* Hiệu quả về khoa học và công nghệ từ qui trình chế biến thức ăn vỗ béo bò thịt dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR chủ yếu bằng phụ phẩm công nông nghiệp: + Chủ động chế biến thức ăn vỗ béo
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CHĂN NUÔI
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÀ NƯỚC
SỬ DỤNG PHỤ PHẨM CÔNG NÔNG NGHIỆP
ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ THỊT NHẰM NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT
Trang 2BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNN
VIỆN CHĂN NUÔI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2009
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN SXTN
I THÔNG TIN CHUNG
Chức danh khoa học: Nc Viên chính, Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Điện thoại: Tổ chức: 0438386127 Nhà riêng: 0437640733 Mobile:0912 121 506
Fax: 043 8 389 775 E-mail: vccuong@netnam.vn
Tên tổ chức đang công tác: Viện Chăn nuôi, Bộ NN & PTNN
Địa chỉ tổ chức: Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 9, Khu A, Tập thể Tổng cục chính trị, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nội
3 Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì dự án: Viện Chăn Nuôi
Điện thoại: 04 8 389 267 Fax: 04 8 389 775
E-mail: niah@netnam.vn
Website: http://www.vcn.vnn.vn
Địa chỉ: Xã Thụy Phương- Từ Liêm – Hà Nội
Trang 3Số tài khoản: 301-01-005
Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Từ Liêm - Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ
II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1 Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 08/ năm 2007 đến tháng 07/ năm2009
- Thực tế thực hiện: từ tháng 8/năm 2007 đến tháng 7/năm 2009
- Được gia hạn (nếu có):
1 2007 1.000,0 2007 1.000,0 981,0
2 2008 1.150,0 2008 1.098,25* 1.122,145
3 2009 350,0 2009 350,0 350,0
(*) tiết kiệm 51,75 tr.đ (10% kinh phí chi thường xuyên theo Quyết định số
1180/QĐ-BNN-TC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNN)
Trang 4c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
- Lý do thay đổi (nếu có):
3 Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện dự án:
Số
TT Số, thời gian ban hành văn bản Tên văn bản Ghi chú
1 848/QĐ-BKHCN QĐ phê duyệt danh mục đề
tài, dự án SXTN độc lập cấp nhà nước thực hiện theo kế hoạch năm 2007
Ngày 24/5/2007
2 1220/QĐ-BKHCN QĐ về việc thành lập HĐ
khoa học công nghệ cấp Nhà nước tư vấn xét chọn
Ngày 04/7/2007
3 1693/QĐ-BKHCN QĐ phê duyệt tổ chức cá
nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN độc lập cấp nhà nước xét chọn giao trực tiếp năm
2007
Ngày 16/08/2007
4 2160/QĐ-BKHCN QĐ về việc thành lập tổ
thẩm định đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước
Ngày 4/10/2007
Trang 5năm 2007
5 2776/QĐ-BKHCN QĐ về việc phê duyệt kinh
phí đề tài và dự án SXTN độc lập cấp nhà nước thực hiện theo kế hoạch năm
Ngày 30/7/2008
9 1180/QĐ-BNN-TC QĐ giao chỉ tiêu tiết kiệm
10% chi thường xuyên năm
2008
Ngày 26/5/2008
10 602/VCN-KH Công văn của Viện Trưởng
Viện Chăn nuôi giao chỉ tiêu tiết kiệm kinh phí chi năm 2008 cho các đơn vị trực thuộc Viện và các chủ nhiệm đề tài, dự án
Ngày 24/10/2008
11 647 TTr./VCN-KH Tờ trình về việc tiết kiệm
chi các đề tài, dự án SXTN cấp Nhà nước năm 2008 của Viện Chăn Nuôi gửi Bộ KH
Nội dung tham gia chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu đạt được
Ghi chú
Chế biến và
sử dụng thức
ăn Nuôi vỗ béo bò
Chế biến và sử dụng tổng số 75,0 tấn thức ăn; nuôi vỗ béo tổng
số 100 bò thịt
Trang 6Chế biến và
sử dụng thức
ăn Nuôi vỗ béo bò
Chế biến, sử dụng 154,3 tấn thức ăn; nuôi vỗ béo 270 bò thịt
Huyện Eakar, Đăclăk
Chế biến và
sử dụng thức
ăn Nuôi vỗ béo bò
Chế biến và sử dụng 152,95 tấn thức ăn; nuôi vỗ béo 130 bò thịt
Chế biến và
sử dụng thức
ăn Nuôi vỗ béo bò Giết
mổ, tiêu thụ thịt bò
Chế biến và sử dụng 897,4 tấn thức ăn; nuôi vỗ béo tổng số 407 con
và bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn Nuôi
Chế biến và
sử dụng thức
ăn Nuôi vỗ béo bò
Chế biến và sử dụng 132,29 tấn thức ăn, nuôi vỗ béo tổng số 60
Nuôi vỗ béo
bò
Nuôi vỗ béo tổng số 87 bò thịt, chế biến và
sử dụng tổng số 102,8 tấn thức
ăn
- Lý do thay đổi (nếu có):
Dogiá cả thức ăn và con giống tại thời điểm triển khai đều tăng cao hơn rất nhiều so với dự toán, nên một số cơ sở phối hợp thực hiện dự án theo thuyết minh dự án không triển khai được Tại thời điểm này, các cơ sở đã không chủ động thu mua được nguồn nguyên liệu, thức ăn và con giống
Dự án đã xin phép Bộ Khoa học công nghệ cho thay đổi địa điểm triển khai (không thay đổi nội dung triển khai) và được đồng ý thay đổi địa điểm (công văn số 1820/BKHCN-KHCNN, ngày 30/7/2008)
Trang 75 Cá nhân tham gia thực hiện dự án:
Nội dung tham gia chính
Sản phẩm chủ yếu đạt được
Ghi chú*
1 TS Vũ Chí
Cương
TS Vũ Chí Cương
Phụ trách xây dựng các mô hình nuôi vỗ béo bò và chế biến thức ăn tại Viện Chăn Nuôi
Tổ chức hội thảo khoa học
Xây dựng 06 mô hình nuôi vỗ béo
bò thịt Tổ chức
02 hội thảo khoa học về kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt, chế biến thức ăn vỗ béo
Tổ chức 01 hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm
Triển khai nuôi
vỗ béo bò Tập huấn kỹ thuật chế biến thức ăn cho công nhân, người chăn nuôi
Giám sát, hỗ trợ triển khai nuôi
vỗ béo bò tại 02
cơ sở
Tham giảng dạy cho 02 lớp tập huấn kỹ thuật chế biến thức ăn, nuôi vỗ béo
Hoàn thiện qui trình công nghệ Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
bò thịt
Qui trình nuôi vỗ béo bò thịt bằng thức ăn phế phụ phẩm
Giảng viên chính
02 lớp tập huấn, viết bài cho hội thảo
4 TS Đỗ Thị
Thanh Vân
TS Đỗ Thị Thanh Vân
Hoàn thiện qui trình công nghệ
Hoàn thiện qui trình chế biến bảo quản thức ăn
vỗ béo
5 TS Phạm
Kim Cương
TS Phạm Kim Cương
Hoàn thiện qui trình công nghệ
Hoàn thiện qui trình chế biến bảo quản thức ăn
vỗ béo
Trang 86 ThS Nguyễn
Thành Trung
KS Phạm Bảo Duy
Triển khai nuôi
vỗ béo bò, và hoàn thiện công nghệ
Tham gia tập huấn cho công nhân, người chăn nuôi
Phụ trách kỹ thuật chăn nuôi
Tham gia giảng dạy, tập huấn kỹ thuật cho 01 lớp tập huấn về kỹ thuật chế biến thức ăn vỗ béo
7 TS Bạch
Mạnh Điều
TS Bạch Mạnh Điều
Phối hợp thực hiện
Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo tổng số 100 bò thịt, chế biến và
sử dụng 75 tấn thức ăn vỗ béo
Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo tổng số 270 bò thịt, chế biến và
sử dụng 154,3 tấn thức ăn vỗ béo
9 TS Phạm
Công Thiếu
TS Phạm Công Thiếu
Phối hợp thực hiện
Xây dựng mô hình nuôi vỗ béo tổng số 60 bò thịt, chế biến và
sử dụng tổng số 132,46 tấn thức
- Lý do thay đổi (nếu có):
7 Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị
Trang 91 Tổ chức 02 hội nghị
khách hàng,
+ Nội dung: giới thiệu thịt
bò vỗ béo an toàn vệ sinh,
chất lượng cao
+Tổng kinh phí thực hiện:
20 tr.đồng
Tổ chức 01 hội nghị khách hàng + Nội dung: giới thiệu thịt bò vỗ béo của Dự án và nhu cầu của thị trường
về thịt bò chất lượng cao + Địa điểm tổ chức: Viện Chăn Nuôi +Tổng kinh phí thực hiện: 10 tr.đồng
2 Tổ chức 02 hội thảo
+ Nội dung: kỹ thuật chế
biến thức ăn và kỹ thuật
1180/QĐ-01 buổi hội nghị thay vì 02 buổi theo dự toán ban đầu
8 Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
40,85%/con)
Viện Chăn Nuôi
4 Quảng bá sản
phẩm
Tổ chức 02 hội nghị khác hàng, làm tờ rơi quảng bá sản phẩm
Tổ chức 01 hội nghị khách hàng In 2000 tờ rơi giới thiệu sản phẩm
Trang 10III SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1 Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Đơn vị đo Theo kế hoạch Thực tế đạt được
1 Thức ăn vỗ béo cho bò thịt dạng
01 01
- Lý do thay đổi (nếu có):b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học cần đạt
Số
TT Tên sản phẩm Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
Ghi chú
Diện tích
cơ thăn trung bình 36,2cm2
- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:
Trang 11Yêu cầu khoa học cần đạt
Số
kế hoạch
Thực tế đạt được
Số lượng, nơi công bố
- Lý do thay đổi (nếu có):
d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
hoạch
Thực tế đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
1 Thạc sỹ
2 Tiến sỹ
- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
2
- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Trang 12+ Viện KHKT NL Nghiệp Tây nguyên;
+ Xã EaO, Huyện Eakar, Tỉnh Đắclắc;
+ Xã Tráng Việt, Mê Linh,
Hà Nội;
+ Xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
+ Trạm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện chăn Nuôi
+ Cty tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi – Viện Chăn Nuôi
Protein trung bình 15,70%
Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu
cơ trung bình 72,02%
+ Viện KHKT NL Nghiệp Tây nguyên;
+ Xã EaO, Huyện Eakar, Tỉnh Đắclắc;
+ Xã Tráng Việt, Mê Linh,
Hà Nội;
+ Xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
+ Trạm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện chăn Nuôi
+ Cty tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi – Viện Chăn Nuôi
Tăng trọng trung bình đạt 754 g/con/ngày;
2 Đánh giá về hiệu quả do dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Hiệu quả chính về khoa học và công nghệ do dự án mang lại từ các qui trình kỹ thuật của dự án:
Trang 13* Hiệu quả về khoa học và công nghệ từ qui trình chế biến thức ăn vỗ béo
bò thịt dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR chủ yếu bằng phụ phẩm công nông nghiệp:
+ Chủ động chế biến thức ăn vỗ béo bò từ các nguồn phụ phẩm sẵn có, rẻ tiền tại địa phương đáp ứng được nhu cầu về chất lượng
+ Kỹ thuật chế biến đơn giản và chi tiết cho từng vùng, địa phương có các nguồn nguyên liệu khác nhau, có thể áp dụng theo hai phương thức: chế biến bằng máy (sử dụng máy trộn) hoặc bằng thủ công phù hợp với các qui mô chăn nuôi và mức độ đầu tư khác nhau
+ Thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR được chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp dạng khẩu phần hoàn chỉnh có mật độ protein thô trung bình (CP%) và mật độ năng lượng trao đổi trung bình ME (Mj) đạt tương ứng là 15,70% và 11 Mj tương đương với chất lượng thức ăn vỗ béo bò thịt của Úc (tương ứng là 13 – 14% và 10 – 11Mj) Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR chế biến từ phụ phẩm trung bình 72,02%
* Hiệu quả về khoa học và công nghệ từ qui trình nuôi vỗ béo bò thịt đạt năng suất, chất lượng thịt cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Sử dụng thức ăn dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR để vỗ béo bò thịt đã giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, từ đó tăng hiệu quả vỗ béo bò Tăng trọng trung bình của bò Laisind từ 18 – 25 tháng tuổi khi sử dụng thức ăn hỗn hợp khẩu phần hoàn chỉnh TMR nêu trên đạt 754g/con/ngày (cao nhất đạt 1.200g/con/ngày), cao hơn hẳn so với kết quả nghiên cứu trước đây của Bùi Văn Chính, Nguyễn Hữu Tào (1992); Lê Viết Ly và cộng sự (1995); Vũ Văn Nội và cộng sự, (1999) nghiên cứu vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp cho thấy
Trang 14tăng trọng của bò chỉ là 0,51-0,58 kg/con/ngày, Vũ Chí Cương và cs (2005),
tăng trọng từ 0,53 - 0,70 kg/con/ngày và từ 0,60 - 0,66 kg/con/ngày
+ Nâng cao năng suất chăn nuôi: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của bò sau khi
vỗ béo bằng thức ăn hỗn hợp khẩu phần hoàn chỉnh TMR cao hơn so với các tỷ
lệ này ở bò chăn thả có bổ sung thức ăn tinh (phương pháp vỗ béo truyền thống, không tập trung), các tỷ lệ này cũng cao hơn so với bò Laisind được vỗ béo
bằng phụ phẩm nông nghiệp trong các thí nghiệm của Vũ Chí Cương và cs (2005) Đồng thời cải thiện độ mềm của thịt bò sau khi vỗ béo, kiểm soát được
