Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

98 466 0
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÊ TRUNG KIÊN Tên đề tài : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ LÊ LAI, HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Niên khóa : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Quốc Huy Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s. Nguyễn Quốc Huy giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lê Lai, các ban ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Lê Trung Kiên MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2 Mục đích 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong nông nghiệp7 2.1.3. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 9 2.3. Cơ sở thực tiễn 15 2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 15 2.3.2. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam 16 2.3.3. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai 17 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 23 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội xã Lê Lai 36 4.1.3. Điều kiện hạ tầng cơ sở 45 4.1.4. Kết quả đánh giá các nguồn lực của xã 50 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Lai 53 4.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã 53 4.2.2. Biến động về số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp qua các năm 2011- 2013 53 4.3. Đánh giá kết quả sản xuất của các hộ điều tra 55 4.3.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra 55 4.3.2. Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra 57 4.3.3. Hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt 59 4.3.4. Hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi 62 4.3.5. Hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 63 4.4. Đánh giá chung về trình độ và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 65 4.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp của xã Lê Lai 67 4.5.1. Các giải pháp về kỹ thuật 67 4.5.2. Áp dụng các chính sách đòn bẩy kinh tế 69 4.5.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý 73 4.5.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường 75 4.6. Giải pháp riêng cho từng ngành để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 76 4.6.1. Nhóm giải pháp cho ngành trồng trọt 76 4.6.2. Giải pháp cho ngành chăn nuôi 76 4.6.3. Giải pháp cho ngành thủy sản 77 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 5.1. Kết luận 78 5.2. Kiến nghị 79 5.2.1. Đối với huyện 79 5.2.2. Đối với toàn xã 79 5.2.3. Đối với người dân 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Lê Lai qua 3 năm 2011-2013 33 Bảng 4.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Lê Lai qua 3 năm 37 Bảng 4.3: Số lượng vật nuôi trên địa bàn xã qua 3 năm 2011 - 2013 40 Bảng 4.4: Phân bố dân số theo thành phần dân tộc 41 Bảng 4.5: Tình hình dân số và lao động của xã Lê Lai qua 3 năm 2011 - 2013 42 Bảng 4.6: Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Lê Lai qua 3 năm 2011 - 2013 44 Bảng 4.7: Thực trạng cơ sở hạ tầng xã Lê Lai năm 2013 45 Bảng 4.8: Biến động về số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp của Xã Lê Lai giai đoạn 2011 - 2013 54 Bảng 4.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2014 56 Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ điều tra 58 Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra (tính cho 1000 m 2 ) 59 Bảng 4.12: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra (tính cho 1000 m 2 ) 61 Bảng 4.14: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra (tính cho 1 hộ) 62 Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra (tính cho 1000 m 2 ) 63 Bảng 4.16 : Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình 66 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Hình 4.1: Biểu đồ Tình hình sử dụng đất của xã Lê Lai 2011 - 2013 35 Hình 4.2: Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất của xã Lê Lai năm 2013 35 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2011- 2013 44 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 DTBQ Diện tích bình quân 4 Đ Đồng 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GDP Tổng sản phẩm quốc dân 7 GĐ&TE Gia đình và trẻ em 8 GO Tổng giá trị sản xuất 9 IC Chi phí trung gian 10 KHKT Khoa học - kỹ thuật 11 MI Thu nhập hỗn hợp 12 NN Nông nghiệp 13 PTCS Phổ thông cơ sở 14 QL Quốc Lộ 15 THPT Trung học phổ thông 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 VA Giá trị gia tăng 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù hạn chế về diện tích (10,13 triệu ha (năm 2011)), bình quân đất nông nghiệp của nước ta vào loại cao nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Lê Lai là xã vùng II, thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị trấn 1,5km có diện tích tự nhiên là 3.239,32 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.890,83 ha , địa hình phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý của các ban ngành. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả , xã Lê Lai có cơ cấu cây trồng như: lúa, ngô, đậu 2 tương, mía, thuốc lá…. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất có thể. Việc tiến hành đánh giá hoạt động sử dụng đất nông nghiệp là cơ sở khoa học cần thiết nhằm xây dựng chiến lược khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất nông nghiệp. Để phục vụ cho quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Lê Lai là việc làm cần thiết, quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đang nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.” 1.2 Mục đích 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất những giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 của xã. - Đề xuất được giải pháp khắc phục chủ yếu giúp các cơ quan quản lý có cơ sở để quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả của đất nông nghiệp. [...]... nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác Đất nông nghiệp gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm + Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh... trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao. [8] - Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả. .. cây lâu năm; + Đất rừng sản xuất; + Đất rừng phòng hộ; + Đất rừng đặc dụng; + Đất nuôi trồng thuỷ sản; + Đất làm muối; + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ; [7] 2.1.1.3 Ý nghĩa của sử dụng đất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế hộ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất nông sản hàng hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Việc sản xuất ra các nông sản hàng hóa không... kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả 12 Sử dụng đất nông nghiệp. .. địa Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới) - Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất. .. nghiệp của xã * Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Lê Lai, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 05 năm 2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lê Lai - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011 - 2013 - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi... lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.[6] 2.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp - Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc thì phân chia đất nông. .. xã trong giai đoạn 2011 - 2013 - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các phương thức sử dụng đất nông nghiệp chính trên địa bàn điều tra - Đánh giá chung về trình độ và hiệu quả sủa dụng đất nông nghiệp - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Lai 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp Đó là... sở để có thể tiếp tục phát triển mở rộng hoạt động sản xuất trên đất nông nghiệp và đưa ra phương hướng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng thời là cơ sở cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để đưa ra những định hướng sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng của thị trấn một cách hợp lý và có hiệu quả 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ... thực phẩm để sử dụng đất - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất - Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất mang tính chất thâm canh, tăng vụ để thu sản phẩm nhiều và chất lượng cao trên phạm vi nhỏ” - Thực hiện đánh giá đất đai theo số lượng, chất lượng làm cơ sở khoa học cho việc phân loại, bố trí quy hoạch, sử dụng đất đai theo . tập tốt nghiệp tại UBND xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng với đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng . Khóa luận được. tiêu chung - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất những giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn. xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan