử nghiệm sử dụng loại phân bón thích hợp lên sự sinh trưởng của cây

con giai đoạn vườn ươm

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Xác định cơ quan đưa vào nuôi cấy đạt hiệu quả cao nhất (Đỉnh sinh trưởng, ngồng hoa, hạt)

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của cơ quan đưa vào nuôi cấy đến hiệu quả nuôi cấy

Mẫu nghiên cứu gồm 3 loại nguồn khác nhau tương ứng với 3 công thức thí nghiệm:

Mỗi công thức môi trường được nuôi cấy trên 9 đĩa, lặp lại 3 lần, mỗi lần 3 đĩa Hạt được nuôi trong điều kiện tối tối 30 ngày sau đó được chuyển sang điều kiện chiếu sáng với cường độ (2000-2500lux) Thời gian chiếu sáng 16/24h, nhiệt

Trang 29

Cành hoa được cắt thành những đốt dài 2cm, mỗi đốt có chứa 01 mắt ngủ, cấy vào các ống nghiệm có chứa môi trường nghiên cứu Ống nghiệm chứa các mắt ngủ được nuôi cấy trong điều kiện ánh sáng (2000-2500lux), nhiệt độ 260C±2; thời gian chiếu sáng 16/24h

Kết quả nuôi cấy được ghi nhận sau 4 tuần nuôi cấy Xác định tỉ lệ bật chồi,

số chồi thu được trên mẫu (mắt ngủ hữu hiệu)

2 tuần, thu nhận kết quả nuôi cấy là số mẫu phát sinh hình thái

1.3.2 Lựa chọn loại hoá chất, nồng độ và thời gian khử trùng mẫu khi đưa vào nuôi cấy mô

Mẫu thí nghiệm được lấy từ vườn cây giống của Bộ môn Hoa cây Viện Nghiên cứu Rau quả là:

cảnh-+ Mắt ngủ trên các cành hoa

Tất cả các mẫu sau khi thu về đều được làm sạch bằng nước xà phòng và tráng cồn 700 trước khi tiến hành khử trùng bằng hoá chất với 2 loại hoá chất khử trùng là: H2O2 và HgCl2

Thí nghiệm 2: Khử trùng bằng H 2 O 2

- Thời gian khử trùng: 5 phút, 10 phút, 15 phút

- Nồng độ khử trùng: 10%; 20%; 30%

CT1: Nồng độ H2O2 10% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

CT2: Nồng độ H2O2 20% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

CT3: Nồng độ H2O2 30% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

Thí nghiệm 3: Khử trùng HgCl 2

- Thời gian khử trùng: 5 phút, 10 phút, 15 phút

- Nồng độ khử trùng: 0,1%; 0,2%; 0,3%

CT1: Nồng độ HgCl2 0,1% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

CT2: Nồng độ HgCl2 0,2% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

CT3: Nồng độ HgCl2 0,3% trong thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút

Mắt ngủ trên các cành hoa: Cành hoa được cắt thành các đoạn nhỏ có kích thước 2 cm có mang mắt ngủ (nằm chính giữa đoạn cắt) Dùng mũi dao nhọn, sạch tách bỏ phần mô lá bao bọc mắt ngủ cũng như đỉnh sinh trưởng trước khi tiến hành khử trùng bằng hoá chất Tổng số mẫu nuôi cấy cho 1 công thức: 30 mẫu Sau khi

Trang 30

khử trùng, các mẫu được cắt bỏ 2 phần đầu bị thấm hoá chất và đặt vào môi trường nuôi cấy

Chỉ tiêu theo dõi

-Tỉ lệ mẫu sạch:

Số mẫu sạch

Tỉ lệ mẫu sạch (%)=

Tổng số mẫu -Tỉ lệ mẫu sạch và sống (mô lá):

Số mẫu sạch và sống

Tỉ lệ mẫu sạch và sống (%)=

Tổng số mẫu -Tỉ lệ mẫu sạch và nảy chồi

Số mẫu sạch và nảy chồi

Tỉ lệ mẫu sạch và nảy chồi(%)=

đó dùng dao sắc lột bỏ lớp lá bao bên ngoài cắt lấy mắt ngủ bên trong rồi khử trùng tiếp trong dung dịch trên (HgCl20,1% 1 phút) Sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường nguồn nguyên liệu này sẽ được dùng để làm nguyên liệu nuôi cấy lát mỏng

