1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

29 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước) : Luận văn ThS. Giáo dục học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

-    -

NGUYỄN VĂN NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

-    -

NGUYỄN VĂN NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

Ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hương

Hà Nội – Năm 2013

Trang 3

- iii -

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC PHỤ LỤC x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Ý nghĩa của nghiên cứu 3

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4

4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 4

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

6.1 Khách thể nghiên cứu: 4

6.2 Đối tượng nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu 5

7.1 Phương pháp khảo cứu tài liệu 5

7 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

7 3 Công cụ sử dụng trong nghiên cứu 6

8 Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước 8

Trang 4

- iv -

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan ở ngoài nước 10

1.2 Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục 13

1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học 15

1.3.1 Khái niệm và cấu trúc của hoạt động dạy học 15

1.3.2 Hoạt động dạy và hoạt động học 20

1.4 Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên 22

1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài 24

1.6 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 26

1.6.1 Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 26

1.6.2 Mức độ ứng dụng CNTT 27

1.6.3 Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu 27

Kết luận Chương 1 29

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu 31

2.2 Mẫu nghiên cứu 32

2.2 Quy trình nghiên cứu 34

2.3 Xây dựng công cụ đo lường 36

2.3.1 Xác định các chỉ báo 36

2.3.2 Xây dựng bảng hỏi 42

2 4 Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường 44

Kết luận chương 2 48

Chương 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 49

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 49

3.2 Đánh giá thang đo 50

3.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 50 3.2.1.1 Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học” 50

Trang 5

- v -

3.2.1.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH 51

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 53

3.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 60

3.2.3 Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu 64

3.3 Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước 65

3.3.1 Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước 65

3.3.2 Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản 72

3.3.3 Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp 73

3.3.4 Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH 73

3.3.5 Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân 74

3.3.6 Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng 75

3.3.7 Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường 75

3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước” 77

Kết luận chương 3 84

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

2 Khuyến nghị: 87

3 Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo 89

Tài liệu tham khảo 90

Phụ lục 93

Trang 6

nó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là cần thiết và là

xu thế tất yếu của giáo dục

Hiện tại tỉnh Bình Phước có 22 trường THPT, 1904 giáo viên trong đó có 614 giáo viên dạy các môn tự nhiên Những năm học gần đây ngành giáo dục Bình Phước cũng đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Gần đây nhất,

“Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Phước…” xác định đến năm

2020 “e-learning được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh” Tuy

nhiên việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên ở mức độ nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ấy và làm thế nào để nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên THPT đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT đồng thời xác định mối tương quan giữa các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT Từ đó đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

3 Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học trong xây dựng chính sách nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH Đồng thời có

Trang 7

- 2-

thể dùng bộ công cụ để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT

4.2 Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu

Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh thuộc các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước

5 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở mức độ nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT?

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.1 Khách thể nghiên cứu:

- Khách thể: Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, thuộc các trường THPT trên địa bàn tình Bình Phước

6.2 Đối tượng nghiên cứu

- Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT

- Tác động của các yếu tố được chọn đến mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT

Trang 8

- 3-

7 Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được tiến hành trong khảo cứu tài liệu và nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu định lượng được tiến hành với bảng hỏi trong nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức

8 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 3 phần Phần Mở đầu: nêu tóm tắt nội dung cơ bản của luận văn; Chương 1: cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu vấn đề; Chương 2: phương pháp nghiên cứu; Chương 3 trình bày kết quả khảo sát và phân tích số liệu; Kết luận và khuyến nghị

Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong phần này tác giả tiến hành khảo cứu và tóm tắt một số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu Đồng thời qua đó khẳng định tính đúng đắn của hướng nghiên cứu và thừa

kế những kết quả phù hợp cho đề tài luận văn

1.2 Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục

Qua phân tích chính sách từ các văn bản của trung ương, chính phủ, tỉnh Bình Phước và của ngành giáo dục các cấp về ứng dụng CNTT trong giáo dục và hạ tầng CNTT ngành giáo dục tỉnh Bình Phước cho thấy các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đánh giá việc ứng dụng CNTT trong

Trang 9

- 4-

hoạt động dạy học có vai trò mang tính chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục Ứng dụng CNTT trong HĐDH là xu thế tất yếu, là kỹ năng cần thiết của giáo viên trong thời đại thông tin hiện nay

1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học

Trong phần này tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về hoạt động dạy học theo quan điểm của giáo dục học Trong giới hạn của

đề tài, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động dạy học với nghĩa là dạy học trong nhà trường - một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống) Như vậy, nghiên cứu này tiếp cận khái niệm “hoạt động dạy

học” là việc chuẩn bị phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp

dạy học, xác định mục tiêu dạy học và nội dung dạy học, đến việc thực hiện hoạt động dạy của người giáo viên Hoạt động dạy học được xem xét cả trước, trong và sau khi lên lớp Trước khi lên lớp là công tác chuẩn bị như tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án, làm mô hình dạy học ; trong khi lên lớp là hoạt động dạy học trên lớp; và sau khi lên lớp là các hoạt động hỗ trợ học tập như việc tư vấn, giải đáp thắc mắc, tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho học sinh

1.4 Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên

Khung Chuẩn năng lực ICT cho giáo viên của UNESCO (UNESCO ICT Competency Framework for Teachers) chỉ ra những yêu cầu cần thiết về năng lực CNTT của giáo viên để giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức học được từ chương trình mà còn có thể biết cách kiến tạo ra những kiến thức mới ICT-CFT được sắp xếp theo ba cấp độ khác nhau trong giảng dạy tương ứng với ba giai đoạn kế tiếp của sự phát triển của giáo viên Với mỗi cấp độ, ICT-CFT được phân chia thành sáu khía cạnh

Trang 10

- 5-

Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng Khung ICT-CFT như một căn cứ khoa học nhằm xác định các chỉ báo về năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên đồng thời cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài

1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, dựa vào Khung chuẩn năng lực ICT-CFT, và tham khảo các ý kiến chuyên gia, trong phạm vi của đề tài này, tác giả xác định như sau:

Hình 1 Mô hình khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

1.6 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.6.1 Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để khai thác, sản xuất và trao đổi thông tin số, phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học của giáo viên

Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên

Điều kiện tiếp cận CNTT

Kỹ năng SD máy tính

Trang 11

- 6-

1.6.2 Mức độ ứng dụng CNTT

Mức độ được xác định theo 5 mức theo chiều hướng tăng dần

về tần số ứnng dụng CNTT trong HĐDH là: (1) chưa bao giờ, (2) 1 đến 2 lần/học kỳ, (3) hằng tháng, (4) hằng tuần, và (5) hằng ngày

1.6.3 Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT gồm: (1) điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, (2) kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, (3) đặc điểm cá nhân của giáo viên, và (4) sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

1.6.3.1 Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin

Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin được hiểu là cơ hội để tiếp cận, sử dụng các thiết bị CNTT (“tiếp cận” không mang nghĩa về mặt năng lực, kỹ năng) Điều kiện tiếp cận được đánh giá theo 5 mức: (1)chưa có, (2)rất khó tiếp cận, (3)khó tiếp cận, (4)dễ tiếp cận, (5)rất dễ tiếp cận

1.6.3.2 Kỹ năng sử dụng máy tính

Kỹ năng sử dụng máy tính được hiểu là khả năng sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong xử lý công việc liên quan đến HĐDH Kỹ năng cũng được chia thành 5 mức độ để đánh giá đó là (1) chưa biết, (2) biết ít, (3) chưa thành thạo, (4) thành thạo, và (5) rất thành thạo

1.6.3.3 Đặc điểm cá nhân của giáo viên

Đặc điểm cá nhân trong nghiên cứu bao gồm thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, các đặc điểm dân số học, đặc điểm về chuyên môn và thâm niên công tác

Nghiên cứu này tiếp cận thái độ với nghĩa là “quan điểm, cách

nhìn nhận, ứng xử của cá nhân đối với việc ứng dụng CNTT trong

Trang 12

- 7-

hoạt động giảng dạy” Thái độ cũng được đánh giá theo 5 mức: (1)

rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) phân vân, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý

1.6.3.4 Sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp

“sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” được hiểu là sự hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học bao gồm sự hỗ trợ của ban giám hiệu và sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp Đánh giá yếu tố này theo thang đo 5 mức: (1) Chưa có, (2) hiếm khi, (3) chưa thường xuyên, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

