1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ôn tập thị trường chứng khoán

26 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 760,14 KB

Nội dung

ôn tập thị trường chứng khoán

Trang 1

ÔN TẬP

Thị trường chứng khoán

Trang 2

Hà Nội,06/2011

Trang 3

- Trắc nghiệm: 20 câu ( nên làm trong 30 phút)

- Bài tập tình huống: 5-6 ý trong một bài tập lớn (60 phút)

*** Nội dung

Thời

gian

khảo

thị trường chứng khoán

Buổi

1 -2-3 Bản chất chức năng của

TTCK

- Lịch sử hình thành, các giai đoạn khủng hoảng, phát triển

- Đặc điểm , cơ cấu tổ chức, chức năng , nguyên tắc hoạt động của TTCK

-Nguyên tắc công khai thông tin, đấu giá, trung gian

- Các vấn đề về công bố thông tin trên TTCK VN

- Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp, thứ cấp và các hình thái của thị trường ( SGDCK, OTC)

Những vấn đề

cơ bản về TTCK – UBCK

NN, trang 16-18Giáo trình TTCK – HVNH , trang 7-9

ssc.gov.vn; hsx.vn; hnx.vnBảng giao dịch trực tuyếnThông tư 09/2010 – công

bố thông tin trên TTCK

Hàng hóa trên TTCK

- Chứng khoán

- Cổ phiếu

- Trái phiếu

- Đặc điểm của CK

- Quyền, lợi ích, rủi ro mà

CP và TP mang lại cho

Những vấn đề

cơ bản về TTCK – UBCK

Luật kinh tếLuật Chứng khoán 2007

Trang 4

- Chứng chỉ quỹ đầu tư

- Chứng khoán phái sinh

- Các yếu tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán

NĐT, TCPH

- Các loại CP, TP

- Sự khác biệt giữa cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư

- Chứng khoán phái sinh : Chứng quyền, quyền mua, quyền chọn ( đặc điểm, các thức thực hiện,…)

- Các yếu tố ảnh hưởng tới giá CK trên TTCK Việt Nam

NN, trang 23; 72-114

22-Thảo luận - Trình bày các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt NamBuổi 4 Các chủ thế

tham gia trên thị trường

- Quỹ đầu tư chứng khoán ( Đặc điểm, phân loại quỹ đầu tư, các thức hoạt động của các loại quỹ, giới thiệu 1 số quỹ đầu tư ở VN)

- Công ty quản lý quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán

Những vấn đề

cơ bản về TTCK – UBCK

NN, trang 244 -

382 Giáo trình TTCK – HVNH , trang 49-54

Luật Chứng khoán 2007 - chương VI – VII ,

QĐ 27/2007 – quy chế hoạt động của CTCK,

QĐ 126/2008 bổ sung

Buổi 5 Thảo luận Các nội dung thảo luận được sắp xếp xen kẽ, nếu sử dụng bài thảo luận lớn phần nội dung nào thì

điều chỉnh số tiết giảng phù hợp với nội dung đó Với mỗi buổi học 5 tiết có thể sử dụng 3 tiết cho sinh viên trình bày các vấn đề và nội dung của buổi học đó

Trang 5

o Sự hình thành và phát triển TTCK VN

o Các loại hàng hóa trên thị trường

o Các chủ thể tham gia ( phân tích hoạt động của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán ở VN)

Bài tập tình huống - Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

NN, trang 121;133-160

115-NĐ14 – Chương 2

Luật CK 2007 – Chương 2

Phương thức phát hành - Tự chào bán

- Bảo lãnh phát hành

- Đấu giá ( Kiểu Hà Lan, Kiểu Mỹ, kết hợp đấu thầu có tính cạnh tranh

và không có tính cạnh tranh )

- Bảo lãnh phát hành ở

VN ( thực trạng bảo lãnh phát hành)

- Đấu giá cổ phần, Đấu thầu trái phiếu ( Các tình huống thực tế )

Những vấn đề

cơ bản về TTCK – UBCK

NN, trang 132

125-Trao đổi - Một số vụ việc liên quan tới vấn đề vi phạm quy chế phát hành lần đầu và bổ sung trên TTCK

VN

Buổi 7 Nghiệp vụ

phát hành cổ - Phát hành cổ phiếu mới thu tiền

( quyền mua CP) - Thực tế việc phát

hành, thực hiện

Trang 6

Buổi 8

phiếu - Tăng vốn từ quỹ dự trữ

- Phát hành TPCĐ quyền mua, hiện tượng pha loãng gia

cổ phiếu? quyền của nhà cổ đông tại ngày giao dịch không hưởng quyền

- Các vấn đề về tỷ lệ chuyển đỏi, giá chuyển đổi, giá cp của công ty phát hành TPCĐNghiệp vụ

phát hành trái phiếu

- 3 phương thức hoàn trả trái

phương thức nào?

Trao đổi, thảo luận - Tính toán các mức giá giao dịch ( tham chiếu, trần, sàn) trong các ngày giao dịch không

hưởng quyền? Việc thực hiện quyền ở VN?

- Tùy vào nội dung nếu trao đổi có thể giảm bớt số tiết giảng

Bài tập tình huống - Chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán riêng

chứng khoán - Khái niệm, cơ cấu tổ chức, chức

năng, vai trò, thành viên của SGDCK

- Sự khác biệt ở 1 số SGDCK trên thế giới

Những vấn đề

cơ bản về TTCK – UBCK

- NĐ 14/2007

- QĐ 326của

Trang 7

- Niêm yết chứng khoán trên

ở nước ngoài của 1

số công ty ở VN

NN, trang

207-243 - QĐ 03 Quy HNX

chế thành viênBuổi 11

Quy trình giao dịch tại SGDCK

- Quy trình giao dịch chứng khoán tại SGDCK - Phương thức giao

dịch của các SGDCK VN, UPCoM

- Mở TK, đặt lệnh

QĐ 124 về quy chế giao dịch tại SGDCK

Buổi

sử dụng phổ biến ở VN

- Khớp lệnh định kỳ

- Khớp lệnh liên tụcThị trường

OTC - Khái niệm, cơ cấu, tổ chức quản

lý, chức năng của OTC - Sự khác biệt giữa

SGDCK và OTC

Buổi 14 Thảo luận lớn - Thực hành giao dịch chứng khoán trên lớp để sv nắm được cách thức khớp lệnh ( mô hình

giao dịch trên SGDCK )

- Thảo luận về các thức giao dịch chứng khoán trên các SGDCK và thị trường OTC

Bài tập tình huống - Niêm yết chứng khoán tại SGDCK HCM, HN, giao dịch

chứng khoán trên UPCoM

- Giao dịch chứng khoán trên thị trường qua tài khoản ( phí môi giới, giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán)

Buổi 15 Phân tích cơ

bản - Khái niệm, bản chất, các bước - Các vấn đề cần

quan tâm khi tiến hành PTCB

Các báo cáo phân tích của các CTCK

Trang 8

Phân tích kỹ thuật - Khái niệm, bản chất

- Một số đường chỉ báo MA, MACD, Bollinger band, RSI

- Phân tích 1 mã CK trên đồ thị

Buổi 16 Định giá

chứng khoán - Định giá cổ phiếu ( DDM)

- Định giá trái phiếu - Cách thức chiết khấu các dòng tiền

phát sinh của các chứng khoán khác nhau

Trao đổi, thảo luận - Phân tích tổng quan 1 vài mã chứng khoán ( phân tích cơ bản, kỹ thuật, giả định để định giá

CK )

Bài tập tình huống - Phân tích và định giá cổ phiếu thông qua phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

QĐ 03 Quy chế thành viên đã được thay thế bằng Quyết định số 98/2010/QĐ-SGDHCM

2 Quỹ đầu tư

3 Xác định lãi suất,khối lượng trúng thầu

4 Hoàn trả trái phiếu

5 Quyền mua cổ phần

Trang 9

Xem loạt bài Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

1 Khái niệm về quyền chọn (options)

Quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bị bắt buộc phải bán hoặc mua một tài sản cơ sở (underlying asset) nào đó ở một mức giá xác định (strike price hoặc exercise price) vào một ngày đáo hạn (expiration date) hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai Ngược lại, đối với người bán quyền chọn, họ bắt buộc phải mua hoặc bán một tài sản cơ sở nào đó ở một mức giá xác định vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai theo thỏa thuận giữa hai bên

Tài sản cơ sở (underlying asset) ở đây có thể là các loại hàng hoá (dầu, vàng, gạo, cà phê, ngũ cốc, sắt, thép…), dịch vụ (tiền điện, cước viễn thông…) hoặc các tài sản tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, lãi suất, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi…)

2 Phân loại hợp đồng quyền chọn (Options)

a Theo quyền của người mua

Trang 10

Hợp đồng quyền chọn mua (Call options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, trong đó người mua call options (A) sẽ trả cho người bán call options (B) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn

(options premium) và A sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai B nhận được tiền từ A nên B có trách nhiệm phải bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi A muốn thực hiện quyền mua của mình

Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét với mức giá giao ngay của tài sản cơ sở ở ngày này, nếu thấy có lợi cho mình, tức giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện, A có thể thực hiện quyền của mình để được mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện, rồi ra thị trường bán lại với giá cao hơn để thu một khoản lợi nhuận Nếu thấy giá của tài sản cơ sở dưới giá thực hiện, A có thể không cần phải thực hiện quyền mua của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn bán (Put options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, theo đó người mua Put options (C) sẽ trả cho người bán Put options (D) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí Put options và C sẽ có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ phải bán lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã thỏa thuận trước (giá thực hiện) vào một ngày

hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai D nhận được tiền từ C, nên có nghĩa vụ phải mua lượng tài sản cơ sở đó

ở mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký

hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi C muốn thực hiện quyền được bán của mình

Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị

trường, nếu thấy có lợi cho mình, tức mức giá này nhỏ hơn giá thực hiện, C có thể thực hiện quyền của mình để được bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện sau khi đã mua được ở ngoài thị trường với giá thấp hơn để thu một khoảng lợi nhuận Nếu thấy giá giao ngay cao hơn giá thực hiện, C có thể không cần phải thực hiện quyền chọn bán của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn

Call option http://www.call-options.com/

Trang 11

Mua quyền chọn mua bán quyền chọn mua

http://www.theoptionsguide.com/stock-option.aspx

2 Quỹ đầu tư

Trang 12

Net Asset Value (NAV) - Giá trị tài sản ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ cũng như là căn cứ để NĐT xác định giá chấp nhận được của chứng chỉ quỹ giao dịch trên thị trường NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ.