tình hình vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Tỷ lệ thịt xẻ trung bình của bò sau khi vỗ béo đạt 52,82% (dao động từ 47,20 – 55,40%), cao hơn hẳn so với tỷ lệ thịt xẻ trung bình 44,82% (43,43 –
48,30%) Nguyễn Văn Thưởng và cs (1985), hoặc 46,7% (46,12 – 47,2%) Vũ Chí Cương và cs (2005) trong các thí nghiệm vỗ béo bò Laisind bằng phụ phẩm
nông nghiệp Tỷ lệ thịt tinh trung bình đạt 40,85% (dao động từ 37,5 – 42,4%), trong khi tỷ lệ thịt tinh trung bình của bò Laisind vỗ béo theo hình thức truyền thống là 35% (31,82 – 35,51%) hoặc 37,21% (36,2 – 38,70%) trong thí nghiệm
của Vũ Chí Cương và cs (2006) Qui trình nuôi vỗ béo bò thịt hoàn thiện đã
được áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi tập trung qui mô 20 – 30 con/đợt và các nông hộ chăn nuôi vỗ béo với qui mô nhỏ < 5 con/hộ/đợt
+ Qui trình nuôi vỗ béo bò thịt bằng thức ăn chế biến từ phế phụ phẩm công nông nghiệp dạng khẩu phần hoàn chỉnh cho tăng trọng trung bình ở các
cơ sở phối hợp đạt 754g/con/ngày, thời gian nuôi vỗ béo trung bình là 70 ngày, tương đương với qui trình vỗ béo bò thịt của Thái Lan và Malaysia
Ngòai ra, tiêu chuẩn chọn bò trước khi vỗ béo còn giúp người chăn nuôi lựa chọn được đối tượng bò phù hợp với điều kiện chăn nuôi, từ đó tăng hiệu quả vỗ béo bò
Trang 15Dự án được triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội, do làm
tăng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh/con so với bò Laisind thông thường, không được
vỗ béo Từ đó, làm tăng khối lượng thịt bò cung cấp cho thị trường
Trước hết, việc sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp để chế biến thức ăn
nuôi vỗ béo bò thịt đã làm giảm chi phí về đầu tư thức ăn, giá thành thức ăn vỗ
béo và tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng cụ thể như sau:
B¶ng1: Gi¸ thµnh s¶n xuÊt thức ăn vỗ béo
(tỷ lệ các nguyên liệu trong khẩu phần tính theo % VCK)
Khẩu phần Nguyên liệu dạng sử
dụng (kg)
Giá nguyên liệu (đồng/kg) KP1 KP2 KP3 KP4 KP5
- Thân cây ngô ủ 600 36,4
- Cỏ voi mùa mưa 400 52,9
Trang 16Tính toán hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt trong giai đoạn nuôi vỗ béo ở các khẩu phần khác nhau
Bảng 2: Bảng theo dõi tiêu tốn thức ăn
7,17
± 0,25
Chất khô ăn vào
và bột ngô Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 60% bột sắn để vỗ béo bò
Nếu so với giá bò hơi trong thời gian triển khai dự án, trung bình là 35.000đồng/kg thịt hơi, với tăng trọng trung bình của bò đạt 754 g/con/ngày thì tất cả các khẩu phần trên đều có lãi Lợi nhuận cao nhất khi sử dụng KP2, kế đó
Trang 17là KP1, KP3 và KP4 thấp nhất ở KP5, lợi nhuận trung bình tương ứng của các khẩu phần tính trên 1kg bò hơi tương ứng là 6.685 đồng/kg, 5.615 đ/kg, 5.438 đ/kg, 4.791 đ/kg và 909 đ/kg
Hơn nữa, vỗ béo bò thịt bằng thức ăn dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp đã cải thiện tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh, đối với bò Laisind tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh đã đạt được mức trung bình tương ứng là 52,82% và 40,85% Khối lượng trung bình của bò sau khi vỗ béo là 313kg hơi/con So với bò thịt vỗ béo bằng phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn tinh hoặc bò Laisind không được tập trung vỗ béo thì tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của bò vỗ béo bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp có khối lượng tương đương đã tăng tương ứng 6,12 và 3,61 đơn vị % (tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của bò Laisind trong các thí nghiệm của Vũ Chí Cương và cs (2006) tương ứng là 46,7% và 37,21%) Như vậy, tổng khối lượng thịt tinh tăng tương ứng là 11,34 kg thịt tinh/con, tính chung cho cả dự án (1054con) thì tổng khối lượng thịt tinh cung cấp cho thị trường đã tăng lên 11,95 tấn, tương đương với 1.015.900 tr.đồng (giá thịt tinh bán buôn trong thời gian triển khai dự án trung bình là 85.000đ/kg)
Hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm công nông nghiệp để đạt năng suất, chất lượng thịt cao sẽ lớn hơn khi người tiêu dùng nhận biết, phân biệt được chất lượng loại thịt bò vỗ béo với các loại thịt bò khác
Ngoài ra, việc sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp để làm thức ăn vỗ béo bò cũng làm tăng giá trị của các loại phụ phẩm này, trước kia vốn vẫn bị lãng phí, giúp tăng thu nhập cho người trồng trọt
Trang 183 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án
Các qui trình, tiêu chuẩn phải được hội đồng chuyên ngành thông qua trước khi đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở
III Nghiệm thu cơ sở
Trang 19PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Mỹ và Úc, công nghệ vỗ béo bò thịt đã được phát triển từ lâu và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng thịt bò Các công nghệ vỗ béo của các nước này thường
sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như ngũ cốc và thức ăn giàu đạm Tuy nhiên công nghệ vỗ béo sử dụng thức ăn ngũ cốc không phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam vì giá thành thức ăn quá cao và bò thịt của ta có khả năng tăng trọng thấp so với của các nước phát triển, do đó vỗ béo bò bằng thức
ăn tinh, có đầu tư cao sẽ chưa phù hợp với tình hình chăn nuôi của nước ta
Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng phế phụ phẩm công nông nghiệp để làm thức ăn cho trâu bò đã khá phổ biến Tuy nhiên, các kỹ thuật này mới chỉ dừng lại ở việc sơ chế, chế biến thức ăn đơn lẻ, ví dụ: sử dụng thân cây ngô để ủ, rơm lúa dạng tươi, dạng khô ủ và cho ăn đơn lẻ… mà chưa có kỹ thuật chế biến hoàn chỉnh nên chưa phát huy được triệt để hiệu quả của phụ phẩm công nông nghiệp trong việc tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt Trong những năm trước đây, Viện Chăn Nuôi và các cơ quan nghiên cứu khác đã nghiên cứu sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp ứng dụng trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi Kết quả cho thấy với công nghệ vỗ béo bò thịt bằng thức ăn chế biến từ phế phụ phẩm công nông nghiệp có thể cho tăng trọng từ 0,6 – 0,9 kg/con/ngày và tỷ lệ thịt tinh đạt
35 – 38%
Trang 20Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt Nhu cầu về số lượng và chất lượng thịt theo đó tăng lên Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao, Nhà nước đã và đang đầu tư cho một số đề tài,
dự án như “Dự án nâng cao chất lượng giống bò thịt Việt Nam giai đoạn 2010” nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển bò thịt đến năm 2010 đạt bình quân thịt bò/đầu người là 2,30 kg Năm 2005, chăn nuôi nói chung đóng góp 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Năm 2007, sản lượng thịt bò xuất chuồng của Việt Nam đạt 165.940 tấn, tăng 4,06% so với năm 2006 (Cục Chăn nuôi, 2008) Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm thịt bò này chỉ được tiêu thụ tại các chợ do chất lượng thấp Hầu hết bò đưa vào giết thịt (đặc biệt là những bò loại thải) không qua giai đoạn nuôi vỗ béo, có chăng một phần nhỏ được nuôi bổ sung thêm thức ăn tinh trước khi xuất bán ra thị trường nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chất lượng sản phẩm còn thấp Phân khúc thị trường cao cấp như siêu thị, nhà hàng và khách sạn vẫn phải nhập 100% thịt bò từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Braxin Việt Nam nhập khẩu 75.000 tấn thịt bò trong năm 2007 (ASEAN Beef, 2008)
2006-Với mục tiêu đến năm 2010 và 2015, ngành chăn nuôi đóng góp 30 và 35% tổng giá trị Bên cạnh đó, mức tiêu thụ thịt bò bình quân hiện nay của người dân còn rất thấp so với các nước trong khu vực (<1,0 kg/người/năm) Trong khi đó, người dân Philipin tiêu dùng 4,0 kg thịt bò/người/năm (ASEAN Beef, 2008) Mức tiêu thụ của người dân Trung Quốc là 5,6 kg và Hồng Kông là 15,3 kg trong năm 2006 (Greater China Beef, 2007)
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài vấn đề cải tiến giống, thì kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn bằng các kỹ thuật chế
Trang 21biến thức ăn tiờn tiến trong chăn nuụi vỗ bộo bũ thịt là một yờu cầu cấp thiết Từ những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) của đề tài
“Nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng giống bò hướng sữa, hướng thịt trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam”, mã số KHCN 08-05 thuộc
chương trình KHCN 08-05 “Phát triển nông nghiệp đa dạng và từng bước hiện
đại hóa” giai đoạn 1996-2000 (đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp
đánh giá nghiệm thu) chỳng tụi thực hiện dự ỏn này nhằm cỏc mục tiờu chớnh sau đõy
- Hoàn thiện được qui trỡnh chăm súc, nuụi dưỡng, vỗ bộo bũ thịt đạt tăng trọng từ 0,6 – 0,8 kg/con/ngày, tỷ lệ thịt tinh đạt 35 – 38%
Trang 221.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dự án triển khai sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của các loại phế phụ phẩm công nông nghiệp ở nước ta bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm này làm thức ăn vỗ béo bò thịt, giúp giảm chi phí về thức ăn trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt, từ đó nâng cao hiệu quả kinh kế trong chăn nuôi bò thịt
Qui trình vỗ béo bò thịt đạt tăng trọng trung bình từ 0,6 – 0,8 kg/con/ngày,
tỷ lệ thịt tinh đạt 35 – 38% cũng sẽ làm tăng tổng khối lượng thịt bò so với trước khi vỗ béo từ đó tăng lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Vỗ béo bò bằng thức ăn hỗn hợp khẩu phần hoàn chỉnh TMR có mật độ dinh dưỡng tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực cũng sẽ giúp được cải thiện, nâng cao chất lượng thịt bò
Mặt khác, việc sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm công nông nghiệp cũng sẽ giúp tăng thu nhập cho ngành trồng trọt nhờ việc tận thu được các phế phụ phẩm Khi kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng thức ăn chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp được áp dụng rộng dãi cũng sẽ giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nông thôn và giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò thịt
Trang 23PHẦN 2
CÁC NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN
2.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Các sơ đồ dưới đây mô tả hệ thống các qui trình cần thiết nhằm đạt được 2 mục tiêu của Dự án Các qui trình sử dụng trong Dự án bao gồm: qui trình sơ chế bảo quản nguyên liệu làm thức ăn vỗ béo; qui trình chế biến thức ăn vỗ béo; qui trình vỗ béo bò và qui trình giết mổ bò sau vỗ béo đảm bảo vệ sinh, chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ
Sơ đồ 1: Sơ đồ về qui trình sơ chế và bảo quản nguyên liệu, thức ăn vỗ béo
(3b)
(2b) (2b)
(3a) (3a)
(2a) (2a)
chuẩn bị hố hoặc túi ủ)
KiÓm tra chÊt
l−îng nguyªn
liÖu
KiÓm tra chÊt l−îng nguyªn liÖu
KiÓm tra chÊt l−îng nguyªn liÖu
KiÓm tra chÊt l−îng nguyªn liÖu
Hỗn hợp thức ăn
bổ sung (thức ăn đậm đặc)
(1) (1)
(1) (1)
Nguyên liệu giàu năng lượng
và protein
Nguyên liệu giàu khoáng và vitamin
Nguyên liệu dạng thô khô Nguyên liệu dạng
thô xanh
Trang 24(1) Các nguyên liệu dạng thô xanh, thô khô, nguyên liệu giàu năng lượng và protein, nguyên liệu giàu khoáng và vitamin lần lượt được kiểm tra chất lượng bằng đánh giá cảm quan và phân tích thành phần hóa học
(2a) Các nguyên liệu thô xanh, thô khô sau khi đã được kiểm tra, đánh giá chất lượng được thái, chặt ngắn bằng máy thái, hoặc chặt tay để chuẩn bị quá trình ủ chua (đối với thức ăn thô xanh) hoặc ủ urea (đối với rơm khô) và bảo quản, dự trữ
(2b) Các nguyên liệu giàu năng lượng, giàu protein và nguyên liệu giàu khoáng, giàu vitamin sau khi được kiểm tra chất lượng được phối trộn theo tỷ lệ xác định để tạo hỗn hợp thức ăn bổ sung năng lượng, protein, khoáng và vitamin Đây là nguyên liệu chính cung cấp năng lượng và protein có chất lượng cao cho thức ăn vỗ béo
