Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá năng lực; định hướng và đề xuất cơ chế chính sách phát triển công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất ngành dệt may - Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại,
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ LÝ ƯỚT NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM
Mã số đề tài: 105.10RD/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm đề tài : TS NGUYỄN VĂN THÔNG
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN DỆT MAY
8311
Hà Nội, tháng 12 - 2010
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH TRONG XỬ LÝ ƯỚT NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM
Thực hiện theo Hợp đồng số 105.10 RD/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng
02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt may
Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
Hà Nội, tháng 12 - 2010
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
1 TS Nguyễn Văn Thông Viện trưởng Viện Dệt may, CN đề tài
2 Ths Nguyễn Diệp Linh Viện Dệt may
3 ThS Phạm Khánh Toàn Viện Dệt May
4 KS Nguyễn Văn Chinh Viện Dệt May
5 KS Trần Duy Lạc Viện Dệt May
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I Chương 1: Các chính sách phát triển công nghiệp xanh của các
nước trên thế giới và khu vực
3
1.1 Chuỗi cung ứng dệt may bền vững – những thông tin cơ sở 3
1.2 Các chính sách của EU liên quan tới sản xuất dệt may xanh 6
1.3 Các chính sách của Mỹ liên quan tới sản xuất dệt may xanh 10
1.4 Các chính sách của Trung Quốc liên quan tới sản xuất dệt may xanh 13
1.5 Các chính sách của Ấn Độ với sản xuất dệt may bền vững 15
1.6 Các chính sách của Ai Cập với sản xuất dệt may bền vững 17
II Chương 2: Đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm, độc hại trong các
công đoạn dệt nhuộm và các công nghệ trong ngành dệt nhuộm
III Chương 3: Định hướng các công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất
ngành dệt may
44
3.1 Các thành phần chủ đạo trong phát triển chuỗi cung ứng dệt may bền
3.2 Các giải pháp chung giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất dệt may 51
3.3 Các công nghệ xử lý hoàn tất bền vững cho vải bông 58
3.5 Các thuốc nhuộm và chất trợ dệt thân thiện với môi trường 74
3.6 Kỹ thuật nhuộm đúng màu ngay lần nhuộm đầu tiên 79
3.7 Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất dệt may bền vững 81
3.8 Các tiến bộ trong cải tiến thiết bị xử lý dệt thân thiện với môi
trường
86
IV Chương 4: Các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển
công nghệ xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam
93
Kết luận và kiến nghị 103
Tài liệu tham khảo 104
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập kỷ qua, thách thức về sự phát triển bền vững đã đi vào tầm nhìn doanh nghiệp Sự quan tâm rộng rãi về phát triển bền vững hướng tới kết hợp ba mục đích: kinh tế, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, để kiến tạo một xã hội có chất lượng sống cao cho tất cả mọi người trên thế giới, cho hiện tại và cho tương lai
Thế giới kinh doanh đã gặp khó khăn do tài nguyên và các ngành công nghiệp sản xuất như khai khoáng, khai thác rừng, dầu mỏ và hóa chất, thường phát sinh những chất hóa học độc hại, phá hoại môi trường và làm bất ổn xã hội Các áp lực khiến một số các công ty hàng đầu đi trước một bước trong tuân thủ luật pháp
và tìm các phương pháp mới để gắn tính phát triển bền vững với giá trị của doanh nghiệp
Kinh doanh hàng dệt may bền vững ngày càng được quan tâm Các nhà bán
lẻ quần áo đã gặp nhiều áp lực từ các nhà hành pháp, thị truờng và dư luận đòi hỏi nâng cao ảnh hưởng xã hội và môi truờng: giảm ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động dệt may; loại bỏ các chất độc hại trong sản phẩm; cải thiện điều kiện lao động và giảm chất thải bao gói Những áp lực này đã đến vào thời điểm toàn cầu hóa mạnh
mẽ trong các hoạt động gia công hàng dệt may Như một hệ quả, các cố gắng để đảm bảo phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cần bao gồm những trọng tâm
rõ ràng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là chất lượng hàng hóa cung cấp bởi các quốc gia đang phát triển đến những thị trường phát triển
Dệt may là một trong số ngành trong các công đoạn sản xuất của nó có sử dụng nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ dệt Ngoài chức năng chính là tham gia vào quá trình gia công vật liệu, tạo cho sản phẩm dệt may có những đặc tính mong muốn, các chất này còn lưu lại trên sản phẩm hoặc bị thải bỏ gây ô nhiễm môi trường
Trong xu hướng kinh doanh của chuỗi cung cấp hàng hóa dệt may bền vững, một công ty trong chuỗi sản xuất không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt các hiệu quả bền vững về mặt môi trường và trách nhiệm xã hội Theo hướng đó, các nhà sản xuất thuốc nhuộm, chất trợ; các nhà sản xuất thiết bị dệt nhuộm và các nhà sản xuất dệt nhuộm luôn nghiên cứu tìm ra các giải pháp thân thiện với con người
và môi trường
Vấn đề bền vững đã trở nên quan trọng Nhưng câu hỏi đang đặt ra với ngành dệt may là, làm thế nào những quan tâm này có thể được biến thành một
Trang 6phần của hoạt động kinh doanh dệt may, hay liệu các giá trị xã hội và môi trường
chỉ trong suy nghĩ trong kinh doanh?
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, vấn đề môi trường trong sản xuất dệt may đã được quan tâm từ nhiều phía: các cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Các chương trình về môi trường
và sản xuất sạch hơn đã được các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp triển khai Trong ngành dệt may, một số doanh nghiệp đã triển khai bước đầu chương trình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước và giảm thiểu tải lượng và sự độc hại của nước thải dệt nhuộm Việc nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trong khu vực và thế giới, đánh giá khả năng phát triển công nghệ xanh trong ngành dệt may Việt nam để từ đó đề xuất
cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất ngành dệt may là rất cần thiết
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá năng lực; định hướng và đề xuất cơ chế chính sách phát triển công nghệ xanh trong xử lý hoàn tất ngành dệt may
- Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại, chất thải ô nhiễm, bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển công nghiệp xanh của các nước trên thế giới và khu vực;
- Đánh giá các công nghệ dệt nhuộm đang áp dụng tại Việt nam
- Định hướng các công nghệ xanh trong công đoạn dệt nhuộm ở Việt Nam
- Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt nhuộm Việt Nam
Trang 7Chương 1:
CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỆT MAY XANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 1.1 CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY BỀN VỮNG - NHỮNG THÔNG TIN CƠ SỞ
Chuỗi cung ứng dệt may được tạo thành từ một chuỗi phức tạp với các quá trình và công ty liên quan tới nhau, hoạt động ở các nơi khác nhau trên thế giới Đối với các nhà bán lẻ hàng dệt may, chuỗi bắt đầu với việc đánh giá xu hướng thị trường và phát triển các thiết kế mới, mà sau đó được chuyển tới những công ty cung cấp sản phẩm bán tới người tiêu dùng (hình 1)
Công ty may Dịch vụ và hàng hóa ngoài nguồn
Ảnh hưởng cầu
Chu kì sản phẩm
Hình 1 Chuỗi cung cấp hàng dệt may
Quá trình thực tế của sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may dài hơn nhiều, từ đầu nguồn với các nhà sản xuất xơ, sợi và đến cuối nguồn là sử dụng sản phẩm và thải
bỏ (hình 2) Các liên kết trong chuỗi không phải lúc nào cũng rõ ràng và rất nhiều hoạt động lại được thuê theo hợp đồng phụ Thêm vào đó, mỗi bước trong chuỗi lại phụ thuộc vào các đầu vào khác nhau, như hóa chất và công nghệ để hoàn thành công việc Mỗi bước cũng sinh ra những ảnh hưởng với xã hội và môi trường khác nhau
Tiếp thị Nhà thiết kế
Trang 8Hình 2: Sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may 1.1.1 Các nội dung của sản xuất dệt may bền vững
Phạm vi của những vấn đề mang tính phát triển bền vững là vô cùng lớn Nhưng nhìn dọc theo chuỗi sản xuất dệt may, bốn vấn đề cơ bản xuất hiện ở mỗi công đoạn của sản xuất dệt may gồm:
a Loại bỏ những chất gây hại môi trường và sức khỏe con người
b Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt là nước và năng lượng
c Đảm bảo mức ô nhiễm và chất thải trong mức cho phép của địa phương và quốc tế, đối với đất và nước
d Tạo dựng công bằng xã hội trong phân bố chi phí và lợi ích
a Các chất ô nhiễm môi trường trong sản xuất
Rất nhiều các hóa chất truyền thống được sử dụng trong sản xuất dệt may gây nên những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con ngưởi, không chỉ công nhân sản xuất bị ảnh hưởng, mà với người tiêu dùng cũng tiếp xúc với hóa chất tồn dư ở sản
Trang 9phẩm cuối cùng Tại giai đoạn dệt nhuộm, có nhiều vấn đề về sức khỏe và an toàn với công nhân như sử dụng đúng các hóa chất gây hại, hệ thống chiếu sáng và thoát khí tốt, có chỗ thoát hiểm, cứu cháy và tập luyện sử dụng máy móc đúng
b Sử dụng tài nguyên hiệu quả
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, đặc biệt là nước và năng lượng, là cách quan trọng để giảm gánh nặng xã hội và tăng năng suất Xử lý dệt cần nhiều nước: khoảng 100 - 400 lít nước sử dụng cho mỗi một kg vải Các sáng kiến để tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất vải – ví dụ qua “làm đúng ngay lần đầu tiên” – có những lợi ích quan trọng tới môi trường qua việc giảm lượng nước và hóa chất tiêu thụ Nhưng nhìn vào chu kỳ tồn tại của quần áo sử dụng, một phần ba lượng nước sử dụng trong thời gian sử dụng quần áo
Lượng tiêu thụ năng lượng cao cũng là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt khi nhuộm, hoàn tất và giặt tại gia đình Năng lượng tiêu thụ khi chuyên chở hàng hóa trong chuỗi
c Ô nhiễm và chất thải
Mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng dệt may đều gây ô nhiễm và chất thải Cùng với các vấn đề về ô nhiễm do dùng thuốc trừ sâu, phân bón khi sản xuất bông, có những vấn đề không chắc chắn như “ô nhiễm gen” gây ra khi biến đổi gen ở cây bông Sản xuất dệt gây ô nhiễm nước nghiêm trọng: 70% chất trợ dệt và 20% thuốc nhuộm đi vào nước thải sau quá trình hoàn tất, gây ra màu và ô nhiễm mức độ cao như COD, BOD, AOX và các kim loại nặng Ô nhiễm không khí do đốt nguyên liệu để lấy năng lượng và thải ra các hợp chất hữu cơ độc
d Công bằng xã hội
Cũng như những tiến bộ về môi trường, những sự thay đổi bền vững cũng yêu cầu sự giảm nghèo và bất công, trọng tâm được đưa đến nhu cầu cho những người nghèo nhất trong chuỗi Các vấn đề xã hội cấp bách trong chuỗi sản xuất dệt may, như lương thấp, làm việc quá giờ, điều kiện làm việc nguy hiểm, mất việc, thiếu bóng công đoàn, nhục mạ công nhân (đặc biệt với phụ nữ, 70% công nhân là phụ nữ) và sử dụng lao động trẻ em
Rất nhiều các vấn đề này đã được đưa ra tại nhiều cuộc họp từ Tổ chức lao động thế giới (ILO) về các điều kiện làm việc cơ bản, mà đang được thông qua ở cấp chính phủ, những quy tắc hành xử công ty và các đối tác mới Trong khi phần lớn sự tập trung là điều kiện làm việc của công nhân tại các xưởng sản xuất của những nhà cung cấp tại các nước đang phát triển
1.1.2 Các áp lực thay đổi
Thông thường, bốn áp lực chính làm cho các nhà kinh doanh cải thiện hoạt động của họ đáp ứng các tiêu chí bền vững: quy định chính phủ, áp lực xã hội, áp lực thị trường và mong muốn của chính công ty
Trang 10Quy định chính phủ
Khuôn khổ chính sách chế tài vẫn là yếu tố quyết định tới trách nhiệm xã hội
và môi trường tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng Trong một vài năm gần đây, các nhà bán lẻ đã bị ảnh hưởng bởi những quy định gay gắt hơn liên quan đến môi trường khi sản xuất hàng dệt may trong nước, các biện pháp quản lý sử dụng hóa chất độc hại khi sản xuất hàng dệt may, luật thu hồi cho đóng gói và dán nhãn
Nhu cầu thị trường
Nhu cầu tiêu dùng hiện là điểm yếu nhất trong số các động lực thay đổi Người tiêu dùng gây áp lực lên các nhà sản xuất lớn Người tiêu dùng đặt câu hỏi
về các tác động xã hội và môi trường trong các sản phẩm họ mua và sử dụng
Yêu cầu của các nhà bán lẻ lớn
Các công ty đa quốc gia lớn luôn quan tâm tới hình ảnh thương hiệu của họ Họ biết rõ một sự tẩy chay hoặc tai tiếng do gây ô nhiễm có thể tạo ra bất lợi đến doanh số bán hàng Một số lo lắng khi đối thủ cạnh tranh của họ đang tung ra các sản phẩm có tính sinh thái trên thị trường Các công ty nhỏ hoặc trung bình, đại diện cho phần lớn các công ty cung cấp, phải đáp ứng yêu cầu mới để bán sản phẩm của họ tới nhiều quốc gia
Các nhà bán lẻ chiếm một vị trí rất quyền lực khi chọn các sản phẩm họ lấy, và sau đó được mua bởi người mua cuối cùng Có một xu hướng tích cực giữa những nhà bán lẻ khi quan tâm đến những vấn đề về phát triển bền vững, để nghiên cứu
về chuỗi cung cấp của họ đồng thời xem xét đến những yếu tố môi trường.”