Trang 13

3 Xác định lãi suất,khối lượng trúng thầu

http://www.lobs-ueh.net/LoBs/modules.php?name=News&file=article&sid=75

Xác định khối lượng và lãi suất trái phiếu trúng thầu

a) Hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất

- Trường hợp không có lãi suất trần: Khối lượng trái phiếu trúng thầu được xét chọn theo thứ tự từ mức lãi suất thấp nhất đến mức lãi suất đạt được khối lượng trái phiếu thông báo phát hành

(Trích Điều 5.4 Thông tư 21/2004/TT-BTC của Bộ tài chính Hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đượcChính phủ bảo lãnh

và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung ban hành ngày 24/03/2004)

Trang 14

Xác định khối lượng và lãi suất trái phiếu trúng thầu

1 Căn cứ xác định

Căn cứ xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu bao gồm:

a) Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các tổ chức tham gia đấu thầu

b) Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành và lãi suất trần (nếu có)

2 Nguyên tắc xác định

a) Hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất

- Trường hợp không có lãi suất trần: Khối lượng trái phiếu trúng thầu được xét chọn theo thứ tự từ mức lãi suất thấp nhất đến mức lãi suất đạt được khối lượng trái phiếu thông báo phát hành.

- Trường hợp có nhiều phiếu đặt thầu cùng mức lãi suất mà tại mức lãi suất đó khối lượng trái phiếu trúng thầu vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ đi khối lượng trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu của từng phiếu.

- Trường hợp có lãi suất trần: Khối lượng trái phiếu trúng thầu được xét chọn theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất trần Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất trần có khối lượng trái phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ khối lượng trái phiếu trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu tại mức lãi suất đó

Trong cả 2 trường hợp trên, lãi suất trúng thầu cao nhất là lãi suất phát hành áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu

Trang 15

b) Hình thức kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất

- Xác định khối lượng đầu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất:

+ Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng đặt thầu Khối lượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành trừ (-) khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất

+ Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng 30% và khối lượng trái phiếu đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng 70% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành

- Xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu:

+ Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu cạnh tranh lãi suất: Khối lượng và lãi suất trúng thầu của các thành viên đấu thầu cạnh tranh lãi suất được xác định như quy định tại tiết a của mục này

+ Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: Các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất được mua trái phiếu theo mức lãi suất phát hành đối với các đối tượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng trái phiếu phát hành cho các đối tượng này được phân chia tỷ lệ thuận với khối lượng trái phiếu đặt thầu của từng đối tượng

4 Hoàn trả trái phiếu

Trang 16

5 Quyền mua cổ phần

Trang 17

6 Khớp lệnh định kỳ

Giá tính theo phpháp khớp lệnh định kỳ có ATO, ATC được xác định như sau:

Máy tính sẽ cộng dồn tích lũy tổng số khối lượng đặt bán,mua theo thứ tự ưu tiên sau:

1 Ưu tiên lệnh ATO, ATC trước

2 Tiếp đó ưu tiên giá bán thấp hơn, giá mua cao hơn

Sau đó, máy tính sẽ chọn ra mức giá có |lượng mua- lượng bán| thấp nhất làm giá khớp và áp dụng cho mọi lệnh mua bán

Giá giao dịch được xác định theo nguyên tắc:

• Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất

Nếu có nhiều mức giá cùng thoả mãn khối lượng giao dịch lớn nhất thì chọn mức giá gần với giá tham chiếu

• Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn 2 nguyên tắc trên thì mức giá cao nhất sẽ được chọn

Trang 18

7 Khớp lệnh liên tục

* Ưu tiên về mức giá:

• Lệnh MUA có mức giá CAO hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước

• Lệnh BÁN có mức giá THẤP hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước

* Ưu tiên về thời gian:

Trường hợp các lệnh mua bán có cùng mức giá thì lệnh nào nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước

*Ưu tiên về khối lượng:

Nếu cả mức giá và thời gian đều như nhau thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước

Giá giao dịch được xác định theo nguyên tắc:

• Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất

Nếu có nhiều mức giá cùng thoả mãn khối lượng giao dịch lớn nhất thì chọn mức giá gần với giá tham chiếu

• Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn 2 nguyên tắc trên thì mức giá cao nhất sẽ được chọn

http://www.hastc.org.vn/Quydinh_CocheGD03.asp?

actType=1&menuup=201000&TypeGrp=1&menuid=201120&menulink=200000&menupage=Quydinh_CocheGD03.asp&stocktype=2

- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống Tức là, nếu thoả

mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.

- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước

- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng) Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới

Ngày đăng: 21/04/2014, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w