Bình Phước được tái lập theo quyết định của Quốc hội khóa

IX, kỳ họp thứ 10 (6-11-1996) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 8 năm 2009, hiện nay tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và 07 huyện

Về giáo dục, năm học 2011 - 2012 toàn tỉnh có 429 trường học

và 6.558 lớp Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học

và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7% Năm học 2012 đến

2013 toàn tỉnh có 447 trường và 7.823 lớp, 217.476 học sinh Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304 cán bộ

Trang 13

- 8-

2.2 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và phân tầng không theo tỷ lệ Với tổng thể là 614 giáo viên, sai số mẫu là 5% và độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu là 237 giáo viên Cộng thêm khoảng 10% dự phòng ta có cỡ mẫu điều tra là khoảng 260 giáo viên

2.3 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mô hình lý thuyết Các chỉ báo thang đo

Bảng hỏi thô

Nghiên cứu sơ bộ:

Phát bảng hỏi thăm dò, phỏng vấn

Điều chỉnh Bảng hỏi thử nghiệm

Điều tra thử nghiệm

Bảng hỏi chính thức

Nghiên cứu chính thức Kiểm định thang đó

Cronbach’s Alpha & EFA

Phù hợp

Chưa phù hợp

Điều chỉnh mô hình

Kiểm định mô hình Phân tích hồ quy Kết luận

Hình 2 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trang 14

- 9-

Nghiên cứu được tiến hành theo bốn bước: (1) khảo cứu tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu vấn đề, (2) nghiên cứu sơ bộ bằng định tính, (3) nghiên cứu thử nghiệm bằng định lượng và (4) nghiên cứu chính thức bằng định lượng (Hình 2.1)

2.4 Xây dựng công cụ đo lường

2.4.1 Xác định các chỉ báo

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập theo các yếu tố được xác định như khung lý thuyết (Hình 1) Qua nghiên cứu tổng quan và cơ

sở lý luận được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xác định được

72 chỉ báo (Phụ lục 1).Bằng khảo sát thăm dò và phỏng vấn sâu 15 giáo viên và xin ý kiến chuyên gia, 30 chỉ báo đã được loại bỏ, giữ lại

42 chỉ báo để xây dựng công cụ đo lường (Phụ lục 2)

2.4.2 Xây dựng bảng hỏi

Trên cơ sở các chỉ báo và phân tích, thiết kế thang đo, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên (Phụ lục 2)

2 5 Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường

2.5.1 Khảo sát thử nghiệm

Sử dụng bảng hỏi tiến hành khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 60 giáo viên thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và không thuộc thị

xã theo tỷ lệ 1:1)

2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi

Tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin vậy Cronbach’s alpha (Bảng 2.5) Thấp nhất là α = 0.840, cao nhất là α = 0.890; chỉ số Cranbach’s Alpha của tất cả 36 item = 0.941, đây là chỉ

số cao cho thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy cao

Ngày đăng: 20/04/2014, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Hình 1. Mô hình khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu (Trang 10)
Bảng hỏi thô - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng h ỏi thô (Trang 13)
Bảng 2.5. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng 2.5. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết (Trang 15)
Bảng 3.7. Kết quả EFA các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng  CNTT trong HĐDH - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng 3.7. Kết quả EFA các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (Trang 17)
Bảng 3.15. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng 3.15. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết (Trang 19)
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức (Trang 19)
Bảng 3.23. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp Dunnett t- t-tests - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng 3.23. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp Dunnett t- t-tests (Trang 21)
Hình 3.11. Biểu đồ trung bình mức độ các yếu tố trong nghiên  cứu - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Hình 3.11. Biểu đồ trung bình mức độ các yếu tố trong nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 3. 32. Kết quả hồi quy từng phần - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Bảng 3. 32. Kết quả hồi quy từng phần (Trang 24)
Hình 3.14. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Hình 3.14. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố (Trang 25)
Hình 3. 13. Mô hình hồi quy tuyến tính - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)
Hình 3. 13. Mô hình hồi quy tuyến tính (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w