1.2 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA EU LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH
Có hai loại pháp chế chính tác động tới ngành dệt nhuộm và các công ty sản xuất,
sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất là: Luật kiểm soát hóa chất và Luật kiểm soát ô nhiễm
Luật kiểm soát hóa chất ảnh hưởng đến đổi mới, phân loại và ghi nhãn, cung cấp
và sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất Nó cũng tác động đến luật an toàn sản phẩm tiêu dùng
Luật kiểm soát ô nhiễm ảnh hưởng cả nhà sản xuất và người sử dụng thuốc nhuộm
và hóa chất do nó bao trùm cả việc thải các chất gây nguy hiểm ra môi trường
1.2.1 Kiểm soát hóa chất
Luật kiểm soát hóa chất mới của châu Âu được gọi là REACH (Quy chuẩn EU 1907/2006) được ban hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2006 và được công bố trong Công báo của EU vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 Luật mới có hiệu lực từ tháng 6
Trang 11năm 2007 và tuân theo sự xác minh của Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) ở Helsinki Các yêu cầu vận hành của REACH bắt đầu được áp dụng từ tháng 6 năm
2008 trở đi
REACH là từ viết tắt cho Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế hóa chất và mục tiêu chính của REACH là giải quyết sự cần thiết bảo vệ sức khỏe con người
và môi trường từ việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ hóa chất Nó cũng cung cấp cơ
sở pháp lý để gia tăng minh bạch và khả năng truy tìm bằng cách yêu cầu việc trao đổi thông tin tốt hơn về hóa chất dọc theo chuỗi cung cấp sản phẩm cho đến tận người tiêu dùng cuối
Theo luật mới, các công ty sản xuất một chất nhất định sẽ có trách nhiệm cung cấp
dữ liệu về hóa chất và các cơ quan chức năng sẽ đánh giá dữ liệu được ngành công nghiệp cung cấp để quyết định các chương trình thử nghiệm đúng cho chất đó Phạm vi của REACH mở rộng cho tới các chất trong mặt hàng, đặc biệt là về các yêu cầu báo cáo cho các chất có mối quan ngại cao (SHVC)
1.2.2 Kiểm soát ô nhiễm
Các lĩnh vực chính của luật môi trường tác động lên ngành dệt là luật kiểm soát ô nhiễm, luật này ảnh hưởng lên sử dụng và thải bỏ thuốc nhuộm cũng như việc tiêu thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và thải bỏ phế thải Mục quan trọng nhất của luật châu Âu trong lĩnh vực này là Thông tư IPPC (96/61/EC)
1.2.2.1 Thông tư IPPC:
Năm 1996, EU đưa ra Thông tư IPPC về việc giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn phát sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau trong Liên minh châu Âu bằng các giấy phép về môi trường Các giấy phép này căn cứ vào nguyên lý áp dụng Công nghệ hiện có tốt nhất (BAT) và tài liệu tham khảo BAT (BREF) của ngành Công nghiệp Dệt
Một số hóa chất sử dụng trong gia công hàng dệt cần đánh giá tác động môi trường và sức khỏe con người Để nhận biết được các sản phẩm hàng dệt có đáp ứng với các quy định, người ta đã phát triển nhãn sinh thái Công nghiệp dệt sử dụng nước làm môi trường chính để loại bỏ các chất bẩn, tiến hành ứng dụng các loại thuốc nhuộm và các chất hoàn tất Điều quan tâm chủ yếu là lượng nước thải
và tải lượng hóa chất mang theo
Liên minh Châu Âu chỉ rõ sự bắt buộc những hoạt động của công nghiệp và nông nghiệp gây ô nhiễm cao đều phải tuân thủ Họ xây dựng thủ tục để áp đặt quyền lực với các hoạt động này và đưa ra các yêu cầu tối thiểu, đặc biệt đối với ô nhiễm thải bỏ Mục đích là để ngăn cản hay giảm thiểu ô nhiễm bầu khí quyển, nước và đất, cũng như lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp và nông nghiệp để bảo đảm mức độ bảo vệ môi trường cao Đưa ra các điều luật này dưới dạng Thông tư IPPC 96/61/EC ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1996 IPPC có nghĩa
là ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp Thông tư IPPC dựa trên một số nguyên tắc, đó là (1) tiếp cận tích hợp, (2) công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT), (3) tính linh hoạt và (4) sự tham gia của cộng đồng
Trang 12Với hàng dệt may, tất cả các dự án đầu tư phải có giấy phép từ các nhà chức trách trong các quốc gia thành viên EU Nếu họ không có giấy phép, họ không
được phép vận hành Đó gồm các ‘Nhà máy tiền xử lý (với các công đoạn như giặt,
tẩy trắng, kiềm bóng) hoặc nhuộm xơ hay hàng dệt có công suất xử lý trên 10 tấn mỗi ngày’
‘Tích hợp’ có nghĩa là khi cho phép đầu tư dự án phải xem xét các đặc tính môi trường tổng thể của nhà máy, gồm các chất thải ra không khí, nước và đất, phát sinh từ chất thải, sử dụng nguyên liệu thô, hiệu suất năng lượng, tiếng ồn, ngăn ngừa tai nạn, quản lý rủi ro Các quốc gia thành viên đã chọn các biện pháp giải quyết khác nhau để thi hành thông tư IPPC, như tùy từng trường hợp cho phép hoặc sử dụng nguyên tắc liên kết chung đối với các lĩnh vực công nghiệp
Việc cấp phép phải dựa trên khái niện ‘công nghệ sẵn có tốt nhất’ (hoặc BAT), đã được nêu rõ ở khoản 2 của thông tư: ‘Công nghệ tốt nhất sẵn có’ là các biện pháp hiệu quả nhất và có mức độ tiên tiến trong triển khai sản xuất và phương pháp vận hành của chúng thể hiện thích hợp thực tế của công nghệ để đạt giá trị giới hạn thải bỏ, nhưng nhìn chung là để giảm thiểu sự ô nhiễm và tác động vào môi trường nói chung:
1.2.2.2.Nhãn sinh thái
Nhãn hiệu cho phép khách hàng đưa ra những so sánh các sản phẩm và cho khách hàng cơ hội giảm thiểu các tác động môi trường trong hoạt động hàng ngày của họ qua việc mua sản phẩm phù hợp với môi trường và có lợi cho sức khỏe cũng như tối thiểu hóa những hậu quả của chúng trong quá trình sử dụng và thải
bỏ Tùy thuộc vào nhãn hiệu, tiêu chuẩn hướng vào các tác động môi trường hoặc các chất có hại Nhãn sinh thái là tự nguyện và hầu như do các tổ chức tư nhân đứng ra thành lập Tuy nhiên, nhãn sinh thái EU được quy định bởi luật
Tiêu chuẩn Eco-Tex 100 là nhãn sinh thái hàng đầu thế giới với sản phẩm dệt may Sản phẩm có nhãn sinh thái này phải qua kiểm tra và được chứng nhận do các Viện dệt có tiếng trên thế giới Kể từ năm 1992, tiêu chuẩn Okotex 100 đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế về an toàn cho sản phẩm dệt may, áp dụng trong toàn bộ chuỗi sản phẩm dệt may Hơn 6000 công ty hoạt động trên thế giới về dệt may đã được được chứng nhận chứng chỉ Okotex 100 Với hơn 50.000 giấy chứng nhận công nhận cho hàng triệu sản phẩm dệt may Tiêu chuẩn Okotex 100 đã trở thành nhãn sinh thái hàng đầu thế giới đối với hàng dệt may Các nhãn sinh thái dệt khác gồm Nordic Swan, Blue Angel, Toxproof
Nhãn bông hoa EU là nhãn sinh thái quy định của EU Thiết lập tiêu chuẩn đầu tiên đối với mặt hàng dệt may vào năm 1999 Quy định 880/92/EEC về kế hoạch cấp nhãn sinh thái EU yêu cầu phải thúc đẩy khâu thiết kế, sản xuất, bán hàng và sử dụng sản phẩm để giảm những tác động môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm Quy định này cũng đòi hỏi phải cung cấp cho khách hàng thông tin tốt hơn về những tác hại môi trường trong sản phẩm Tiêu chuẩn nhãn sinh thái cho nhóm sản phẩm có hiệu lực trong ba năm và được xác định theo việc đánh giá
Trang 13vòng đời của nhóm sản phẩm căn cứ vào khả năng duy trì mức độ bảo vệ môi trường cao
1.2.2.3.Pháp chế EU về chất lượng nước
Ngành công nghiệp dệt sử dụng nước làm môi trường chủ yếu để loại bỏ tạp chất, gắn thuốc nhuộm và chất hoàn tất Vấn đề chính là chất lượng nước (số lượng và chất lượng) cấp và nước thải cũng như tải lượng hóa chất và chất gây ô nhiễm mang theo trong nước
Nước là một lĩnh vực được quy định chặt chẽ nhất theo pháp chế môi trường của EU Có một số biện pháp ở mức cộng đồng giải quyết tình trạng ô nhiễm đặc biệt Chính sách cộng đồng liên quan đến các chất nguy hiểm và có hại trong nguồn nước ở châu Âu hơn hai thập kỷ qua thông qua Thông tư hội đồng về vấn đề gây ô nhiễm bởi sự thải ra các chất nguy hại nào đó (76/464/EEC) Quy định một vài chất trong các thông tư cụ thể (cũng còn gọi là thông tư ‘con’) trong thập kỷ 80 bằng cách xác định giá trị giới hạn phát thải trong cộng đồng và mục tiêu chất
lượng trên bề mặt và nguồn nước ven bờ
Thông tư số 91/217/EEC ra ngày 21 tháng 5 năm 1991 liên quan đến các mục tiêu
xử lý nước thải đô thị để bảo vệ mặt nước vùng nội địa và nước vùng ven biển thông qua việc điều tiết sự tập hợp và xử lý nước thải đô thị và chất thải có trong nước thải công nghiệp có khả năng phân hủy sinh học nào đó (cơ bản là từ công nghiệp chế biến thực phẩm) Hơn nữa, nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập trung nên phải tuân theo quy tắc hay quy định chung và phải có sự cho phép rõ ràng (Mục 11) Nước thải công nghiệp đi vào hệ thống tập trung và các nhà máy
xử lý nước thải đô thị quy định đều phải qua khâu tiền xử lý để: (a) bảo vệ sức khỏe của đội ngũ lao động trong các hệ thống tập trung và nhà máy xử lý, (b) đảm bảo rằng sẽ không gây hư hạicác hệ thống tập trung, nhà máy xử lý nước thải và thiết bị liên hợp, (c) đảm bảo không gây trở ngại đến công tác vận hành trong các nhà máy xử lý nước thải và công tác xử lý bùn (d) đảm bảo rằng các chất thải từ các nhà máy xử lý không ảnh hưởng bất lợi đến môi trường hoặc cản trở việc tiếp nhận nước theo các Thông tư chung khác, (e) đảm bảo loại bỏ bùn một cách an toàn theo cách có thể chấp nhận được về phương diện môi trường
1.2.2.4.Pháp chế EU về ô nhiễm môi trường khí
Đối với vấn đề ô nhiễm không khí, BREF trong báo cáo xử lý hàng dệt qua hai nguồn: (1) ô nhiễm của các quy trình gia công hàng dệt giải phóng ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và (2) phát thải trong quá trình đốt cháy để sinh ra năng lượng nhiệt Khống chế loại ô nhiễm thứ nhất bằng Thông tư VOC, loại ô nhiễm thứ hai bằng một vài thông tư phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và nguồn nhiệt đầu vào
