1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH

72 14,8K 135

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 515 KB

Nội dung

Hành chính công là hoạt động thựcthi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyềnlực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của co

Trang 1

MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH

Phần A Một số vấn đề chung về hành chính nhà nước: thể chế hành chính; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; tính tất yếu của cải cách hành chính.

Vấn đề 1: Khái niệm hành chính nhà nước (hay còn gọi là quản lý HCNN, hoặc gọi là hành chính công) và đặc điểm của hành chính nhà nước:

Ở Việt Nam hiện nay, hành chính công (hành chính quốc gia, hành chính nhànước hay quản lý HCNN có cách hiểu giống nhau Hành chính công là hoạt động thựcthi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyềnlực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các

cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thựchiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển các mốiquan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người

Theo quan niệm trên ta thấy, hành chính công bao gồm những nội dung sau:

- Hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là hành pháphành động, là hoạt động tổ chức đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống Quyềnhành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính

+ Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để chi tiếthoá các văn bản luật và thực thi luật Đó là quyền ban hành các văn bản: Nghị định(Chính phủ ), quyết định (Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND), …

+ Quyền hành chính là quyền tiến hành tổ chức triển khai, điều hành, quản lý,đưa các chính sách pháp luật vào cuộc sống thông qua đội ngũ cán bộ công chức, tổchức bộ máy, nguồn lực tài chính công

- Hành chính Nhà nước là sự tác động có tổ chức mang tính hệ thống (thôngqua hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước) để đạt được mục tiêu quản lý bằngviệc tuân thủ những nguyên tắc, quy trình thủ tục, phạm vi, chức năng, thẩm quyềntheo quy định của pháp luật

- Hành chính Nhà nước hoạt động trên cơ sở sử dụng quyền lực công, quyền lựcNhà nước Quyền lực này được nhân dân trao cho và luật hoá trong các văn bản quyphạm pháp luật Quyền lực công mang tính đơn phương và tổ chức cao Các cơ quanhành chính Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Không một cơquan, tổ chức hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức được đứng ngoài pháp luật,đứng trên pháp luật, mà phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật

- Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động trung tâm của hoạtđộng quản lý Nhà nước, là yếu tố động nhất của hoạt động quản lý Nhà nước, mangtính thực tiễn cao Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước mang tính chấp hành vàđiều hành Hành chính Nhà nước đảm nhiệm các công việc mang tính sự vụ hàngngày, cho đến những công việc phức tạp, giúp cho các nhà quản lý chỉ đạo, điều hànhcông việc Ví dụ, đánh văn bản, lưu văn bản, ra các chính sách, tổ chức thực hiệnchính sách,…

Trang 2

- Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hệ thống các cơquan quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, côngchức Nhà nước.

Các yếu tố cấu thành nền hành chính quốc gia bao gồm có 04 yếu tố sau:

Một là, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan

hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở

Hai là, Thể chế hành chính Nhà nước, hệ thống thể chế quản lý xã hội theo

pháp luật: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy

Ba là, Đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước - những người tổ chức thực thi

quyền hành pháp, thực thi công vụ

Bốn là, Hệ thống nguồn lực tài chính công, tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm

toán và quản lý tài sản để duy trì hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước và thực cácmục tiêu, chiến lược quốc gia

Đặc điểm của hành chính nhà nước:

3.1 Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

Hành chính và chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau Không thể

có hành chính và chính trị tách rời nhau Chính trị liên quan đến vấn đề giai cấp,giành và giữ quyền lực Nhà nước, thực hiện mục tiêu chính trị Hành chính là cụ thểhoá quyền lực chính trị, biến mục tiêu chính trị thành hiện thực Chính trị liên quanđến vấn đề phân chia lợi ích cho các nhóm lợi ích, còn hành chính tạo ra và cung cấpsản phẩm cho các nhóm lợi ích đó Do đó, hành chính luôn luôn lệ thuộc vào chính trị

và hệ thống chính trị

Nếu như quyền lực Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị thì nền hànhchính quốc gia là trung tâm thực thi quyền lực Nhà nước Nền hành chính Nhà nướcthông qua hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ bằngnhững kỹ năng và phương pháp quản lý cụ thể biến mục tiêu chính trị thành sản phẩm

cụ thể Khi mục tiêu chính trị thay đổi thì hệ thống hành chính quốc gia cũng phải có

sự điều chỉnh tương thích Nền hành chính Nhà nước lệ thuộc vào chính trị và thểhiện bản chất Nhà nước Nó vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp vừa thựchiện chức năng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Vì vậy, bất kỳ nền hành chính quốc gia nào cũng phục vụ mục tiêu chính trị vàthực hiện nhiệm vụ chính trị, biến lợi ích chính trị của Đảng cầm quyền thành hiệnthực Tính lệ thuộc đó ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ là khác nhau tuỳ thuộc vào yếu

tố lịch sử, văn hoá, tương quan giai cấp, tầng lớp trong xã hội

Ở Việt Nam, nền hành chính Nhà nước là yếu tố quan trọng cấu thành nên hệthống chính trị theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.Nền hành chính Việt Nam phục vụ cho lợi ích của nhân dân, dân tộc Việt Nam

Hành chính Nhà nước lệ thuộc vào chính trị nhưng nó có tính độc lập tươngđối Hành chính Nhà nước độc lập tương đối với chính trị về các biện pháp tác nghiệphành chính, các quy luật quản lý, biện pháp và kỹ thuật tổ chức thực hiện

Trang 3

3.2 Tính pháp quyền

Hành chính Nhà nước sử dụng quyền lực công để thực hiện chức năng quản lý.Quyền lực công này không phải tự các cơ quan hành chính Nhà nước có quyền traocho mình Quyền lực công được cụ thể trong Hiến pháp, luật, các văn bản pháp quycủa Nhà nước Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ được phép hoạt động trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền đã được luật hoá Không mộtchủ thể hành chính Nhà nước nào được đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật

Mặt khác, với tư cách là công cụ quyền lực công, hành chính Nhà nước mangtính đơn phương, cưỡng chế, bắt buộc thi hành Có như vậy, sự vận hành nền hànhchính Nhà nước mới mang tính hệ thống, kỷ luật, kỷ cương Do đó, nền hành chínhNhà nước mang tính pháp quyền

Nền hành chính Nhà nước mang tính pháp quyền đặt ra yêu cầu:

- Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước pháp luật phải được tôn trọngtối cao Mọi hoạt động chấp hành và điều hành chỉ được diễn ra trong khuôn khổ củapháp luật Cơ quan, bộ máy hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức hành chính vàngười dân tôn trọng pháp luật, hành động theo pháp luật

- Thẩm quyền, địa vị pháp lý của cơ quan hành chính Nhà nước được quy định

cụ thể, có sự phân công, phân cấp rành mạch tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắpchức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan Các cơ quan hành chính Nhà nướcchỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép Cơ quan hành chính Nhà nướckhông được lạm quyền, sử dụng quyền không đúng với quy định đặt ra

- Nền hành chính Nhà nước có tính pháp quyền cũng đặt ra yêu cầu các cơquan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức hành chính phải bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của công dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Xây dựng nền hành chính Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có các điều kiệnbảo đảm thực thi pháp luật Các điều kiện bảo đảm thực thi gồm: tài chính, chế tài, cơchế giám sát, đánh giá, … Hệ thống pháp luật hành chính hoàn thiện đi kèm với cácđiều kiện bảo đảm thực thi sẽ tăng tính trách nhiệm trong thi hành công vụ, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

3.3 Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là công việc mang tính thường xuyên

và liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân và toàn xã hội, phục vụ cho lợi íchcông Vì các mối quan hệ xã hội, hành vi xã hội, các quá trình xã hội được pháp luậthành chính điều chỉnh diễn ra hàng ngày, hàng giờ, thường xuyên và không ngừngvận động Từ những công việc đơn giản nhất: đánh văn bản, đóng dấu chứng thựccho đến tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bởi vậy, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước cũngnhư hoạt động của nó phải liên tục, thường xuyên để bảo đảm các quá trình xã hội, sựphát triển xã hội không bị gián đoạn, ngưng trệ trong bất kỳ tình huống nào

Tính liên tục đặt ra yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải luôn xây dựng được

Trang 4

Để tránh gây ra sự sáo trộn, đột biến trong cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự Do đó, nómang tính ổn định tương đối

Các cán bộ dân cử, người đứng đầu đảng chính trị có thể hoạt động theo nhiệm

kỳ nhưng các công việc hành chính vẫn hàng ngày, hàng giờ diễn ra Bởi vậy mới cóhiện tượng “chính trị ra đi, hành chính ở lại”

Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội Xã hội ngày càng phát triển,các mối quan hệ xã hội, nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng Nềnhành chính Nhà nước muốn đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội và conngười thì cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển ấy Khi nền hành chính Nhànước thích nghi với nhu cầu của xã hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xãhội Yêu cầu này đặt ra cho nền hành chính Nhà nước của mọi quốc gia phải luôn đổimới, cải cách thường xuyên

3.4 Tính chuyên môn hoá, kỹ năng hành chính và nghề nghiệp cao

Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động mang tính đa dạng, phứctạp Nghiệp vụ, kỹ năng quản lý Nhà nước đòi hỏi phải thực sự khoa học, văn minhhiện đại Mặt khác, quản lý Nhà nước bao trùm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Mỗi một lĩnh vực đặt ra yêu cầu về kỹ năng, phương pháp quản lý nhất định Nó đặt

ra yêu cầu người làm công tác quản lý hành chính trên lĩnh vực đó phải năm vữngđược chuyên môn sâu, năng lực thực thi và óc tổ chức khoa học

Vì vậy, tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là yêu cầu bắt buộc đối vớihoạt động quản lý Nhà nước, là điều kiện để xây dựng nền hành chính Nhà nướckhoa học, hiện đại

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý hành chính Nhà nước không nhữngphải bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải tự trang bị cho mìnhkhối lượng kiến thức xã hội phong phú Có như vậy, khi thi hành công vụ mới đạthiệu quả cao Do quản lý Nhà nước là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề:con người, tổ chức,…

Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ phải từng bước hiện đại hoá nền hành chính Nhànước và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước Cán bộ,công chức Nhà nước phải là người “vừa hồng, vừa chuyên” được đào tạo bài bản,chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức công

vụ trong sáng

3.5 Tính thứ bậc chặt chẽ

Công tác quản lý hành chính Nhà nước được thực hiện thông qua một hệthống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở Mỗi cơquan hành chính Nhà nước là một mắt khâu, một bộ phận trong hệ thống đảm nhiệmmột chức năng, nhiệm vụ nhất định Hệ thống hành chính Nhà nước phải được vậnhành một cách thống nhất và thông suốt từ trên xuống dưới, từ trung ương đến cơ sở

Nó đòi hỏi cơ quan hành chính Nhà nước phải có tính hệ thống chặt chẽ và phân định

rõ thứ bậc cấp trên, cấp dưới, mối quan hệ giữa các cơ quan đồng cấp với nhau

Trang 5

Tính thứ bậc chặt chẽ thể hiện ở việc yêu cầu tuân thủ triệt để nguyên tắc cấpdưới phục tùng cấp trên, địa phương chịu sự giám sát, điều hành của trung ương Bêncạnh đó, cũng đặt ra yêu cầu xác định rõ địa vị pháp lý của mỗi cơ quan, cơ chế phốihợp hoạt động giữa các cơ quan hành chính.

Tuy nhiên, tính thứ bậc chặt chẽ không làm quan liêu hoá, cứng nhắc bộ máyhành chính, nó phải đặt trong tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt mới có thể đem lạihiệu quả trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước

Muốn vậy, phải quy chế hoá rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quantrong bộ máy Nhà nước; đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong thi hành công vụ,nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu Khi xây dựng các văn bản quyphạm pháp luật quy định thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước phải gắnquyền lợi với nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời đi kèm với các điều kiệnthực hiện quy định đó

3.6 Tính không vụ lợi

Khác với các tổ chức khác, các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan hành

chính Nhà nước nói riêng hoạt động vì lợi ích công cộng, vì lợi ích xã hội Hoạt độngquản lý Nhà nước là hoạt động không vụ lợi Các sản phẩm và lợi ích mà nó tạo rakhông phục vụ cho lợi ích tự thân Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước tạo ra sảnphẩm và dịch vụ phục vụ cho lợi ích của công sân và toàn xã hội, duy trì trật tự anninh, an toàn xã hội

Tính không vụ lợi đòi hỏi trong hoạt động quản lý hành chính, các cơ quanhành chính Nhà nước; cán bộ, công chức hành chính phải hoàn toàn công tâm, kháchquan, công khai, minh bạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận không đòi hỏi ngườiđược hưởng sự phục vụ phải trả thù lao Cán bộ, công chức hành chính Nhà nước khi

sử dụng công quỹ Nhà nước tuân thủ theo đúng nguyên tắc thu chi tài chính, thựchiện chi đúng, chi đủ, chi hiệu quả Đặc điểm này chỉ rõ tính khác biệt đặc thù giữa tổchức hành chính Nhà nước với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức xã hội

Tính không vụ lợi, hoạt động vì lợi ích xã hội cũng đòi hỏi các cơ quan hànhchính Nhà nước khi xem xét, giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề liên quan đếnlợi ích quốc gia và toàn xã hội phải đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của xã hội lêntrên hết Nó đòi hỏi các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước khi ra các quyết sáchphải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng các phương án, các tác động mà khi triển khaithực hiện có thể phát sinh để có thể đưa ra phương án hợp lý nhất đem lại hiệu quảcao, thiết thực về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia (Ví dụ, nhưxây dựng nhà máy Dung Quất tại sao lại đặt ở Quảng Ngãi, )

Trong khi sử dụng ngân sách Nhà nước để hoạt động, cơ quan hành chính Nhànước, cán bộ, công chức phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý theo định mức quy định Cáchoạt động thu, chi ngân sách phải thực hiện theo quy trình, thủ tục luật định Tuyệtđối không được có tư tưởng “tiền chùa”, “đất công”, “ tiền công”

3.7 Tính nhân đạo

Hoạt động quản lý Nhà nước suy cho cùng là phục vụ cho lợi ích của con

Trang 6

cũng nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao củanhân dân

Hơn nữa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân và vì dân Bởi vậy, nền hành chính Nhà nước Việt Nam thể hiện tínhnhân đạo Đó cũng là một nội dung quan trọng trong định hướng xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nền hành chính Nhà nước có tính nhân đạo là nền hành chính tôn trọng conngười, phục vụ con người và lấy mục tiêu phát triển con người là thước đo trình độquản lý Hệ thống pháp luật, quy trình thủ tục, mục tiêu, biện pháp thực hiện của các

cơ quan hành chính Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân Quản lý hànhchính Nhà nước không phải là để “cai trị ” dân mà là “dưỡng dân ”, “an dân”, “vidân” Nền hành chính Nhà nước phải đơn giản hoá các quy trình thủ tục, tránh gâyphiền hà, nhũng nhiễu, quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân, tạo điềukiện cho nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng, tiếtkiệm và hiệu quả

Tính nhân đạo yêu cầu các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chứcNhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhândân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm túc: “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra”

Tính nhân đạo không có nghĩa là các cơ quan Nhà nước không được dùng cácbiện pháp cưỡng chế trong hoạt động quản lý Thực hiện biện pháp cưỡng chế làhành động cần thiết để xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợiích tập thể, lợi ích xã hội

Thực hiện tính nhân đạo trong nền hành chính Nhà nước yêu cầu mọi công dânphải được đối xử bình đẳng trước pháp luật Các cơ quan quản lý hành chính tạo điềukiện cho người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đáp ứng các lợi ích hợp pháp phùhợp với điều kiện hoàn cảnh của người dân Các cơ quan hành chính Nhà nước luônquan tâm, chăm lo thực thi các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với các đốitượng thiệt thòi trong xã hội

Vấn đề 2: Các chức năng của hành chính nhà nước

Chức năng được hiểu là những phương diện, mặt hoạt động của một vật, một

bộ phận, một thực thể nào đó Ví dụ, chức năng của gan là tiết ra mật

Chức năng của một cơ quan tổ chức được hiểu là những công việc, nhiệm vụphải làm của cơ quan tổ chức đó Mỗi một tổ chức được thành lập đều được xác định

cụ thể chức năng, nhiệm vụ riêng

Trong bộ máy Nhà nước, mỗi cơ quan sẽ thực thi những chức năng, nhiệm vụnhất định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất sẽ thực thi quyền lậppháp Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhànươc cao nhất thực thi quyền hành pháp Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân thực hiệnquyền tư pháp

Trang 7

Hệ thống cơ quan hành pháp là những cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chứcnăng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội Cơ quan ấy được gọi là cơ quan chấphành, cơ quan thực thi quyền hành pháp, cơ quan hành chính Nhà nước.

Chức năng hành chính Nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động của nềnhành chính Nhà nước, là hoạt động hành chính được tách ra trong quá trình phâncông lao động quyền lực và chuyên môn hóa lao động của các cơ quan hành chínhNhà nước được thực thi trong từng thời kỳ nhất định Thông qua các chức năng hànhchính phản ánh vị trí, vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp đốivới đời sống xã hội

Mỗi một chức năng hành chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động, tác độngcùng loại nhất định của các cơ quan hành chính lên các đối tượng quản lý nhằm giảiquyết có hiệu lực, hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Các hoạt động cùngloại được nhóm vào với nhau để hình thành lên các đơn vị theo chức năng Ở ViệtNam, gọi tắc là “cơ quan chức năng”

Ở đây, cần phân biệt giữa chức năng hành chính Nhà nước tổng quát với chứcnăng hành chính Nhà nước cụ thể của từng cơ quan hành chính Nhà nước riêng biệt.Bởi vì, mỗi một cơ quan hành chính Nhà nước trong phạm vi không gian, thời gian,đối tượng có thể thực hiện nhiều hay ít các chức năng khác nhau của chức năng hànhchính Nhà nước Trong đó, chức năng hành chính của Chính phủ luôn phản ánhphương hướng cơ bản, chủ đạo về hoạt động và tính chất hành chính Nhà nước

Việc nghiên cứu chức năng hành chính Nhà nước không chỉ có ý nghĩa về mặt khoahọc quản lý mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất cao Nghiên cứu chức năng hành chínhNhà nước có những lợi ích sau:

Thứ nhất: Chức năng hành chính Nhà nước thể hiện một cách rõ nhất nội dung

hành chính Nhà nước Không làm rõ chức năng hành chính Nhà nước không thể hìnhdung được các quá trình hành chính, cấp độ các thể chế hành chính, thủ tục hànhchính theo các khâu, các cấp hành chính, cũng như các hoạt động chi tiết cụ thể củaquá trình ấy trong một hệ thống nhất định Coi hành chính là sự tập hợp những chứcnăng hành chính đã cho phép các công chức lãnh đạo quyết định thành công nhiềuvấn đề trong thực tiễn

Thứ hai: Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện các chức năng hành chính Nhà

nước là một tiến trình lịch sử, một quá trình khách quan Do đó, gắn liền với từng giaiđoạn lịch sử nhất định, trên cơ sở chức năng hành chính Nhà nước sẽ làm căn cứ đểthiết kế, thiết lập, phân tích các cơ quan hành chính Nhà nước, xác lập địa vị pháp lýcủa các chủ thể hành chính

Thứ ba, Trên cơ sở chức năng hành chính Nhà nước sẽ được cụ thể hóa cho

các khâu, các cấp, các nhiệm vụ, các chức năng hành chính, xây dựng quy chế tổchức, điều hành hoạt động, thực thi nhiệm vụ được giao

Thứ tư, Phân định rõ chức năng hành chính Nhà nước là cơ sở để xây dựng và

hoàn thiện bộ máy Nhà nước, thực hiện thành công cải cách hành chính, xây dựngnền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Trang 8

Có nhiều cách phân loại chức năng hành chính nhà nước khác nhau Nếu phântheo phạm vi tác động có thể chia ra chức năng bên trong và chức năng bên ngoài.

Chức năng bên trong của hành chính Nhà nước hay còn gọi là chức năng

vận hành nền hành chính nhà nước Xem xét chức năng hành chính Nhà nước khi vậnhành vào một cơ quan hành chính công quyền nào đó thường là sự chi tiết hóa cácchức năng hành chính thành những hoạt động hành chính thường xuyên ổn định

Nghiên cứu chức năng bên trong của nền hành chính Nhà nước là một trongnhững chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu hành chính quan tâm Nghiên cứu chứcnăng bên trong có tác dụng phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý hành chính Nhànước tại từng cơ quan hành chính Chức năng bên trong gồm có:

1.Chức năng quy hoạch, kế hoạch: là chức năng dựa trên cơ sở cương lĩnh,

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong đường lối của Đảng

và được nhất trí thông qua Chính phủ, Bộ, chính quyền địa phương các cấp phải xâydựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương trongtừng giai đoạn cụ thể

Đây là chức năng hàng đầu trong tiến trình hành chính Nhà nước, vì xét theogóc độ vận hành, nó có những nội dung dưới đây:

- Xác lập hệ thống mục tiêu; xác định tốc độ phát triển; cơ cấu và cân đối lớn;các chính sách, giải pháp để dẫn dắt đất nước phát triển theo định hướng kế hoạch

- Tiến hành dự báo, dự toán; mô hình hóa, xây dựng chiến lược; quy hoạchphát triển; lập các chương trình, dự án cho từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực, kếhoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm

- Việc quy hoạch và kế hoạch phải bao quát các ngành, các vùng, các lĩnh vực

và các thành phần kinh tế phù hợp với cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước

ta, công khai hóa chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch (trừ những vấn đề thuộc

bí mật Nhà nước)

2.Chức năng tổ chức bộ máy hành chính là việc thiết lập và tạo dựng một bộ

máy vận hành hoạt động, thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao Đó là việc thiết lậpcác bộ phận, định việc cho từng bộ phận, thiết lập các mối quan hệ dọc, ngang; quản lýchặt chẽ cường độ, năng suất hoạt động của bộ máy, quản lý sự thay đổi của tổ chức

Chức năng này, gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng bộ máy,

- Chỉ đạo sự vận hành của bộ máy,

- Hiệp đồng bên trong và bên ngoài khi triển khai nhiệm vụ,

- Liên kết công việc, liên kết tổ chức và con người

3.Chức năng sắp xếp, bố trí, phát triển, quản lý nguồn nhân lực là sắp sếp

cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức hànhchính, tổ chức hệ thống công việc theo số lượng định biên thích hợp

Trang 9

Do đó, việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài là quốcsách hàng đầu, là nguyên nhân, cội nguồn của sự hưng thịnh quốc gia Quản lý conngười và tối ưu nguồn nhân lực đòi hỏi nhiều hoạt động hành chính cụ thể.

4.Chức năng ra các quyết định hành chính là tập hợp đầy đủ các thông tin;

xử lý thông tin; đề ra các phương án khác nhau; thẩm định hiệu quả từng phương án;ban hành quyết định quản lý hành chính Nhà nước Xét cho cùng, thì quyết định làsản phẩm, là hành vi quan trọng nhất của công chức lãnh đạo, quản lý Đó là sự lựachọn tiên quyết để sẵn sàng thực hiện các mục tiêu đã đề ra Những vấn đề về phươngpháp ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định luôn luôn là đối tượng quan tâm củacác nhà hành chính

5.Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành là xây dựng các chỉ dẫn cụ thể

để thực hiện các quyết định của cấp trên, bên ngoài và trong nội bộ cơ quan, đặc biệt

là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, tiến độ thực hiện; chỉ dẫn các quy định, hiệuquả và chất lượng hoạt động

6 Chức năng phối hợp là sự chỉ đạo dọc, sự đồng bộ hoạt động theo cấp hành

chính về thời gian; phối hợp ngang giữa các đơn vị khác nhau; xây dựng cơ chế phốihợp có hiệu quả

7 Chức năng tài chính là xây dựng ngân sách, chú trọng nuôi dưỡng và khai

thác nguồn thu, nhất là thu thuế; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách được cấp đúngchế độ, đúng chủ trương phân cấp; quản lý chặt chẽ công sản bao gồm cơ sở vật chất,phương tiện làm việc và những vật tư cần thiết khác

8 Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra, nhằm làm sáng tỏ những kết quả

đạt được; dự đoán chiều hướng hoạt động của từng bộ phận và toàn hệ thống; pháthiện những sai sót, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện những hoạt độnghành chính Chức năng này gắn liền nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân và tổ chức, là cơ

sở đánh giá thực thi và điều chỉnh hoạt động công vụ

Lãnh đạo, quản lý mà không theo dõi, giám sát, kiểm tra thì coi như không cólãnh đạo và quản lý Do đó, để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi phải thiết lập một

hệ thống kiểm tra có đủ thẩm quyền, công việc theo dõi, giám sát, kiểm tra có tínhtoàn diện, liên tục, thuyết phục, công khai và quần chúng, là một biện pháp quantrọng phản ánh trung thực hiện trạng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hànhchính Nhà nước

9 Chức năng báo cáo, sơ kết, tổng kết, đánh giá là thiết lập các báo cáo định

kỳ (hàng tháng, 6 tháng, hàng năm) và báo cáo tổng kết dài hạn (2 năm, 5 năm, 10năm) Trong các bản báo báo này cần đánh giá việc thực hiện mục tiêu, số lượng,chất lượng, hiệu quả thực hiện công vụ Chức năng này đóng vai trò quan trọng, giúpngười lãnh đạo thẩm định những việc đã làm được, những việc chưa làm được, làmcho phong phú thêm tính lý luận và thực tiễn hành chính, từ đó định ra phươnghướng, giải pháp cho những năm tiếp theo

Chức năng bên ngoài của hành chính chính là sự tác động, là những hoạt

động của hành chính nhà nước tác động lên tới các đối tượng chịu sự điều chỉnh, tác

Trang 10

1 Chức năng hành chính đối với dân

- Các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi các chính sách an dân, dưỡng dân,khơi dậy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tính năng động, sáng tạo của mỗi

cá nhân trong xã hội Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân phát huy hết năng lựccủa mình đồng thời bảo đảm các điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụđối với Nhà nước

- Thực hiện chức năng hành chính đối với dân, cơ quan hành chính Nhà nướccòn trao quyền để nhân dân trực tiếp tham gia các dịch vụ hành chính công nhất địnhnhư: bảo vệ môi trường, công chức,… Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích nhândân trực tiếp tham gia quản lý tại nơi cư trú bằng các hình thức tự quản, các làng, xãxây dựng hương ước, quy ước để quản lý

- Nhà nước tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu giải trí và hưởng thụ của nhândân, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Ví dụ, xâycông viên, nhà hát, trường học, bệnh viện,…

Cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trợ giúpcác đối tượng khó khăn, khiếm khuyết trong xã hội: người nghèo, trẻ em, ngườikhuyết tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa,… Thực hiện các chương trìnhmục tiêu quốc gia, chiến lược phát triển con người

2 Chức năng hành chính Nhà nước đối với nền kinh tế

Quản lý và điều hành nền kinh tế là một chức năng không thể thiếu của hànhchính Nhà nước Ngày nay, khi Đảng và Nhà nước ta xác định nhiệm vụ xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi cơ quan hành chínhNhà nước phải không ngừng đổi mới và cải cách để thực thiện tốt chức năng quản lýNhà nước về kinh tế Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế gồm có:

- Định hướng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời nền kinh tế thịtrường với vai trò là “bà đỡ ” cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Nhà nước bằngviệc tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng, xây dựng các chương trình, kế hoạch,mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để thu hút, điều hành cho mọi thànhphần kinh tế phát triển theo mục tiêu định sẵn

- Tạo lập môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế thị trường đúng hướng,lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước bảo đảm mọi thành phầnkinh tế bình đẳng trước pháp luật đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế pháthuy vai trò, thế mạnh của mình, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân tham gia sảnxuất kinh doanh vào những lĩnh vực nhất định phục vụ những mục tiêu quốc gia Nhưxây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho miền núi, hải đảo,… bằngcác chính sách kinh tế, đòn bẩy kinh tế

- Nhà nước thông qua các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tổng công ty Nhànước tiến hành đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực theo chốt ảnh hưởng trực

Trang 11

tiếp đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội Xây dựng thành phần kinh tế Nhà nước giữvai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Nhà nước điều tiết kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân,điều hòa lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và xã hội; bảo đảm công bằng xã hội

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện chức năng hành chính Nhà nướcđối với nền kinh tế quốc dân các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiến hành các biệnpháp ngăn ngừa, trừng phạt và khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm pháp luậtcủa các chủ thể trong nền kinh tế gây ra

- Nhà nước sở hữu, quản lý, sử dụng hợp lý tài sản quốc gia: đất đai, tài nguyênthiên nhiên, đường dây 500 KV, …

- Chức năng hành chính Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân còn là việcgiao lưu hội nhập kinh tế quốc tê, tiến hành các hoạt động pháp lý, xúc tiến thươngmại, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tìm đầu ra cho các sảnphẩm của nền kinh tế quốc dân; bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của quốc gia

3 Chức năng hành chính đối với xã hội

Hành chính Nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích và thực hiện chức năng giaicấp của Nhà nước mà còn phải thực hiện chức năng xã hội, giữ gìn sự ổn định và pháttriển của xã hội

Thực hiện chức năng đối với xã hội, hành chính Nhà nước tiến hành các nộidung sau:

- Xây dựng hành lang pháp lý để xã hội vận hành trong khuôn khổ theo mụctiêu định sẵn Duy trì trật tự xã hội theo mong muốn, ước nguyện của nhân dân

- Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cuộc sống bình yên chonhân dân; nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn tính mạng,tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Hành chính Nhà nước thực hiện và bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, hỗ trợ

và tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, địa phương trong cả nước

- Kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn các tai, tệ nạn xã hội; phòngchống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả; tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố,lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước

- Xây dựng các dịch vụ công ích;

- Giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Kiểm soát các vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình; văn hóa, y tế, giáo dục;

- Xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật về bảo hiểm xã hội, hệ thống ansinh xã hội, vấn đề thuế thu nhập quốc dân,…

- Tổ chức các phong trào quần chúng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,…

4 Chức năng hành chính đối với bên ngoài

Trang 12

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào

có thể đứng ngoài quy luật chung, xu thế chung là hòa bình, hợp tác và cùng pháttriển Do đó, quốc gia nào cũng phải tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng các mốiquan hệ song phương và đa phương, từng bước khẳng định vị thế của quốc gia trêntrường quốc tế

Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ liên quan đến nhiều vấn đề: lợi íchquốc gia, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh văn hóa, chính trị,…Những vấn đề đó thuộc chức năng quản lý của nền hành chính Nhà nước Chính phủphải đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh quốc gia, chống ngoại xâm và nâng tầm ảnhhưởng của quốc gia trong sân chơi quốc tế

- Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng nhanh, chủ quyềnquốc gia đứng trước nhiều thách thức, các thế lực phản động quốc tế, các chùmkhủng bố thường xuyên dùng mọi thủ đoạn không ngừng chống phá chế độ xã hộichủ nghĩa Vì vậy, Chính phủ, các cơ quan hành chính Nhà nước phải áp dụng cácphương thức mới, biện pháp mới và linh hoạt trong các tình huống xử lý để thực hiệntốt chức năng hành chính bên ngoài

Vấn đề 3: Thể chế hành chính nhà nước và vai trò của thể chế hành chính nhà nước:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thể chế Cách hiểu chung nhất đó là, Thể chế là hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của

tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trong tổ chức Nhà nước, việc phân chia hoặc phân công thực thi các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp tạo ra hệ thống các cơ quan thực thi các quyền đó Để thựcthi quyền hành pháp, cần phải có hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước vànhững quy tắc, quy chế vận hành hoạt động của các cơ quan này tạo thành thể chếhành chính Nhà nước Là một bộ phận cấu thành nên bộ máy Nhà nước, do đó thểchế Nhà nước bao trùm lên thể chế hành chính Nhà nước Thể chế hành chính Nhànước là một thành tố quan trọng cấu thành của thể chế Nhà nước

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước trực tiếp tổ chức và thực thi quyền hànhpháp, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và triển khai thực hiệnquỳên lực của nhân dân Các cơ quan hành chính Nhà nước luôn là bộ phận lớn nhấtcấu thành nên bộ máy Nhà nước Cơ quan hành chính Nhà nước là các tổ chức nắmthực quyền Hệ thống này trực tiếp thi hành quyền lực Nhà nước, biến các mục tiêu,chương trình quốc gia thành hiện thực Vì vậy, hoạt động của nó đòi hỏi phải có nhữngquy định chặt chẽ về mặt pháp lý Không có những chế định pháp lý rõ ràng quy định

về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, nội dung hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước,nền hành chính Nhà nước khó mà thực hiện hiệu quả quyền hành pháp để duy trì sự ổnđịnh và phát triển xã hội theo mục tiêu định ra Bởi vậy, gắn với hệ thống các cơ quanhành chính Nhà nước là một thể chế được cấu thành từ những yếu tố nhằm bảo đảmthực thi các hoạt động hành chính Nhà nước một cách thống nhất

Từ những nhận định trên, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về thể chế

Trang 13

quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Để hiểu rõ định nghĩa thể chế hành chính Nhà nước, cần xem xét các yếu tốcấu thành thể chế hành chính Nhà nước gồm có:

- Hệ thống các quy định của Nhà nước điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hộitrên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… Hay còn gọi là thể chế quản lýNhà nước trên các lĩnh vực

- Hệ thống các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quanthuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Đó là các văn bản như:Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND,…

- Hệ thống quy định chế độ công vụ, công chức Ví dụ Luật Cán bộ, công chức,

- Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết những tranhchấp giữa công dân với nền hành chính thông qua khiếu nại, khiếu kiện về vi phạmpháp luật của các cơ quan quản lý hành chính, cán bộ, công chức Ví dụ, Luật Khiếunại, tố cáo; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,…

- Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nướcvới công dân, tổ chức xã hội

Thể chế hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt độngquản lý HCNN Vai trò của nó thể hiện trên các mặt sau:

1 Thể chế hành chính Nhà nước là cơ sở pháp lý của quản lý hành chính Nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước được lập ra để thực hiện chức năng quản lýhành chính Nhà nước Thể chế hành chính Nhà nước với một hệ thống pháp luật docác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở pháp lý cho các cơ quanhành chính Nhà nước các cấp thực hiện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội Hoạtđộng quản lý xã hội là một hoạt động phức tạp, một mặt vừa phải đáp ứng nhu cầu xãhội, một mặt phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật Do đó, hệ thống cơ quan hànhchính Nhà nước muốn hoạt động được, muốn quản lý được phải dựa trên cơ sở hệthống văn bản quy định địa vị pháp lý, thẩm quyền của các cơ quan đó và các văn bản

có liên quan

Xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hoànthiện hệ thống pháp luật, quản lý theo pháp luật và tôn trọng pháp luật Pháp luật trởthành công cụ hữu hiệu nhất trong Nhà nước pháp quyền Cơ quan hành chính Nhànước sử dụng công cụ đó để quản lý Nhà nước Cơ quan hành chính Nhà nước sửdụng pháp luật, thi hành pháp luật chứ không đứng trên, hay ngoài pháp luật

2 Thể chế hành chính Nhà nước là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đã được phân công

Thực hiện chức năng hành chính, thực thi quyền hành pháp phải thông qua hệ

Trang 14

quan hành chính Nhà nước là bộ xương của thể chế hành chính Bất kỳ một thể chếhành chính nào cũng được xây dựng trên một hình thái tổ chức nhất định Cơ cấu tổchức cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo chiều dọc và chiều ngang Tổchức theo chiều dọc là hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến

cơ sở theo cấp đơn vị hành chính Tổ chức theo chiều ngang là gồm các cơ quan quản

lý theo ngành, lĩnh vực cụ thể Sự hợp lý, tính khoa học trong cơ cấu của các cơ quannày như thế nào do thể chế hành chính Nhà nước quy định Cơ quan hành chính Nhànước nào cũng chỉ được thành lập trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cơquan Nhà nước có thẩm quyền Có cơ quan hành chính do cơ quan quyền lực Nhànước lập ra (Chính phủ), bầu ra (UBND), hoặc quyết định thành lập của một cơ quancấp trên Hệ thống văn bản đó là một nội dung quan trọng của thể chế hành chính

Thể chế hành chính Nhà nước về tổ chức xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ dọc, ngang của các cơ quan cũngnhư các phương tiện kỹ thuật, vật chất, nhân sự để tổ chức hoạt động Thể chế hànhchính Nhà nước quy định sự phân chia chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan hànhchính của Chính phủ trung ương và chính quyền các cấp Chính phủ thực hiện chứcnăng, thẩm quyền đến đâu; địa phương thực hiện những chức năng gì,… Mối quan hệgiữa các cơ quan như thế nào? Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?Trên cơ sở những quy định đó, các cơ quan hành chính Nhà nước mới hoạt độngđược, hệ thống hành chính Nhà nước trở thành một chỉnh thể thống nhất, hoạt độngthông suốt

Liên quan đến vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế hành chính Nhà nước xácđịnh:

- Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương cần bao nhiêu bộ, bao nhiêu đầumối thực hiện công việc,…

- Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương chia làm mấy cấp, bao nhiêuđơn vị hành chính tổ chức theo hình thức nào: tản quyền, phân quyền, ủy quyền thìphù hợp

- Mối liên kết dọc, liên kết ngang ở mức độ nào để không chồng lấn, trùng lắpchức năng, nhiệm vụ

3 Thể chế hành chính là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Nhân tố con người luôn là trung tâm của mọi tổ chức Tổ chức được lập ra vàvận hành như thế nào do chính nhân sự của tổ chức đó thực hiện Trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ của từng cơ quan, yêu cầu của từng vị trí công việc sẽ hình thành nêncác vị trí nhân sự bảo đảm nhận công việc cụ thể trong bộ máy Thể chế hành chínhNhà nước sẽ quy định chức vụ, chức trách, chức quyền của mỗi cán bộ, công chứctrong bộ máy hành chính

Thể chế hành chính Nhà nước sẽ chức danh hóa, tiêu chuẩn hóa các vị trí côngviệc làm căn cứ để cơ quan Nhà nước tuyển nhân sự vào làm việc Ví dụ, thể chếhành chính Nhà nước ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn của giám đốc sở, tiêu

Trang 15

Thể chế hành chính Nhà nước xác lập quy trình tuyển dụng, hệ thống các vănbản liên quan đến quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thể chế hành chính Nhà nước còn quy định chế độ chính sách đãi ngộ, quyềnlợi và nghĩa vụ, các điều kiện bảo đảm cho đội ngũ nhân sự trong cơ quan hành chínhNhà nước yên tâm làm việc và cống hiến

4 Thể chế hành chính Nhà nước là cơ sở xây dựng quan hệ cụ thể giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và các tổ chức trong xã hội

Nhà nước ra đời để thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội Xã hộingày càng phát triển, dân chủ thì chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng đượcquan tâm và trở thành vấn đề trung tâm của mọi Nhà nước (mặc dù chức năng giaicấp thể hiện bản chất của Nhà nước) Do đó, Chính phủ ngày nay đang chuyển dần từ

mô hình Chính phủ “cai trị” và “chỉ huy” sang mô hình Chính phủ “dịch vụ” và “hỗtrợ” Vì vậy, mối quan hệ giữa Chính phủ với công dân, Chính phủ với các tổ chứctrong xã hội ngày càng được củng cố theo tinh thần dân chủ và bình đẳng

Trong quá trình quản lý xã hội, Chính phủ luôn phải tác động, điều chỉnh, tiếpxúc với công dân, tổ chức hình thành nên mối quan hệ hai chiều và đa chiều giữa chủthể quản lý là Chính phủ với các đối tượng quản lý là mọi công dân, tổ chức trong xãhội Mối quan hệ đó được quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

và được hiện thực hóa trong quá trình tổ chức thực hiện Chính phủ, các cơ quan hànhchính Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với các thành viên trong xã hội Côngdân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ gì với Nhà nước Nhà nước bảo đảm quyền vànghĩa vụ công dân như thế nào, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình bằngphương tiện gì, trình tự thủ tục ra sao, những vấn đề này đều được thể chế hànhchính Nhà nước quy định

Nhà nước tổ chức và trực tiếp sử dụng quyền lực mà nhân dân trao cho Nhànước có quyền ban hành hệ thống văn bản pháp luật buộc mọi chủ thể phải tuân thủ

Vì vậy, xét ở phương diện này, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức làmối quan hệ bất bình đẳng Trong đó Nhà nước là người có quyền còn bên kia làngười trao quyền nhưng lại chịu sự quản lý, điều hành của bên được trao quyền Do

đó, trong mối quan hệ này, các cơ quan hành chính Nhà nước thường có xu hướnglạm quyền nếu không có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ

Nhân dân trao quyền của mình cho Nhà nước sử dụng, nhân dân có quyền đặt rayêu cầu, đòi hỏi và quyền được phục vụ cũng như nhân dân có thể bãi miễn quyền đó

Vì vậy, Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước phải đáp ứng được yêu cầu, nguyệnvọng của nhân dân, thể hiện ý chí của nhân dân, phục vụ nhân dân Xét trên phươngdiện này, Công dân, tổ chức là “khách hàng đặc biệt”, còn Nhà nước là “người phục vụđặc biệt” Điều này thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Như vậy, bất cứ nhà nước nào cũng phải giải quyết tốt hai mặt đối lập của mốiquan hệ trên mới duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển

Vấn đề 4: Tổ chức bộ máy HCNN

Trang 16

Bộ máy Nhà nước được thiết lập nhằm thực hiện quyền lực Nhà nước Quyềnlực Nhà nước bao gồm: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Mỗi quyền này đòi hỏiphải có một hệ thống tổ chức, hệ thống các biện pháp, cách thức tổ chức thực hiệnkhác nhau Tùy theo chế độ chính trị của mỗi nước mà hình thành nên hệ thống cơquan tổ chức Nhà nước để thực hiện quyền lực Nhà nước Ở Việt Nam, cũng giốngnhư bộ máy Nhà nước của nhiều nước khác, có cơ cấu tổ chức phức tạp bao gồmnhiều loại cơ quan được hình thành bằng cách thức khác nhau, và được trao nhữngnhiệm vụ, quyền hạn khác nhau để thực hiện chức năng riêng phù hợp với đặc điểmcủa từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, cơ quan hành chính Nhànước thực hiện quyền hành pháp Bộ máy hành chính là hệ thống trung tâm của bộmáy Nhà nước, có quy mô lớn, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận khác nhau

Bộ máy hành chính Nhà nước là tổng thể các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật, trong quá trình hoạt động có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, hợp thành hệ thống thống nhất nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.

Đặc điểm của các cơ quan hành chính Nhà nước:

- Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năngquản lý hành chính Nhà nước, tức là hoạt động chấp hành và điều hành Hoạt độngchấp hành và điều hành mang tính dưới luật, được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp,luật, pháp lệnh và để thực hiện luật

- Thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ giới hạn trong phạm

vi hoạt động chấp hành và điều hành Thầm quyền này được quy định chủ yếu trongcác văn bản luật hoặc quy chế,…

- Hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước mang tính thường xuyên,liên tục, tương đối ổn định là cầu nối trực tiếp đưa đường lối chính sách, pháp luậtvào cuộc sống

- Các cơ quan hành chính Nhà nước là hệ thống phức tạp, có số lượng nhiềunhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới địaphương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là Chính phủ - cơquan hành chính Nhà nước cao nhất

- Các cơ quan hành chính Nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơquan quyền lực Nhà nước, chịu sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyềnlực Nhà nước ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan đó

- Hoạt động của nó khác với hoạt động của cơ quan quyền lực, hoạt động kiểmsát của Viện kiển sát nhân dân và hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Hoạt độngcủa các quan hành chính Nhà nước chịu sự giám sát của Toà án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân Các cơ quan hành chính Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm xem xét vàtrả lời các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát và Tòa án trong nhữngtrường hợp nhất định

Trang 17

- Các cơ quan hành chính Nhà nước có đối tượng quản lý rộng lớn Đó lànhững cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, mọi công dân trong xã hội Trong khi, Tòa án,Viện kiểm sát không quản lý những đối tượng này.

Vấn đề 5: Vị trí và cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam Dựa trên những mô tả đó hãy đưa ra những nhận xét, đánh giá về bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Bộ máy Nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quanNhà nước Là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, cơ quan hành chính Nhànước thực hiện quyền hành pháp Bộ máy hành chính là hệ thống trung tâm của bộmáy Nhà nước, có quy mô lớn, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận khác nhau

Bộ máy hành chính Nhà nước là tổng thể các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật, trong quá trình hoạt động có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, hợp thành hệ thống thống nhất nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay gồm có:

Tổ chức bộ máy HCNN cấp trung ương: bao gồm: Chính phủ và các Bộ, cơ

quan ngang Bộ

1 Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hànhchính Nhà nước cao nhất của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có: các Bộ, Cơ quan ngang Bộ do Quốchội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nhiệm kỳ hiện tạitrong Chính phủ có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

+ Cơ cấu thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng(4 phó thủ tướng), các Bộ trưởng (18 Bộ trưởng), Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (4thủ trưởng cơ quan ngang Bộ)

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ lãnh đạo và điều hành hoạtđộng của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và luật pháp quy định( Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ)

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội theo đềnghị của Chủ tịch nước Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội vàbáo cáo công tác trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Chủ tịch nước

Các Phó thủ tướng là người giúp việc cho Thủ tuớng, làm nhiệm vụ theo sựphân công của Thủ tướng Chính phủ Khi Thủ tướng vắng mặt, một phó thủ tướngđược thủ tướng ủy nhiệm sẽ thay mặt Thủ tướng giải quyết công việc Hiện nay,trong cơ cấu của Chính phủ không có chức danh Phó Thủ tướng thường trực

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu lãnh đạo một

bộ, một cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực

Trang 18

Số Phó thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hộiquyết định Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn và đề nghị việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với các Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm,miễn nhiệm ,cách chức, chấp thuận từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ

2 Bộ, cơ quan ngang Bộ:

Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ,thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm

vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của Bộ

- Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm có các bộ phận sau:

+ Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước như các

vụ, thanh tra, văn phòng Một số được tổ chức thành cục, tổng cục có chức năng quản

lý hành chính Nhà nước chuyên ngành Ví dụ, Bộ Tài nguyên – Môi trường có Tổngcục địa chính, Cục Tài nguyên nước,…

+ Các cơ quan sự nghiệp của Bộ: các viện nghiên cứu, báo, tạp trí trực thuộc

bộ, các cơ sở đào tạo,… Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ViệnChính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp,trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp,…

+ Các cơ quan đại diện của Bộ tại địa phương trong và ngoài nước: ví dụ BộNội vụ có cơ quan đại diện tại khu vực miền Trung Tây Nguyên, cơ quan đại diện tạithành phố Hồ Chí Minh,…

Cơ cấu bộ máy HCNN cấp địa phương gồm có:

1 UBND các cấp:

UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chínhNhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhànước cấp trên

Về cơ cấu tổ chức:

Về nhân sự: UBND gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các Ủy viên UBND

Số lượng thành viên UBND các cấp như sau:

- UBND cấp xã: 3 -5 thành viên

- UBND cấp huyện: 7-9 thành viên

- UBND cấp tỉnh: 9-11 thành viên

Chủ tịch UBND do HĐND bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND trong

số các đại biểu HĐND Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND do HĐNDbầu theo đề nghị của chủ tịch UBND Chủ tịch UBND lãnh đạo, điều hành, hoạt độngcủa UBND

Trang 19

Khi quyết định những vấn đề quan trong của địa phương, UBND thảo luận tậpthể và quyết định theo đa số UBND làm việc theo chế độ tập thể, trong đó thành viênUBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước UBND Chủ tịchUBND cùng với các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạtđộng của UBND trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Nhiệm kỳ của UBND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp Khi HĐND hếtnhiệm kỳ, UBND và chủ tịch UBND tiếp tục làm việc đến khi HĐND khóa mới bầuchủ tịch và UBND cho nhiệm kỳ tiếp

- Về bộ máy: UBND thành lập các cơ quan chuyên môn tham mưu giúpUBND cùng cấp thực hiện chức năng QLNN ở địa phương và thực hiện một sốnhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định củapháp luật

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gọi là Sở và cơ quan tương đương(gọi chung là Sở) Hhiện nay cấp tỉnh có từ 17 -20 sở theo quy định tại nghị định13/2008/NĐ-CP

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gọi là phòng và cơ quan tươngđương (gọi chung là Phòng) Hiện nay cấp huyện có 12 phòng theo quy định tại nghịđịnh 14/2008/NĐ- CP

Cấp xã không có cơ quan chuyên môn mà có 7 chức danh công chức cấp xãphụ trách từng mảng công việc theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP

2 Cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp:

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND đa phần được tổ chức theo nguyên tắc

“song trùng trực thuộc”, tức là:

- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức,biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn,nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộcUBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan chuyên môn cấp trên, khicần thiết báo với HĐND

- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn do chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm,nhưng trước khi bổ nhiệm có sự thỏa thuận với người đứng đầu cơ quan chuyên môncấp trên

Trong 2 mối quan hệ này, mối quan hệ ngang về tổ chức và nhân sự là cơ bản cótính trội hơn mối quan hệ dọc – quan hệ chuyên môn Tuy nhiên có một số cơ quan chỉtrực thuộc theo chiều ngang (Văn phòng UBND); có cơ quan chỉ trực thuộc theo chiềudọc (Công an, quân đội ) Cơ quan chuyên môn hoạt động theo chế độ thủ trưởng

Chỉnh phủ quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộcUBND Số lượng các cơ quan chuyên môn từng cấp phụ thuộc vào quy mô từng địaphương và do Chính phủ quy định

Nhận xét đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN Việt Nam:

Trang 20

- Cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN Việt Nam đang cải cách từng bước theohướng thành lập các cơ quan đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối, giảm cấptrung gian Ví dụ, nhiệm kỳ Chính phủ 2002 – 2007, có bộ Công nghiệp và BộThương mại, nhưng từ sau năm 2007, chức năng, nhiệm vụ của hai bộ này gộp lại và

tổ chức thành Bộ Công thương; Bộ Thủy sản không còn nữa mà thay vào đó là một

số chức năng, nhiệm vụ chuyển sang giao cho Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện

- Cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN Việt Nam được tổ chức gần như tương tựnhau ở cả 4 cấp chính quyền: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Điều này dođặc thù trong cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ của Việt Nam Chưa phânbiệt được rõ nét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy HCNN Việt Nam đều hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm tính thứ bậc chặt chẽ trong nền hành chính.Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương

- Tuy có cải cách theo hướng gọn nhẹ, tinh giản biên chế, thành lập cơ quan đangành, đa lĩnh vực nhưng hiện nay, vẫn có xu hướng mở rộng quy mô bộ máyHCNN Có hiện tượng cục nâng lên thành tổng cục, phòng nâng lên thành ban,… làmcho bộ máy càng ngày càng phình to và tăng biên chế

Qua thống kê cho thấy: Năm 1996: 10.848 đơn vị hành chính các cấp, trong

đó, cấp tỉnh là 53 đơn vị, gồm 50 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện

là 574 đơn vị, gồm 475 huyện, 21 quận, 62 thị xã, 16 thành phố thuộc tỉnh; cấp xã là10.221 đơn vị, gồm 8.862 xã, 856 phường, 503 thị trấn

Năm 2000: 11.154 đơn vị, trong đó, cấp tỉnh là 61 đơn vị; cấp huyện là 615đơn vị; cấp xã là 10.478 đơn vị

Năm 2004, (bắt đầu nhiệm kỳ 2004-2009): 11.502 đơn vị hành chính, trong đó,cấp tỉnh là 64 đơn vị; 662 đơn vị cấp huyện; 10.776 đơn vị cấp xã

Đến nay 30/9/2010: 11.863, trong đó cấp tỉnh có 63 đơn vị, gồm 58 tỉnh, 5thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện có 697 đơn vị, gồm 554 huyện, 47 quận,

46 thị xã, 50 thành phố thuộc tỉnh; cấp xã có 11.109 đơn vị, gồm 9.091 xã, 1.391phường, 627 thị trấn

Như vậy qua 13 năm: số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh tăng thêm 10 đơn vịcấp tỉnh); cấp huyện tăng thêm 123 đơn vị; cấp xã tăng thêm 888 đơn vị

- Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND với tập thểUBND chưa rõ ràng, rành mạch nhất là khi xảy ra hậu quả kinh tế - xã hội khó quykết trách nhiệm cá nhân

- Cơ quan HCNN Việt Nam chia làm 2 loại Cơ quan HCNN có thẩm quyềnchung và cơ quan HCNN có thẩm quyên riêng

Cơ quan HCNN có thẩm quyền chung là Chính phủ và UBND các cấp hoạtđộng theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Trên cơ sở phát huy tráchnhiệm cá nhân người đứng đầu và các thành viên trong tổ chức

Trang 21

Cơ quan HCNN có thẩm quyền riêng là Bộ, cơ quang ngang bộ, sở, cơ quanngang sở, phòng và cơ quan tương đương Hoạt động theo nguyên tắc chịu tráchnhiệm cá nhân Chế độ một thủ trưởng.

- Với cơ cấu tổ chức như hiện nay, các cơ quan HCNN Việt Nam hoạt độngvẫn chú trọng lãnh đạo tập thể Dễ gây ra tình trạng “thừa trách nhiệm tập thể nhưngthiếu trách nhiệm cá nhân”

- Cơ cấu tổ chức của cơ quan HCNN Việt Nam có nhiều cấp phó Ví dụ, theoquy định mỗi Bộ có không quá 4 thứ trưởng nhưng trên thực tế, hầu hết các bộ đều cótrên 4 thứ trưởng, cá biệt có một số bộ có đến 8, 9 thứ trưởng Điều này làm giảm đivai trò của người đứng đầu trong cơ chế phát huy trách nhiệm cá nhân

Vấn đề 6: Cán bộ công chức:

Hãy phân biệt các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức 2010

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm

2010, thì các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức được hiểu như sau:

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung

là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xãhội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làmviệc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từquỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Trang 22

Như vậy qua các quan niệm trên về cán bộ, công chức, viên chức, chúng ta cóthể phân biệt khái quát cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Cách thức

hình thành

Bầu cử, phêchuẩn, bổ nhiệm

Tuyển dụng, bổ nhiệm Tuyển dụng theo chế độ

ở trung ương,cấp tỉnh và cấphuyện

Trong cơ quan:

- Đảng

- Nhà nước

- Tổ chức chính trị - xãhội

ở cấp trung ương, cấptỉnh và cấp huyện

- Trong Quân đội(nhưng không phải là

sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, côngnhân quốc phòng)

- Trong Công an(nhưng không phải là

sĩ quan, hạ sĩ quan,chuyên nghiệp)

- Bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp cônglập: bệnh viện công lập,trường học công lập,viện nghiên cứu cônglập,…

Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không trong biên chế,

tuyển theo vị trí việclàm, theo hợp đồng làmviệc

Hưởng lương Ngân sách nhà

Trang 23

Vấn đề 7 Tính tất yếu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Cải cách hành chính là một trong những nội dung cơ bản của khoa học nghiên cứu vềhành chính nói chung và hành chính Nhà nước nói riêng Ngày nay, cải cách hànhchính là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm cả về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận, cải cách hành chính nhằm tìm ra mô hình Chính phủ, mô hìnhthực thi quyền hành pháp sao cho phù hợp với yêu cầu mới; xác định nội dung, trình

tự cách thức tiến hành cải cách hành chính; tác động của nó tới các ngành, các lĩnhvực khác

Về mặt thực tiễn, cải cách hành chính nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ phục vụ cho công cuộc xây dựng vàphát triển đất nước

ở Việt Nam, ngày từ Đại hội VI của Đảng đã xác định: “để thiết lập cơ chếquản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức, bộ máy của các cơquan”1 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1/1995)khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính: tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnNhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chínhQuốc gia

Cải cách hành chính là một phạm trù của khoa học hành chính Do chế độchính trị khác nhau, trình độ và giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của các nướckhác nhau và do sự khác biệt về quan điểm và góc độ nghiên cứu mà giữa các nước

có những cách hiểu khác nhau về khái niệm cải cách hành chính

Theo nghĩa rộng: Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi căn bản, lâu

dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ýthức của bộ máy Nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cánhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực,hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ hàng hóa) phục vụ nhân dân thông quaphương thức tổ chức và thực hiện quyền lực

Như vậy, theo nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế

có chủ định nhằm cải tiến một cách căn bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộmáy Nhà nước: lập kế hoạch, định chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính, chỉ huyphối hợp, kiểm tra, thông tin và đánh giá

Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao

hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính

cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộmáy hành chính Nhà nước

Theo tài liệu của Liên Hợp quốc năm 1971, cải cách hành chính là những cógắng có chủ định nhằm đưa những thay đổi cơ bản vào hệ thống hành chính Nhànước thông qua cải cách có hệ thống hoặc các phương thức để cải tiến ít nhất mộttrong bốn yếu tố cấu thành của nền hành chính: thể chế, cơ cấu tổ chức, nhân sự, tàichính công

Trang 24

Ở Việt Nam, theo Nghị quyết Trung ương tám, lần thứ VII, thì cải cách hànhchính là: trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện thểchế của nền hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chínhcác cấp và đội ngũ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa nền hành chính công phục vụ dân

Như vậy, hiểu chung nhất CCHC là sự thay đổi có kế hoạch, theo một hoặcmột số mục tiêu nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm làmcho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, tổchức, doanh nghiệp Cải cách hành chính thường phải bao gồm đồng bộ 4 bộ phậncấu thành là cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, công chức công vụ

và cải cách tài chính công

CCHC là một tất yếu khách quan xuất phát từ cả nguyên nhân bên trong lẫnnguyên nhân bên ngoài, từ cả nguyên nhân khách quan nhẫn chủ quan

Thứ nhất, CCHC là một tất yếu khách quan trước sự phát triển của nền kinh tế

xã hội Sự phát triển của kinh tế xã hội buộc nền hành chính phải có sự thay đổi phùhợp mới có thể quản lý và dẫn dắt nền kinh tế xã hội phát triển theo đúng định hướng,mục tiêu của nhà quản lý Biểu hiện của sự phát triển niền KTXH đó là:

- Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộccông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới đòi hỏi Nhà nước, trựctiếp là nền hành chính phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực quản lý theo cơchế mới bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Đặt ra yêu cầu phảinhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủnghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho

sự phát triển của đất nước Do đó, nền hành chính phải là bộ máy thực thi quyền lựcchính trị và hiệu quả cao để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

- Một xã hội dân sự - xã hội công dân phát triển mạnh và có những biến đổi sâusắc (các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ) ngày càng đa dạng vừachứa đựng những yếu tố tích cực và hạn chế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật

và một nền pháp chế tương ứng, một kỷ cương xã hội, bảo đảm quyền tự do, dân chủcủa công dân và nền trật tự xã hội mới; đòi hỏi một nền hành chính năng động, nhạybén, linh hoạt ứng xử trước mọi tình huống

- Xu thế đa cực hóa và toàn cầu hóa, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước vềkinh tế, văn hóa, chính trị buộc Chính phủ các nước phải có những cải cách phù hợp

để thích ứng với sự phát triển chung của nhân loại Toàn cầu hóa vừa tạo động lựccho công tác quản lý của Chính phủ vừa đặt ra cho công tác quản lý của Chính phủnhững vấn đề phức tạp Đặt ra yêu cầu nền hành chính phải hoạt động phù hợp vànắm bắt được quy luật chung trong sân chơi quốc tế

- Chính phủ có sự chuyển từ quan điểm quan liêu sang quan điểm trách nhiệm,

từ quan điểm quản chế, cai trị sang quan điểm phục vụ nhân đân Toàn cầu hóa cũng

Trang 25

thuyền” Do đó, nền hành chính phải thay đổi quan niệm, cácch thức và phương phápquản lý Theo hướng xây dựng chính phủ nhỏ chức năng lớn Chính phủ chỉ tập trungcông việc vĩ mô, các công việc khác thì phân quyền, phân cấp cho các cấp địaphương thực hiện

Những yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản đang đặt ra cho công cuộc cải cáchhành chính Nhà nước Cải cách hành chính Nhà nước nhanh, mạnh, đúng đắn sẽ làyếu tố thúc đẩy đất nước phát triển bền vững

Thứ hai, Cải cách hành chính là tất yếu do những yếu kém bên trong và vai trò của cải cácch hành chính trong quá trình cải cách bộ máy Nhà nước CCHC là trọng tâm của CC bộ máy NN.

Trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa VII nêu rõ nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới của toàn Đảng, toàn dân ta

là “ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”

- Hệ thống hành chính Nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp,điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội theo pháp luật Đó là một bộ phậnnăng động nhất trong bộ máy Nhà nước Cải cách nền hành chính Nhà nước sẽ tácđộng tích cực tới toàn bộ hoạt động của cả bộ máy Nhà nước nói riêng và hệ thốngchính trị nói chung;

- Nền hành chính Nhà nước là một hệ thống rộng lớn trong thiết chế Nhà nước,bao gồm các mặt: pháp lý, tổ chức nhân sự và tài chính công Nó là chiếc cầu nốigiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việchàng ngày của Nhà nước phục vụ dân, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội Cải cách hànhchính cũng chính là cải cách phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề caoquyền công dân trong một xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa;

- Nền hành chính Nhà nước là hệ thống tổ chức và định chế thực thi quyềnhành pháp Cải cách nền hành chính Nhà nước sẽ tác động tới việc cải tiến mối quan

hệ chức năng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy quyền lựcNhà nước và do đó, có ảnh hưởng rất lớn tới công cuộc đổi mới hệ thống chính trị;

- Nền hành chính Nhà nước là nơi tập trung số lượng nhân viên đông nhất sovới tất cả các nhóm nghề nghiệp khác trong xã hội Cải cách nền hành chính Nhànước cũng chính là đổi mới phương thức, tác phong làm việc và nâng cao phẩm chấtcủa đội ngũ cán bộ, công chức hùng hậu trong bộ máy Nhà nước nhằm xây dựng mộtnền hành chính phục vụ dân có hiệu quả Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc thayđổi quan điểm về hệ thống giá trị xã hội và đạo đức của một bộ phận rất lớn dân cư,

từ đó ảnh hưởng tích cực đến những nhóm xã hội khác

- Nền hành chính Nhà nước là nơi tụ điểm, biểu hiện rõ nhất, tập trung nhấtnhững ưu việt của chế độ, cũng như các nhược điểm, khuyết điểm của bộ máy Nhà nướctrong giai đoạn cách mạng mới Vì vậy, để củng cố lòng tin của dân vào chế độ và thayđổi để thích ứng với tình hình mới, cải cách nền hành chính Nhà nước phải là trọng tâmtrong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 26

Hiện nay, tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, thủ tụchành chính rườm rà, gây nhiều phiền hà cho CD, TC; CB,CC quan liêu, hách dịch, xadân, làm cho dân mất niềm tin vào hoạt động của cơ quan công quyền Đặt ra yêucầu phải đổi mới, cải cách nền HCNN.

Phần B: Nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế, cải cách tổ chức

bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công)

Vấn đề 8: Anh (chị) hãy phân tích các điểm mới trong quy định về quyền lợi công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Luật Cán bộ, công chức (CBCC) năm 2008 thay thế Pháp lệnh CBCC nhằmđáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực,hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ

Luật CBCC được ban hành với các quan điểm chỉ đạo là: thể chế hóa đầy đủchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách chế độ công vụ,công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và

vì nhân dân; hoàn thiện chế độ công vụ và quản lý CBCC phải bảo đảm sự đồng bộvới các nội dung đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm tính minh bạch, công khai và tính

tự chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ; bảo đảm tính kế thừa và phát triển củacác quy định hiện hành về công vụ và CBCC; vừa phù hợp với thể chế chính trị vàcác giá trị văn hóa của Việt nam, vừa tiếp cận được với các thành tựu của các nềncông vụ trên thế giới

Tuân thủ các quan điểm chỉ đạo nêu trên, Luật CBCC năm 2008 đã thể hiệnnhiều nội dung mới và tiến bộ, mang tính cải cách mạnh mẽ so với Pháp lệnh CBCCban hành năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2000, 2003) Trong các nộidung này, có nhiều điểm mới, cải cách về quy định quyền lợi của công chức

Nếu như Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung cácnăm 2000, 2003 với các quy định về quyền của công chức đã thể hiện được sự chăm

lo, quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ công chức thông qua các nộidung:

- Hưởng lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, từng bước đượchưởng các chính sách về nhà ở, điều kiện làm việc, đi lại Công chức làm việc ở vùngsâu, miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc làm những việc có hại chosức khoẻ đều được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định

- Các quyền lợi về nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng; các chế độ trợ cấpbảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, chế độ

tử tuất; quyền lợi đối với cán bộ, công chức nữ theo quy định của Luật Lao động

- Được quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp

Trang 27

luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoahọc, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

- Được xét công nhận là liệt sĩ nếu hy sinh khi làm nhiệm vụ, công vụ

- Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định…

Trên cơ sở kế thừa những quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức về quyềncủa công chức, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã bổ sung và hoàn thiện thêm một

số nội dung mới liên quan đến quyền của công chức, bao gồm:

- Về quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ:

+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, công vụ

+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc theo quy định

+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.Đây là những vấn đề cần được khẳng định, luật pháp hoá để cán bộ, công chức

có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

- Về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương đã được bổ sung thêmquy định về việc thanh toán lương làm thêm giờ, lương làm đêm, công tác phí và cácchế độ khác theo quy định của pháp luật

- Về quyền liên quan đến nghỉ ngơi: Bổ sung thêm quy định trường hợp do yêucầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngàynghỉ hàng năm thì ngoài lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiềnlương cho những ngày không nghỉ

Bên cạnh các quyền của công được bổ sung và hoàn thiện, Luật Cán bộ, côngchức đã quy định thêm một chương riêng (Chương VII) quy định các điều kiện bảođảm thi hành công vụ gồm công sở, nhà ở công vụ, trang thiết bị làm việc trong công

sở, phương tiện đi lại để thi hành công vụ Quy định này để nhằm nhấn mạnh rằng:việc hoàn thành tốt công vụ của công chức không thể thiếu trách nhiệm của Nhà nướctrong việc bảo đảm các điều kiện làm việc liên quan Đặc biệt, liên quan đến tráchnhiệm của Nhà nước bố trí phương tiện đi lại để thi hành công vụ cho cán bộ, côngchức, Luật đã quy định trường hợp cơ quan không bố trí được phương tiện đi lại thìcông chức được thanh toán chi phí đi lại theo quy định của Chính phủ

Vấn đề 9: Nêu các nội dung cơ bản trong cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam Theo anh (chị), ở Việt Nam hiện nay nên ưu tiên cải cách những nội dung gì và lí giải tại sao?

CCHC là sự thay đổi có kế hoạch, theo một hoặc một số mục tiêu nhất định do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm làm cho hệ thống này trở nên hiệuquả hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp Cải cáchhành chính thường phải bao gồm đồng bộ 4 bộ phận cấu thành là cải cách thể chếhành chính, cải cách tổ chức bộ máy, công chức công vụ và cải cách tài chính công

Trang 28

- Cải cách thể chế

- Cải cách tổ chức bộ máy

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Cải cách tài chính công

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của giai đoạn 2001 – 2010, giai đoạn

2011 – 2020 tiếp tục đề ra 6 nội dung CCHC gồm có:

c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết làthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phânphối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;

d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan,lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu

tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trongnền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định rõ quyền

sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất;

đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định

rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước;tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinhdoanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốnnhà nước;

e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hoá theo hướng quyđịnh rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụtrong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;

g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bảnquy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân các cấp;

h) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước

và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ýkiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và vềquyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

2 Cải cách thủ tục hành chính:

Trang 29

a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vựcquản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;b) Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếptục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nướcphát triển nhanh, bền vững Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đấtđai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; laođộng; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chínhphủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, cácngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy địnhcủa pháp luật;

đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiếtthực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ

ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cậpnhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanhnghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia

tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hànhchính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, cácquy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quyđịnh hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giámsát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp

3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trungương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đóđiều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn

vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nướckhông nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phichính phủ đảm nhận;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyềnđịa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chínhquyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp

Trang 30

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoángsản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra,thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao nănglực của từng cấp, từng ngành;

c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với

sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020;

d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm củacác đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nângcao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối vớidịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mứctrên 80% vào năm 2020

4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp

lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệpphát triển của đất nước;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, cóbản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dânthông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;

c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chứcdanh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, côngchức lãnh đạo, quản lý;

d) Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xâydựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;

đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụphù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thựchiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổnhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương),giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;

e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chứctrên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễnnhững người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân;quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng vớitrách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật,

vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thờigian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng

Trang 31

theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tốithiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;

h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảohiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, côngchức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, côngchức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội

Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theocấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại.Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viênchức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;

i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ củacán bộ, công chức, viên chức

5 Cải cách tài chính công:

a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho pháttriển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách

về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ

lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cảicách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước,nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợnước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn;c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triểnkhai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứngdụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ,các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sáchđào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tớixóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngânsách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chấtlượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;

đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm

lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, thể dục, thể thao

6 Hiện đại hoá hành chính:

a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính củaChính phủ trên Internet

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việccủa từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với

Trang 32

nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hànhchính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tửhành chính của Chính phủ trên Internet

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hànhchính nhà nước;

đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêucầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tậptrung ở những nơi có điều kiện

Lựa chọn nội dung nào để ưu tiên cải cách (câu hỏi mởi, anh chị có thể tự lựa chọn cho mình phương án tối ưu):

Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong giai đoạn hiện nay, trong 6 nội dung nàythi tập trung ưu tiên cho nội dung Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức Trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản:

Một là chất lượng cán bộ công chức, viên chức Để hình thành đội ngũ cán bộ,công chức chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu củanền kinh tế thị trường Bảo đảm chọn được người tài, người giỏi, người tâm huyếtvào làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước

Hai là: giải quyết căn bản vấn đề tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức,viên chức Bảo đảm công chức yên tâm làm việc, tận tâm làm việc

Ba là, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tinh thần và thái độphục vụ với người dân Khắc phục tệ nạn tham nhũng, lãnh phí

Việc ưu tiên cho các nội dung này bởi lý do:

Một là: Con người – công chức vừa là người hoạch định chính sách, xây dựngthủ tục,… nhưng cũng chính là người thực hiện thủ tục, thực hiện chính sách

Hai là, Con người – công chức chủ động thực hiện, là yếu tố chủ quan, là nhân

tố quyết định sự thành công hay thấy bại của cải cách hành chính Các yếu tố vậtchất, bộ máy, nếu không có con người tác động – là công chức thực hiện thì cũngkhôgn cải cách được

Ba là, Một trong các nguyên nhân tiêu cực, thủ tục rườm rà, , là năng lực củacông chức yếu kém, không có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tiền lương quáthấp,…

