2 Tình hình chữa trị bệnh
4.5.1.2. Ảnh hưởng của chính sách, quy định của nhà nước và địa phương
Ở nước ta nói chung cũng như ở xã Vinh Thái, huyện Phú Vang nói riêng, trong công tác chuyển giao TBKT về chăn nuôi lợn đều chịu ảnh hưởng của chính sách nạc hoá đàn lợn. Dưới tác động của chính sách này, các TBKT về giống mới, thức ăn, cách thức chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp đã được đưa đến người nông dân chăn nuôi lợn. Ngoài chính sách chung đó là chương trình nạc hoá đàn lợn, trên địa bàn xã đã có một số chính sách riêng nhằm khuyến khích việc chuyển giao và áp dụng các TBKT của người dân. Cụ thể là:
- Chính sách về giống, qua thảo luận nhóm cán bộ xã chúng tôi được biết: Nhằm đẩy mạnh việc tăng số lượng đàn lợn thịt có tỷ lệ máu ngoại lên cao, nuôi lợn thịt theo hướng thâm canh và đảm bảo chất lượng đàn lợn trong xã, được sự hỗ trợ của dự án GVC đã xây dưng 1 trạm tinh chuyên cung cấp lượng tinh cho toàn bộ các hộ chăn nuôi lợn trên toàn xã. Chú trọng phát triển đàn lợn nái móng cái đạt trên 90% để làm nền tảng, nên xã đã khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn nuôi lợn nái móng cái.
- Về hỗ trợ chuyển giao TBKT: Có thể thấy rằng dự án đang hoạt động trên địa bàn huyện đã có rất nhiều đóng góp trong việc phát triển chăn nuôi lợn ở đây. Để có được kết quả này, một phần không nhỏ là nhờ vào các chủ trương và hướng đi đúng đắn trong việc liên kết và hợp tác của xã và các xã khác trong huyện với các dự án. Trong những năm qua nhờ việc quan tâm và phối hợp tốt giữa chính quyền xã với Ban quản lý dự án, hoạt động chăn nuôi của xã đã có những thay đổi rõ rệt. Người dân được tiếp cận và áp dụng ngày càng nhiều hơn các kỹ thuật tiến bộ vào chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn.
Đào tạo đội ngũ thú y là một hình thức hỗ trợ chuyển giao TBKT được xã cũng như huyện quan tâm thực hiện. Xã đã có chính sách đào tạo cán bộ thú y nhằm đáp ứng được yêu cầu về tiêm phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi ở địa phương.