Chất lượng khí là một trong những lĩnh vự mà châu Âu quan tâm hành động nhiều nhất trong những năm gần đây Mục tiêu phát triển chiến lược tích hợp qua việc xây dựng các mục tiêu chất lượng khí dài hạn
Thông tư 2001/81/EC ra ngày 23 tháng 10 năm 2001 về Quy định mức tối đa lượng khí thải quốc gia (NECs) đối với các chất gây ô nhiễm nào đó quy định ở
Trang 14mức cao hơn cho mỗi quốc gia thành viên đối với tổng lượng khí thải năm 2010 của bốn chất gây ô nhiễm gây ra sự axit hóa, sự phì dưỡng và sự ô nhiễm tầng ozone ở mức cơ bản (CO2, NOx, VOCs và amonia), nhưng tùy theo quy mô của các quốc gia thành viên để quyết định phương pháp đánh giá nào để thực hiện Các quốc gia thành viên phải có những biện pháp cần thiết để đảm bảo tất cả các cơ sở lắp đặt mới phải tuân thủ theo các điều khoản của Thông tư Những người vận hành công nghiệp phải đảm bảo giới hạn khí thải đã quy định theo hai cách sau: (a) từ việc lắp đặt hệ thống thiết bị để giảm phát thải nhằm tuân thủ các giá trị giới hạn khí thải và giá trị khí thải nhất thời hoặc tổng giá trị giới hạn khí thải; (b) đưa ra kế hoạch giảm thiểu để đạt tới mức khí thải tương đương, đặc biệt bằng cách thay thế sản phẩm truyền thống có dung môi cao bằng các sản phẩm có dung môi thấp hoặc không có dung môi Phải thay thế dung môi có chứa các chất
có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (chất gây ung thư, tác nhân gây đột biến hay các chất độc), càng nhanh càng tốt, sử dụng các chất ít có hại nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất Chỉ rõ giá trị khí thải nghiêm ngặt hơn đối với các chất có hại
1.3 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA MỸ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH 1.3.1 Kiểm soát hóa chất
Ở Mỹ Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) đã được công bố vào năm 1976
và là luật kiểm soát hóa chất quan trọng nhất ở Mỹ Đạo luật cho phép Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tất cả các hóa chất mới và đang tồn tại cũng như kiểm soát các chất có nghi ngại về sức khỏe công chúng hoặc cho môi trường
Từng bang ở Mỹ cũng ban bố yêu cầu về kiểm soát hóa chất để bảo vệ con người tránh các chất nguy hiểm Một ví dụ là Proposition 65 ở bang California yêu cầu ghi nhãn các sản phẩm có chứa các hóa chất gây ung thư Danh sách của các hóa chất trong Pro65 có trên 700 chất
Gần đây, các phát triển liên quan đến các hóa chất trong lĩnh vực Luật an toàn các sản phẩm tiêu dùng Luật Cải thiện an toàn của sản phẩm Tiêu dùng (CPSIA) được tổng thống Bush ký thành luật vào tháng 8 năm 2008 và đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt và các yêu cầu báo cáo từ các nhà nhập khẩu Mỹ về các kim loại độc
và phthalat trong các mặt hàng dành cho trẻ em
Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) đã được cơ quan có thẩm quyền USEPA công nhận để tạo ra khung quy định thu thập dữ liệu về hóa chất để định giá, đánh giá, làm giảm nhẹ và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, gia công và sử dụng chúng Khung TSCA cung cấp một số phương pháp
để ngăn ngừa rủi ro quá mức từ việc loại bỏ hóa chất trong nước Mỹ Các tiêu chuẩn về TSCA áp dụng với một hóa chất bất cứ lúc nào về tuổi thọ của nó ‘từ lúc hình thành cho đến lúc loại bỏ’ Theo TSCA, USEPA đã xây dựng bản tóm tắt các chất hóa học Nếu một hóa chất không có trong bản tóm tắt và đã bị TSCA loại bỏ, thông cáo về công tác tiền sản xuất (PMN) phải được đệ trình lên USEPA trước khi sản xuất hay nhập khẩu PMN phải đưa ra sự xác định hóa chất và cung cấp
Trang 15thông tin co được về sức khỏe và tác động môi trường Nếu không có được thông tin đầy đủ để xác định các tác động của hóa chất, có thể trì hoãn lệnh cấm cho đến khi đạt được sự phát triển thông tin về sức khỏe và tác động môi trường đó USEPA cũng có thể cấm sử dụng hóa chất mới căn cứ vào các yếu tố như khối lượng phát ra và việc sử dụng hóa chất Hơn nữa, USEPA có thể cấm sản xuất hay phân phối trong buôn bán, giới hạn sử dụng, quy định nhãn mác hoặc đưa ra lệnh cấm khác về hóa chất mà tạo ra nguy cơ rủi ro vượt quá mức chấp nhận Hầu hết các hóa chất quen thuộc trong USEPA đều quy định theo TSCA bao gồm các loại chlorofluorocarbon (CFCs), amiang các loại và các loại polychlo hóa biphenyl (PCBs)
1.3.2 Kiểm soát ô nhiễm
Ở Mỹ Luật nước sạch năm 1977 và Luật không khí sạch sửa đổi năm 1990 có chứa các điều khoản ảnh hưởng đến phát thải từ các nguồn công nghiệp và yêu cầu được phép thải bỏ và các kỹ thuật thích hợp Hệ thống loại trừ thải chất gây ô nhiễm Quốc gia (NPDES) cho phép chương trình kiểm soát ô nhiễm nước bằng cách kiểm soát các nguồn của điểm thải chất gây ô nhiễm vào nguồn nước của Mỹ CAAA năm 1990 ủy nhiệm cho EPA nhận diện các chủng loại các nguồn công nghiệp cho 187 chất gây ô nhiễm không khí đã được liệt kê và để thực hiện các bước để giảm ô nhiễm bằng các yêu cầu các nguồn phát thải lắp đặt thiết bị kiểm soát hoặc thay đổi các quá trình gia công
Sổ tay Các thực hành quản lý tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành dệt được
US EPA công bố vào năm 1996 đưa ra các khuyến nghị thực hành về các biện pháp mà các nhà máy gia công ướt có thể thực hiện để bảo tồn các nguồn và giảm
ô nhiễm và phế thải vẫn còn thích hợp cho đến ngày nay cho ngành xử lý hoàn tất dệt trên toàn thế giới
Các nhà làm chính sách ở Mỹ có hai phương pháp tiếp cận với các hóa chất dùng cho nhuộm mặt hàng dệt Phần lớn những quy định nằm trong pháp lệnh về môi trường, trong khi một số quy định đã đề rõ loại hóa chất cụ thể Mặc dù, pháp lệnh môi trường liên quan tới quy trình gia công hàng dệt đã được ban hành trước đó, thông qua USEPA 1986 Kế hoạch khẩn cấp và Đạo luật quyền được biết của người tiêu dùng
Ở nước Mỹ, Liên bang và các bang đều có pháp chế về việc mua bán nguyên liệu cho sản xuất và những quy định về khí, nước, nước thải, chất thải rắn và rủi ro đối với người tiêu dùng Khi đó, khảo sát khu vực công nghiệp theo khung quy định, có thể giới hạn và cấm loại hóa chất nào đó
1.3.2.1 Bản thống kê về độc tố bay hơi và quyền được biết
Pháp chế yêu cầu các nhà sản xuất và các công ty liên quan báo cáo về hoạt động của mình dựa trên việc sử dụng hóa chất nguy hiểm Thông báo ban hành khẩn cấp (304), Báo cáo về quyền được biết của mọi người (RTK) (311-312), và Báo cáo về giải phóng chất độc hại (TRI) (313) Ngoài những quy định của USEPA ra, một số bang còn phải thỏa mãn những quy định riêng Quy định về báo cáo Quyền được biết đối với hóa chất hiện tại trong giá trị ngưỡng liệt kê Đối với việc nhuộm mặt
Trang 16hàng dệt, thông thường yêu cầu báo cáo tuân theo quy định RTK đối với các chất trợ dệt và chất trợ giúp như axit, kiềm và muối khi khống chế thuốc nhuộm hay pigment cụ thể nào đó và thường không thỏa mãn ngưỡng chung là 10.000 pound đối với hầu hết thuốc nhuộm và pigment Mặc dù báo cáo TRI liệt kê một số thuốc nhuộm đặc trưng Một vài thuốc nhuộm đã nêu trong TRI vẫn đang sử dụng ở Mỹ
Báo cáo TRI cũng quy định đối với các loại hóa chất, lưu ý nhất là những thuốc nhuộm có chứa kim loại như đồng, crom, coban, kẽm và nikel cũng như
‘hợp chất kim loại’ có thể vượt quá ngưỡng Ngưỡng đối với các loại tác nhân khác như glycol ete và biphenyl poly-brom hóa có thể vượt quá trong quá trình vận hành nhuộm mặt hàng Tìm thấy trong báo cáo ảnh hưởng chủ yếu trong quy định RTK
và TRI từ các quy trình liên quan đến nhuộm hàng dệt gồm cả quy trình nấu ( hóa chất và chất đốt), khâu chuẩn bị nước cho quy trình gia công, xử lý nước thải và quá trình làm sạch
Khống chế các chất hóa học và loại hóa chất theo quy định RTK và TRI có thể thay đổi hàng năm và xu hướng tăng dần theo danh sách và làm giảm giá trị ngưỡng Các hóa chất bổ sung gần đây gồm hợp chất thơm đa vòng (PACs) có ngưỡng là 100 pound và loại Dioxin có ngưỡng là 0,1 gam
1.3.2.2 Chất thải
Chất thải từ các hoạt động dệt nhuộm có thể có hai dạng, nguy hại và không nguy hại theo quy định của Liên bang Liên bang quản lý chất thải nguy hại bằng Đạo luật dự trữ, bảo tồn và khôi phục (RCRA) Đã xây dựng bản tóm tắt về việc gia công hàng dệt và RCRA Những quy định RCRA thiết lập một hệ thống ‘từ đầu đến cuối’ bao trùm chất thải nguy hại từ khi phát sinh cho đến khi tiêu hủy Các chất thải nguy hại theo RCRA bao gồm những vật liệu chi tiết đã liệt kê trong quy định (đặt tên mã ‘P’- chất độc mạnh, ‘U’- hóa chất đã đăng kí khác, ‘K’- chất thải công nghiệp cụ thể, và ‘F’- chất thải xử lý công nghiệp cụ thể) hay những vật liệu
bị cấm với đặc tính nguy hiểm (dễ bắt lửa, tính ăn mòn, khả năng phản ứng, hay tính độc và được đặt tên với mã ‘D’)
1.3.2.3 Nước thải và nước
Kiểm soát việc thải nước bằng Đạo luật nước sạch Liên bang (CWA) Các bang và địa phương có thể cũng có những quy định riêng để thắt chặt hơn nữa CWA quy định trực tiếp (nguồn điểm, tại hiện trường) và gián tiếp (công trình công cộng, cơ
sở ngoại vi) các hệ thống ống thoát nước Ngoài ra, CWA quy định nước mưa từ các nơi mà có thể bị nhiễm bẩn do hoạt động công nghiệp
Các quy định khống chế loại nguồn điểm hàng dệt rất bao quát và phân ra thành các loại hoạt động khác nhau (sản phẩm dệt kim, dệt thoi, thảm là ví dụ điển hình) và sự phức tạp của hoạt động Những quy định này không cụ thể đối với công tác nhuộm hàng dệt, nhưng bao trùm toàn bộ hoạt động của nhà máy Tiêu biểu cho quá trình hoạt động hàng dệt, khống chế các thông số bao gồm BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), TSS (tổng chất rắn lơ lửng),
Trang 17sunphit, tổng lượng crom, pH và phenol (loại sản phẩm dệt thoi) và quy định sự thải ra phải thỏa mãn cấp độ Công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT)
1.3.2.4 Không khí