(3a) Các nguyên liệu sau khi đã được chặt, thái ngắn và chuẩn bị ủ được ủ chua hoặc ủ urê Qui trình ủ chua khác nhau đối với từng loại nguyên liệu thô xanh (thân cây ngô sau thu bắp, cỏ voi )
(3b) Đóng bao hỗn hợp thức ăn bổ sung Hỗn hợp này có thể được sử dụng như thức ăn đậm đặc cho bò thịt và cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi
(4) Các nguyên liệu sau khi đã được kiểm tra, đánh giá chất lượng và sơ chế được bảo quản theo các qui trình khác nhau tùy theo từng loại nguyên liệu
Sơ đồ 2: Sơ đồ về qui trình chế biến thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh
Trang 25Các nguyên liệu là thức ăn thô xanh, thô khô sau khi sơ chế và bảo quản được sử dụng trực tiếp để trộn với thức ăn đậm đặc theo tỷ lệ được xác định dựa theo kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng để tạo thành dạng khẩu phần vỗ béo hoàn chỉnh TMR (sơ đồ 2) Quá trình trộn này được thực hiện ngay tại cơ sở
vỗ béo, trước khi thức ăn hoàn chỉnh được sử dụng cho bò
- (1) Kiểm tra chất lượng các nguyên liệu sau khi bảo quản Qui trình kiểm
tra khác nhau đối với các loại nguyên liệu thô xanh và thô khô
Trang 26- (2) Sau khi kiểm tra chất lượng các thức ăn ủ chua và ủ urea có thể được
trộn đều với nhau để tạo thành hỗn hợp thức ăn thô hoặc để riêng (trong trường hợp khẩu phần hoàn chỉnh chỉ bao gồm 1 loại thức ăn thô)
- (3) Trước khi cho ăn trộn đều hỗn hợp thức ăn thô với hỗn hợp thức ăn bổ
sung theo tỷ lệ được xác định dựa trên kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu này để tạo thành thức
ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
Sơ đồ 3: Sơ đồ về qui trình vỗ béo bò thịt bằng khẩu phần hoàn chỉnh TMR chế biến
từ phụ phẩm công nông nghiệp
Sơ lược qui trình vỗ béo bò cơ bản gồm các bước như sau:
- (1) sau khi đã lựa chọn và mua bò đạt tiêu chuẩn vỗ béo, tiến hành thực hiện các qui trình về thú y đối với bò trong giai đoạn nuôi thích nghi (bao gồm
(3)
(2) (2)
(1) (1)
Chọn mua bò vỗ béo theo tiêu chuẩn
Tiêm chủng
Nuôi thích nghi
Nuôi vỗ béo
Trang 27tiêm chủng một số loại vacxin bắt buộc theo qui định thú y và tẩy giun sán để chuẩn bị quá trình nuôi vỗ béo
- (2) sau khi được tiêm phòng và tẩy giun sán bò được nuôi thích nghi khoảng 15 ngày để giúp cho chúng thích nghi với thức ăn vỗ béo và môi trường chuồng nuôi Trong giai đoạn này bò được ăn thức ăn vỗ béo với lượng tăng dần
để tránh hiện tượng lãng phí thức ăn cũng như các rối loạn về tiêu hóa do thức ăn
lạ gây nên
- (3) sau 15 ngày nuôi thích nghi bò được cho ăn không hạn chế thức ăn vỗ béo chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR trong khoảng 60- 90 ngày
Độ béo của bò là chỉ tiêu quan trọng để xác định thời điểm kết thúc vỗ béo và cho giết mổ Đây là chỉ tiêu thứ nhất được sử dụng để khẳng định chất lượng thịt của bò vỗ béo vì khi bò đạt đến mức độ béo nhất định thì lượng mỡ có trong thịt bắt đầu được tích lũy và tạo cho thịt có màu sắc và độ mềm cũng như mùi vị được cải thiện
Sau khi kết thúc giai đoạn vỗ béo này, ở các cơ sở có trang bị thiết bị giết mổ như Công ty tư vấn và đầu tư và phát triển chăn nuôi bò sau khi vỗ béo được giết
mổ và bán trực tiếp cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng
Sơ đồ 4: Sơ đồ về qui trình giết mổ bò đảm bảo vệ sinh thú y
Trang 28- (1) sau khi được vỗ béo bò được vận chuyển bằng xe vận chuyển chuyên
dụng tới lò giết mổ, đảm bảo qui trình vệ sinh thú y
- (2) bò được nuôi trong thời gian 2-3 ngày bằng thức ăn vỗ béo để trở lại trạng thái bình thường, giảm stress do quá trình vận chuyển gây ra
- (3) sau 2- 3 ngày nuôi dự trữ bò được kiểm tra thú y ngay trước khi đưa vào giết mổ
(6) (5) (4) (3) (2)
(1)
Bò đã được vỗ béo tại cơ sở
Vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Kiểm tra thú y
và giết mổ
Đóng gói bằng máy hút chân không
Kiểm tra phân loại chất lượng thịt
Vận chuyển tới
lò giết mổ
Nuôi dự trữ
Trang 29- (4) sau khi giết mổ, tiến hành kiểm tra cảm quan chất lượng thịt và đánh giá
Các phụ phẩm công nông nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng trong vỗ béo
bò thịt từ nhiều năm Tuy nhiên, vẫn chỉ ở phạm vi thí nghiệm qui mô nhỏ hoặc
lẻ tẻ và còn mang tính tận dụng nên chưa khai thác được tiềm năng và hiệu quả kinh tế của các phụ phẩm này trong chăn nuôi Đồng thời chưa kiểm soát tốt chất lượng của các nguồn thức ăn này Hơn nữa, do việc vỗ béo diễn ra lẻ tẻ nên không tạo ra được nguồn cung cấp thịt bò đã vỗ béo có tính ổn định cao về chất lượng và nguồn cung cấp vì thế chưa có khả năng tạo nên thị trường riêng cho loại thịt bò này
Hiện nay nông dân ở một vài địa phương tiến hành vỗ béo trong thời gian 1-3 tháng nhưng hầu hết chỉ sử dụng các thức ăn sẵn có một cách tùy tiện mà không quan tâm đến việc cho ăn có đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo hay không Ngoài ra việc sử dụng các phụ phẩm không qua chế biến cũng góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng của các nguồn thức ăn này.Vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao
Hiệu suất sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp để làm thức ăn vỗ béo bò chưa cao Còn mang tính tận dụng và hiệu quả kinh tế còn thấp do chưa khai thác
Trang 30triệt để tác dụng vỗ béo của các phụ phẩm này khi được phối hợp với các chất bổ
sung thành dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
Giúp người chăn nuôi ở các địa phương tiếp cận với qui trình vỗ béo hoàn chỉnh từ việc sử dụng các phụ phẩm công nông nghiệp kết hợp với các thức ăn
bổ sung Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ chăn nuôi bò thịt
