1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại tín

27 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU THỦY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU THỦY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRUNG THÀNH Hà Nội - 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5 1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.1 Lịch sử ra đời 6 1.1.2 Quá trình phát triển 6 1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 7 1.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại 12 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 14 1.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại 15 1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại 16 1.2.4 Các chỉ số để đo lƣờng năng lực cạnh tranh 22 1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh 23 1.3.1 Các nhân tố quốc tế 23 1.3.2 Các nhân tố trong nƣớc 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN 32 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Tín 32 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 33 2.2.1. Năng lực tài chính 33 2.2.2. Năng lực quản lý và chất lƣợng sản phẩm – dịch vụ 46 2.3 Đánh giá thực trạng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 52 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc 52 2.3.2 Hạn chế cần khắc phục 52 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN 58 3.1 Định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP Đại Tín 58 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 60 3.2.1 Đƣa các ứng dụng công nghệ mới vào quản lý 60 3.2.2 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 61 3.2.3 Tăng năng lực tài chính 68 3.2.4 Hoàn thiện mô hình tổ chức - hoạt động 77 3.2.5 Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ 78 3.2.6 Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động Marketing 80 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tồn tại và phát triển luôn là mục tiêu số một của bất kỳ doanh nghiệp nào, hơn nữa trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp đang đối mặt với câu hỏi: làm thế nào để tồn tại và phát triển? Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nên áp lực `và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng còn gay gắt và quyết liệt hơn. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là câu trả lời giúp giải quyết vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đại Tín(Trustbank) được thành lập vào năm 1989 với xuất phát điểm là một ngân hàng TMCP nông thôn. Là một ngân hàng nhỏ(vốn điều lệ đạt 3000 tỷ năm 2010) với bộ máy quản lý nhỏ gọn, áp dụng được các công nghệ mới tuy nhiên, các dịch vụ của ngân hàng chưa đa dạng, khả năng thanh khoản còn thấp, trình độ quản lý chưa cao…. Năng lực cạnh tranh là một tổng thể của nhiều yếu tố, như vốn, hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh, chiến lược phân phối, năng lực quản lý và điều hành, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trình độ công nghệ, trình độ nhân lực Các yếu tố này liên quan mật thiết đến nhau, và điều quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh chính là khả năng tìm ra và đầu tư vào những yếu tố vai trò then chốt giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN ”. Hy vọng với những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc tại Ngân hàng và những kiến thức nghiên cứu sẽ góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với Ngân hàng Đại Tín trong hoạt động kinh doanh ở giai đoạn hiện nay và sắp tới. 2. Tình hình nghiên cứu Theo Michael E. Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại, cạnh tranh không phải là cung cấp cái tốt nhất mà là tạo ra sự khác biệt. Vì cái tốt nhất không phải người tiêu dùng nào cũng thể mua được, do tốt nhất thường là nhiều tiền nhất. Do đó nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng đã rất nhiều đề tài như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng cao lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong xu thế hội nhập” của Th.s Phan Thế Bình đã đưa ra một số giải pháp như tăng năng suất và giảm chi phí, chuyên 2 nghiệp về dịch vụ và chăm sóc khách hàng sau bán hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV. Hoặc, với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đông Á”, học viên Nguyễn Hiền Ánh đã đề xuất những giải pháp về đổi mới công nghệ, tăng năng lực quản lý, quảng bá thương hiệu và sáng tạo dịch vụ mới. Ngoài ra, là vấn đề cấp thiết với mỗi ngân hàng nên cũng nhiều hội thảo bàn về vấn đề này như: “Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc tuân thủ luật sở hữu trí tuệ và các luật liên quan”, “nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tái cấu”… Qua các đề tài đã nghiên cứu và các hội thảo đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đưa ra giai pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, hoàn cảnh mỗi ngân hàng là khác nhau với cấu trúc và định hướng kinh doanh cũng khác nhau, tại ngân hàng TMCP Đại Tín chưa một nghiên cứu cụ thể nào nhằm đánh giá và đưa ra đề xuất tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý thuyết và thực tiễn. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín” nhằm nghiên cứu các vấn đề: - Nghiên cứu chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đại Tín - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách khoa học sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đại Tín, phân tích các hội, thách thức và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đưa ra các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đại Tín 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 3 * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu các số liệu, tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Đại Tín trong 3 năm từ 2008 đến 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, để xác định bản chất của vấn đề cần nghiên cứu từ đó đưa ra các biện pháp, đề xuất giải quyết vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài được nghiên cứu với mong muốn những đóng góp sau: Đề tài hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đề tài đã tập trung xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó các tiêu chí được lựa chọn theo mức độ quan trọng là: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cấu tổ chức, khả năng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ… Phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín theo các tiêu chí đã lựa chọn Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:  Chương 1: Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín  Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại Từ nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại, thể hiểu một cách ngắn gọn lại là: Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính kinh doanh tiền tệ thông qua các hình thức bản là nhận tiền gửi của khách hàng nhằm đầu tư hoặc cho vay lại, ngoài ra ngân hàng thương mại cũng như cung cấp nhiều loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng như: chuyển tiền, bảo lãnh, … 1.1.1 Lịch sử ra đời Khi nắm trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền phát sinh nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họ không bao giờ bị đòi cùng một thời gian, tức là độ chênh lệch lượng tiền cần gửi là lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu. Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và cho vay vốn. 1.1.2 Quá trình phát triển Từ thế kỷ XV đến nay, thể chia thành 3 giai đoạn 1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Chương III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại, bao gồm: 1.1.3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của ngân hàng - Nghiệp vụ phát hành giấy tờ giá: các NHTM thường sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn tính dài hạn nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn của ngân hàng vào nền kinh tế. Ngoài ra, nghiệp vụ này còn giúp các ngân hàng thương mại tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. - Nghiệp vụ đi vay: Sau khi sử dụng hết vốn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của khách hàng, các NHTM thể đi vay các NHTW, các NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức kinh tế nước ngoài,…Vốn đi vay chỉ chiếm một tỷ trọng thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và vị trí quan trọng để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường. - Nghiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: 1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản - Nghiệp vụ ngân quỹ 5 - Nghiệp vụ tín dụng - Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng. Nghiệp vụ này rất đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung. - Bảo lãnh - Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và thể tái chiết khấu các thương phiếu và giấy tờ giá khác đối với các tổ chức tín dụng khác. - Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 1.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh khác Để giảm rủi ro trong hoạt động, các ngân hàng thương mại phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của mình như: - Góp vốn và mua cổ phần. - Tham gia thị trường tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối. - Ủy thác và nhận ủy thác. - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm. - Tư vấn tài chính. - Bảo quản vật quý giá. 1.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại Khái niệm về cạnh tranh thể tóm tắt ngắn gọn như sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi” 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh Theo Micheal Porter thì “Những doanh nghiệp khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hoá và dịch vụ và/hoặc khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận(doanh thu-chi phí) và/hoặc thị phần…” Khái niệm trên đã phần nào phản ánh tương đối toàn diện về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó chỉ rõ mục tiêu của cạnh tranh và những đặc điểm bản của việc cạnh tranh thành công. Theo ông, để thể 6 cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ chất lượng cao hơn hoặc sản xuất hiệu suất cao hơn. 1.