Luật về khí sạch (CAA) gồm cả luật không khí sạch sửa đổi (CAAA) năm 1990, nhằm bảo vệ và cải thiện nguồn không khí ở Mỹ CAA gồm có sáu phần đều do EPA xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng khí xung quanh và đối với EPA cũng như các Bang để thi hành, duy trì và tuân theo những tiêu chuẩn này
Đạo luật không khí sạch bảo vệ các nguồn không khí ở Mỹ và tác động mạnh đến hoạt động nhuộm hàng dệt may chủ yếu theo hai cách Thứ nhất, có thể điều chỉnh sự phát thải của khí metal, chất hữu cơ và chất hạt Các khí độc này có trong danh mục 189 Chất gây ô nhiềm không khí nguy hại (HAPs) Ngoài ra, cũng quy định đối với toàn bộ Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Có thể tham khảo pháp chế như ‘MACT ngành dệt may’ chỉ rõ Công nghệ kiểm soát có thể đạt được tối đa (MACT) về các điều khoản bảo hộ trong ngành ‘In vải, Tráng phủ và Nhuộm vải’ Quy định tuân thủ các nguyên tắc này vào ngày 29 tháng 4 năm 2006 Đối tượng HAPs chủ yếu là toluen, metyl ethyl keton (MEK), methanol, xylen, metyl isobutyl keton (MIBK), metyl chlorid, trichloroethylen, n-hexan, glycol ether (etylen glycol) và formandehyd
1.4 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DỆT MAY XANH
1.4.1 Yêu cầu an toàn sản phẩm dệt may của Trung Quốc
Qui chuẩn an toàn quốc gia GB 18401 với sản phẩm dệt may là qui chuẩn kỹ thuật quy định tại Trung Quốc, chỉ rõ những quy định mang tính chất an toàn, các phương pháp thử, quy tắc kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện và giám sát tại Trung Quốc Ban hành năm 2003 và hiệu lực từ năm 2005 cùng với một số cập nhật từ năm trước Những quy định này được Tổ chức giám sát chất lượng, kiểm duyệt và kiểm định của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quản lý với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người cũng như bảo vệ môi trường
GB 18401 áp dụng với các sản phẩm dệt may bao gồm các sản phẩm sản xuất, phân phối và sử dụng trong ngành may mặc cũng như các sản phẩm trang trí ở Trung Quốc, kể cả các nhà sản xuất, nhà buôn và nhà bán lẻ Các mặt hàng dệt may có định hướng xuất khẩu thông qua hợp đồng giữa người bán và người mua Quy định này không bao gồm các mặt hàng dệt may sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng khác trong y tế và lĩnh vực sản xuất đồ chơi,… Bởi vì GB 18041 chủ yếu quan tâm đến sản phẩm dệt may phục vụ cho việc mặc và sử dụng, những quy định cụ thể liên quan đến từng lĩnh vực mà có thể có tác động lớn đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người GB 18041 cũng có thể bao gồm những quy định mang tính bắt buộc về luật pháp và quy định của quốc gia khác
Nhóm A: Sản phẩm cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng
Nhóm B: Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da
Nhóm C: Sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da
Trang 18Những quy định pháp lý quan trọng của GB 18041
Phân loại sản phẩm dệt may thành ba nhóm dựa trên mục đích sử dụng
Độ bền màu (cấp), ≥
• mồ hôi axit (thay đổi màu & dây màu) 3-4 3 3
Thuốc nhuộm có thể phân ly ra các amin thơm Không phát hiện được
Sản phẩm dệt may được phân phối và bán ở Trung Quốc phải chịu những quy định
cụ thể theo GB 18383-2007 Có thể kiểm tra một cách ngẫu nhiên gồm cả mặt hàng của Trung Quốc và nhập khẩu bán ở Trung Quốc để thẩm tra sự tuân thủ của chúng với luật pháp Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường nội địa Trung Quốc cần nghiên cứu hơn nữa về các tiêu chuẩn có liên quan Chú thích: Có thể lấy mẫu quần áo một cách ngẫu nhiên tại nơi bán lẻ do các chuyên gia có uy tín trong việc đánh giá an toàn sản phẩm
1.4.2 Chính sách về quản lý nước với các công ty dệt may Trung Quốc
1.4.2.1 Sử dụng nước trong công nghiệp ngành dệt may
Cùng với công nghiệp hóa chất, sản xuất hàng dệt may là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc Nói chung, việc gia công hàng dệt có mức tiêu thụ nước và năng lượng rất lớn và khối lượng nước thải ra cũng rất nhiều
Do Trung Quốc cung cấp 24% lượng hàng dệt may toàn cầu, những tác động về môi trường trong ngành công nghiệp đang dao động so với thống kê trên biểu đồ quy định trước đó Không may là qua tập hợp thấy rất ít dữ liệu về các tác động môi trường tới việc cung cấp hay chất lượng nước
Tác động vào môi trường trong quá trình gia công hàng dệt
Hóa chất 25% hóa chất sản xuất trên thế giới được sử dụng cho ngành dệt
Nước Trồng Bông: 8.000 – 40.000 lít/1kg bông
Xử lý hàng dệt: lên đến 700 lít nước sạch/1kg vật liệu Nước thải trong sản xuất: lên đến 600 lít/1kg vật liệu
Năng lượng Tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất, vận chuyển, bán lẻ và sử
dụng
1.4.2.2 Công tác quản lý nước tại các nhà máy dệt ở Trung Quốc:
• Quản lý nước không phải là một vấn đề ưu tiên kinh doanh cho các nhà máy
Trang 19• Các quy định của chính phủ hiện tại và cung cấp thực thi ít khuyến khích để cải thiện quản lý nước; do đó, các người quản lý doanh nghiệp có ít hoặc không có
lý do để cải thiện
• Hầu hết các nhà máy sản xuất tin rằng việc tuân thủ quy tắc đang vấp phải những quy định về quản lý thương hiệu Thương hiệu có thể có lợi từ việc gửi thông điệp thống nhất về tiêu chuẩn xả nước thải, công tác giám sát và cưỡng chế
1.4.2.3 Các vấn đề quan trọng trước mắt
Để tạo thuận lợi cho việc thu hút công tác thực hành quản lý nước công nghiệp, các vấn đề sau đây sẽ rất quan trọng:
1 Tăng cường hợp tác giữa các công ty toàn cầu và cơ quan bảo vệ môi trường địa
phương để tạo ra các cơ chế điều tiết và kiểm soát để cho phép tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường đồng thời
2 Truyền đạt thống nhất, phù hợp từ các công ty toàn cầu cho đến các nhà cung
cấp , truyền tải tới họ về công tác thực hành và tiêu chuẩn tốt nhất xung quanh việc
sử dụng nước, thải xả và ô nhiễm
1.4.3 Chiến lược của Trung Quốc trong sản xuất dệt may bền vững
Một chương trình khảo sát , đánh giá để đề xuất các giải pháp và chiến lược sản xuất dệt may bền vững đã được thực hiện Giai đoạn đầu hoàn thành vào năm
2007, việc xem xét hoạt động của các công ty tại Trung Quốc thông qua khảo sát các nhà máy nhuộm là những tác nhân gây ô nhiễm chính Trong giai đoạn thứ hai, năm 2008-2009, đã kiểm toán năm nhà máy điển hình của Trung Quốc, nghiên cứu việc sử dụng nước, nguyên liệu và năng lượng để tìm ra các phương pháp tiết kiệm chi phí hơn giúp cải thiện hiệu quả và giảm ảnh hưởng môi trường của nhà máy và tổng hợp các cách ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất và tạo cơ hội hiệu quá Giai đoạn hai
đã xác định 10 cách thức tốt nhất giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tiền trong các nhà máy dệt may điển hình Giai đoạn ba, bắt đầu vào tháng 9 năm 2009,
tư vấn về cách phát triển ngành công nghiệp và phổ biến các lo ngại về ảnh hưởng môi trường trong ngành thời trang một cách rộng rãi hơn Bắt đầu vào năm 2010, giai đoạn cuối cùng sẽ thực hiện việc phát triển các chính sách chuỗi cung ứng cho những nhà bán lẻ, các thương hiệu, nhà thiết kế đa quốc gia và xây dựng năng lực cho các quan chức chính phủ Trung Quốc thông qua các hội thảo, tài liệu cho đào tạo và các cơ hội làm việc hợp tác để cách mạng hóa ngành công nghiệp dệt may
1.5 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ẤN ĐỘ VỚI SẢN XUẤT DỆT MAY BỀN VỮNG
1.5.1 Pháp luật về môi trường
Ấn độ là nước đầu tiên đưa ra hiến pháp về bảo vệ và cải thiện môi trường Không
có luật môi trường cho riêng lĩnh vực dệt may Tuy nhiên, ngành công nghiệp có tiêu chuẩn rõ ràng mà ngành dệt may phải tuân theo khi điều chỉnh hoặc hoạt động như một đơn vị công nghiệp Ngoài các tiêu chuẩn môi trường, các nhà dệt may xuất khẩu phải đối mặt với các vấn đề xã hội như lao động trẻ em, điều kiện làm việc, lương thấp,vv
Trang 20Pháp luật về môi trường ở Ấn độ rất nghiêm khắc nhưng lại có ít hiệu lực Các cơ quan/ người có thẩm quyền là Bộ Tài nguyên và Lâm nghiệp, Ban kiểm soát ô nhiễm trung ương ở cấp độ trung ương, Ban kiểm soát ô nhiễm liên bang ở cấp độ quốc gia Ở Ấn độ, chính sách là đủ tốt; Tuy nhiên, những chính sách đó lại ít có tính hiệu lực và trong một vài trường hợp tòa án đã phải can thiệp vào tính hiệu lực của các chính sách Toàn án cũng có những hạn chế của mình và không thể hoạt động như một cơ quan thi hành Môi trường là một trách nhiệm xã hội Mong muốn tuân thủ nên đến từ các doanh nghiệp chứ không phải đến từ cảnh sát
1.5.2.Quản lý và kiểm toán nguồn tiêu thụ
Ở Ấn độ, những hiệp hội nghiên cứu dệt như là ATIRA, BTRA, MANTRA, NITRA, SASMIRA, và SITRA đã phát triển các định mức cho sản xuất, chỉ ra sự mong muốn sử dụng các nguồn như là nước, lao động, điện, hóa chất thông thường
trên một kg vải xử lý Những thực tế này không được qui định về mặt pháp luật
nhưng các nhà máy được khuyến khích thực hiện càng sát sao càng tốt và điều này mang lại một cách tiếp cận chuyên nghiệp hơn với việc quản lý toàn bộ các hoạt
động khác nhau Điều đó là cần thiết để có được những ghi chép về sự cân bằng
nguyên liệu đơn giản trong việc sử dụng và sự lãng phí của các nguồn khác, ví dụ: điều đó là cần thiết để thiết lập một tiêu chuẩn sử dụng nước cho nhuộm, in, và giặt
để có được một sự hiệu quả khi sử dụng nước
1.5.3.Chính sách quản lý của Chính phủ Ấn độ
Trong hầu hết các trường hợp, các chính sách được chính phủ thông qua sẽ ảnh hưởng lên cả công nghệ sử dụng và những tiêu chuẩn quản lý môi trường Những quy định trước tiên của ngành công nghiệp dệt ở Ấn Độ là việc nghiêm cấm việc
sử dụng thuốc nhuộm, các chất phụ gia và các chất cấm nguy hiểm khác Nhiều đơn vị dệt may đã bắt đầu sử dụng thay thế thuốc nhuộm và các chất phụ gia thân thiện môi trường Thêm vào đó, sử dụng bông được nhuộm tự nhiên, thuốc nhuộm
