2 Tình hình chữa trị bệnh
4.4.TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN TỚI NÔNG HỘ
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN TỚI NÔNG HỘ
Như đã phân tích ở phần thực trạng chuyển giao TBKT chăn nuôi lợn ở Xã Vinh Thái thì phương pháp chuyển giao chủ yếu hiện nay là phương pháp tập huấn nên chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích tác động của phương pháp tập huấn đến việc tiếp thu và ứng dụng TBKT chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi nơi đây.
- Hoạt động thực tế: Địa bàn xã được sự hỗ trợ của Dự án GVC về hoạt động chăn nuôi và từ khi hoạt động đến nay đã triển khai được 18 lớp tập huấn về các kỹ thuật trong chăn nuôi lợn cho các hộ. Trong đó có 9 lớp về kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản với số học viên tham gia là 270 người, 9 lớp về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt với số học viên tham gia là 270 người. Các lớp tập huấn này diễn ra ở hội trường xã và dưới sự hướng dẫn của các cán bộ thú y và kỹ sư chăn nuôi cung cấp cho các hộ về các kỹ thuật chăn nuôi lợn.
- Khả năng áp dụng: Phương pháp tập huấn là phương pháp thường diễn ra ở hội trường, và thời gian của các lớp tập huấn thường ngắn nên không
mang lại cho họ nhiều kiến thức và kỹ năng để thực hiện và áp dụng. Ngoài ra các lớp tập huấn này có số lượng các hộ tham gia còn hạn chế hoặc các hộ tham gia vào các lớp tập huấn thường người tiếp thu không phải là người thực hiện và áp dụng TBKT nên việc áp dụng trong thực tế là rất khó khăn.
- Khó khăn: Có nhiều khó khăn được các hộ chăn nuôi lợn đề cập trong quá trình áp dụng TBKT. Trong đó các khó khăn về vốn, thiếu dịch vụ sản xuất và sợ rủi ro là những khó khăn được các hộ đề cập nhiều nhất, đồng thời đây cũng là những khó khăn chủ yếu nhất theo các hộ khi áp dụng các TBKT hiện nay. Trước hết là khó khăn do thiếu vốn đầu tư, trong các hộ gia đình ở đây thường có nhiều hoạt động sản xuất do đó có nhiều hạng mục chi nên không thể tập trung đầu tư vào chăn nuôi lợn được. Vì khó khăn do thiếu vốn nên phần lớn các hộ đều áp dụng các kỹ thuật đơn giản và có chi phí áp dụng thấp như chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, chọn giống,…Một số kỹ thuật đòi hỏi chi phí áp dụng cao hơn như sử dụng thức ăn công nghiệp, cho ăn theo tiêu chuẩn,… chỉ các hộ có vốn và xem chăn nuôi lợn là ngành sản xuất chính mới đầu tư áp dụng. Tiếp đến là khó khăn do thiếu dịch vụ sản xuất.Ngoài ra, sợ rủi ro khi áp dụng TBKT cũng là một khó khăn được các hộ chăn nuôi lợn đề cập đến. Loại khó khăn này xuất phát từ tâm lý thiếu tin tưởng vào TBKT và lo sợ khi trong quá trình thực hiện như điều trị bệnh thì sợ lợn chết...Đây là loại khó khăn có thể khắc phục dễ hơn hai khó khăn là thiếu vốn và thiếu dịch vụ sản xuất.
- Giải pháp: Những hạn chế về thời gian của các lớp tập huấn, thì việc tăng thời lượng tập huấn kể cả tăng thời gian cho thực hành theo các hộ là cần thiết, do đó cơ quan chuyển giao cần quan tâm hơn đến vấn đề này nhằm tăng hiệu quả tiếp thu kỹ thuật cho các hộ. Còn khó khăn về thiếu vốn thì các hộ có thể tham gia vay vốn tín dụng, vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn để phục vụ hoạt động chăn nuôi.
- Hiệu quả mang lại: Các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn đã phần nào cải thiện đáng kể tình hình chăn nuôi lợn của các hộ gia đình ở đây. Họ đã được trang bị các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi lợn và các hộ đã chú trọng hơn vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong chăn nuôi, như công tác chọn giống, kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng, kỹ thuật phối trộn thức ăn, kỹ thuật phối giống, vệ sinh thú y...Từ đó đã cải thiện đáng kể và tăng thu nhập trong hoạt động trong chăn nuôi của các hộ dân ở nơi đây.