Ảnh hưởng của các dịch vụ đầu vào và thị trường đầu ra tại đị a phương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

2 Tình hình chữa trị bệnh

4.5.1.4. Ảnh hưởng của các dịch vụ đầu vào và thị trường đầu ra tại đị a phương

- Ảnh hưởng của dịch vụ đầu vào

Dịch vụ đầu vào cho sản xuất chăn nuôi lợn bao gồm: Các dịch vụ về con giống, thức ăn, thuốc thú y và một số dịch vụ khác. Kết quả nghiên cứu và thảo luận cho thấy: Sự thiếu thốn về dịch vụ đầu vào đã phần nào ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT của người dân. Ảnh hưởng của dịch vụ đầu vào được thể hiện rõ qua những khó khăn mà các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã gặp phải.55% ý kiến hộ dân điều tra ở đây cho rằng: Họ đang thiếu về các dịch vụ như thuốc thú y, thức ăn bổ sung và con giống. Nguyên nhân do địa bàn phân bố xa trung tâm, và trên địa bàn có ít hộ đứng ra làm dịch vụ này. Ở đây có sự hạn chế về dịch vụ bán các loại thức ăn bổ sung do đó việc cho ăn các loại thức ăn bổ sung nhiều lúc bị gián đoạn, đồng thời khi mua các loại thức ăn này do dịch vụ nhỏ lẻ nên họ không có sự lựa chọn các loại thức ăn khác nhau.

Đối với dịch vụ về con giống, các hộ chăn nuôi lợn đều cho rằng: Những lúc con giống khan hiếm thì họ thường ít quan tâm các kỹ thuật về giống, miễn sao mua được giống để nuôi mà không phải để chuồng trống.

Có thể thấy, những khó khăn về dịch vụ đầu vào đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng các TBKT của các hộ chăn nuôi lợn ở đây, tuy nhiên khó khăn về thị trường đầu ra mới thực sự là yếu tố tác động lớn đến việc áp dụng TBKT của các hộ.

- Ảnh hưởng của thị trường đầu ra

Thị trường đầu ra luôn là trăn trở của người nông dân. Thị trường đầu ra của lợn thịt theo các hộ chăn nuôi ở xã Vinh Thái thì ngoài sự biến động phức tạp về giá cả họ còn chịu sự ép giá của tư thương. Điều này được thể hiện rõ

qua đặc điểm bán lợn của các nông hộ ở đây, gần như toàn bộ lợn thịt nuôi ra đều được bán cho lái buôn đến mua tại nhà. Việc bán lợn cho các lái buôn đến mua tại nhà là vấn đề có ảnh hưởng hai mặt. Về mặt được, phần lớn các nông hộ chăn nuôi lợn ở đây đều có quy mô nuôi nhỏ, mỗi lần xuất bán nhiều lắm cũng chỉ từ 5-7 con do đó họ chỉ có thể bán cho các lái buôn, thêm vào đó là lái buôn đến mua tận nhà nên dù ở xa họ cũng có thể bán được lợn. Thế nhưng, mặt trái ở đây là việc ép giá của các lái buôn. Kết quả điều tra, phỏng vấn 30 hộ cho thấy “khi bán càng nhiều lợn nếu các hộ càng đòi hỏi về giá cả thì lợn của họ sẽ không biết bán cho ai, vì các lái buôn đã liên kết với nhau để treo sẳn một mức giá”. Chính điều này mà các nông hộ thường dè dặt khi nuôi nhiều và nuôi có đầu tư về kỹ thuật tiến bộ do sợ không bán được lợn hoặc chỉ bán với giá thấp sẽ bị lỗ. Lợn chỉ dễ bán khi trọng lượng xuất chuồng từ 50-60kg, do đó cho dù có áp dụng kỹ thuật gì thì đến trọng lượng đó cũng phải bán nếu không sẽ không có ai mua.

Có thể thấy rằng thị trường đầu ra và dịch vụ đầu vào cho sản xuất đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng các TBKT của các hộ chăn nuôi lợn hiện nay ở xã. Đây là vấn đề mà những người làm công tác chuyển giao TBKT ở đây cần quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w