Đánh giá chung về mức độ tham gia trong thực tế và nhận thức của sinh viên về

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai) (Trang 25 - 27)

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

3.2.5.Đánh giá chung về mức độ tham gia trong thực tế và nhận thức của sinh viên về

thân trong ho t động QTĐH t i trường CĐSP Gia Lai

Hình 3.13. Biểu đồ so sánh các giá trị trung bình mức độ tham gia trong thực tế với giá trị trung bình mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của sinh viên trong hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai

20

* Ý nghĩa của từng giá trị trung b nh đối với thang đo khoảng (Interval Scale): Có giá trị khoảng

cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0,8. Ta có bảng sau:

Mức độ Giá trị trung b nh Ý nghĩa

1 1,00 - 1.80 Không bao giờ/ Hoàn toàn không quan trọng

2 1,81 - 2.60 Hiếm khi/ Không quan trọng

3 2,61 - 3.40 Thỉnh thoảng/ Ít quan trọng

4 3,41 - 4.20 Thường xuyên/ Quan trọng

5 4,21 - 5.00 Rất thường xuyên/ Rất quan trọng

Về Mức độ tham gia:

Qua kết quả ở Hình 3.13 cho ta thấy, hầu như sinh viên không bao giờ được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị trong nhà trường CĐSP Gia Lai hiện nay. Ví dụ, trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức

(mean =1,72), quản trị nguồn nhân lực (mean =1,75), quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (mean =1,44). Qua kết quả khảo sát cho thấy, mức độ tham gia của sinh viên vào các hoạt động quản trị hoạt động

nghiên cứu khoa học và công nghệ là thấp nhất (mean=1,44), mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị hoạt động đào tạo có cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức độ không thường xuyên và hiếm khi sinh viên mới được tham gia (mean =1,94). Đánh giá chung, ngoại trừ trường hợp thỉnh thoảng sinh viên có tham gia vào quản trị hoạt động đào tạo, nhìn chung sinh viên hiếm khi hoặc không bao giờ được tham gia vào các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai (mean=1,71)

Về Mức độ nhận thức:

Qua kết quả ở Hình 3.15 cho ta thấy, trong công tác QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai, đa số sinh viên đều cho rằng họ cần có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động quản trị. Ví dụ, trong các hoạt động quản trị hệ thống tổ chức (mean =4,02), quản trị nguồn nhân lực (mean =3,81), quản trị hoạt động đào tạo (mean =4,14), quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (mean =3,58). Qua kết quả nghiên cứu, có thể đánh giá đa số sinh viên đều nhận thức về vai trò của bản thân họ trong các hoạt động trong các hoạt động quản trị trong trường CĐSP Gia Lai là quan trọng (mean =3,89).

Kết luận chung:

Trong thực tiễn hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay đã và đang tồn tại vấn đề sinh viên tham gia trong công tác quản trị nhà trường. Mặc dù vậy, hiếm khi sinh viên được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị tại trường, có một số các hoạt động quản trị gần như sinh viên không bao giờ được tham gia. Qua phân tích, đánh giá có thể kết luận rằng mức độ tham gia của sinh viên trong công tác QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai là không đáng kể (mean=1,71), vì vậy mà vai trò, vị trí của sinh viên là còn rất mờ nhạt.

Qua kết quả phân tích, đánh giá còn cho thấy đa số sinh viên đều cho rằng vai trò của bản thân họ trong

các hoạt động trong các hoạt động quản trị trong trường CĐSP Gia Lai là quan trọng (mean =3,89).

Như vậy, kết quả khảo sát được là hoàn toàn hợp lý, vì với thực tế cơ chế quản lý trong nhà trường CĐSP Gia Lai như hiện nay, thì hầu như sinh viên rất ít cơ hội để tham gia vào các hoạt động tổ chức, quản lý và giám

21

sát các hoạt động trong phạm vi nhà trường. Kết quả nghiên cứu được đã phản ánh đúng với thực tế đang diễn ra là sinh viên không được tham gia trong hầu hết các hoạt động quản trị trong nhà trường CĐSP Gia Lai.

Tuy nhiên, xuất phát từ việc sinh viên không có tiếng nói trong việc bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình, cũng như đề xuất các nguyện vọng của họ lên nhà trường về các vấn đề liên quan như: vấn đề về các điều kiện học tập, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên, vấn đề giản dạy của giảng viên, vấn đề về việc làm sau khi tốt nghiệp, v.v… Do vậy, kết quả khảo sát đã phản ánh đúng với nguyện vọng của sinh viên, phù hợp với nhận thức của CBLĐ-QL về việc sinh viên cần thiết phải có vai trò quan trọng trong các hoạt động quản trị trong nhà trường nhằm góp phần vào việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học.

Một phần của tài liệu Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai) (Trang 25 - 27)