tự nhiên, bông hữu cơ/xanh (bông trồng mà không sử dụng phân bón), những nguyên liệu bao bì thân thiện với môi trường, cần phải xem xét một cách nghiêm túc hơn Ngành công nghiệp có thể phải thực hiện giải pháp từ lúc bắt đầu đến kết thúc để sản xuất vải thân thiện với môi trường, nghĩa là ngành công nghiệp phải bắt đầu áp dụng cách tiếp cận thân thiện môi trường từ khâu trồng trọt/sản xuất sợi
và trong các quy trình kéo sợi, dệt, hóa chất xử lý hàng may mặc và ngay cả bao bì
Các tiêu chuẩn môi trường và nhãn hiệu môi trường
Bộ môi trường và lâm nghiệp, Chính phủ của Ấn Độ, cũng đã phát triển những tiêu chuẩn môi trường cho nhãn hiệu môi trường trên các đồ dùng dệt may với sự tư vấn của ngành thương mại và công nghiệp dệt may Ấn độ Cơ quan thực hiện là cục tiêu chuẩn Ấn độ Mỗi tổ chức sẽ được cấp một logo để xác định là thân thiện với môi trường Ấm đất nung được sử dụng làm logo bởi Bộ môi trường và Rừng, Chính phủ Ấn Độ
Chính phủ của Ấn độ, thông qua Bộ dệt may và Bộ môi trường và lâm nghiệp đã đưa ra hai cách tiếp cận, đó là quy định và phát triển Một số các biện pháp quy định và nỗ lực phát triển bao gồm:
Trang 21Bộ dệt may đã công bố chương trình quỹ nâng cấp công nghệ (TUF), trong đó các tín dụng có sẵn ở mức ưu đãi về lãi suất để kích hoạt công nghiệp và để có các dự
án hiện đại hóa theo một cách lớn
Tương tự, như là một phần để hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may là vấn đề thử nghiệm hàng dệt may thân thiện với môi trường, Bộ dệt may đã lên một chương trình lớn đó là lập ra các phòng kiểm định môi trường
Trong hội thảo về “nhãn hiệu môi trường của hàng dệt may và quần áo” , các hành động của các quốc gia khác nhau về hàng dệt may thân thiện môi trường được xem xét lại Các kế hoạch hành động khác nhau đã được khởi xướng bởi Bộ dệt may và
Bộ môi trường và lâm nghiệp đã được trình bày trong hội thảo Hội thảo ghi nhận
Ấn độ đang đi trước các nước Nam Á khác đối với các hành động khởi xướng cho việc thúc đẩy hàng dệt may thân thiện với môi trường
1.6.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA AI CẬP VỚI SẢN XUẤT DỆT MAY BỀN VỮNG
Tại Ai Cập luật 4/1994 có các qui định liên quan đến các khía cạnh vi phạm môi trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải độc hại
có hại lên nước và đất và do đó, việc thải nên được quản lý/điều tra
1.6.2 Liên quan đến chất thải rắn
Một số luật liên quan đến quản lý chất thải rắn Những luật sau áp dụng cho mảnh nhỏ và bùn từ WWTP
• Luật 38/1967 liên quan đến qui định việc thu thập và loại bỏ chất thải rắn từ nhà, nơi công cộng, địa điểm thương mại hay công nghiệp
Trang 22• Sắc lệnh số 134 năm 1968 của Bộ nhà đất, vật dụng và dân cư thành thị
(MHUUC) cung cấp hướng dẫn từ các nguồn nội địa và công nghiệp bao
gồm chi tiết về việc thu thập, vận chuyển, trộn, thiêu và thải ra đất
• Luật 4/1994 qui định về việc thiêu chất thải rắn
Bảng 1.6.1 Các yêu cầu pháp luật môi trường Ai Cập
cho nước thải công nghiệp
Luật 93/62 Chất thải ra
hệ thống kênh rạch (sắc lệnh 44/2000)
Bể chứa nước ngầm & các nhánh/kênh
Dòng chính Thành
phố
Công nghiệp BOD
1.6.3 Liên quan đến khí thải
Luật 4/1994 quy định lượng khí thải gây ô nhiễm tối đa trong nơi làm việc
tương ứng với các quá trình dệt may khác nhau được thể hiện trong bảng 1.6.2
Bảng 1.6.2 Giới hạn của các chất gây ô nhiễm trong Ngành dệt may Ai Cập
Giới hạn ngưỡng Thời gian trung
bình Giới hạn tiếp xúc cho khoảng thời
gian ngắn Chất gây ô nhiễm Các quá trình
ppm mg/m3 ppm mg/m3 Bụi bông Xe sợi, dệt, đan… 0.2 0.6
Sulfuric acid Giũ hồ, nhuộm ,
cacbon hóa Sodium hydroxid hồ sợi, xử lý kiềm 2
Trang 23Silicon Hoàn tất 20
Nitrogen dioxid Lò hơi, giũ hồ 3 6 5 10
1.6.4 Liên quan đến chất độc hại và chất thải
Luật 4/1994 ban hành việc quản lý các chất độc hại và chất thải Ngành công
nghiệp dệt may sử dụng một lượng lớn hóa chất trong các quá trình ướt, nhiều hóa
chất là độc hại Các hóa chất này và nhiên liệu cho lò hơi, nằm trong qui định của
luật 4/1994 Luật bắt buộc những người sản xuất hay xử lý các hóa chất nguy hiểm
dưới dạng khí, lỏng hay rắn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng
không có nguy hại môi trường nào diễn ra.Mục 25, 31 và 32 của các qui định quản
lý (sắc lệnh 338/1995) cụ thể hóa các cách phòng ngừa khi xử lý nhiên liệu độc
hại Cất giữ nhiên liệu cho lò hơi được qui định trong luật 4 dành cho nhiên liệu
độc hại Không có mục rõ ràng nào trong luật 4/1994 hay trong sắc lệnh 338/1995
(qui định quản lý), liên quan đến việc đăng kí cho các chất liệu độc hai; mục 33
liên quan đến các chất thải độc hại, như bùn từ xử lý nước thải của các quá trình
ướt Tuy nhiên, việc đăng kí các chất độc hại được đề cập gián tiếp trong mục 25
của các qui định quản lý liên quan đến việc áp dụng cho một chứng nhận
1.7.CÁC CHÍNH SÁCH CỦA THÁI LAN
1.7.1 Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và luật môi trường Thái lan
Luật môi trường Thái Lan, vấn đề Tăng cường và bảo tồn trong Luật Chất lượng
Môi trường quốc gia, B.E 2535 (A.D 1992), khác với các đối tác của mình ở các
nước khác ở chỗ nó chỉ là pháp luật môi trường quốc gia Mục tiêu chính của nó là
để cung cấp những điều khoản cơ bản về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực như
tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm và là pháp luật môi trường toàn diện
Có thể phân pháp luật môi trường thành hai loại: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
pháp luật bảo tồn, phòng ngừa ô nhiễm và pháp luật điều chỉnh Việc thực thi pháp
luật như đã nói phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động
Vấn đề ô nhiễm phát sinh từ ba nguồn chính, cụ thể là, ô nhiễm cộng đồng, ô
nhiễm nông nghiệp và ô nhiễm công nghiệp Một thực tế là các nguồn công nghiệp
gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và chất thải nguy hại
1.7.1.1 Tăng cường và bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia B.E 2535 (A.D
1992)
1 Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người dân theo những điều sau đây:
- Quyền được thông báo về thông tin môi trường
Trang 24- Quyền nhận bồi thường từ nhà nước trong trường hợp thiệt hại được gây ra bởi sự phân tán ô nhiễm hoặc do ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động, dự án của các cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước
- Quyền khiếu lời buộc tội chống lại những người phạm tội như là một nhân chứng liên quan tới bất kỳ hành động nào cam kết trong các vi phạm hoặc vi phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
- Các nhiệm vụ hỗ trợ và hợp tác với viên chức có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc tăng cường và bảo tồn môi trường chất lượng
- Các nghĩa vụ tuân thủ luật và luật khác liên quan đến môi trường
2 Định rõ khu vực kiểm soát được ô nhiễm mà bị ảnh hưởng bởi vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng và cần khắc phục một cách khẩn cấp Trong phần lớn trường hợp khu vực có nhiều nhà máy Việc chọn lựa khu vực bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm yêu cầu tất cả các hoạt động và các nhà máy đặt tại khu vực đó được thực hiện theo yêu cầu đặc biệt cả về quản lý môi trường và tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng môi trường về nước và không khí
3 Thông qua Nguyên tắc trả phí từ phía người gây ô nhiễm (PPP) đối với công tác quản lý môi trường Yêu cầu khách hàng của nhà máy xử lý nước thải trung tâm thông qua việc ban hành này để nộp lệ phí theo tỷ lệ cố định của pháp luật Nếu không nộp lệ phí hoặc xả nước thải bất hợp pháp tới nhà máy xử lý nước thải trung tâm sẽ bị phạt tiền gấp 4 lần so với số tiền phí
4 Thông qua nguyên tắc trách nhiệm dân sự nghiêm ngặt về yêu cầu bồi thường của nạn nhân từ người gây ô nhiễm bởi vì chuyển trách nhiệm chứng minh tới người gây ô nhiễm và do đó bảo vệ các quyền của nạn nhân
5 Thông qua trách nhiệm với nhà nước trong trường hợp hủy hoại tài nguyên thiên nhiên mà người gây ô nhiễm hoặc hủy hoại tài nguyên thiên nhiên thì phải bồi thường thiệt hại và chi phí phục hồi đối với nhà nước
6 Biện pháp phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm từ các hoạt động hoặc dự án có tác động đến môi trường bằng việc quy định các loại hình hoạt động hoặc dự án do tổ chức Đánh giá tác động môi trường (EIA) đưa ra Khi cần EIA sẽ đề cập đến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và hệ thống giám sát ô nhiễm và chúng sẽ được xem xét bởi ủy ban đánh giá trước khi phê duyệt dự án Nếu EIA không duyệt đánh giá, thi hoạt động, dự án sẽ không được chấp thuận
7 Phân quyền quy định nghĩa vụ và quyền hạn của tỉnh trưởng để chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường nếu khu vực được xem như là môi trường được bảo vệ hoặc kiểm soát được ô nhiễm trong thẩm quyền của mình
1.7.1.2 Luật nhà máy, B.E 2535 (A.D 1992)
Luật này kiểm soát các hoạt động nhà máy trực thuộc Sở Công nghiệp, Bộ Công nghiệp, như là một cơ quan thực thi pháp luật và Bộ đó ban hành những quy định
Trang 25như các điều khoản phụ thuộc Luật phân loại nhà máy theo các dạng và quy mô của chúng thành 3 loại:
Loại thứ 1 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn định cho phép hoạt động ngay từ ngày đầu và có người điều hành nhà máy Loại thứ 2 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn định và sẽ được vận hành khi cơ quan cấp phép cho phép vận hành hoạt động này Loại thứ 3 là nhà máy ở dạng và quy mô ổn định yêu cầu phải có giấy phép trước khi xây dựng nhà máy
Thực hiện sự phân loại trên theo quy mô và dạng nhà máy cùng với tính chân thực
về tác động đối với môi trường gây ra do hoạt động của nhà máy Loại nhà máy thư 3 yêu cầu giám sát ở mọi công đoạn do tác động nặng nề của nó đến môi trường
Mục tiêu của nhà máy kiểm soát theo đạo luật này là:
1 Xây dựng nhà máy
Không được phép xây dựng nhà máy loại 1 hoặc 2 ở bất cứ khu vực nào như khu vực lân cận nơi cư trú hoặc trong vòng 50 mét trong khu vực công cộng hoặc trong vòng 100 mét gần khu vực có thể dành cho nhà máy loại 3 Việc xây dựng phải chắc chắn và được bảo đảm cũng như được trang bị hệ thống thông gió và bảo quản các chất độc hại và không gây nguy hiểm hoặc gây khó chịu cho người khác hoặc làm hư hại tài sản của họ
2 Máy móc thiết bị phải bền, an toàn và kiên cố Nó không gây rung động và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
3 Công nhân chịu trách nhiệm giám sát và sẽ là đội ngũ lâu năm trong hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm
4 Kiểm soát chất thải
5 Sẽ xử lý nước thải ra và gây ô nhiễm không khí để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật trước khi thải ra ngoài nhà máy Cũng yêu cầu lắp đặt thiết bị xử lý
6 Tiếng ồn không vượt quá mức tiêu chuẩn tiếng ồn theo quy định của pháp luật
7 Chia rác thải, nước thải và chất thải thành hai tiểu loại:
(1) Chất thải nguy hại là vật liệu thải ra có chứa hóa chất và yêu cầu phải quản lý
an toàn và để trong thùng chứa kín Xử lý của chúng theo các phương pháp theo quy định của Bộ trưởng Loại chất thải này phải được phân loại ngay từ rác thải trong hộ gia đình
(2) Rác thải hộ gia đình có nghĩa là rác văn phòng và chất thải ăn uống Đối với chất thải gia đình, quy định của Bộ số 1, B.E 2541 (A.D 1998) quy định rằng các nhà máy trong phạm vi 14 tỉnh phải có sự cho phép của Giám đốc Sở công nghiệp trước khi vận chuyển của nó
8 Các chất nguy hại theo Quy định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp là vật liệu nổ, chất cháy, đốt, vật liệu độc hại, chất ăn mòn, mài mòn, và các chất sức có hại cho
Trang 26sức khỏe Pháp luật cũng quy định phương pháp bảo quản của họ và sử dụng chúng trong nhà máy
1.7.1.3 Luật vật liệu nguy hại, B.E 2535 (A.D 1992)
Mục tiêu của Đạo luật là để đặt dưới sự kiểm soát tất cả các vật liệu độc hại bằng cách cung cấp những quy định kiểm soát và thủ tục thích hợp cũng như hệ thống hành chính giữa các cơ quan liên quan với sự giám sát và kiểm soát các chất độc hại Đạo luật này trao quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp để quy định các khu vực hoặc các khu vực trong đó sở hữu, phân phối, hoặc sử dụng bất kỳ loại chất độc hại bị cấm trong trường hợp cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm
Quan trọng hơn, Đạo luật định nghĩa bốn loại vật liệu độc hại và thủ tục kiểm soát của mỗi thể loại khác nhau như sau:
1 Loại vật liệu nguy hại thứ nhất là các chất độc hại trong sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc sở hữu trong đó đòi hỏi phải tuân thủ các theo quy định và thủ tục
đề ra;
2 Loại vật liệu nguy hại thứ hai là các chất độc hại trong sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc sở hữu trong đó đòi hỏi phải thông báo trước với người có thẩm quyền cũng như tuân thủ theo các quy định và thủ tục đề ra;
3 Loại vật liệu nguy hại thứ ba là các chất độc hại trong sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc sở hữu trong đó yêu cầu phải có giấy phép
1.7.1.4.Đạo luật bảo toàn năng lượng, B.E 2535 (A.D 1992)
Điều luật này nhằm quy định các biện pháp tăng cường bảo tồn năng lượng hoặc đối với sản xuất các máy móc và trang thiết bị hiệu suất cao cho về việc bảo tồn năng lượng Người điều hành nhà máy sản xuất hoặc chủ sở hữu của tòa nhà mà đầu tư và thực hiện việc bảo tồn năng lượng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến bảo tồn năng lượng sẽ được hưởng lợi qua việc miễn thuế đặc biệt hoặc từ các khoản tài trợ từ Quỹ Bảo tồn Năng lượng, Bộ Tài chính
Luật quy định đối với việc bảo tồn năng lượng nhà máy như sau:
1 Nâng cao hiệu quả đốt cháy nhiên liệu
2 Ngăn ngừa thất thoát năng lượng
3 Tái sử dụng phần còn lại của năng lượng sử dụng
4 Chuyển đổi loại hình năng lượng
5 Cải thiện mức tiêu thụ điện bằng việc cải thiện hệ số công suất Giảm nhu cầu điện năng tối đa trong thời gian cao điểm của hệ thống Sử dụng thích hợp thiết bị điện để phù hợp tải và các phương tiện khác
6 Sử dụng máy móc, thiết bị hiệu quả tối đa cũng như hệ thống và vật liệu kiểm soát việc bảo tồn năng lượng
7 Các phương tiện bảo toàn năng lượng theo quy định tại Quy chế của Bộ
Trang 271.7.2 Quản lý ô nhiễm nước
1.7.2.1 Những quy định về ô nhiễm nước của Thái Lan
Tại Thái Lan, tiêu chuẩn chất lượng nước có thể so sánh với tiêu chuẩn môi trường của Nhật Bản đã được thiết lập cho các vùng nước bề mặt (sông, hồ), vùng ven biển và nước uống Trong các tiêu chuẩn chất lượng nước bề mặt, phân loại các vùng nước thành năm loại, theo mục đích sử dụng nước Xác định các tiêu chuẩn cho từng nhóm nước, bao gồm 27 thông số từ màu sắc, nhiệt độ, và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) cho đến các kim loại nặng
Đối với tiêu chuẩn nước thải, ngoài các tiêu chuẩn đối với nước thải công nghiệp, Thái Lan đã áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể cho các tòa nhà và khu vực dân sinh Cũng đề ra các tiêu chuẩn cho việc xả nước thải vào vùng nước sâu để bảo vệ chất lượng nước ngầm
Đạo luật tăng cường và bảo toàn chất lượng nước quốc gia (NEQA) năm 1992, quy định bộ tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc bao gồm 27 thông số gồm 12 loại kim loại nặng Ngoài ra, với mục đích thúc đẩy chất lượng nước thực tế và khả thi trong ngành công nghiệp chọn lựa ở nơi mà công tác kiểm soát chất lượng nước khó thực hiện, chính phủ đã thiết lập các điều khoản cho phép nới lỏng các giới hạn hơn đối với ba thông số: BOD, COD, và tổng lượng nitơ kjeldahl (TKN )
Mỗi khu công nghiệp cần phải có nhà máy xử lý nước thải trung tâm riêng như là một điều kiện tiên quyết cho hoạt động của mình và không bao giờ thải nước thải nhà máy trực tiếp vào trong các nhóm nước công cộng Vì lý do này, các tiêu chuẩn nước thải được thành lập theo Đạo luật Cơ quan quản lý các khu công nghiệp Thái Lan, A.D 1979, và áp dụng cho từng nhà máy nằm trong khu đất, cũng hạn chế như các tiêu chuẩn quốc gia
1.7.2.2 Quản lý chất lượng nước thải công nghiệp
(1) Bộ tiêu chuẩn nước thải của Chính phủ Thái Lan
Bộ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của chính phủ Thái Lan xuất bản vào năm
1996 như thông cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ KHCN & MT) nằm trong Đạo luật về tăng cường và bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia (NEQA) Một thông cáo khác bao trùm các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp đã được Bộ Công nghiệp (MOI) ban hành, trong đó có quyền lực đáng kể đối với hoạt động công nghiệp, và nó xuất hiện cùng với các tiêu chuẩn tạm thời Tuy nhiên, hai bộ tiêu chuẩn là giống hệt nhau và có thể được coi là một trong những tiêu chuẩn cho các mục đích thực tiễn So với tiêu chuẩn nước thải theo quy định của Chính phủ Nhật Bản (Quy định Văn phòng Thủ tướng Chính phủ), tiêu chuẩn Thái Lan tiêu chuẩn khắt khe đối vớiBOD, COD, và kim loại nặng
Khi xây dưng những quy định cho từng nhà máy, cơ quan chính phủ có thẩm quyền đối với nhà máy đặc biệt xem xét các điều kiện nhà máy – quy mô, loại hình công nghiệp, vị trí, đặc điểm nước thải, vv - và thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể trong tiêu chuẩn quốc gia Đưa thêm các thông số mới vào nếu có thể ứng dụng được
Trang 28Việc đưa ra một chất nào đó dựa trên chất thải gây ô nhiễm cũng đang được xem xét Ý tưởng là để đánh thuế theo tổng khối lượng chất thải gây ô nhiễm, được tính bằng cách nhân với nồng độ BOD hoặc giá trị nồng độ khác bằng tổng lượng chất thải thải ra, ngay cả khi nồng độ chất gây ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn Hệ thống này đã và đang được sử dụng ở một số khu công nghiệp khi thanh toán cho các nhà máy xử lý nước thải, nhưng không có thời gian biểu do chưa được thực hiện ở cấp quốc gia Tuy nhiên, không có nghi ngờ, trong tương lai sẽ yêu cầu các nhà máy không chỉ tuân thủ nồng độ chất gây ô nhiễm trong tiêu chuẩn, mà còn để giảm tổng lượng chất thải của họ
(2) Bộ tiêu chuẩn nước thải cho nhà máy
Bộ tiêu chuẩn nước thải đặt cho một nhà máy nằm trong một lưu vực sông và cho một nhà máy ở khu công nghiệp Trong ví dụ ở lưu vực sông, vì sử dụng nước thải nhà máy vào trong nông nghiệp phục vụ cho thủy lợi, quy định nghiêm ngặt nồng
độ muối trong nước thải để hạn chế thiệt hại muối Ngoài các tiêu chuẩn quốc gia
là 3.000-5.000 mg/lít đối với tổng chất rắn hòa tan (TDS), nhà máy sẽ tuân theo quy định của Cục Thủy lợi đưa ra có tính dẫn điện không được vượt quá 2.000 µS/cm Mặc dù các loại muối hòa tan chỉ là một yếu tố, 2.000 µS/cm tương đương với khoảng 1.000 mg chất rắn hòa tan muối/lít Như vậy, tiêu chuẩn này là bổ sung vào, và có tính nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn quốc gia
(3) Phân tích chất lượng nước
Mỗi nhà máy phải thường xuyên báo cáo kết quả phân tích nước tới các cơ quan chính phủ có chức năng kiểm tra với tần suất quy định, và phải thực hiện phân tích bởi phòng thí nghiệm do chính phủ phê duyệt Hiện nay, có hai mươi phòng thí nghiệm được chính phủ công nhận Phòng thí nghiệm đề xuất được chấp thuận phải xin phép Bộ Công nghiệp (MOI), phân tích mẫu đối chứng, trả kết quả và được cấp phép tùy thuộc vào việc đánh giá
Bảng 1.7.2.1 Tiêu chuẩn dòng thải công nghiệp
1) không hơn 5.000 mg/l vượt quá TDS trong nguồn nước tiếp nhận có độ mặn hơn 2.000 mg/l
2) TDS trong nước biển nếu xả ra biển Chất rắn lơ lửng
(SS)
Không quá 50 mg/l phụ thuộc vào nguồn nước tiếp nhận hay loại hình công nghiệp hay dạng hệ thống xử lý nước thải theo xem xét của Ủy ban kiểm soát ô nhiễm nhưng không vượt quá 150 mg/l Nhu cầu oxy sinh
học (BOD)