Bốn là: hiện nay nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất làchìa khóa để giải quyết mọi vấn đề

Năm là, trên thực tế, sau 10 năm thực hiện CCHC giai đoạn 2001 -2010, chúng

ta đề ra rất nhiều mục tiêu về cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục, tinh giản bộ máy, tài

Trang 33

Vấn đề 10: Trình bày các nghĩa vụ của công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 Đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ này của công chức

ở Việt Nam hiện nay

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008, - Công chức là công dân ViệtNam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế

và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn

vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Cũng trong Luật Công chức năm 2008, quy định công chức phải thực hiệnnhững nhóm nghĩa vụ cơ bản sau:

Nhóm nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, nhân dân:

- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước

Nhóm nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ:

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn được giao

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơquan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạmpháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong

cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao

- Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là

trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường

hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thihành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành,đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết địnhphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Nhóm nghĩa vụ đối với công chức là người đứng đầu

Trang 34

Ngoài việc thực hiện đối với Đảng, nhà nước và nghĩa vụ trong quá trình thựcthi công vụ như đã nêu ở trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quảhoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, thamnhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công

sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chứcthuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, háchdịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

Ngoài những nghĩa vụ được quy định trong luật Cán bộ, công chức, công chứccòn phải thực hiện những nghĩa vụ khác theo quy định của văn bản pháp luật có liênquan như Luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,…

Có thể nhận thấy rằng,CB,CC, VC ở Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành vớiĐảng, với Nhà nước Điều này thể hiện rất rõ là tình hình chính trị xã hội ổn định ỞViệt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo NN và XH Hầuhết đội ngũ CB, CC đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo đều là Đảng viên Đội ngũ này kiênđịnh với chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh

Về nghĩa vụ đối với dân, bên cạnh những công chức gần dân, sát dân, lắngnghe dân vẫn có một bộ phận không nhỏ CB,CC ngày càng xa dân, thời ơ, quan liêu,hách dịch với dân Nhiều hiện tượng, biểu hiện cho thấy CB,CC có sự thờ ơ, vô cảmvới dân Chỉ lo lợi, vun vén cá nhân Sự vô cảm của một bộ phận không nhỏ côngchức trong việc giải quyết các nhu cầu chính đáng và hợp pháp của dân đã được báochí, các cơ quan chức năng phản ánh nhiều trong thời gian gần đây đã ngày càng làmcho nhân dân mất lòng tin vào đội ngũ công quyền

Đối với nghĩa vụ trong quá trình thực thi công vụ do những quy định của phápluật còn thiếu chặt chẽ, vấn đề tiền lương, môi trường làm việc còn nhiều bất cập, dẫnđến tình trạng có một bộ phận CB,CC làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đứccông vụ quan liêu, tắc trách gây hậu quả trong quá trình thực thi công vụ Khi xảy ra

vi phạm, hậu quả thì đùn đẩy, đổ lỗi cho tập thể, trốn trách trách nhiệm cá nhân Một

số còn chây lười trong công tác Còn có tình trạng trong cơ quan, vẫn còn cán bộcông chức vừa làm vừa chơi, “chân trong, chân ngoài” Một số có biểu hiện tham ô,tham nhũng lãnh phí, thất thoát tài sản của nhà nước

Nhiều vụ việc tham ô, tham nhũng, hối lộ được phát hiện và xử lý, nhưng khi

xử lý thì có chiều hướng giảm nhẹ tội, hoặc chuyển sang tội khác nhẹ hơn Số vụ

Trang 35

trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay Do đó, Đảng và Chính phủ đã phải banhành cả Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quyđịnh những điều đảng viên công chứ không được làm, thành lập Ban chỉ đạo phòngchống tham nhũng từ trung ương tới địa phương để xử lý các vụ việc tham nhũng,lãng phí.

Công chức lãnh đạo thì quan liêu, hách dịch, quản lý buông lỏng, làm cho cấpdưới lợi dụng, gây ra sai phạm Một số có biểu hiện dung túng, bao che cho cán bộcấp dưới Hình thành nên cái mà hiện nay chúng ta gọi là: “nhóm lợi ích”, hay “lợiích nhóm” Chính vì điều đó mà Nghị quyết trung ương 4, khóa XI của Đảng mới đây

đã chỉ rõ những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay Nghị quyết cũng yêucầu cán bộ, công chức lãnh đạo các cấp phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếpxúc với dân và công chức cấp dưới để lắng nghe và giải quyết những vưỡng mắc kịpthời các bức xúc của dân, những vấn đề cần phải giải quyết

Do đó, theo tôi để nâng cao chất lượng thực thi công vụ và hiệu quả thực hiệncủa công chức là lãnh đạo, cần phải quy định chế độ và trách nhiệm cam kết

- Trước hết là cam kết trách nhiệm: Đây là cam kết chịu trách nhiệm khi tổ

chức công cộng đó không thực hiện đúng những điều đã cam kết Thí dụ, nếu tổ chức đókhông thực hiện đúng cam kết thì phải xin lỗi dân hoặc bồi thường thiệt hại cho dân

- Thứ hai, là xây dựng cơ chế thực hiện cam kết của công chức phục vụ dân, phục vụ cộng đồng, phục vụ đất nước: Cam kết phục vụ là một chế độ bao

gồm nhiều khâu Xác định phạm vi cam kết, công bố nội dung phục vụ, tiêu chuẩnphục vụ, trình tự phục vụ, hình thức trách nhiệm khi không thực hiện đúng cam kếtchỉ là bước đầu tiên Điều quan trọng là thực hiện cam kết, do đó phải có cơ chế thựchiện cam kết Cơ chế thực hiện cam kết bao gồm cơ chế giám sát từ bên ngoài, cơ chếquản lý nội bộ, sự bảo đảm về mặt kỷ thuật Cơ chế thực hiện cam kết bao gồm :

- Tăng cường lãnh đạo đối với chế độ cam kết phục vụ Chế độ cam kết phục

vụ là một việc hoàn toàn mới, do đó phải tăng cường lãnh đạo, điều hoà phối hợp vàhướng dẫn kỹ thuật Thí dụ ở Anh, bộ phận lãnh đạo việc thực hiện hiến chương côngdân, chịu trách nhiệm thu thập thông tin về phong trào này và thông báo công khaicho xã hội biết

- Thiết lập và hoàn thiện cơ chế giám sát của xã hội Cơ sở để chế độ cam kếtphục vụ phát huy tác dụng là sự giám sát của xã hội Chủ thể giám sát bao gồm côngchúng, phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, mạng lưới giám sát xã hội.Thí dụ ở Anh, ban lãnh đạo hiến chương công dân đã thành lập 24 mạng lưới thôngtin về chất lượng phục vụ do hơn 1.000 người lãnh đạo các tổ chức công cộng và tổchức tư nhân hợp thành, mỗi quý xuất bản một cuốn “Tin tức cam kết phục vụ xãhội”, cung cấp miễn phí cho bạn đọc Thành phố Yên Đài đã thiết lập và kiện toàn cơchế giám sát của xã hội đối với tổ chức công cộng Ủy ban xây dựng thành phố quyđịnh ngày 5 hàng tháng là ngày tiếp dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tácxây dựng của thành phố; mỗi quý tổ chức tọa đàm một lần với nhân dân; thành lập 63mạng lưới giám sát trong thành phố; xây dựng chế độ giám sát viên, thông tin viên vềchế độ cam kết phục vụ xã hội; kết hợp sự giám sát của công chúng, sự giám sát của

Trang 36

- Tăng cường quản lý nội bộ về chế độ cam kết phục vụ Việc thực hiện nộidung và tiêu chuẩn đã cam kết, ở mức độ lớn, phụ thuộc vào trình độ quản lý nội bộcủa các cơ quan Để tăng cường và cải thiện thể chế quản lý nội bộ, trước hết cầnhoàn thiện những quy định về quản lý nội bộ bao gồm quy tắc chung, quy tắc phục vụ

cụ thể, trình tự làm việc, tiêu chuẩn công tác, quy định về kiểm tra, thưởng phạt Căn

cứ vào nhu cầu của chế độ cam kết phục vụ, xây dựng quy tắc chi tiết để có thể thôngqua sự cố gắng của nhân viên, đạt được chất lượng và tiêu chuẩn phục vụ đã cam kết

Việc thực hiện cam kết không những phụ thuộc vào những nhân viên trựctiếp làm việc đó mà còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện công tác Do đó, cầnthiết lập chế độ cam kết trong nội bộ cơ quan, tức là cam kết của bộ phận văn phòng,

bộ phận hậu cần, những người lãnh đạo đối với những người thao tác trực tiếp, baogồm chế độ quản lý, điều kiện công tác, điều kiện sinh hoạt

Việc thực hiện chế độ cam kết phục vụ không những đòi hỏi tính tích cực, tinhthần trách nhiệm của nhân viên mà còn đòi hỏi bảo đảm về mặt kỹ thuật như muasắm thiết bị, thiết kế phần mềm, thiết kế hệ thống quản lý và giám sát tự động…

Ở nước ta, thời gian qua nhiều địa phương, nhiều ngành cũng đã bắt đầu quantâm đến sự hài lòng của nhân dân nên đã tiến hành lấy phiếu điều tra sự hài lòng củakhách hàng (công dân) đối với hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công của cơquan công quyền và xem sự hài lòng của công dân là thước đo kết quả của cải cáchhành chính Thiết nghĩ, đã đến lúc việc thực hiện cam kết phục vụ xã hội, phục vụcộng đồng của các cơ quan công quyền phải đặt thành chế độ, được quy định bằngmột văn bản có giá trị pháp lý cao hoặc được luật hóa chứ không chỉ dừng lại ở mức

độ đơn giản là xây dựng các “chỉ số” hài lòng, hợp lòng dân

Vấn đề 11 Tình hình cải cách tài chính công, tài sản công:

1 Nội dung cải cách:

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính.

Giai đoạn 2001 – 2010, nội dung cải cách tài chính công, tài sản công tập trungvào các vấn đề sau:

1 Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách bảo đảm tính thốngnhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương,đồng thời phát huy tính chủ động năng động sáng tạo và trách nhiệm của địa phương

và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách

2)Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các

cấp, tạo điều kiện cho chính địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương,

3)Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự

nghiệp,dịch vụ công trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ

Ngày đăng: 20/04/2014, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w