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại “Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra, sử dụng và duy trì lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, nhằm đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi”. Nó bao gồm các yếu tố nội tại và ngoại sinh của ngân hàng tác động đến chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đó. Từ đó, thể tận dụng các hội trên sở phát huy lợi thế của mình, đồng thời cũng khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với NHTM thì do sản phẩm của Ngân hàng mang tính đặc thù (kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ) nên năng lực cạnh tranh cũng mang tính đặc thù. Tuy nhiên NHTM cũng là một doanh nghiệp, cũng phải tính đến khả năng tối đa hóa lợi nhuận do đó thể định nghĩa: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực giới hạn nhằm mục đích đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích các dịch vụ tài chính ngân hàng, từ đó đảm bảo cho việc duy trì, phát triển lợi nhuận và thị phần. 1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của các NHTM: 1.2.3.1 Tiềm lực tài chính  Vốn chủ sở hữu  Hệ số an toàn vốn tối thiểu Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống CAR=(Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro đã được điều chỉnh)x100% Hệ số thanh toán hiện hành= Tổng tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh=(tiền và các khoản tương đương tiền+đầu tư ngắn hạn – các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn 1.2.3.2 Chi tiêu phản ánh năng lƣợng dịch vụ - Số lượng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính do ngân hàng cung [...]... nhằm Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động của các NH trong điều kiện mới” là một vấn đề cấp thiết 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Tín Ngân hàng thương mại cổ phần( TMCP) Đại Tín – Trustbank chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến – ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh... Trustbank nhằm tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trustbank trong chương 3 20 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN 3.1 Định hƣớng phát triển của NH TMCP Đại Tín 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 3.2.1 Tăng năng lực tài chính Với quy mô vốn như hiện nay, Trustbank sẽ khó đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường tiền... khác, tiềm lực tài chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Do vậy, Trustbank phải thực hiện mọi biện pháp để tăng cường tiềm lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay Đồng thời cũng là đảm bảo những quy định của chính phủ theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc quy định mức vốn pháp định của các TCTD và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình... luôn đối mặt với áp lực cạnh tranh với các NHTM lớn (cấp 1) 3.2.3.2 Thiết lập, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức liên hiệp ngân hàng Trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng (NH là loại hình kinh doanh tính hệ thống rất cao) , việc cạnh tranh là để tồn tại và phát triển, 22 tuy nhiên trong sự cạnh tranh đó cũng cần sự gắn kết hỗ trợ nhau song song quá trình cạnh tranh, bởi nếu các... tranh của một NHTM trong chương 1, chương 2 khái quát sơ lược quá trình hình thành và phát triển, điểm qua kết quả hoạt động kinh doanh của Trustbank trong những năm qua Kế tiếp đánh giá năng lực cạnh tranh của Trustbank với các đối thủ khác, dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong chương một, để đi đến những tóm tắt về năng lực cạnh tranh của Trustbank nhằm tìm giải pháp nâng. .. tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên 30% tổng thu nhập Hiện nay, tỷ lệ thu phí dịch vụ của các ngân hàng trong nước mới chỉ đạt trên 20%, hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng Tỷ lệ này của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam là 40% - 50% Hiện nay, số lượng dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam cung cấp mới chỉ khoảng 300... thủ cạnh tranh của Ngân hàng hiện đang phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng và thu nhập dịch vụ chiếm khoảng 40% tổng thu nhập (Sacombank, ACB ) Biểu đồ 2.3: So sánh tỷ lệ chi phí/ thu nhập hoạt động của Trustbank với một số ngân hàng 100% 80% 60% N2008 40% 20% N2009 0% N2010 Nguồn: Báo cáo thường niên của Trust bank và các ngân hàng khác 2.2.1.5 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán bình quân của. .. giữ của các cổ đông chiến lược, và phát hành trái phiếu chuyển đổi Bên cạnh đó, Trustbank cũng thể thực hiện việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trong thời hạn từ 3- 5 năm để nhanh chóng tăng cường tiềm lực tài chính của mình 3.2.1.2 Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng  Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tinNâng cao chất lượng thẩm định năng lực điều hành của chủ DN  Nâng cao chất... được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1 Thị tứ Long Hoà, huyện Cần Đước, tỉnh Long An Ngày 17/08/2007, theo quyết địn số 1931/QĐ-NHNN, ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, ... giao dịch Nếu so sánh với các ngân hàng khác, số lượng CN & PGD của Trustbank cũng vẫn còn khiêm tốn Hiện nay, BIDV 403 CN & PGD, Sacombank 263 CN & PGD, EAB cũng 181 CN & PGD trải đều ở cả 3 miền 2.3 Đánh giá thực trạng cạnh tranh của ngân hàng 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc Cạnh tranh luôn là động lực để phát triển, thực tế trong hơn 20 năm qua, Ngân hàng TMCP Đại Tín đã luôn không ngừng tự đổi . cạnh tranh của ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín  Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín . TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN 32 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Tín 32 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín 33 2.2.1. Năng lực. cạnh tranh của Ngân hàng Đại Tín, phân tích các cơ hội, thách thức và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đưa ra các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đại Tín

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w