Không quá 20 mg/l phụ thuộc vào nguồn nước tiếp nhận hay loại hình công nghiệp theo xem xét của Ủy ban kiểm soát ô nhiễm nhưng không vượt quá 60 mg/l đối với các nhà máy sau:
1) nhà máy giết mổ thịt động vật
Trang 292) nhà máy tinh bột 3) thục phẩm tự nhà máy tinh bột 4) nhà máy sản xuất thức ăn động vật 5) nhà máy dệt
6) nhà máy thuộc da 7) nhà máy sản xuất giấy và xenlulo 8) nhà máy sản xuất hóa chất
9) nhà máy sản xuất dược phẩm 10) nhà máy sản xuất thực phẩm đông lạnh
Bảng 1.7.2.2 Ví dụ về Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Thông số Ví dụ về các tiêu chuẩn đối với
Không thành vấn đề
1.7.3 Quản lý ô nhiễm không khí
Năm 1995 Thái Lan đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia mới về chất lượng không khí
sửa đổi và thắt chặt một phần các tiêu chuẩn môi trường hiện tại Các tiêu chuẩn
quốc gia bao gồm bảy chất ô nhiễm không khí: carbon monoxide (CO), nitrogen
dioxide (NO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), tổng hạt rắn lơ lửng (TSP), chất hạt nhỏ
hơn 10 micron ( PM-10), ozone (O3), và chì (Pb)
Các tiêu chuẩn khí thải công nghiệp hiện hành ban hành như thông cáo của Bộ
Công nghiệp (MOI) xác định các loại nguồn thuộc diện quy định, và thiết lập tiêu
chuẩn khí thải đối với mười lăm chất gây ô nhiễm không khí MOI cũng quy định
các tiêu chuẩn SO2 cho các nhà máy trong các khu có quy hoạch để sử dụng quy
trình đốt dầu Ngoài ra, quy định các tiêu chuẩn SO2, NO2, và TSP cho các nhà
máy nhiệt điện hiện đại và nhà máy nhiệt điện đốt dầu và than
Trang 30Chương 2:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM ĐỘC HẠI TRONG CÔNG ĐOẠN DỆT NHHUỘM VIỆT NAM
Nội dung của chương này tóm tắt việc thực hiện đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm
và độc hại trong ngành dệt nhuộm, cũng như đánh giá các công nghệ đang áp dụng trong ngành dệt nhuộm Việt Nam
2.1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐỘC HẠI TRONG CÔNG ĐOẠN DỆT NHUỘM
Quá trình dệt nhuộm hàng dệt may dệt sinh ra nhiều dòng thải bao gồm nước thải, các chất thải rắn, các chất thải khí và các chất thải độc hại Các loại chất thải điển hình được tóm tắt trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Tóm tắt các chất có thể phát sinh trong công đoạn dệt nhuộm Quá
Phế thải bao gói, xơ, sợi phế, các chất làm sạch và bảo dưỡng
Nấu
VOCs từ ete glycol và
dung môi nấu
Chất tẩy rửa, dư lượng thuốc trừ sâu, NaOH, xà phòng, dầu, chất bôi trơn dệt kim, các chất hoàn tất kéo sợi, các dung môi đã
sử dụng
rất ít hoặc không có
Tẩy trắng rất ít hoặc không có Chất ổn định H2O2, pH cao rất ít hoặc không có Làm bóng rất ít hoặc không có pH cao, NaOH rất ít hoặc không có Định hình
vải vụn, phế thải bao gói
Trang 31Trong số các loại chất thải thì nước thải chiếm tỷ lệ vượt trội so với các chất thải khí và rắn về tác động xấu đến môi trường Nước thải phát sinh từ các quá trình giặt khác nhau có chứa tải trọng ô nhiễm chủ yếu gồm các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng như xơ và dầu mỡ Nước thải nóng, có tính kiềm, mùi khó chịu và có mầu từ quá trình nhuộm Một số hoá chất thải ra còn gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường Nước thải khi đưa vào cơ thể các loài thuỷ sinh sẽ làm giảm khả năng phân huỷ oxy, làm chết các loài thuỷ sinh và có thể gây độc hại cho nguồn nước
sử dụng Kết quả là làm ô nhiễm nguồn nước
2.1.1 Sự phát sinh nước thải- ô nhiễm từ các công đoạn xử lý ướt
Công nghiệp Dệt sử dụng lượng lớn nước cho các công đoạn từ giặt xơ cho đến tẩy, nhuộm và giặt của sản phẩm hoàn tất Trung bình khoảng 200 lít nước cho 1kg sản phẩm dệt Lượng lớn nước thải sinh ra còn chứa rất nhiều chất hoá học sử dụng qua các công đoạn Chất thải này có thể phá huỷ môi thường nếu không được
xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường Trong tất cả các qúa trình dệt thì quá trình nhuộm, hoàn tất phát sinh ra nguồn nước chất thải lớn nhất
Tính độc hại thủy sinh của nước thải công nghiệp dệt thay đổi đáng kể tuỳ theo điều kiện sản xuất Nguồn độc hại thủy sinh có thể gồm: muối, chất hoạt động bề mặt, ion kim loại và các phức chất kim loại, các chất hữu cơ độc hại, biocide và anion độc Hầu hết các thuốc nhuộm đều có độ độc thuỷ sinh thấp Mặt khác, các chất hoạt động bề mặt và các hợp chất liên quan, như các chất tẩy rửa, các chất huyền phù), chất phân tán, được sử dụng trong hầu hết các công đoạn dệt và có thể
là tác nhân chính tạo ra tính độc thủy sinh, BOD và bọt
Sự đa dạng các chất hoá học khác nhau sử dụng trong quá trình xử lý ướt gồm: Xút, các chất dung môi, các hợp chất kim loại, thuốc nhuộm, muối, chất tẩy rửa, chất bảo quản…Một số loại được sử dụng như các hoá chất cho quá trình, trong khi số khác được sử dụng như chất trợ
2.1.1.1 Quá trình xử lý trước:
Trong các quá trình xử lý trước thì rũ hồ (công đoạn loại bỏ chất hồ từ dệt) là một trong các nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất và thường đóng góp tới 50% tải lượng BOD trong nước thải của quá trình xử lý ướt Quá trình nấu cũng phát sinh BOD cao và còn sử dụng lượng lớn nước trong các công đoạn xử lý trước Tác nhân gây
ô nhiễm chính trong quá trình tẩy là hoá chất sử dụng, chất xử lý nước và pH cao Các chất hữu cơ nguy hiểm khác gồm pentachlophenol (PCP), các chất chống nấm
sử dụng để bảo quản hồ Trong khi nấu, tẩy, nhuộm và in, PCP sẽ được loại bỏ khỏi vải và chảy vào dòng nước thải PCP độc do tính bền vững của nó chống lại
sự thoái biến tự nhiên và còn là chất phì vi sinh
2.1.1.2 Nhuộm và in
Các quá trình nhuộm tạo ra một lượng lớn nước thải Các quá trình nhuộm với thuốc nhuộm phân tán, hoạt tính, trực tiếp tạo ra nhiều nước thải nhất Trong quá trình nhuộm, nước được sử dụng để nhuộm và giặt Đây là dạng nước thải có chứa thuốc nhuộm dư và các chất trợ dệt
Trang 32Nhu cầu oxy sinh hoá BOD: Nước thải nhuộm đóng góp khoảng 10-30% tổng
BOD Acetic acid (sử dụng trong nhuộm phân tán cho polyeste, thuốc nhuộm cation cho nhuộm xơ acrylic và thuốc nhuộm axit cho len, tơ tằm và nylon) có thể tạo 50-90% BOD của xưởng nhuộm
Nhu cầu oxy hoá học COD: thuốc nhuộm đóng góp 2-5% COD trong khi các hoá
chất cho nhuộm đóng góp 25-35% COD Với chỉ số BOD và COD cao của thuốc nhuộm, tính độc thuỷ sinh phải được xem xét Hơn 3000 loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến, 98% có chỉ số LC50 bị vượt quá mức 1 mg/l Trong số các loại thuốc nhuộm khác nhau được thử nghiệm thì mức độc cho cá, chỉ số LC, thay đổi
từ dưới 1 đến trên500mg/l
Muối: Được xác định như một vấn đề tiềm tàng trong nước thải dệt nhuộm Nhiều
loại muối hoặc được sử dụng như nguyên liệu đầu vào hoặc được tạo ra như bán chế phẩm của quá trình trung hoà hoặc các phản ứng khác trong xử lý ướt Muối dùng nhiều nhất để làm chất trợ cho quá trình nhuộm tận trích các thuốc nhuộm ionic, đặc biệt thuốc nhuộm anion như thuốc nhuộm trực tiếp và hoạt tính cho vải bông Các mẻ nhuộm vải bông điển hình sử dụng lượng muối từ 20-80% trọng lượng hàng nhuộm và thường nồng độ muối trong nước thải này là 2000-3000ppm Muối ăn và muối Glaube (Na2SO4) chiếm lượng lớn trong tổng lượng muối sử dụng Các loại muối khác được sử dụng như nguyên liệu đầu vào hoặc tạo thành trong quá trình dệt bao gồm MgCl2, KCl
Mặc dù tính độc với thuỷ sinh và động vật của các loại muối này rất nhỏ, nhưng việc sử dụng với lượng lớn cho quá trình dệt nhuộm có thể tạo ra nước thải với lượng muối lớn hơn mức qui định thông thường
Kim loại nặng: Các kim loại có trong nước thải dệt có thể là đồng, cadimi, Crom,
nickel và kẽm Nguồn kim loại được thấy trong dòng chất thải nhà máy dệt có thể bao gồm xơ, nước đưa vào, thuốc nhuộm, các tạp chất hoá học Thuốc nhuộm có thể chứa các kim loại như Kẽm, Nickel, Crom, đồng Trong một số loại thuốc nhuộm, các kim loại này thuộc nhóm chức năng của phân tử thuốc nhuộm Trong một số thuốc nhuộm khác thì chúng lại được sử dụng trong quá trình nhuộm, ví dụ như Bicromat được dùng làm tác nhân oxy hoá cho nhuộm lưu hóa Trong hầu hết các loại thuốc nhuộm, các kim loại đơn giản là các tạp chất của quá trình sản xuất thuốc nhuộm Ví dụ: Thuỷ ngân và các kim loại khác có thể được sử dụng như các chất xúc tác trong thuốc nhuộm hoặc có thể được tạo ra trong quá trình sản xuất Các kim loại rất khó loại bỏ khỏi nước thải
Mức độ độc hại của kim loại nặng tác động tới động vật và các loại thuỷ sinh phụ thuộc vào cấu trúc lý hoá Trong nước thải của nhà máy nhuộm, kim loại nặng phát sinh do việc sử dụng muối kim loại nặng trong thuốc nhuộm, do việc sử dụng thuốc nhuộm phức kim loại hoặc do các tạp chất trong thuốc nhuộm Thuốc nhuộm phức kim loại có chứa đồng, Crom, nickel, hoặc cobalt Hydro peroxit hoặc 1,3-di-nitro-benzeno-sulphonic acid hiện nay được thay thế cho Bicromat dùng trong quá trình oxy hoá của nhuộm hoàn nguyên cho vải bong
Mầu: Thuốc nhuộm và pigment từ quá trình in và nhuộm là nguồn chính tạo nên
mầu trong dòng chất thải dệt Chúng là nguyên liệu có chứa mầu đậm đặc được sử dụng với một lượng tương đối nhỏ (chỉ chiếm vài % hoặc nhỏ hơn khối lượng các chất) để tạo mầu cho vật liệu dệt Trong các quá trình nhuộm và in hoa điển hình,
Trang 3350-90% mầu được liên kết với xơ Phần còn lại sẽ đưa vào bể dung lại hoặc trong nước thải của quá trình giặt tiếp theo
2.1.1.3 Hoàn tất
Quá trình hoàn tất sẽ sinh ra nước thải có chứa các polyme thiên nhiên và polyme tổng hợp và một nhóm các chất độc tiềm năng khác
(i) Quy trình xử lý ướt của hàng dệt từ bông
Nguồn nước thải của quá trình xử lý ướt vải bông, các chất ô nhiễm chính, thể tích, đặc tính nước thải và mức độ ô nhiễm được tóm tắt trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Đặc tính nước thải trong công đoạn dệt nhuộm vải bông
Mức độ ô nhiểm Qui
trình Nguồn ô nhiễm Các phần tử chính
Nước