Tạo nguồn cung cấp thịt bò chất lượng cao, từ đó hình thành lên thị trường thịt bò chất lượng ở một vài thành phố lớn Phối hợp với các cơ sở buôn bán và giết mổ bò thịt giúp xây dựng mô hình vỗ béo, giết mổ và tiêu thụ thịt bò chất lượng đạt hiệu quả cao
2.2.3 Các công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra
2.2.3.1 Sản xuất thức ăn vỗ béo
Như đã trình bày ở mục 15.2 sản xuất thức ăn vỗ béo bò thịt gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1: sơ chế và bảo nguyên liệu, giai đoạn 2: chế biến thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
* Giai đoạn 1 cần thực hiện các bước sau đây:
Xác định các loại phụ phẩm công nông nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương triển khai Dự án
Kiểm tra chất lượng các nguyên liệu (bằng cảm quan và phân tích thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa) là phụ phẩm công nông nghiệp có số lượng lớn tại
Trang 31các địa phương triển khai Dự án và các nguyên liệu bổ sung và thu mua với số lượng lớn
Sơ chế các loại nguyên liệu thô xanh, thô khô đồng thời bảo quản các nguyên liệu này chuẩn bị để chế biến thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh
* Giai đoạn 2 cần thực hiện các bước sau:
Trước hết kiểm tra chất lượng thức ăn đã qua sơ chế, bảo quản ở giai đoạn 1 Trộn đều các thức ăn thô khô với thức ăn ủ (trong trường hợp khẩu phần có
cả hai loại nguyên liệu này) bằng máy trộn hoặc trộn thủ công để tạo thành hỗn hợp thức ăn thô
Trộn hỗn hợp thức ăn thô với hỗn hợp thức ăn bổ sung theo tỷ lệ xác định để tạo thành thức ăn vỗ béo cho bò dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
2.2.3.2 Vỗ béo bò thịt
Giai đoạn này bắt đầu từ khâu chọn mua bò đến khi kết thúc nuôi vỗ béo, bao gồm các bước sau:
Trước hết, bò được chọn lọc và thu mua theo tiêu chuẩn chọn bò để vỗ béo:
có nguồn gốc rõ ràng, xác nhận kiểm dịch và đảm bảo đồng đều về độ tuổi (từ 18 – 24 tháng), đồng đều về giống Đồng thời vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; kiểm tra nguồn nước uống và hệ thống cung cấp nước để đảm bảo cho bò có đủ nước uống hợp vệ sinh
Tiến hành tiêm phòng các vacxin theo qui định của thú y và tẩy giun sán để đưa vào nuôi vỗ béo
Nuôi thích nghi: trong thời gian này cho bò tập ăn thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR với lượng tăng dần trong thời gian từ 7 - 15 ngày để bò làm quen dần với khẩu phần vỗ béo
Trang 32Nuôi vỗ béo: sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thích nghi, bò được nuôi nhốt và cho ăn khẩu phần vỗ béo không hạn chế trong khoảng 60 - 90 ngày Trong thời gian này, cân kiểm tra định kỳ 02 tuần/lần để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp với tăng trọng của bò
2.2.3.3 Giết mổ và tiêu thụ
Sau khi kết thúc thời gian nuôi vỗ béo bò được vận chuyển tới lò giết mổ, qui trình giết mổ bò đảm bảo vệ sinh thú y và chất lượng thịt gồm các bước sau: Trước hết nuôi để dự trữ bò trong khoảng 1 -3 ngày để trở lại trạng thái bình thường, để giảm các tác động do stress trong quá trình vận chuyển gây ra
Sau 1 – 3 ngày nuôi dự trữ tại nhà dự trữ, bò được kiểm định thú y (do cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện) và đưa vào lò mổ
Thịt bò sau đó được đánh giá chất lượng phân loại và tiêu thụ
Thịt bò đã được phân loại được chuyển đến bộ phận đóng gói có sử dụng máy hút chân không
Thịt bò loại 1 trong thân thịt được đóng gói sau đó được chuyển đến cửa hàng phân phối cho các cửa hàng bán thịt bò chất lượng cao hoặc các siêu thị Phần không phải thân thịt loại 1 được bán tại lò mổ hoặc ở các chợ nhỏ
2.2.3.4 Quảng bá sản phẩm
Đây là nội dung quan trọng để đưa được thịt bò chất lượng đến với người tiêu dùng Khi thị trường thịt bò chất lượng này được tiêu thụ mạnh kích thích người lao động tham gia nghề vỗ béo bò, qua đó thúc đẩy sản xuất thức ăn vỗ béo cho
bò chế biến từ phụ phẩm công nông nghiệp
- Tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu về thịt bò chất lượng cao có sự tham gia của đại diện lò giết mổ, người mua buôn đầu mối, nhà hàng, siêu thị trong khu vực và người tiêu dùng trực tiếp
Trang 33- Tổ chức hội nghị giới thiệu về qui trình nuôi vỗ béo bò và kỹ thuật chế biến thức ăn vỗ béo bò từ phụ phẩm công nông nghiệp dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
- Đăng trên Webside của Viện Chăn Nuôi các sản phẩm thịt bò chất lượng và thức ăn vỗ béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR
- In đĩa CD về qui trình chế biến thức ăn vỗ béo từ phụ phẩm công nông nghiệp
và qui trình giết mổ Đĩa CD được bán và phân phối tới các địa phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt và các địa phương có nhu cầu sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp để nuôi vỗ béo bò
2.3 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
2.3.1 Về năng lực triển khai dự án
Để triển khai dự án Viện Chăn nuôi đã phối hợp với các cơ sở, địa phương thông qua các hợp đồng phối hợp thực hiện Các hợp đồng phối hợp này được soạn thảo bởi các bên liên quan và khác nhau tùy từng kiểu hợp tác, đối tác nhưng về cơ bản Hợp đồng được xây dựng theo tinh thần hai bên hỗ trợ nhau để cùng tổ chức vỗ béo và tiêu thụ bò thịt Viện Chăn nuôi sử dụng một phần cơ sở
hạ tầng của cơ sở tham gia để vỗ béo một số lượng bò nhất định và cơ sở tham gia sử dụng phần còn lại để vỗ béo đàn bò của chính họ
Cơ sở tham gia thực hiện dự án cũng hỗ trợ Viện Chăn nuôi tiếp cận mua bò
để vỗ béo và giết mổ bán thịt sau khi kết thúc Ngược lại, Viện Chăn nuôi hỗ trợ các cơ sở tham gia trong việc chế biến, phối hợp khẩu phần vỗ béo, nuôi dưỡng
và quản lý gia súc, xây dựng kế hoạch sản xuất và dự trữ thức ăn vv
Viện Chăn nuôi đã tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi của các cơ sở vỗ béo về phương pháp xây dựng khẩu phần và sản xuất thức ăn
vỗ béo, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng quản lý bò vỗ béo bò thịt Ngoài ra Viện