Đối với nguồn mẫu in vitro chúng tôi sử dụng chồi đang sinh trưởng mạnh hoặc các thể protocorm Chọn các chồi có kích thước tương đối bằng nhau và cắt với số lát như nhau

Môi trường nuôi cấy: Trong thí nghiệm của chúng tôi ban đầu thử nghiệm là môi trường Vacin and Went, môi trường MS (Murashi Skoog) và Hyponex, chất điều tiết sinh trưởng: BAP(Benzyl Amino Purin), Kinetin, αNAA (Naphtin Acetic Axit), pH môi trường 5,3-5,5 Bố trí các thí nghiệm

Thí nghiệm 4: Tìm hiểu kích thước lát mỏng đến sự sống cũng như quá trình phát sinh hình thái (hình thành chồi hay thể tiền chồi-protocorm- PLB)

Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nền môi trường khác nhau đến sự sống cũng

như quá trình phát sinh hình thái của lát mỏng

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nguồn mẫu nuôi cấy khác nhau

Thí nghiệm 7: Vai trò của chất điều tiết sinh trưởng trong sự cảm ứng phát

sinh chồi hay PLB

Thu thập số liệu

- Quá trình nhân nhanh: Hệ số nhân = tổng số mẫu thu được/tổng số mẫu cấy ban đầu

Trang 31

- Quá trình phát sinh hình thái của lát mỏng

+ Tỷ lệ sống (%) = tổng số mẫu sống/tổng số lát mỏng ban đầu * 100

1.3.4 Lựa chọn môi trường để nhân nhanh chồi lan Hồ Điệp hiệu quả nhất

Chồi lan Hồ Điệp in vitro thu được từ các giai đoạn trước làm vật liệu cho các

thí nghiệm tiếp sau

Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng ra lá của chồi

lan hồ điệp in vitro

- Chồi Hồ Điệp có 2 lá với chiều dài lá 2-3cm được cấy vào môi trường cơ

bản: MS+30g/l đường+Agar

Có bổ sung thêm BAP với nồng độ theo bố trí thí nghiệm sau:

Công thức thí nghiệm Nồng độ BAP (mg/l) Số mẫu nghiên cứu

ĐC 0 30 A1 1 30 A2 2 30 A3 3 30 A4 4 30 A5 5 30 Mỗi chồi được cấy trên một ống nghiệm, với 30 mẫu/1 công thức, 3 lần lặp lại

Thí nghiệm được đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy với chỉ tiêu theo dõi: Số lá

TB phát sinh/1chồi

Tổng số lá thu được

* Số lá TB/chồi =

Tổng số chồi Điều kiện thí nghiệm:

+Ánh sáng: 2500-3000lux

+Nhiệt độ: 260C±2

Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng phát sinh cụm

chồi từ mô cấy mắt ngủ nách lá

- Chồi Hồ điệp có tối thiểu 5 lá được sử dụng làm mẫu nuôi cấy Các chồi được

tách bỏ lá để làm lộ các mắt ngủ ở nách lá Các đoạn thân được cắt thành các lát

Trang 32

mỏng 2mm, mỗi lát có chứa tối thiểu 01 mắt ngủ Các lát cắt được đặt trên môi

trường cơ bản: MS+30g/l đường +Agar

Có bổ sung thêm BAP với nồng độ theo bố trí thí nghiệm sau:

Công thức thí nghiệm Nồng độ BAP (mg/l) Số mẫu nghiên cứu

ĐC 0 30 B1 1 30 B2 5 30 B3 10 30 B4 15 30 B5 20 30 Mỗi công thức bao gồm 30 mẫu với 3 lần lặp lại (Cấy 10 mẫu/ 1 đĩa Pestri)

Thí nghiệm được đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy, với chỉ tiêu theo dõi: số mẫu

cấy có phát sinh chồi và số chồi TB thu được/1 mẫu

Điều kiện thí nghiệm:

+Ánh sáng: 2500-3000lux

+Nhiệt độ: 260C±2

Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của nước dừa đến tốc độ nuôi lớn chồi lan

Hồ Điệp

Chồi Hồ Điệp in vitro có 02 lá với chiều dài lá TB 4-5mm được tách rời cấy

trên môi trường cơ bản: MS+30g/l đường+ Agar

Có bổ sung nước dừa với nồng độ theo bố trí thí nghiệm sau:

Công thức thí nghiệm Nồng độ nước dừa (ml/l

môi trường)