sử dụng (l/kg) Đặc tính Thấp TB Cao
Hồ Vệ sinh: thùng
hồ, trục, nồi nấu
- Tinh bột biến tính
- Các chất hồ bán tổng hợp(CMC, CMS)
- Các chất hồ tổng hợp(PVA,polyacrylat)
- Các chất trợ:
+ Ure + glycerin + các chất sáp và dầu + các chất bảo quản
10-90 BOD
COD nhiệt độ
- Enzym; các chất oxy hoá
- Các chất ngấm
30-110 BOD
(34-50% của tổng yêu cầu) COD Nhiệt độ: 70-
- Chất hoạt động bề mặt
80oC) Mầu đậm
Trang 34- các chất đều màu
- BOD (6%)
- Các chất hoà tan
- chất làm mềm
- chất bôi trơn
- muối kim loại
- pentachlophenol (PCP)
- chất chống nấm mốc
(ii) Xử lý len và len pha
Nguồn nước thải trong xử lý ướt len và len pha, các chất ô nhiễm, lượng, đặc tính
và mức độ ô nhiễm được tóm tắt trong bảng 2.3
Bảng 2.3 Đặc tính nước thải từ quá trình xử lý ướt len và len pha
Mức độ ô nhiểm Qui
trình Nguồn Các phần tử chính
Nước
sử dụng (l/kg)
Đặc tính
Thấp
Trung bình cao Nấu Dung dịch
đã sử dụng,
sau giặt
Nguyên liệu 55-120 BOD cao, dầu
mỡ nhiều, kiềm cao; nhiệt độ (40-50oC)
Trang 35sau giặt loại, acetic
acid,H2SO4, muối, chất hoạt động bề mặt, chất chống côn trùng
Có thể có độc
dầu cao, nhiệt
độ (40-60oC)
( iii) Quá trình xử lý sợi tổng hợp
Các nguồn nước thải của quá trình xử lý ướt vải từ sợi tổng hợp, các chất ô nhiễm chính, thể tích, đặc tính nước thải và mức độ ô nhiễm được tóm tắt trong bảng 2.4
Bảng 2.4 Các chất ô nhiễm chính trong quá trình xử lý ướt xơ nhân tạo
nấu và nhuộm Dầu, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa tổng hợp, hydro
peroxid Nấu và tẩy chất tẩy rửa tổng hợp và hydro peroxid Rayon
Giặt chất tẩy rửa tổng hợp, clo hoặc sulphat Nấu và nhuộm Chất chống tĩnh điện, thuốc nhuộm,dầu
sulphonat, chất tẩy rửa tổng hợp, este và chất làm mềm
Nhuộm thuốc nhuộm, formic acid, chất thẩm thấu, hợp
chất amin thơm, các chất làm chậm và sulphat
Xử lý nhiệt Acid Tẩy Clo
hypochlorit và chất tẩy rửa tổng hợp không ion Nhuộm nhiệt độ cao Thuốc nhuộm và nước nóng
Acrylic/
Modacrylic
Tẩy Clo, NaNO2, acetic acid, oxalic acid, nitric acid,
bisulphit, chất tẩy sử dụng
Trang 362.1.2 Khí thải
Mặc dù ngành công nghiệp dệt thải ra lượng khí ô nhiễm rất nhỏ so với nhiều ngành công nghiệp khác, nhưng nó thải ra rất nhiều loại khí ô nhiễm khác nhau Các công đoạn tạo ra khí thải nhiều nhất là tráng phủ, hoàn tất, nhuộm Các nhà máy dệt thường tạo ra khí nitơ và lưu huỳnh từ lò hơi
Các nguồn khí thải trực tiếp trong quá trình dệt là quá trình hoàn tất hồ và sấy, in, nhuộm, chuẩn bị vải và xử lý nước thải Hydrocarbon được thải ra từ lò sấy và từ dầu vô cơ ở nhiệt độ sấy/ủ cao Các quá trình này có thể làm phát sinh formaldehyt, acid, chất làm mềm và các hợp chất dễ bay hơi khác Các chất còn lại
từ quá trình chuẩn bị vải đôi khi cũng tạo ra ô nhiễm trong quá trình xử lý nhiệt Chất tải và dung môi có thể được tạo ra trong quá trình nhuộm (tùy thuộc vào phương pháp nhuộm sử dụng) và từ quá trình xử lý nước thải Chất tải sử dụng trong dung dịch nhuộm của nhuộm phân tán có thể làm bay hơi các chất nhũ hóa dạng lỏng trong các công đoạn gia nhiệt, sấy, xử lý nhiệt Acetic acid và formaldehyt là 2 loại khí chính thoát ra trong dệt nhuộm
Các loại ô nhiễm tiềm tàng khác có thể là hơi dung môi có chứa các hợp chất độc như acetaldehyt, chlorofluorocarbon, p-diclobenzen, ethyl acetat và các chất khác Một số chất hoá học trong quá trình như methyl naphthalen hoặc clotoluen có thể thấm vào vải và sau đó được thoát ra trong quá trình sấy khô như các VOC Formaldehyt có thể thoát ra từ các bể chứa hồ lớn, từ kho vải thành phẩm, từ các thiết bị sấy, từ các buồng xử lý nhiệt ở các thiết bị ngấm ép formaldehyt cho vải bông và bông pha polyeste
Quá trình sản xuất dệt có thể tạo ra dầu và hơi acid, chất làm dẻo và các chất hoá học dễ bay hơi Chất khí acetic acid có thể thoát ra từ các thùng chứa, đặc biệt từ các vòi phun trong quá trình bơm Quá trình carbon hoá, sử dụng trong sản xuất sợi len, có thể làm thoát ra khí sulphuric và hơi acid trong khi đó công đoạn decating, một công đoạn hoàn tất được yêu cầu để tạo tuyết và tăng độ bóng cho vải len làm thóat ra hơi acid formic Bảng 2.5 tóm tắt các nguồn ô nhiễm không khí chính trong công nghiệp dệt
Bảng 2.5 Các dạng thải hạt và khí thoát ra trong công nghiệp dệt
Mức độ ô nhiễm
nhẹ TB Cao
Các hoạt động liên quan đến
xơ cotton (chải thô, chải kỹ,
Trang 37Tẩy với hợp chất clo Clo, clo dioxid ν
- Gia nhiêt cho vải tổng hợp Các chất tải khối lượng phân tử
thấp Polymer-Dầu bôi trơn
ν
2.1.3 Chất thải rắn
Cơ bản chất thải rắn từ công nghiệp dệt không độc hại Nó gồm sơi, vải vụn sợi và
vải phế, chất thải bao gói Nó còn là chất thải từ quá trình cất giữ và sản xuất sợi,
dệt như: các thùng chứa hoá chất, các ống giấy để cuộn vải hoặc các ống cone
dùng để quấn sợi cho dệt và nhuộm
Phế từ khu vực cắt tạo ra một lượng lớn vải vụn mà có thể được giảm đi bằng cách
gia tăng việc sử dụng có hiệu quả trong quá trình cắt may
Bảng 2.6 tóm tắt các loại chất thải rắn được tạo ra trong các quá trình sản xuất dệt
khác nhau
Bảng 2.6 Các nguồn chất thải rắn trong sản xuất dệt
Mức độ ô nhiễm Nguồn Loại chất thải rắn
Nhẹ TB Cao
Các quá trình xử lý cơ học của vải từ xơ bông và xơ tổng hợp
Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi
- Hồ, rũ hồ, làm bóng, tấy, giặt
và hoàn tất hoá học
- Nhuộm và/hoặc in (gắn với
Nhuộm và hoàn tất vải len Vụn xơ, đường nối, vải, xơ,
thùng chứa hoá chất thuốc nhuộm
ν
Xử lý nước thải Xơ, bùn thải và bùn sử dụng lại ν
Trang 38Tóm tắt các ảnh hưởng của các hoá chất xử lý chính lên sức khoẻ của con người được đưa ra trong bảng 2.7
Bảng 2.7 Các hoá chất sử dụng và ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ con người
Loại chất
Quá trình hoá học
HCl acid ν Gây kích ứng
và ăn mòn
Dạng khí và hạt nhỏ có thể gây kích ứng mạnh cho mắt, mũi và cổ họng và gây hỏng
da TLV 5ppm
năng ion hoá canci trong
cơ thể
Acid ăn mòn nhẹ và làm giảm caxni huyết Liều lượng gây chết người khoảng 2-5g Ngưỡng giá trị gới hạn (TLV) 1mg/m3
Sulphur acid ν Ăn mòn Làm biến mầu da từ nâu sang vàng Có thể
gây hỏng mắt nặng Liều lượng làm chết người là 5ml, nhưng 1ml cũng có thể gây chết do sốc TLV 1mg/m3
2 Kiềm
ammonia ν ν Kích ứng rất
mạnh và ăn mòn nhẹ
Dạng khí gây kích ứng mạnh cho mắt 100ppm sẽ gây kích ứng, làm nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, ho Nồng độ cao có thể gây ngừng hô hấp Nếu bắn vào mắt sẽ gây đau đớn và hỏng mắt Liều lượng gây chết người là 10ml
mạnh Dạng rắn có thể làm bỏng da nếu có nước
Da sẽ bị tổn hại nếu tiếp xúc nhiều lần hoặc lâu Bụi có thể sẽ gây tổn thương nặng cho mắt
3 Các chất tẩy trắng
Hypoclorit ν Gây kích ứng
mạnh, làm hỏng da và màng nhầy
Khí clo thoát ra sẽ làm kích ứng mạnh hệ
hô hấpvà mắt Liều lượng gây chết người của Cl2 là 500ppm, TLV là 1ppm
Trang 39H2O2 ν Chất oxy hoá Dung dịch đậm đặc có thể gây bỏng da
TLV 1ppm
4 Các chất tải
Peclo-etylen ν ν Gây mê Có thể gây chóng mặt, ảnh hưởng thận và
gan Metyl salicylat ν ν Gây kích ứng Tiếp xúc lâu có thể gây suy thận và gan
Gây kích ứng da hợp chất thơm
Non-ion ν Gây ỉa chảy, kích ứng da và mắt
Cation ν Có tính độc và kích ứng nhiều hơn đáng kể
so với các loại chất tẩy rửa khác Ước liều lượng gây chết người cho chất hoạt động bề mặt ammoni bậc 4 là 1-3g
hoạt tính ν Tính độc phụ thuộc vào cấu trúc
Acid ν Hầu như không độc ngoại trừ acid black 52,
acid yellow 38, acid blue 113, acid green
25, acid blue 25, acid yellow 151 Phân tán ν Hầu như không độc ngoại trừ một số loại ví
dụ như disperse blue 33 và disperse blue 7 Basic ν Nói chung là độc, đặc biệt nếu được sử
dụng trong triphenyl metan (b) K2Cr2O4 ν Gây độc tế
bào và gây kích ứng
Có thể gây viêm và loét da Chất gây ung thư
Gây kích ứng mạnh cho mắt, mũi và gây đau đầu Gâu ung thư Liều lượng gây chết người khoảng 50ml, TLV 5ppm
Các chất chống
cháy
ν Organophotpho có độc tính cao và gây ung
thư
8 Chất tạo phức (Sequestering agents)
Polyphosphat ν Gây kích ứng Gây nôn mửa, kích ứng bàng quang
Trang 40Khói và bụi còn được tạo ra trong quá trình xử lý Bảng 2.8 tóm tắt một số chất phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Bảng 2.8 Tác động của khói và bụi đến sức khoả con người
Loại chất
Chất hoá học
Tiếp xúc với da có thể gây đau đớn
và tổn thương nặng Tiếp xúc lâu hơn vài phút sẽ gây nên bỏng độ 2 Hít vào 1 lượng khoảng 100- 1000ppm có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và táo bón Liều lượng gây chết người khoảng 10ml 1150ppm có trong không khí sẽ rất nguy hiểm TLV 20ppm
Carbon
monoxid
ν giảm dung
tích blood oxygen-
carring
Gây chóng mặt, làm yếu, đau đầu Nồng độ trên 1000ppm có thể gây tử vong trong vòng 1 giờ TLV 50ppm
hệ hô hấp Nồng độ cao có thể gây ngạt ngay lập tức TLV5ppm
Sulphur
oxid
ν Gây kích ứng Khi hít vào với liều lượng thấp có
thể gây viêm mũi và đau đớn do bỏng trong ngực
Các hạt bụi ν Gây kích ứng Gây kích ứng hệ thống hô hấp Sốt
và ho là các triệu chứng thường gặp
2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ DỆT NHUỘM ĐANG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Các công nghệ dệt – nhuộm hiện đang được áp dụng tại các cơ sở dệt nhuộm Việt Nam chủ yếu là những công nghệ hoá học xử lý vật liệu dệt với mục đích hoàn thiện, nâng cao chất lượng các mặt hàng dệt, biến đổi chúng từ vải mộc thành sản phẩm hoặc là trắng, hay có màu, có hoa, mềm mại, bóng, xốp, mượt mà, ít nhăn, ít co.v.v….đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng hay may mặc, trang trí trong nhà và cho các mục đích công nghiệp
Những công nghệ xử lý ướt được áp dụng ở các nhà máy nhuộm của Việt Nam tương ứng với những nguyên liệu dùng kéo sợi, dệt vải Các mặt hàng chủ đạo là vải bông, vải từ sợi PET và vải từ sợi Pe/Co Ngoài ra còn có các loại vải khác như len, Acrylic, tơ tằm hay vải từ sợi Vixco