Trang 34Chăn nuôi cũng đầu tư lắp đặt một số trang thiết bị (máy băm thái rơm/cỏ, máy trộn thức ăn vv…) cần thiết cho hoạt động vỗ béo tại các cơ sở phối hợp thực hiện Các trang thiết bị này được cả hai bên khai thác sử dụng trong thời hạn thực hiện Dự án
Viện Chăn nuôi đã chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của dự án (thịt bò vỗ béo và thức ăn vỗ béo bò), đồng thời bước đầu tổ chức việc xây dựng thương hiệu sản phẩm thịt bò vỗ béo bằng cách kiểm tra, đánh giá chất lượng tại các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức giới thiệu sản phẩm này tại các hội nghị khách hàng được tổ chức hàng năm
2.3.2 Địa điểm triển khai dự án
Ở khu vực miền Bắc: dự án triển khai tại 04 cơ sở theo hai mô hình: nuôi
vỗ béo tập trung qui mô (20 -30 con/đợt) và mô hình nuôi vỗ béo trong nông hộ (1-5con/hộ), các cơ sở triển khai ở miền Bắc là:
+ Công ty Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi – Viện Chăn Nuôi
Triển khai nuôi vỗ béo theo mô hình nuôi vỗ béo tập trung 20 – 30 con/đợt, đã vỗ béo tổng số 100 con
+ Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn Nuôi, triển khai theo mô hình nuôi vỗ béo tập trung, tổng số bò đã vỗ béo được là 60 con
+ Trang trại chăn nuôi bò thịt gia đình Ông Nguyễn Hữu Bằng, Xã Hải Bối, Huyện Đông Anh, Hà Nội, triển khai nuôi theo mô hình vỗ béo tập trung, qui mô 20- 30 con/đợt, đã vỗ béo được tổng số 407 con
+ Xã Tráng Việt, Huyện Mê Linh, Hà Nội, nuôi theo mô hình nuôi vỗ béo trong nông hộ qui mô ≤ 5 con/hộ/đợt, đã nuôi vỗ béo tổng số 87 con
Trang 35Ở các cơ sở này (trừ các hộ chăn nuôi ở Xã Tráng Việt) đều có kinh nhiệm trong việc chăn nuôi vỗ béo bò thịt, có cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò thịt tốt nên là điều kiện thuận lợi để triển khai dự án cũng như việc áp dụng các qui trình kỹ thuật của dự án Các cơ sở này chủ yếu chăn nuôi bò thịt theo hình thức
vỗ béo tập trung qui mô từ 20 – 30 con/đợt, đây là điều kiện tốt để tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về vệ sinh thú y, môi trường cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng thịt Đây là một khâu quan trọng để kiểm soát chất lượng thịt bò và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Riêng ở Xã Tráng Việt, Huyện Mê Linh, đây là một địa phương có nhiều
bò, có nguồn thức ăn thô dồi dào Tuy nhiên, ở đây người chăn nuôi vẫn chưa biết sử dụng các kỹ thuật chế biến các phụ phẩm công nông nghiệp để nuôi bò thịt, nên chăn nuôi bò thịt chưa phát triển Vì thế, khi dự án triển khai ở địa phương này, tất cả các qui trình, kỹ thuật của dự án đều được người chăn nuôi đón nhận và áp dụng rất nghiêm túc và cho kết quả tốt
Ở khu vực Tây nguyên: Dự án phối hợp triển khai với Bộ môn Chăn Nuôi thú y - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên và trực tiếp triển khai tại Xã EaO, Huyện Eakar, Tỉnh Đắklắk theo cả hai mô hình: nuôi vỗ béo tập trung và nuôi vỗ béo trong nông hộ, đã vỗ béo tổng số 400 con
Đây là các cơ sở có nhiều kinh nghiệm và điều kiện để nuôi vỗ béo bò thịt Đặc biệt ở khu vực này có nguồn thức ăn thô, trong đó có hạt bông khá dồi dào nên nguồn thức ăn, khẩu phần ăn khá phong phú Người chăn nuôi, nắm bắt kỹ thuật chế biến phụ phẩm công nông nghiệp để chế biến thức ăn vỗ béo bò và kỹ thuật phối trộn, chế biến thức ăn hỗn hợp dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR rất nhanh, có hiệu quả cao
Trang 362.3.3 Nguyên vật liệu chủ yếu
Nguyên liệu đầu vào cho việc triển khai thực hiện Dự án là các loại thức ăn gồm các nhóm thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung năng lượng, protêin Các loại thức ăn thô như: rơm lúa, thân cây ngô, cỏ voi hầu hết đều sẵn có ở tất
cả các địa điểm triển khai Dự án Các loại thức ăn giàu protein như hạt bông, khô dầu cải/khô dầu bông tuy không sẵn có ở khu vực Đồng bằng sông hồng nhưng nguồn cung cấp cũng dồi dào và giá cả đều ở mức vừa phải Nguồn thức ăn này
là sẵn có ở khu vực Tây Nguyên vì ở khu vực này có trồng bông
Các loại thức ăn giàu năng lượng như cám gạo, bột sắn và rỉ mật đường có thể không sẵn có trong một số thời gian trong năm nhưng luôn có sẵn nguồn
cung cấp Các loại khoáng chất và vitamin rất sẵn có trên thị trường sản phẩm
phục vụ chăn nuôi
Riêng đối với nguồn bò thịt, cả hai khu vực (Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên) đều có nguồn cung cấp bò thịt phong phú do đó cung cấp nguồn bò đủ tiêu chuẩn vỗ béo Nói tóm lại tất cả các loại nguyên liệu cần thiết cho việc triển khai Dự án đều là sẵn có tại địa phương, có thể dễ dàng thu mua ngay trong nước
2.3.4 Trang thiết bị chủ yếu
Các trang thiết bị chủ yếu sử dụng trong dự án bao gồm:
Máy móc sơ chế nguyên liệu, thức ăn: máy băm rơm/cỏ (công suất trung bình), máy nghiền, máy trộn thức ăn (trộn hỗn hợp tinh và thức ăn bổ sung); Cân điện tử để cân đại gia súc (Ruweight), mỗi cơ sở được trang bị 01 câ điện tử để theo dõi tăng trọng của bò; cân đồng hồ để cân thức ăn
Ngoài ra, để kiểm tra chất lượng sản phẩm (thịt bò) cũng như thức ăn vỗ béo
dự án đã gửi mẫu phân tích tới các cơ quan chức năng, phòng thí nghiệm để
Trang 37kiểm tra đánh giá chất lượng (Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y trung ương, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Phòng phân tích Viện Chăn Nuôi)
2.3.5 Nhân lực tham gia thực hiện dự án
Để triển khai dự án, Viện Chăn Nuôi đã huy động và sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu gồm: 06 tiến sĩ, 02 thạc sỹ và 05 kỹ sư chăn nuôi, bác sỹ thú y Trong
đó TS Vũ Chí Cương là chủ nhiệm dự án, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý xây dựng các mô hình chăn nuôi vỗ béo ở tất cả các cơ sở, tổ chức hội thảo khoa học,