Số mẫu nghiên cứu

ĐC 0 30 C1 50 30 C2 100 30 C3 150 30 C4 200 30 C5 250 30 Mỗi công thức bao gồm 30 mẫu với 3 lần lặp lại (cấy 10 chồi/ 01 bình tam giác)

Thí nghiệm được đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy, với chỉ tiêu theo dõi: Chiều dài

Trang 33

Chồi Hồ Điệp sau quá trình nuôi lớn được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung

αNAA để kích thích ra rễ, với nồng độ theo bố trí thí nghiệm sau:

Công thức thí nghiệm Nồng độ NAA (mg/l) Số mẫu nghiên cứu

ĐC 0 30 E1 0,1 30 E2 0,2 30 E3 0,3 30 E4 0,4 30 E5 0,5 30 Mỗi công thức bao gồm 30 mẫu với 3 lần lặp lại (cấy 10 chồi/ 01 bình tam giác)

Thí nghiệm được đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy, với chỉ tiêu theo dõi: Số rễ

TB/chồi

1.3.5 Thử nghiệm bổ sung chất PVP và than hoạt tính để hạn chế sự hoá nâu

trong quá trình nuôi cấy lan Hồ Điệp

Chọn và xử lý mẫu: Đối với nguồn mẫu ban đầu từ vườn ươm là những

cành hoa đã phát triển đủ độ dài cắt thành những đoạn 2-3 cm trên mỗi đoạn có

mang mầm ngủ Khử trùng lần 1 trong dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút Sau

đó dùng dao sắc lột bỏ lớp lá bao bên ngoài cắt lấy mắt ngủ bên trong rồi khử

trùng tiếp trong dung dịch trên (HgCl2 0,1% 1 phút) Nuôi cấy mẫu trên môi

trường được bổ sung than hoạt tính, PVP

Đối với nguồn mẫu in vitro chúng tôi sử dụng chồi đang sinh trưởng hình

thành từ những mẫu đã qua một số lần cấy chuyển có trọng lượng trung bình

0,5-0,6 gam những chồi này khi được cấy chuyển trường có khả năng làm nâu hóa môi

Trang 34

- Môi trường nuôi cấy: Trong thí nghiệm của chúng tôi ban đầu thử nghiệm

là môi trường Hyponex, chất chống hóa nâu là than hoạt tính, PVP, pH môi trường 5,3-5,5

- Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhân tạo với:

+ Cường độ chiếu sáng: 2500- 3000 lux

+ Nhiệt độ phòng nuôi cấy : 25 ± 20C

+ Quang chu kỳ: 12 giờ sáng/12 giờ tối

- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại Mỗi công thức theo dõi 20- 30 cá thể

Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của than hoạt tính(THT) đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy từ các chồi trên phát hoa:

CT1:(Đ/C): 2gamHyponex+1,5ppmBAP+1%saccarose+10%nước dừa+0 ,62%agar (Đ/C)

CT2: Đ/C+0,5gTHT CT3: Đ/C+1,0gTHT CT4: Đ/C+1,5gTHT CT5: Đ/C+2,0gTHT

Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy

từ các chồi trên phát hoa:

CT1:(Đ/C):2gamHyponex+1,5ppmBAP+1%saccarose+10%nước dừa+0 ,62% agar

CT2: Đ/C+0,5g PVP CT3: Đ/C+1,0g PVP CT4: Đ/C+1,5g PVP CT5: Đ/C+2,0g PVP

Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của tổ hợp than hoạt tính + PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy từ các chồi trên phát hoa:

CT1(Đ/C):2gamHyponex+1,5ppmBAP+1%saccarose+10%nước dừa+0 ,62%agar +1 gam THT + 1 gam PVP

CT2: Đ/C + 2 lần cấy chuyển/3 tuần

CT3: Đ/C + 3 lần cấy chuyển/3 tuần

CT4: Đ/C + 4 lần cấy chuyển/3 tuần

Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng của tổ hợp than hoạt tính + PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy từ mẫu nuôi cấy đã qua 3-4 lần cấy chuyển

CT1(Đ/C):2gamHyponex+1,5ppmBAP+1%saccarose+10%nước dừa+0 ,62%agar +1 gam THT + 1 gam PVP

CT2: Đ/C + 0,5g THT

Trang 35

Chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ sống (%) = tổng số mẫu sống/tổng số mẫu ban đầu * 100

