pháp chuẩn độ acid mạnh – baz mạnh trong các dung dịch khan (dung dịch phân tích không chứa nƣớc)
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC HOÁ PHÂN TÍCH
PHUƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID MẠNH – BAZ MẠNH TRONG CÁC DUNG DỊCH KHAN (DUNG DỊCH PHÂN TÍCH
KHÔNG CHỨA NƯỚC) GVBM: Trương Bách Chiến
SVTH: Lê Thị Kim Thọ - MSSV: 3005110444
Lưu Thị Phương Trang - MSSV: 3005110632 Niên khoá: 2011 – 2014
Lớp: 11CDTP2
Tp Hồ Chí Minh, 4/2012
Trang 2MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa công nghệ thực phẩm của trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM đã truyền đạt kiến thức cho chúng em Và đặc biệt chân thành cảm ơn thầy Trương Bách Chiến đã tận tình truyền đạt những kiến thức và hướng dẫn chúng em làm bài tiểu luận này
Do kiến thức còn hạn chế và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác về vấn
đề tìm thông tin về bài tài tiểu luận nên chúng em không thể trách khỏi những thiếu xót và sai lầm Nhưng chúng em sẽ cố gắng hết khả năng của mình để hoàn thành
đề tài được giao một cách tốt nhất có thể Vì vậy mong thầy góp thêm ý kiến để những bài tiểu luận sau của chúng em được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện 1.Lê Thị Kim Thọ 2.Lưu Thị Phương Trang
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH
1.1 Khái niệm
1.1.1 Phương pháp chuẩn độ
Phương pháp chuẩn độ thể tích (phân tích thể tích) là phương pháp định lượng hoá học dựa vào việc đo thể tích của dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ C(gọi là dung dịch chuẩn) cần dùng để phản ứng hết với chất cần xác định X (gọi
là chất định phân) có trong dung dịch cần phân tích Từ đó tính ra hàm lượng chất cần xác định có trong dung dịch phân tích
1.1.2Một số khái niệm thường dùng trong phân tích thể tích
- Chất chuẩn (C): Là chất biết trước chính xác nồng độ và phản ứng chọn lọc
với một chất xác định hoặc một nhóm chất xác định trong một điều kiện
- Chất xác định (X): Là một chất hoặc một nhóm chất cần xác định nồng độ hay
hàm lượng có trong mẫu phân tích
- Mẫu xác định: Hay còn gọi là mẫu phân tích là đối tượng có chứa chất xác
định cần phân tích Một mẫu xác định có thể có một hoặc nhiều chất xác định khác nhau tuỳ theo yêu cầu phân tích
- Dung dịch xác định: Là dung dịch được tạo ra từ mẫu xác định
- Chuẩn độ: Sự thêm từ từ dung dịch chất chuẩn (từ trên burette) vào thể tích đã
biết trước dung dịch chất xác định (được lấy bằng pipet chứa trong bình nón) hoặc ngược lại cho đến khi chúng tác dụng vừa đủ với nhau Là một quá trình đưa có kiểm soát chất chuẩn vào dung dịch chứa chất xác định để thực hiện phản ứng chuẩn độ
Trang 5- Điểm tương đương là thời điểm mà chất chuẩn tác dụng vừa đủ với chất xác
định và cũng là thời điểm mà số đương lương gam của chất xác định bằng số
đương lượng gam của chất chuẩn
- Chất chỉ thị: Là những chất được thêm vào để tạo ra tín hiệu phân tích (màu
sắc, kết tủa…) ở điểm tương đương hoặc gần điểm tương đương mà ta có thể quan sát được
- Điểm cuối chuẩn độ: Là thời điểm kết thúc chuẩn độ khi có tín hiệu của chất
chỉ thị
- Phản ứng chuẩn độ: Là phản ứng xảy ra giữa chất chuẩn và chất xác định khi
