3.1 Định hƣớng phát triển của NH TMCP Đại Tín
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Tín hàng TMCP Đại Tín
3.2.1 Tăng năng lực tài chính
Với quy mô vốn như hiện nay, Trustbank sẽ khó đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Mặt khác, tiềm lực tài chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Do vậy, Trustbank phải thực hiện mọi biện pháp để tăng cường tiềm lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng là đảm bảo những quy định của chính phủ theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc quy định mức vốn pháp định của các TCTD và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
3.2.1.1. Tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn Tăng vốn từ bên trong:
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Trustbank liên tục có tốc độ tăng trưởng cao. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để Trustbank thực hiện việc tăng vốn điều lệ. Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại của Trustbank.
Tăng vốn từ bên ngoài
Các nguồn vốn từ bên ngoài có thể giúp Trustbank gia tăng vốn bao gồm: phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược, và phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Bên cạnh đó, Trustbank cũng có thể thực hiện việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trong thời hạn từ 3- 5 năm để nhanh chóng tăng cường tiềm lực tài chính của mình.
3.2.1.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng
Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin
Nâng cao chất lượng thẩm định năng lực điều hành của chủ DN Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và phân tích QLRR Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được đánh giá là quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Một đội ngũ lao động được tuyển dụng, đào tạo và trả lương hợp lý là cơ sở để Trustbank khai thác tối ưu những nguồn lực về vốn và công nghệ, tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ mang tính chiến lược và cấp bách không chỉ giải quyết nhu cầu cạnh tranh hiện tại mà còn nhằm đáp ứng chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng Đại Tín.
3.2.2.1 Xây dựng một hệ thống đánh giá nhân viên minh bạch và khoa học
3.2.2.2. Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch
Hiện nay, cơ chế trả lương của Trustbank đã dựa trên kết quả thành tích công việc của nhân viên chứ không dựa trên bằng cấp. Để làm được điều này, Trustbank cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Lương dựa trên vai trò của nhân viên là nguyên tắc chính.
- Lương cơ bản thừa nhận những kỹ năng chính, kinh nghiệm và kiến thức của nhân viên trong vai trò của họ trong Trustbank.
- Thưởng được quyết định bởi hiệu quả công việc cũng như kết quả hoạt động cá nhân và những quỹ hiện có của Trustbank.
3.2.2.3. Công tác đào tạo và đào tạo lại nhân viên 3.2.2.4. Đổi mới hình thức và nội dung tuyển dụng
Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, Trustbank cần cân đối, xem xét nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng cụ thể đối với từng vị trí công việc của các phòng ban trong hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai.
3.2.3 Hoàn thiện mô hình tổ chức - hoạt động
3.2.3.1 Mở rộng uỷ quyền điều hành tại các chi nhánh trực thuộc
Xác định các chi nhánh, Phòng giao dịch chính là các “cánh tay nối dài” của Trustbank thực hiện hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của TGĐ, để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các chi nhánh trong điều kiện hội nhập, quyền điều hành nên mở rộng hơn tại các chi nhánh (nhất là mức ủy quyền phán quyết cho vay và bảo lãnh), đối với các phòng giao dịch thì không nhất thiết áp dụng chung một nguyên tắc cho tất cả PGD, nên căn cứ những đặc thù và đối tượng hoạt động từng PGD để có các mức ủy quyền phù hợp, nhất là các PGD hoạt động trên tại trung tâm thành phố, tỉnh, thị xã...luôn đối mặt với áp lực cạnh tranh với các NHTM lớn (cấp 1).
3.2.3.2 Thiết lập, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức liên hiệp ngân hàng
Trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng (NH là loại hình kinh doanh có tính hệ thống rất cao), việc cạnh tranh là để tồn tại và phát triển,
tuy nhiên trong sự cạnh tranh đó cũng cần sự gắn kết hỗ trợ nhau song song quá trình cạnh tranh, bởi nếu các NH đối thủ mà bị suy yếu dẫn đến sụp đổ thì những hậu quả mang lại rất lớn, thậm chí có thể gây đổ vỡ luôn cả hệ thống do tác động dây chuyền (hiệu ứng domino). Chính vì lẽ đó, rất cần sự gắn kết với nhau thông qua các hiệp hội hoặc các câu lạc bộ doanh nhân NH để thực hiện vai trò này.
3.2.3.3 Hạn chế sử dụng các biện pháp quản lý hành chính vào hoạt động ngân hàng
Việc sử dụng các biện pháp hành chính vào nền kinh tế nhất là nền kinh tế thị trường là việc nên thận trọng bởi hậu quả của nó không thể lường trước được. Mà lâu nay các lãnh đạo ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức.
3.2.4 Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động Marketing 3.2.4.1 Nâng cao chất lƣợng Marketing
Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường.
Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới bằng cách thiết lập mô hình liên kết hợp tác với các trường đại học
Tăng cường hoạt động marketing xây dựng thương hiệu Ngân hàng để tạo được niềm tin đối với khách hàng.
3.2.4.2 Nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng
Quán triệt tư tưởng “Khách hàng là người trả lương, tiền công hàng ngàu cho mình” đến từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng để có thái độ phục vụ khách hàng thân thiện, chuyên nghiệp, vì khách hàng.
3.2.5 Đƣa các ứng dụng công nghệ mới vào quản lý
Các thiết bị công nghệ thông tin có tuổi thọ rất thấp. Các thiết bị này chỉ sau một thời gian ngắn từ 3-5 năm đã không còn tương thích với công nghệ tiên tiến. Do đó trong giai đoạn 2013-2020, Trustbank phải tiếp tục đầu tư công nghệ để triển khai các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích như thẻ ghi nợ, hệ thống ngân hàng điện tử cùng với các tiện ích khác khai thác từ công nghệ. Tháng 9/2010, Trustbank đã nâng cấp phần mềm Smartbank từ phiên bản 2005 lên phiên bản 2010. Đây là bước thực hiện trong dự án nâng cấp công nghệ của Trustbank giai đoạn 2010-2015. Mặt khác, việc nâng cao trình độ nhân lực vận hành công nghệ phải được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện các chế độ đãi ngộ hợp lý, tương xứng với hiệu quả công việc.