1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

98 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Đào Duy Hà Chuyên ngành : Kế hoạch phát triển Khoa : Kế hoạch và phát triển kinh tế xã hội Sau thời gian nghiên cứu lý luận, thực tiễn và được sự hướng dẫn của TS. Bùi Đức Tuân, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020” để làm luận văn cao học của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất cứ ai khác, mọi thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Khoa Kế hoạch và Phát triển, và Viện đào tạo sau đại học kinh tế quốc dân! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Học viên Đào Duy Hà MỤC LỤC 1.2.4 HÌNH THÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 25 IV 1.2.4 Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm 25 2.1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 35 KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM SỮA TH 73 1. ĐINH VĂN CẢI (2008), THỊ TRƯỜNG SỮA Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, HÀ NỘI 84 2. PHƯƠNG DIỆP (2010), THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM: PHÁT TRIỂN BẤT CHẤP KHỦNG HOẢNG, BẢN TIN ĐIỆN TỬ CỦA TẠP CHÍ KINH DOANH, HÀ NỘI 84 9. NGUYỄN ANH PHONG (2010), TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI VIỆT NAM NĂM 2010, TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP, HÀ NỘI 84 CÁC WEBSITE: 85 2. HÃNG CHUYÊN NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ NTD: HTTP://WWW.EUROMONITOR.COM 85 5. TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP LIÊN HỢP QUỐC: HTTP://WWW.FAO.ORG.VN 85 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FAO : Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) KHCN : Khoa học công nghệ NTD : Người tiêu dùng R&D : Research & Development - nghiên cứu và phát triển SXKD : Sản xuất kinh doanh TH : Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng và doanh số bán ra 6 tháng đầu của TH Error: Reference source not found Bảng 2.2: Quy mô nguồn nhân lực của công ty chuỗi thực phẩm TH Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng qua các tháng năm 2011.Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Thị phần các hãng sữa tại thị trường Việt Nam năm 2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: Mức tiêu thụ sữa bình quân hàng năm Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5: Thị phần một số sản phẩm thay thế của sữa tươi năm 2009 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.6: Cơ cấu trình độ nhân lực của TH Error: Reference source not found HÌNH VẼ 1.2.4 HÌNH THÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 25 II 1.2.4 Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm 25 2.1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SAU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 35 KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM SỮA TH 73 1. ĐINH VĂN CẢI (2008), THỊ TRƯỜNG SỮA Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, HÀ NỘI 84 2. PHƯƠNG DIỆP (2010), THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM: PHÁT TRIỂN BẤT CHẤP KHỦNG HOẢNG, BẢN TIN ĐIỆN TỬ CỦA TẠP CHÍ KINH DOANH, HÀ NỘI 84 9. NGUYỄN ANH PHONG (2010), TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI VIỆT NAM NĂM 2010, TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP, HÀ NỘI 84 CÁC WEBSITE: 85 2. HÃNG CHUYÊN NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ NTD: HTTP://WWW.EUROMONITOR.COM 85 5. TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP LIÊN HỢP QUỐC: HTTP://WWW.FAO.ORG.VN 85 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài của luận văn là “Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020” Đề tài sử dụng khung lý thuyết về chiến lược cạnh tranh và nhiều lý thuyết khác làm căn cứ để phân tích và xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa cho TH. Trong đó, tác giả sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong thu thập và xử lý thông tin. Nguồn dữ liệu sử dụng chủ yếu là thứ cấp, thu thập từ các báo cáo của các tổ chức có liên quan tới ngành sữa trong nước và quốc tế, từ tạp chí và nguồn thông tin trên internet,… Quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh sản phẩm, phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đặt ra đối với TH và đề xuất chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm cho TH trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được một số giải pháp quan trọng nhằm thực hiện được chiến lược đó. Luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược cạnh tranh có tác dụng trong việc làm cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa cho TH. Các vấn đề đó bao gồm: Khái niệm về chiến lược cạnh tranh sản phẩm, vai trò của chiến lược cạnh tranh sản phẩm đối với doanh nghiệp, các chiến lược cạnh tranh sản phẩm, và quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm. Trong đó, việc xác định rõ ràng quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sẽ là cơ sở để phân tích chương 2. Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa có 5 bước: Bước 1, xác định nhiệm vụ mục tiêu chiến lược. Bước 2, phân tích môi trường bên ngoài bao gồm phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường ngành. Phân tích môi trường vĩ mô bao gồm: Yếu tố Thể chế - Pháp luật, Yếu tố Kinh tế, Yếu tố Văn hóa - i Xã Hội, Yếu tố Công nghệ. Phân tích môi trường ngành kinh doanh bao gồm: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại, Sức ép cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn, Sức ép từ nhà cung ứng, Áp lực từ phía khách hàng, Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế. Bước 3, phân tích môi trường bên trong công ty bao gồm: Nguồn lực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, Nguồn lực marketing, Nguồn nhân lực, Nguồn lực tài chính. Sau khi phân tích các môi trường cạnh tranh, luận văn rút ra được các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của TH và tổng hợp thành ma trận SWOT, từ đố làm căn cứ để thực hiện bước 4. Bước 4, hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh. Bước 5, Phân tích và lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp. Để lựa chọn được một chiến lược thích hợp nhất, luận văn đã căn cứ vào sự phân tích ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của từng phương án, kết hợp với quan điểm lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo công ty, tác giả,… Ngoài ra, trong chương 1, luận văn còn làm rõ Những điểm cần chú ý khi xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa. Vì sản phẩm sữa có những đặc tính khác biệt so với các sản phẩm khác nên muốn xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa khoa học ta cần phải chú ý tới những đặc tính đó. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM SỮA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TH Trong chương 2, luận văn trình bày các nội dung sau: Giới thiệu công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH được thành lập năm 2010, kinh doanh trong ngành sữa. TH có hệ thống trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp, nhà máy chế biến sữa hiện đại nhất Đông Nam Á với công nghệ tiên tiến, hiện đại của Tetra Pak - Thụy Điển. Trong quá trình phát triển, TH có tốc độ phát triển rất nhanh nhờ tăng quy mô hệ thống phân phối ở các tỉnh thành trong cả nước. Tháng 1/2011, TH mới chỉ có 6 nhà phân phối, 1 đội bán hàng trực tiếp từ công ty, 1 kênh bán hàng MT (kênh siêu thị) và 8 cửa hàng TH mart trên địa bàn Hà Nội và Nghệ An thì đến tháng 6, nâng tổng số nhà phân phối lên tới 42, 24 cửa hàng TH mart trên 26 tỉnh thành cả ii nước. Doanh số của TH cũng gia tăng nhanh chóng. Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa cho TH Phân tích môi trường bên ngoài công ty TH: + Phân tích môi trường vĩ mô luận văn thấy rằng Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, Chính phủ có chủ trương khuyến khích phát triển ngành sữa nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định và tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, thu nhập giữa người thành thị và người nông thôn có sự chênh lệch khá lớn, đại bộ phận là người nghèo, lạm phát trong mấy năm gần đây lại cao nên số người tiêu dùng sữa vẫn chủ yếu ở khu vực thành thị. Mặt khác, tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân của Việt Nam là 85,8 triệu người, dân số thành thị đang tăng nhanh, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao nhưng có yêu cầu khắt khe hơn đối với sản phẩm sữa về cả chất lượng, mẫu mã, hình thức của sản phẩm sữa và uy tín của công ty. Khoa học công nghệ phát triển phần nào đã hỗ trợ được các doanh nghiệp ngành sữa giải quyết được vấn đề trên. + Phân tích môi trường ngành kinh doanh tác giả thấy có các vấn đề chính sau: Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sữa lớn. Trong đó, Vinamilk là đối thủ lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần khoảng 35%, sau đó là Dutch Lady chiến 24%, ngoài ra là Mộc Châu, Ba Vì và các hãng sữa ngoại. Các đối thủ này đều có sản phẩm đa dạng, hệ thống phân phối rộng, uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng. Ngành sữa có yêu cầu quy mô sản xuất lớn, nguồn vốn đầu tư cao, sự trung thành của khách hàng cao, sự tiếp cận đến các kênh phân phối tương đối khó nên sức ép từ đối thủ tiềm ẩn trong nước là thấp. Nhưng do quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng nên áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn nước ngoài là cao. Nguồn sữa tươi trong nước hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu trong nước. Các nhà máy sữa phải trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu sữa bột nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ…Hơn nữa, vì chăn nuôi nhỏ lẻ nên hạn chế việc đầu tư thiết bị chăn nuôi nên bò dễ nhiễm bệnh, chất lượng và hiệu quả iii sữa không cao. Sự trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm sữa là khá cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Còn