+ Tỷ lệ ra rễ (%) = Tổng số cây ra rễ/Tổng số cây ban đầu

+ Số rễ trung bình (rễ/cây) = Tổng số rễ/Tổng số cây

+ Khối lượng trung bình (gam/cây) = Tổng khối lượng/Tổng số cây

1.3.6.Thử nghiệm sử dụng dịch nghiền hữu cơ tăng khả năng sinh trưởng của cây in vitro

Nguồn mẫu ban đầu là chồi in vitro có trọng lượng trung bình 0,6-0,7 gam Môi trường nuôi cấy: Môi trường Hyponex, pH môi trường 5,3-5,5 Được hấp vô trùng trong điều kiện nhiệt độ 120-1210C áp suất 1 amp trong khoảng thời gian là 20 phút

Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhân tạo với:

+ Cường độ chiếu sáng: 2500- 3000 lux

+ Nhiệt độ phòng nuôi cấy : 25 ± 20C

+ Quang chu kỳ: 12 giờ sáng/12 giờ tối

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại Mỗi công thức theo dõi 20- 30 cá thể

Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của nước dừa đến sinh trưởng, phát triển của cây lan hồ điệp in vitro

CT1(Đ/C): 2 gam Hyponex + 1% saccarose + 0,62% agar

CT1(Đ/C): 2 gam Hyponex + 1% saccarose + 0,62% agar +15% ND

CT2: Đ/C + 10 gam khoai tây

CT3: Đ/C + 30 gam khoai tây

Trang 36

CT5: Đ/C + 70 gam khoai tây

CT6: Đ/C + 100 gam khoai tây

Thí nghiệm 18: Ảnh hưởng của dịch nghiền cà rốt đến sinh trưởng, phát triển của cây lan hồ điệp in vitro:

CT1(Đ/C): 2 gam Hyponex + 1% saccarose + 0,62% agar +15% ND

Chỉ tiêu theo dõi

+ Số lá trung bình (lá/cây) = Tổng số lá/Tổng số cây

+ Số rễ trung bình (rễ/cây) = Tổng số rễ/Tổng số cây

+ Khối lượng trung bình (gam/cây) = Tổng khối lượng/Tổng số cây

1.3.7 Thử nghiệm các biện pháp lưu giữ bình nuôi cấy lan Hồ Điệp ở các điều kiện môi trường khác nhau

Cây con trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn (Chiều cao: 3-5cm; Số lá: 2-3 cặp lá; Số rễ: 3-4 rễ), là kết quả của quá trình nuôi cấy mô, nhân nhanh giống cây lan

Hồ Điệp tại phòng Công nghệ sinh học - Viện nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm được tiến hành với 2 phương thức: Phòng huấn luyện thích nghi

và vườn ươm cây con, với cùng các yếu tố thí nghiệm giống nhau

- Phòng huấn luyện thích nghi:

Trang 37

+ Điều kiện chiếu sáng: Chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên, có bổ sung ánh sáng nhân tạo để đảm bảo cường độ sáng 2500-3000 lux cũng như quang chu kì 16giờ sáng/8 giờ tối

+ Điều kiện nhiệt độ: Có lắp đặt các thiết bị để đảm bảo biên độ nhiệt độ từ

- Vườn ươm cây con

+ Điều kiện ánh sáng: Chiếu sáng tự nhiên

+ Điều kiện nhiệt độ: Tự nhiên

+ Điều kiện độ ẩm: Có thể tăng độ ẩm bằng hệ thống tưới phun sương

Thí nghiệm 20: Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến tỉ lệ chết của cây con tại vườn ươm

- Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành với 30 bình nuôi cấy (Mỗi bình nuôi có chứa 20 cây con hoàn chỉnh) với 3 lần lặp lại

- Các bình thí nghiệm được đặt trong môi trường thí nghiệm trong 7 ngày Sau đó các cây con được đưa ra trồng tại vườn ươm cây con để xác định hiệu quả

CT1: Đối chứng (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

CT2: phòng huấn luyện cây với các điều kiện nhiệt độ, ẩm dộ (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

CT3: vườn ươm (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

Thí nghiệm 21: Ảnh hưởng của biện pháp giảm độ ẩm cục bộ trong bình nuôi cấy đến tỉ lệ sống của cây con tại vườn ươm

- Các bình nuôi cấy được mở nút để giảm độ ẩm của bình với thời gian lần lượt là: 30, 60, 90, 120, 150 phút/ngày Với các chế độ:

Thời gian mở bình lúc: sáng, chiều

- Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành với 30 bình nuôi cấy (Mỗi bình nuôi có chứa 20 cây con hoàn chỉnh) Với 3 lần lặp lại

- Các bình thí nghiệm được đặt trong môi trường thí nghiệm trong 7 ngày Sau

đó các cây con được đưa ra trồng tại vườn ươm cây con để xác định hiệu quả

CT1: Đối chứng (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

CT2: phòng huấn luyện cây với các điều kiện mở nút bình buổi sáng, chiều với các khoảng thời gian 30, 60, 90, 120, 150 phút/ngày (theo dõi trong thời gian

7, 14, 21,28 ngày)

Trang 38

CT3: vườn ươm với các điều kiện mở nút bình buổi sáng, chiều với các khoảng thời gian 30, 60, 90, 120, 150 phút/ngày (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

Thí nghiệm 22: Ảnh hưởng của biện pháp huấn luyện cây con ngoài bình nuôi đến tỉ lệ sống của cây con tại vườn ươm

- Cây con được rút khỏi bình nuôi cấy, rửa sạch thạch, ngâm phòng nấm bằng thuốc Benlat C Đặt trên giàn lưới căng trên bồn nước tạo độ ẩm

- Cây đặt trong điều kiện thí nghiệm 7, 14, 21, 28 ngày Sau đó các cây con được đưa ra trồng tại vườn ươm cây con để xác định hiệu quả

CT1: Đối chứng (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

CT2: phòng huấn luyện cây với các điều kiện nhiệt độ, ẩm dộ (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

CT3: vườn ươm (theo dõi trong thời gian 7, 14, 21,28 ngày)

1.3.8 Thử nghiệm các loại giá thể lên sự sinh trưởng của cây con giai đoạn đưa cây ra vườn ươm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại theo dõi 30 cây

Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như nhau trên các công thức thí nghiệm Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và một số biện pháp khác áp dụng theo: “Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng lan Hồ Điệp” của GS.TS Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005) [8]

Thí nghiệm 23: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ sống của cây con khi ra ngôi tại vườn ươm

Thí nghiệm so sánh 4 công thức giá thể:

+ Công thức 1: than hoa + xơ dừa + rong biển

+ Công thức 2: than hoa + xơ dừa

+ Công thức 3: than hoa + rong biển

+ Công thức 4: rong biển

Thí nghiệm 24: Ảnh hưởng của việc xử lý giá thể đến sự sống, ra rễ, sinh trưởng, phát triển của cây lan hồ điệp

- Thí nghiệm ra ngôi cây trên nền giá thể là rong biển (dớn) được xử lý ở các chế phẩm khác nhau, với các công thức như sau:

+ CT1: giá thể không xử lý (Đ/C)

+ CT2: Giá thể được xử lý bằng KMNO4 1gam/llít nước

+ CT3: giá thể được xử lý thuốc bảo vệ thực vật Alliet 1gam/lít nước

Trang 39

+ CT4: Giá thể được xử lý bằng dung dịch vi sinh vật hữu hiệu (chế phẩm EM) 1ml/lít nước

- Địa điểm bố trí thí nghiệm: Trong nhà lưới của Viện Nghiên cứu Rau quả

- Cây lan hồ điệp in vitro có khối lượng trung bình 1,3-1,5 gam có 3-4 lá,

2-3 rễ được sử dụng làm vật liệu thí nghiệm

- Giá thể ngâm ngập trong nước hay dung dịch xử lý sau 30 phút vớt ra vắt khô rồi trồng cây

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

+ Số rễ/cây (rễ)

+ Số lá/cây (lá)

+ Thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến khi phân hoá mầm hoa (ngày)

+ Thời gian từ khi phân hoá mầm hoa đến khi nở bông hoa đầu tiên (ngày)

+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá, đo lá dài nhất

+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất

1.3.9 Thử nghiệm sử dụng loại phân bón thích hợp lên sự sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm 25: Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây

CT1: Phun phân Atonik 1.8 EC

CT2: Phun Vitamin B1

CT3: Phun phân Đầu trâu 902

CT4: Đối chứng (phun nước lã)

Thí nghiệm được bố trí ngày 10/1/2010, tại Viện Nghiên cứu Rau quả Cây con trong điều kiện: nhiệt độ 25-32oC, ẩm độ không khí 65-85% Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà cung cấp phân bón, phân Atonik 1.8EC, phân Đầu trâu 902 phun nồng độ 10ml/bình 10 lít nước, Vitamin B1 phun nồng độ 5ml/bình 10 lít nước, 7 ngày phun một lần, công thức đối chứng được phun bằng nước lã

Thí nghiệm 26: Ảnh hưởng của một số tỷ lệ N:P:K đến sinh trưởng của cây con

CT1: NPK tỷ lệ: 20:20:20

CT2: NPK tỷ lệ: 30:20:10

CT3: NPK tỷ lệ: 20:10:10

CT4: Đối chứng (tưới nước lã)

Thí nghiệm được bố trí ngày 10/01/2010, tại Viện Nghiên cứu Rau quả Cây con trong điều kiện: nhiệt độ 25-32oC, ẩm độ không khí 65-85% Nồng độ tưới theo khuyến cáo của nhà cung cấp phân bón 4g/10 lít nước, 7 ngày tưới một lần, công thức đối chứng được tưới bằng nước lã

Trang 40

Các thí nghiệm trên được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức theo dõi 30 cây Định kỳ theo dõi 10 ngày một lần cho đến khi cây đạt 6 tháng tuổi

* Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 4.0

1.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1.4.1 Xác định cơ quan đưa vào nuôi cấy đạt hiệu quả cao nhất

Trong nuôi cấy tế bào, việc lựa chọn bộ phận nuôi cấy thích hợp đạt hiệu quả cao là rất cần thiết Theo lý thuyết thì thực vật có thể tái sinh từ bất cứ bộ phận nào của cây, nhưng để đạt hiệu quả thì phải lựa chọn bộ phận sạch và dễ tái sinh

Vì vậy, chúng tôi so sánh sự tái sinh của 3 bộ phận cây hoa lan hồ điệp là (hạt, mắt ngủ, đỉnh sinh trưởng) Mặt khác, thành phần hóa học của môi trường đóng vai trò quyết định đối với thành công của nuôi cấy tế bào và mô thực vật Mỗi loài cây, thậm chí mỗi kiểu gen, các kiểu nuôi cấy khác nhau (nuôi cấy mô sẹo, huyền phù

tế bào, tế bào trần, bao phấn,…) có những đòi hỏi khác nhau về thành phần môi trường Khi bắt đầu nuôi cấy mô một loài mới hoặc giống mới cần lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu một loại môi trường vơ bản phù hợp Vì vậy, trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại môi trường (Murashige & Skoog, Knudson, Vacin &Went) trên các vật liệu nuôi cấy đối với cây hoa lan hồ điệp Kết quả thể hiện ở bảng 1.1,1.2, 1.3,1.4, 1.5

* Hạt lan

Sau 40 ngày nuôi, kết quả gieo hạt được ghi nhận ở bảng 1.1, 1.2, 1.3:

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của nềm môi trường

Murashige & Skoog đến khả năng nảy mầm của hạt hoa lan hồ điệp

Ngày đăng: 21/04/2014, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông, , Bùi Trọng Hải, Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của cây lan Hồ điệp (Phaleanopsis) sau in vitro, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(12)/2009, tr. 78-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của cây lan Hồ điệp (Phaleanopsis) sau in vitro
2. Trần Duy Dương, Trần Duy Quý, Lương Văn Chính, Đặng Văn Đông, Ứng dụng kỹ thuật PCR để chuẩn đoán và loại bỏ mầm bệnh do vi khuẩn trước khi đưa mẫu lan Hồ điệp vào nuôi cấy mô, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 11/2009, tr. 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật PCR để chuẩn đoán và loại bỏ mầm bệnh do vi khuẩn trước khi đưa mẫu lan Hồ điệp vào nuôi cấy mô
3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh, Vũ Mạnh Hải, Nghiên cứu biện pháp xử lý phân hoa mầm hoa và chăm sóc hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp - Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(12)/2009, tr. 85-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp xử lý phân hoa mầm hoa và chăm sóc hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp
5. Nguyễn Xuân Linh, Hoàng Thị lan Hương, Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Huy Hàm, Kỹ thuật gieo hạt lan hồ điệp HL3 phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3 (8)/2008, tr.43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật gieo hạt lan hồ điệp HL3 phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới
6. Nguyễn Xuân Linh và CTV, Kết quả tuyển chọn giống hoa phong lan Hồ điệp (Phalaenopsis), Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 6/2006, tr. 45-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tuyển chọn giống hoa phong lan Hồ điệp (Phalaenopsis)
7. Hoàng Thị Lan Hương, Nguyên Xuân Linh, Phạm Thị Liên, Nghiên cứu quy trình nhân giống lan Hồ điệp Moscow bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 3/2004, tr. 355-356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy trình nhân giống lan Hồ điệp Moscow bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
9. Nguyễn Thị Kim Lý, Hoàng Thị Lan Hương, Nghiên cứu nhân nhanh giống lan Hồ điệp (HL3) từ chóp rễ, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 7/2009, tr. 73-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhân nhanh giống lan Hồ điệp (HL3) từ chóp rễ
10. Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo, Đặng Văn Đông, Kết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm giống lan Hồ điệp HL3 (Phalaenopsis amabilis Stockhon), Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 12/2009, tr. 36-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm giống lan Hồ điệp HL3
11. Dương Tấn Nhựt và cs (2007) “Ảnh hưởng của các monosaccharide và disaccharide lân quá trình phát sinh phôi vô tính cây lan Hồ Điệp Phalaenopsis amabili”. Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr. 27-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ảnh hưởng của các monosaccharide và disaccharide lân quá trình phát sinh phôi vô tính cây lan Hồ Điệp Phalaenopsis amabili”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh
12. Trần Duy Quý (1996), Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan
Tác giả: Trần Duy Quý
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1996
15. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Nga, Nghiên cứu điều khiển sự ra hoa cây phong lan Phalaenopsis (lan Hồ Điệp), Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 11/2002, tr. 10351-1036,1040 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều khiển sự ra hoa cây phong lan Phalaenopsis (lan Hồ Điệp)
16. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải (2005), Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng
Tác giả: Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
17. Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự (1996), Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan, NXB Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan
Tác giả: Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
18. Trần Thị Thúy, Khất Hữu Trung, Đặng Trọng Lương, Lã Tuấn Nghĩa, Trần Duy Quý, Nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo giống lan Hồ điệp lai ở Việt Nam, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 18/2007, tr. 15-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo giống lan Hồ điệp lai ở Việt Nam
19. Báo cáo kết quả “Thu thập, đánh giá nguồn gen di truyền để góp phần cải tiến một số giống hoa lan Việt Nam” . Báo cáo Bộ KH&CN, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu thập, đánh giá nguồn gen di truyền để góp phần cải tiến một số giống hoa lan Việt Nam”
20. Báo cáo kết quả thực hiện dự án “phát triển một số giống hoa chất lượng cao’’. Báo cáo nghiệm thu dự án KHCN - Viện nghiên cứu Rau quả 3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển một số giống hoa chất lượng cao’’
21. Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ"Nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất giống hoa (cúc,đồng tiền,lan,lily và hoa hồng môn) bằng công nghệ nuôi cấy mô theo quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở Đồng bằng Sông Hồng”, do Viện nghiên cứu Rau quả chủ trì, thực hiện 2007 -2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất giống hoa (cúc,đồng tiền,lan,lily và hoa hồng môn) bằng công nghệ nuôi cấy mô theo quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở Đồng bằng Sông Hồng
8. Hoàng Thị Lan Hương, Lê Huy Hàm, Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý (2008), Nghiên cứu nhân nhanh lan hồ điệp từ mô lá, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(8)/2008, tr.48-51 Khác
14. Trần Duy Quý (2006), Báo cáo tổng kết dự án: Hoàn thiện công nghệ tế bào và kỹ thuật vi nhân giống để sản xuất hoa lan chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu – Chương trình khoa học công nghệ KC - 04 giai đoạn 2001 – 2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành protocorm. - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Hình th ành protocorm (Trang 31)
