Tình hình nghiên cứu Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
LÊ THỊ KIM ANH
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Lạt – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ KIM ANH
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THHH TÂM CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÀ LẠT – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
LÊ THỊ KIM ANH
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân Hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN HẢI
Đà Lạt – 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6 1.1 Vị trí, vai trò của quản lý tài chính trong một doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 6
1.1.2 Vị trí, vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp 7
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.2 Căn cứ để phân tích tài chính doanh nghiệp 10
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính 16
1.2.4 Các chỉ tiêu tài chính 31
1.2.5 Quy trình phân tích 31
1.2.6 Tổ chức phân tích 32
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 34
1.3.1 Các yếu tố khách quan 34
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU 36
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Tâm Châu 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 37
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 38
2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Châu 40
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Châu những năm gần đây 42
Trang 42.2 Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu trong những
năm qua 44
2.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính 44
2.2.2 Căn cứ phân tích tài chính 44
2.2.3 Nội dung phân tích tài chính tại Công ty 45
2.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 54
2.2.5 Quy trình phân tích tài chính của Công ty 55
2.2.6 Tổ chức phân tích tài chính của Công ty 55
2.3 Đánh giá chung về phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu 56
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 56
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU 61
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Châu trong thời gian tới 61
3.1.1 Định hướng sản xuất kinh doanh 61
3.1.2 Định hướng tài chính 62
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu 63
3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu 65
3.3.1 Chú trọng công tác phân tích tài chính, đổi mới nhận thức của Ban lãnh đạo Công ty về vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính 65
3.3.2 Hoàn thiện mục tiêu phân tích tài chính 67
3.3.3 Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính 68
3.3.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 72
3.3.5 Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 93
3.3.6 Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính 93
3.3.7 Đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích tài chính 95
Trang 53.3.8 Thiết lập quy chế riêng cho công tác phân tích tài chính trong doanh
nghiệp 96
3.3.9 Xây dựng chỉ số trung bình ngành 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
Trang 62
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế chính trị trong nước cũng như quốc tế luôn mang lại những cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro cho doanh nghiệp Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất – kinh doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính Trên cơ sở phân tích tài chính, sẽ biết được tình hình tài sản – nguồn vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản và nguồn vốn, khả năng tài chính cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp Thông qua các kết quả phân tích tài chính, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, các quyết định về tài chính trong ngắn hạn, dài hạn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn
Thực tế đã chỉ ra rằng: Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tâm Châu là một trong những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất tại tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng trà, cà phê cao cấp phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu Tuy nhiên, hoạt động tài chính
mà đặc biệt là công tác phân tích tài chính của Công ty vẫn còn hết sức sơ sài, chưa được chú trọng đúng mức và bộc lộ một số mặt tồn tại – yếu kém cần phải sớm được khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nên vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường
Sau thời gian tiếp cận, nghiên cứu tại Công ty TNHH Tâm Châu, tác giả chọn đề tài: ‘‘Hoàn thiện
phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu’’ làm luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu
Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu viết về tài chính doanh nghiệp, như:
Quyển ‘‘Tài chính doanh nghiệp căn bản’’ của tác giả Nguyễn Minh Kiều được xuất bản năm
2011 có nội dung rất phong phú, bao quát hầu hết những quyết định tài chính mà doanh nghiệp cần xem xét
và thực hiện Cụ thể, quyển ‘‘Tài chính doanh nghiệp căn bản’’ đã cho chúng ta biết những vấn đề căn bản
về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và chính sách cổ tức, những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp Ngoài việc giới thiệu các khái niệm và lý thuyết về tài chính công ty, tác giả Nguyễn Minh Kiều còn làm rõ và nhấn mạnh đến cách thức cũng như khả năng ứng dụng các khái niệm và lý thuyết này như thế nào vào trong thực tế tại Việt Nam;
Quyển ‘‘Phân tích tài chính doanh nghiệp’’ của các tác giả Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh thuộc Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được xuất bản năm
2009 cũng đã cho chúng ta thấy tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu
tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động
Trang 73
của công ty một cách ổn định, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán Ngoài ra, quyển ‘‘Phân tích tài chính doanh nghiệp’’ của các tác giả trên cũng đồng thời cho thấy phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Bên cạnh những lý thuyết cơ bản, chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp như: tổng quan về tài chính doanh nghiệp, phân tích chi phí và đòn bẩy hoạt động, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các hệ số tài chính; quyển sách còn tập hợp các tình huống phân tích trên cơ sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh nghiệp;
Quyển ‘‘Phân tích hoạt động doanh nghiệp’’ của tác giả Nguyễn Tấn Bình được xuất bản năm 2005
đã giúp chúng ta trả lời được các câu hỏi: ‘‘Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh ra sao ? Tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào ?’’ trên cơ sở phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích các báo cáo tài chính… Từ kết quả phân tích, dự báo, phòng chống rủi ro… sẽ đưa ra các quyết định quản trị doanh nghiệp
Như vậy, chúng ta thấy vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, trong đó phân tích tài chính doanh nghiệp luôn thu hút sự chú ý, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Nó đòi hỏi sử dụng nhuần nhuyễn kiến thức tổng hợp: sử dụng các thông tin kế toán để phân tích và ứng dụng những nguyên lý khoa học để làm cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính tối ưu nhất cho các chủ thể Phân tích tài chính muốn đạt được kết quả tối ưu đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của các nhóm giải pháp về mục tiêu phân tích, căn cứ phân tích, các chỉ tiêu tài chính, nội dung, phương pháp phân tích, quy trình phân tích và công tác tổ chức phân tích hay chính là đội ngũ nhân lực thực hiện công tác phân tích tài chính trong Công ty
Dựa vào cơ sở sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp của các tài liệu nêu trên tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về tình hình phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Nghiên cứu phân tích tài chính ở doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH Tâm Châu nói riêng, trên
cơ sở đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp, xác định những phương hướng nhằm hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tâm Châu
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những vấn đề về vị trí, vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp, mục đích, căn cứ, nội dung
và các phương pháp, chỉ tiêu, quy trình tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu qua các năm 2009, 2010,
2011
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu, từ đó giúp Ban điều hành Công ty có thêm cơ sở trong việc ra các quyết định tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất hướng đến mục tiêu phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 84
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm 3 nhóm vấn đề:
- Nhóm 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Nhóm 2: Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
- Nhóm 3: Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu, số liệu nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn 2009-2011
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích theo xu hướng và cơ cấu trên cơ sở các số liệu đã thu thập được tại đơn vị cùng với phép duy vật biện chứng để từ đó đưa ra những kết luận cần thiết
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban điều hành của Công ty TNHH Tâm Châu
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ vai trò, tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Tâm Châu nói riêng
Trên cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích và đề xuất một số giải pháp giúp cho Công ty TNHH Tâm Châu có thể thực hiện tốt hơn phân tích tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được chia làm
3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
Chương 3: Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Vị trí, vai trò của quản lý tài chính trong một doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.2 Vị trí, vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác
Trang 95
Phân tích tài chính giúp ta đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Những người sử dụng các báo cáo tài chính (BCTC) theo đuổi mục tiêu khác nhau nên việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau cũng như thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
1.2.1.1 Nhóm có quyền lợi trực tiếp
1.2.1.2 Nhóm có quyền lợi gián tiếp
1.2.2 Căn cứ để phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Các thông tin bên trong doanh nghiệp
1.2.2.2 Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính
- Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính như: sự biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách, cân đối tài chính và kết luận sơ bộ
- Phân tích hiệu quả tài chính: khả năng quản lý tài sản và khả năng sinh lời
- Phân tích rủi ro tài chính: công nợ và khoản phải thu, khả năng thanh khoản, khả năng quản lý nợ
- Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.1 Phân tích khái quát các báo cáo tài chính
1.2.3.2 Phân tích hiệu quả tài chính
1.2.3.3 Phân tích rủi ro tài chính
1.2.3.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
1.2.3.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính
1.2.3.6 Phương pháp phân tích tài chính
1.2.4 Các chỉ tiêu tài chính
- Khả năng sinh lợi
- Khả năng quản lý tài sản
- Khả năng quản lý nợ
- Chỉ tiêu phân tích tổng hợp tình hình tài chính
1.2.5 Quy trình phân tích
* Bước 1: Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
* Bước 2: Phân tích chi tiết
- Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu:
+ Khả năng sinh lời + Khả năng quản lý tài sản
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu:
+ Khả năng thanh toán + Khả năng quản lý nợ
* Bước 3: Phân tích tổng hợp qua các chỉ tiêu:
Trang 106
- Phân tích Du Pont
- Phân tích đòn bẩy
* Bước 4: Đối chiếu các chỉ số tài chính hiện nay với các chỉ số tài chính mục tiêu, đưa ra nhận xét
và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính
* Bước 5: Đưa ra Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau giải pháp
* Bước 6: Đưa ra các vị thế tài chính sau khi có giải pháp
1.2.6 Tổ chức phân tích
1.2.6.1 Lập kế hoạch phân tích
1.2.6.2 Tiến hành phân tích tài chính
1.2.6.3 Tổ chức hội nghị phân tích
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố khách quan
* Sự phân tích của công nghệ
* Sự quản lý của Nhà nước
* Rủi ro kinh doanh
* Sự đòi hỏi của đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Bao gồm 5 yếu tố chủ yếu sau:
- Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
- Tổ chức hoạt động phân tích tài chính
- Trình độ cán bộ phân tích tài chính, tính chuyên nghiệp trong phân tích tài chính
- Thông tin, chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
- Phương tiện và công cụ phân tích tài chính