Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế (Trang 39 - 41)

2 Tình hình chữa trị bệnh

4.5.2.Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

- Ảnh hưởng của việc tiếp thu, ra quyết định và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của hộ được thể hiện ở bảng 4.11.

Đối với mỗi nông hộ thì việc tiếp thu, ra quyết định và thực hiện áp dụng các TBKT tuỳ theo hoàn cảnh mà có sự khác nhau. Để thấy được sự ảnh hưởng của quá trình này đến việc áp dụng TBKT, chúng tôi đã tiến hành phân tích dựa trên việc phân công các công việc trong quá trình tiếp thu, ra quyết định và thực hiện áp dụng của các hộ chăn nuôi lợn thịt.

Bảng 4.11: Tình hình tiếp thu, ra quyết định và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở các nông hộ ( N= 30)

Đvt: % số hộ

Người thực hiện

Hoạt động Vợ Chồng Cả hai

Trực tiếp chăn nuôi lợn 66.67 3.33 30

Tham gia tập huấn 63.33 36.67 0

Quyết định áp dụng TBKT 23.33 26.67 50

Thực hiện áp dụng TBKT 73.33 6.67 20

( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Kết quả bảng 4.11 cho thấy: Trong các hộ điều tra thì vai trò chăn nuôi lợn chủ yếu thuộc về người phụ nữ, với 66.67% số hộ có phụ nữ làm công việc này. Mặc dù vậy không phải tất cả những người phụ nữ trên đều được tham gia tập huấn kỹ thuật, chỉ 63.33% các hộ điều tra có phụ nữ tham gia tập huấn. Trong khi đó chỉ có 3.33% số hộ có chồng là người trực tiếp chăn nuôi lợn thì có đến 36.67% số hộ có chồng tham gia các lớp tập huấn. Điều này đã phản ánh tính bất hợp lý trong việc phân công tiếp cận TBKT của các hộ chăn nuôi lợn thịt ở đây.

Bảng 4.11 cũng cho thấy: Việc ra quyết định áp dụng các TBKT chủ yếu là do cả vợ và chồng quyết định (50% số hộ có cùng ý kiến), đó là điều hợp lý. Tuy nhiên, khi thực hiện áp dụng thì các hộ có chồng hay cả hai vợ chồng cùng thực hiện có tỷ lệ khá thấp, chỉ 20%. Đặc biệt đối với những người chồng thì 26.67% trong số họ quyết định áp dụng TBKT nhưng chỉ 6.67% thực hiện việc áp dụng. Kết quả này cho thấy vai trò của người phụ nữ trong việc ra quyết định áp dụng TBKT bị hạn chế, họ chỉ có thể áp dụng TBKT khi đã hỏi ý kiến của người chồng, điều này đã làm giảm khả năng áp dụng TBKT của hộ.

Có thể thấy rằng việc tiếp cận thông tin về TBKT, ra quyết định và thực hiện áp dụng các TBKT không có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Chính điều này đã phần nào làm giảm khả năng áp dụng các TBKT của các hộ chăn nuôi lợn ở trên địa bàn xã. Ở đây nếu xét đến chất lượng và hiệu quả áp dụng thì nhất định chất lượng và hiệu quả áp dụng sẽ không cao, do thông tin về kỹ thuật được truyền từ người chồng sang người vợ thường kém hiệu quả và người được học thì không làm, người không làm thì được học.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế (Trang 39 - 41)