tổ chức hội nghị và quản lý chung 05 Tiến sĩ còn lại tham gia dự án với vai trò giám sát trực tiếp các cơ sở/địa điểm triển khai, đồng thời thử nghiệm, hoàn thiện các qui trình công nghệ Các cán bộ kỹ thuật phụ trách chăn nuôi, phụ trách thú y trực tiếp làm việc tại các cơ sở triển khai dự án, đồng thời tiến hành tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện qui trình cho công nhân chăn nuôi, người chăn nuôi và chịu trách nhiệm ghi chép, báo cáo cho cán bộ quản lí và chủ nhiệm
đề tài để hoàn thiện các qui trình công nghệ
Tại các cơ sở triển khai, dự án đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật của đơn vị phối hợp, đội ngũ công nhân, cũng như người chăn nuôi ở địa phương tham gia dự án Dự án đã tổ chức được 05 lớp tập huấn cả ở miền Bắc và Tây Nguyên Tập huấn cho tổng số 138 lượt cán bộ kỹ thuật, công nhân, nông dân
tham gia dự án và những người liên quan khác
Trong đó, 03 lớp cho các cơ sở ở Tây Nguyên tập huấn về kỹ thuật chế biến thức ăn hỗn hợp khẩu phần hoàn chỉnh TMR cho bò thịt, kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt; 02 lớp cho các cơ sở phía Bắc: Nội dung tập huấn bao gồm phần giới thiệu
về tiêu chuẩn chọn bò vỗ béo thích hợp, chế biến thức ăn, xây dựng khẩu phần, chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn bò vỗ béo, hướng dẫn các qui trình về thú
y, phòng bệnh và biện pháp giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 382.3.6 Môi trường
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi, vệ sinh thú y và vệ sinh giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm dự án đã tiến hành các qui trình vệ sinh thú y, vệ sinh khu vực lò giết mổ và môi trường xung quanh Đối với các cơ sở
vỗ béo bò qui mô từ 20 – 30 con/đợt đã xây bể biogas để xử lý chất
Đồng thời, dự án tiến hành việc kiểm tra, đánh giá định kỳ môi trừơng không khí, nguồn nước thải của khu vực chăn nuôi (đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung), khu vực lò mổ Các chỉ tiêu kiểm tra đối với môi trường không khí: nồng độ khí CO2, NH3, nồng độ H2S, độ bụi, độ nhiễm khuẩn không khí Các chỉ tiêu kiểm tra đối với môi trường nước thải: pH, Coliforms, Ecoli, H2S và NH3…
Tất cả các chỉ tiêu kiểm tra đều cho kết quả tốt, nồng độ các khí, các chất
ở trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, qui định của vệ sinh môi trường chăn nuôi
Các cơ sở ở Tây nguyên phân bò còn có thể bán được cho các hộ dân trồng cà phê, vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa là nguồn thu nhập của người chăn nuôi bò thịt ở khu vực này
Trang 39PHẦN 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1 HOÀN THIỆN CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
Để hoàn thiện các mục tiêu đề ra theo sơ đồ ở mục 2.1 dự án đã thực hiện các qui trình sau:
3.1.1 Qui trình chế biến, bảo quản thức ăn vỗ béo
Mục tiêu của qui trình này là chế biến được thức ăn vỗ béo bò thịt dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR chủ yếu từ nguồn phế phụ phẩm công nông nghiệp Thức ăn phải đạt mật độ protein thô 14 – 16%, năng lượng trao đổi ME là 11 –
12 Mj, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ dao động trong khoảng 70 – 75% Đồng thời, qui trình này phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho các cơ sở, nông hộ chăn nuôi nói chung và phù hợp cho các mô hình, qui mô vỗ béo khác nhau nói riêng
Qui trình này bao gồm 3 nội dung chính:
- Hoàn thiện kỹ thuật chế biến, bảo quản các loại thức ăn thô xanh, thô khô: cỏ voi, rơm lúa dạng tươi, rơm lúa dạng khô, thân cây ngô sau thu bắp, hạt bông Theo đó, tiến hành phân tích kiểm tra định tính, định lượng chất lượng nguyên liệu đầu vào (% vật chất khô, % protein, độc tố nấm mốc), lấy mẫu tại nơi cung cấp nguyên liệu định kỳ 1 lần/tháng Sau đó, tiến hành các chuyên đề chế biến, bảo quản cỏ voi ủ chua, thân cây ngô ủ chua bằng túi ủ và bằng hố ủ với 3 công thức ủ khác nhau cho cỏ voi, 02 công thức cho thân cây ngô, 02 công thức cho rơm lúa dạng tươi và rơm lúa dạng khô, trong thời gian bảo quản lấy mẫu kiểm tra định tính, định lượng để đánh giá chất lượng bảo quản (phụ lục 1)
Trang 40- Hoàn thiện kỹ thuật chế biến, bảo quản hỗn hợp thức ăn thô, hỗn hợp thức ăn tinh, thức ăn bổ sung: cám gạo, bột ngô, bột sắn Cũng giống như đối với nhóm nguyên liệu thô xanh, thô khô, các nguyên liệu, thức ăn tinh trước hết cũng được lấy mẫu để phân tích kiểm tra định tính, định lượng (% vật chất khô, % protein, % tinh bột, độc tố nấm mốc) sau đó, tiến hành phối trộn theo các công thức, khẩu phần khác nhau để tạo thành hỗn hợp thức ăn tinh, hỗn hợp thức ăn
bổ sung Dự án đã tiến hành các chuyên đề bao gồm: chế biến, bảo quản thức ăn hỗn hợp thô từ phụ phẩm công nông nghiệp và chế biến bảo quản hỗn hợp thức
ăn bổ sung Trong đó, thử nghiệm và lựa chọn các tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu thô để tạo thành hỗn hợp thức ăn thô (100%) theo các công thức sau: (1) 60% thân cây ngô ủ với 40% hạt bông, (2) cỏ voi ủ 50% với 50% hạt bông, (3) 30% rơm ủ ure với 60% hạt bông và 10% cỏ voi tươi, (4) cỏ voi tươi 60% với 40% hạt bông Kỹ thuật phối trộn nguyên liệu thô có thể được tiến hành bằng máy trộn đối với các cơ sở chăn nuôi vỗ béo tập trung qui mô > 10 con/đợt hoặc bằng thủ công đối với các nông hộ, cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ hơn
- Hoàn thiện kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn hỗn hợp dạng khẩu phần hoàn chỉnh TMR Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chế biến thức ăn
vỗ béo dạng hỗn hợp khẩu phần hoàn chỉnh TMR Nội dung chính của kỹ thuật này là việc phối trộn hỗn hợp thức ăn thô và hỗn hợp thức ăn tinh, thức ăn bổ sung theo các tỷ lệ xác định để tạo thành hỗn hợp thức ăn khẩu phần hoàn chỉnh
vỗ béo bò Kỹ thuật này cũng bao gồm các phương pháp bảo quản thức ăn vỗ
béo dạng khẩu phần hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng tốt (phụ lục 1)