đối với hệ thống đại lý, do lợi nhuận bán sữa TH không cao bằng các sản phẩm cùng loại, tỷ trọng doanh số còn khá nhỏ trong danh mục bán hàng của các đại lý nên TH dễ bị khách hàng từ chối khi mời bán hàng cho mình. Sản phẩm thay thế sữa tươi lại đa dạng và phong phú, có nhiều ưu điểm nên có sức ép cạnh tranh lớn. Phân tích môi trường bên trong công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH có những thế mạnh và hạn chế như sau: Hiện tại TH có 5 trang trại nuôi bò với quy mô 2.400 con/trại, trên tổng diện tích 37.000 hecta đất. Theo kế hoạch đến năm 2012, đàn bò sẽ là 45.000 con, năm 2017 là 137.000 con bò sữa cung cấp khoảng 500 triệu lít/năm, đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị trường trong nước. Nhà máy chế biến sữa của TH có công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại của Tetra Pak - Thụy Điển với hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín, có thể nói năng lực sản xuất của TH là rất lớn. Nhưng do mới thành lập nên bộ phận nghiên cứu và phát triển của TH còn non trẻ, chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn của công ty. Bằng chứng là cho đến nay, trên thị trường cũng có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau được chế biến từ sữa tươi nguyên chất nhưng sản phẩm TH mới đưa ra được 4 hương vị là sữa tươi có đường, ít đường, không đường và dâu. Thị trường phân phối của TH còn hạn chế, nhưng lại đầu tư rất lớn vào hoạt động quảng cáo lại khá tốt tạo ra hiệu ứng tốt trong lòng người tiêu dùng. Các kênh quảng cáo của TH là truyền hình, internet, báo, tạp chí và các hoạt động quảng cáo ngoài trời. Nguồn nhân lực của TH tăng nhanh qua các tháng kể từ khi triển khai dự án và tính đến thời điểm tháng 6/2011 đạt mức gần 600 người. Tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 26%, cao đẳng và trung cấp chiếm 52%, còn lại 22% là lao động phổ thông. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên bán hàng hầu hết đều iv nằm trong độ tuổi từ 21 – 35, kinh nghiệm còn hạn chế, kỹ năng bán hàng chưa cao, sự phối hợp giữa các bộ phận còn nhiều bất cập. TH được đầu tư bởi nguồn vốn từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Dự án chăn nuôi và chế biến sữa có tổng nguồn vốn lên tới 1 tỷ 200 triệu đô la. Ngoài ra, TH còn có thêm khoảng 5.680 tỷ vốn điều lệ do các thành viên hội đồng quản trị đóng góp. Như vậy, nguồn vốn đầu tư của TH chủ yếu lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn lớn và an toàn, đảm bảo cho TH có thể thực hiện tốt dự án của mình. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa TH: Sau khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, luận văn đã rút ra được các cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó tổng hợp thành ma trận SWOT và hình thành lên 4 phương án chiến lược khả quan nhất. Đó là: Chiến lược hạ thấp chi phí, Chiến lược tập trung chuyên môn hóa sản phẩm, Chiến lược tập trung chuyên môn hóa có lựa chọn, Chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM SỮA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHUỖI THỰC PHẨM TH Trong chương 3, luận văn nêu ra các quan điểm lựa chọn chiến lược, phân tích và đề xuất phương án chiến lược thích hợp cho TH trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các giải pháp thực thi chiến lược và điều kiện để thực thi. Nội dung đó được thể hiện như sau: Phân tích phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa TH. Có 4 chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa cho TH. Tuy nhiên, sau khi phân tích ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của từng phương án, luận văn thấy rằng phương án chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm là thích hợp nhất cho TH vì chiến lược này vừa có thể tận dụng triệt để ưu thế của TH, vừa có thể hạn chế được các thách thức lớn mà TH đang gặp phải, lại hợp lý hoá điểm yếu của TH là giá sản phẩm cao. Kết hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của TH, quan điểm lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo công ty, quan điểm của tác giả, luận văn đề xuất chiến lược cạnh tranh v [...]... về chiến lược cạnh tranh sản phẩm Chương 2: Cơ sở thực tiễn lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa tại công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH Chương 3: Đề xuất chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa của công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.1 Chiến lược cạnh tranh sản phẩm và vai trò của chiến lược cạnh tranh sản phẩm 1.1.1 Khái niệm về chiến lược. .. đầy đủ các yếu của môi trường ngành, chiến lược cạnh tranh sản phẩm giúp doanh nghiệp nhận diện được các đối thủ và các sản phẩm cạnh tranh, từ đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh 5 tranh của doanh nghiệp trên thị trường 1.1.3 Các chiến lược cạnh tranh sản phẩm 1.1.3.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí Chiến lược hạ thấp chi chính là chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm Chi phí ở đây bao... cạnh tranh Bước 4, hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm Dựa trên các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, có thể hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm khác nhau Bước 5, Phân tích và lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm phù hợp Từ các phương án chiến lược được hình thành, cần phân tích ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của mỗi phương án chiến lược. .. 5 bước như sau: 9 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược cạnh tranh sản phẩm Phân tích môi trường bên ngoài Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh sản phẩm Phân tích môi trường bên trong Phân tích và lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm phù hợp Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh (Nguồn: “Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”, chủ biên: PGS.TS... của chiến lược này là phân tán rủi ro Nhưng đồng thời cũng làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp rất lớn 1.2 Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm Tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược cạnh tranh sản phẩm có thể có sự khác biệt về các bước thực hiện Luận văn xin đưa ra quy trình 5 bước như sau: 9 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược cạnh. .. thức cạnh tranh mới hiệu quả hơn, phương thức quản lý mới chặt chẽ hơn Một trong các phương thức đó là phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh sản phẩm phù hợp, mang tính dài hạn, giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng các cơ hội, giảm thiểu rủi ro và vượt lên dẫn đầu thị trường về sản phẩm Cụ thể vai trò của chiến lược cạnh tranh sản phẩm đối với doanh nghiệp là: Thứ nhất, chiến lược cạnh tranh. .. chiến lược cạnh tranh sản phẩm đúng đắn và phù hợp với giai đoạn hiện nay, phù hợp với năng lực hiện tại của công ty Chính vì vậy tôi lựa 2 chọn đề tài Xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm sữa cho công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH đến năm 2020” nhằm giúp đưa TH thoát khỏi tình trạng trên Quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sẽ làm rõ những vấn đề sau đây: Để xây dựng được một bản chiến lược cạnh. .. điểm, nhược điểm và tính khả thi của mỗi phương án chiến lược Từ đó đối chiếu lại với mục tiêu, nhiệm 10 vụ chiến lược để có thể lựa chọn được phương án chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất 1.2.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược cạnh tranh sản phẩm Nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược cạnh tranh sản phẩm là bản tuyên bố của doanh nghiệp về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh và định hướng kinh... cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành và yếu tố mạnh nhất sẽ đóng vai trò thống trị và trở nên quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược 15 a) Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại Cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại cũng giống như là ganh đua vị trí, sử dụng những chiến thuật như cạnh tranh về giá, chiến tranh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường dịch vụ sau bán hàng Cạnh tranh. .. nhiều biện pháp cạnh tranh sản phẩm như cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thị trường,…) Chiến lược cạnh tranh sản phẩm có điểm khác với các chiến lược cạnh tranh khác ở chỗ nó tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm của công ty nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và dần chiếm lĩnh thị phần so với các sản phẩm cùng

Ngày đăng: 21/04/2014, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh (Trang 22)
Hình 1.2: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 1.2 Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành (Trang 27)
Bảng 1.1: Ma trận SWOT và các phương án chiến lược Điểm mạnh (S) - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Bảng 1.1 Ma trận SWOT và các phương án chiến lược Điểm mạnh (S) (Trang 39)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của TH - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của TH (Trang 43)
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống kinh doanh của TH - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống kinh doanh của TH (Trang 44)
Hình 2.3: Qui trình sản xuất sữa của TH - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.3 Qui trình sản xuất sữa của TH (Trang 46)
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của TH - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của TH (Trang 47)
Hình 2.5: Sơ đồ đường đi của sữa trong hệ thống UHT - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.5 Sơ đồ đường đi của sữa trong hệ thống UHT (Trang 66)
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ chiết rót của Tetra Pak. - XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ chiết rót của Tetra Pak (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w