thực hiện thao tác chuẩn độ Phản ứng chuẩn độ phải thoả các yêu cầu sau:
+ Phản ứng phải xảy ra hoàn toàn và theo một phương trình phản ứng nhất định
+ Phản ứng phải xảy ra nhanh, gần như tức thời
+ Phản ứng phải chọn lọc
+ Phải có chất chỉ thị thích hợp để nhận biết điểm tương đương
- Phản ứng chỉ thị: Là phản ứng cho tín hiệu để nhận biết điểm tương đương,
còn gọi là phản ứng điểm cuối
1.2 Nguyên tắc
Để xác định nồng độ hoặc hàm lượng của một chất trong dung dịch người ta tiến hành như sau: Lấy chính xác thể tích của 1 dung dịch chưa biết nồng độ (dung dịch X - dung dịch định phân) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch của 1 chất khác
đã biết nồng độ (dung dịch C - dung dịch chuẩn) Căn cứ vào thể tích tiêu tốn và nồng độ của dung dịch R mà người ta tính ra dung dịch X
1.3 Các phương pháp chuẩn độ
- Phương pháp chuẩn độ acid – baz
- Phương pháp chuẩn độ tạo phức
- Phương pháp chuẩn độ kết tủa
Trang 6- Phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử
1.4 Các kỹ thuật chuẩn độ thông dụng
1.4.1 Kỹ thuật chuẩn độ trực tiếp
Là kỹ thuật chuẩn độ trong đó chất xác định X phản ứng trực tiếp với chất chuẩn R Đo thể tích R tiêu tốn khi tác dụng vừa đủ với X từ đó tính được hàm lượng, nồng độ X
1.4.2 Kỹ thuật chuẩn độ ngược (thừa trừ)
Cho một thể tích chính xác (có dư) dung dịch chuẩn C1 tác dụng với một thể tích chính xác dung dịch xác định X Lượng thuốc thử dư được chuẩn độ bằng chất chuẩn C2
1.4.3 Kỹ thuật chuẩn độ thế (gián tiếp)
Thêm vào dung dịch xác định một lương dư thử thứ A, thuốc thử này tác dụng với chất xác định X và giải phóng ra một lượng C1 tương đương với X, chuẩn độ
C1 bằng dung dịch chuẩn C
1.5 Các bước thực hiện quá trình chuẩn độ
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Gồm pipet, buret, bình nón, cốc…sạch
- Bước 2: Chuẩn bị hoá chát và mẫu xác định
- Bước 3: Chuẩn bị buret bao gồm kiểm tra khoá buret, rửa, tráng và nạp dung
dịch lên buret Làm đầy buret cả phần dưới khoá buret và chỉnh về vạch 0
- Bước 4: Chuẩn bị bình phản ứng, thêm nước cất nếu thể tích trong bình ít hơn
5ml, lắc đều
- Bước 5: Tiến hành chuẩn độ lần lượt từng bình, ghi kết quả tương ứng từng
bình
- Bước 6: Tính toán kết quả
Trang 7Chương 2
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID MẠNH VÀ BAZ MẠNH TRONG CÁC DUNG DỊCH KHAN (DUNG DỊCH PHÂN TÍCH KHÔNG CHỨA NƯỚC)
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ACID – BAZ
2.1 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID - BAZ
2.1.1 Nguyên tắc chung
Một thể tích chính xác chất xác định là các acid hoặc baz được chuẩn độ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng dung dịch chuẩn là baz hay acid với chỉ thị màu acid baz Điểm cuối chuẩn độ được xác định khi có sự chuyển màu chỉ thị Dựa vào thể tích điểm cuối và định luật đương lượng để tính kết quả
2.1.2 Chất chỉ thị
2.1.2.1 Định nghĩa
Chất chỉ thị acid baz (kí hiệu HIn) là những acid hoặc baz hưu cơ yếu, các chất này ở dạng acid và bazz liên hợp có màu khác nhau
Các chất chỉ thị này biến đổi màu dưới tác dụng của acid và baz.Sự biến đổi tuỳ thuộc vào mức độ biến đổi pH của dung dịch
Trang 8http://kenhsinhvien.net/@forum/topic/23302-phuong-phap-phan-tich-the-tich/