Bảng 1.2: Ảnh hưởng của nềm môi trường Knudson  đến khả năng nảy mầm của hạt hoa lan hồ điệp (sau 40 ngày) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của nềm môi trường Knudson đến khả năng nảy mầm của hạt hoa lan hồ điệp (sau 40 ngày) (Trang 41)
Bảng 1.4: Ảnh hưởng của các loại môi trường có thành phần cơ bản - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.4 Ảnh hưởng của các loại môi trường có thành phần cơ bản (Trang 42)
Bảng 1.7: Ảnh hưởng của chất khử trùng H2O2 đến - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.7 Ảnh hưởng của chất khử trùng H2O2 đến (Trang 43)
Bảng 1.10: Ảnh hưởng của kích thước lát mỏng  đến khả năng phát sinh hình thái (sau 4 tuần nuôi cấy) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.10 Ảnh hưởng của kích thước lát mỏng đến khả năng phát sinh hình thái (sau 4 tuần nuôi cấy) (Trang 45)
Bảng 1.13: Ảnh hưởng của Kinetin tới sự phát sinh hình thái của lát mỏng - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.13 Ảnh hưởng của Kinetin tới sự phát sinh hình thái của lát mỏng (Trang 48)
Bảng 1.19: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của chồi lan Hồ Điệp - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.19 Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của chồi lan Hồ Điệp (Trang 53)
Bảng 1.20: ảnh hưởng của than hoạt tính   đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy (sau 3 tuần nuôi cấy) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.20 ảnh hưởng của than hoạt tính đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy (sau 3 tuần nuôi cấy) (Trang 53)
Bảng 1.21: ảnh hưởng của PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy trong - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.21 ảnh hưởng của PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy trong (Trang 54)
Bảng 1.23: Ảnh hưởng của than hoạt tính, PVP   đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy (sau 10 tuần nuôi cấy) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.23 Ảnh hưởng của than hoạt tính, PVP đến sự hóa nâu của mẫu nuôi cấy (sau 10 tuần nuôi cấy) (Trang 56)
Bảng 1.25: ảnh hưởng của dịch nghiền khoai tây   đến sinh trưởng của cây lan Hồ điệp (sau 10 tuần nuôi cấy) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.25 ảnh hưởng của dịch nghiền khoai tây đến sinh trưởng của cây lan Hồ điệp (sau 10 tuần nuôi cấy) (Trang 58)
Bảng 1.26: ảnh hưởng của dịch nghiền cà rốt  đến sinh trưởng của cây lan Hồ điệp (sau 10 tuần nuôi cấy) - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.26 ảnh hưởng của dịch nghiền cà rốt đến sinh trưởng của cây lan Hồ điệp (sau 10 tuần nuôi cấy) (Trang 59)
Bảng 1.28: Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm  Điều kiện - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.28 Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm Điều kiện (Trang 60)
Bảng 1.29: Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.29 Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm (Trang 61)
Bảng 1.30: Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.30 Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm (Trang 62)
Bảng 1.31: Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.31 Số cây chết sau khi trồng tại vườn ươm (Trang 63)
Bảng 1.32: ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng   của lan Hồ điệp giai đoạn sau ống nghiệm - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.32 ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan Hồ điệp giai đoạn sau ống nghiệm (Trang 64)
Bảng 1.33: ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá lan Hồ điệp - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.33 ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá lan Hồ điệp (Trang 65)
Bảng 1.35: Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.35 Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng (Trang 67)
Bảng 1.36: Ảnh hưởng của một số tỷ lệ tưới N:P:K đến sinh trưởng của - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 1.36 Ảnh hưởng của một số tỷ lệ tưới N:P:K đến sinh trưởng của (Trang 68)
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của lan - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của lan (Trang 81)
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của chế độ nhiệt đến sự phân hóa mầm hoa - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 2.6 Ảnh hưởng của chế độ nhiệt đến sự phân hóa mầm hoa (Trang 83)
Bảng 2.9: Tình hình sinh trưởng của hoa lan hồ điệp ở các - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 2.9 Tình hình sinh trưởng của hoa lan hồ điệp ở các (Trang 85)
Hình 1. Sử dụng hệ thống tăng nhiệt và tấm làm mát để - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Hình 1. Sử dụng hệ thống tăng nhiệt và tấm làm mát để (Trang 91)
Bảng 2.21: Quy mô diện tích, số lượng trồng và hiệu quả thu được của lan hồ - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 2.21 Quy mô diện tích, số lượng trồng và hiệu quả thu được của lan hồ (Trang 95)
Bảng 3.3: Quy mô sản xuất thử nghiệm lan hồ điệp thương phẩm - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 3.3 Quy mô sản xuất thử nghiệm lan hồ điệp thương phẩm (Trang 103)
Bảng 3.2: Chất lượng cây giống lan hồ điệp khi ra ngôi - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 3.2 Chất lượng cây giống lan hồ điệp khi ra ngôi (Trang 103)
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế  sản xuất hoa lan hồ điệp - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa lan hồ điệp (Trang 104)
Bảng 3.5: Chất lượng cây hoa lan hồ điệp: Phal wedding - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 3.5 Chất lượng cây hoa lan hồ điệp: Phal wedding (Trang 105)
Bảng 3.6: Chất lượng cây hoa lan hồ điệp: Phal Taida salu - hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp ở quy mô công nghiệp
Bảng 3.6 Chất lượng cây hoa lan hồ điệp: Phal Taida salu (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w