II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng & xác định kết quả
2.4. Trình tự kế toán bán hàng
Tại kho, số hàng sau khi bàn giao cho khách hàng, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ⇒ hàng đã được tiêu thụ. Kế toán phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 156 – Hàng hoá.
Ví dụ: Ngày 19/06/2007 Chi nhánh xuất bán 10.000 ly vàng 3A cho khách hàng
Căn cứ vào HĐBH số 114 và phiếu xuất kho số 0045 (Phụ lục 5) kế toán ghi:
Nợ TK 632 : 127.797.200 đ
Có TK 156 (vàng 3A): 127.797.200 đ
Căn cứ vào HĐBH số 65 và phiếu xuất kho số 0021 (Phụ lục 6) kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 632: 17.886.380 đ
Có TK 156: 17.886.380 đ
Cuối tháng căn cứ vào bảng cân đối kho của Chi nhánh, kèm theo các phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, từ đó kế toán vào sổ Cái TK 632. (Phụ lục 7)
3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.1 Kế toán chi phí bán hàng
Chi nhánh VBĐQ Hà Tây có các chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên; chi phí vật liệu bao bì, xăng dầu; chi phí dụng cụ đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hành khác; chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, nước, vệ sinh, điện thoại, chi phí về tài sản, chi phí thuê lao động khoán gọn, công tác phí) và các chi phí khác. Ngoài ra theo cách xác định của Chi nhánh thì phạm vi
chi phí bán hàng bao gồm cả chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá, đó là chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,...
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 641- Chi phí bán hàng.
Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên, kế toán lập bảng tính thanh toán tiền lương và hạch toán tiền lương phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên. - Khi thanh toán cho nhân viên, kế toán hạch toán: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên. Có TK 111: Tiền mặt.
Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết và Nhật ký chung, ghi Có TK 641 trong mẫu sổ cái TK 641 (Phụ lục 8)
Ví dụ: Trong tháng 06/2007 thanh toán các khoản chi phí sau: - Chi phí vật liệu, bao bì đóng gói, tiền xăng: 12.615.000 đ - Chi phí dụng cụ đồ dùng: 11.428.125đ
- Chi phí khấu hao TSCĐ: 17.575.235 đ,
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện nước vệ sinh, điện thoại, thuê lao động khoán gọn, chi phí về tài sản, công tác phí là 42.338.427 đ
- Tiền lương cho nhân viên: 153.839.000đ (tiền lương gồm 2phần: V1 và V2, trong đó V1: lương cơ bản (theo Nghị định 205 CP) là 57.114.000đ, V2: là lương theo kết quả kinh doanh, các khoản phụ cấp. Chi nhánh trích BHYT 2%, BHXH 15% theo lương cơ bản (V1) và KPCĐ 2% theo lương thực tế (V1 + V2).
- Chi phí khác bằng tiền: 9.936.000 đ
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán định khoản như sau: - Chi phí vật liệu, bao bì đóng gói, tiền xăng:
Nợ TK 641(2): 12.615.000 đ
Có TK 111: 12.615.000 đ - Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng phẩm:
Có TK 111: 11.428.125 đ - Chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 641(4): 17.575.235 đ
Có TK 214: 17.575.235 đ - Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 641(7): 42.338.427 đ
Có TK 111: 42.338.427 đ - Chi phí bằng tiền khác:
Nợ TK 641(8): 9.936.000 đ
Có TK111: 9.936.000 đ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Nợ TK 641(1): 153.839.000 đ Có TK 334: 153.839.000đ Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK 641: 12.786.160 đ Có TK 338(2): 3.076.780 đ (2% x 153.839.000) Có TK 338(3): 8.567.100 (15% x 57.114.000) Có TK 338(4): 1.142.280 đ (2% x 57.114.000) Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911
Nợ TK 911 : 260.517.947 đ
Có TK 641 : 260.517.947 đ
3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Do Chi nhánh VBĐQ Hà Tây tập hợp mọi chi phí phát sinh trong kỳ kế toán vào chi phí bán hàng nên nội dung chi phí QLDN chỉ gồm: Thuế phí và lệ phí.
* Tài khoản sử dụng : TK 642 - Chi phí QLDN
Ví dụ: Trong tháng 06/2007 có khoản chi phí phát sinh sau: phí và lệ phí 224.000 đ (Phụ lục 9)
Kế toán định khoản như sau:
Có TK 111: 224.000 đ
Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết và sổ Nhật ký chung, ghi Có TK 642 trong mẫu sổ Cái TK 642 rồi kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911: 224.000 đ
Có TK 642: 224.000 đ
4. Kế toán xác định kết quả bán hàng
4.1. Phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng được xác định theo công thức:
Kết quả bán hàng = DT thuần – Giá vốn hàng bán – CP BH – CP QLDN (trong đó DT thuần = DT bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu)
4.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Sử dụng các tài khoản liên quan: TK511, TK632, TK 641, TK642, TK 911 để xác định kết quả bán hàng.
4.3. Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh
Chi nhánh thực hiện việc xác định kết quả bán hàng theo từng tháng, quý, năm.
Cuối kỳ, khi tập hợp xong số liệu, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển về TK911 và căn cứ vào số phát sinh Nợ- Có của tài khoản này để kết chuyển sang TK421 –“ Lãi chưa phân phối” từ đó xác định được kết quả lãi, lỗ. (Phụ lục 10)
Tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
(*) = Doanh số của hàng hoá bán ra – Giá vốn của hàng hoá bán ra
Ví dụ: Trích số liệu tháng 06/2007 của Chi nhánh VBĐQ Hà Tây:
Số thuế GTGT phải nộp
GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
(*)
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Doanh thu bán hàng: 51.293.398.000 đ Giá vốn hàng bán: 50.937.525.035 đ Chi phí bán hàng: 260.517.947 đ Chi phí QLDN: 224.000 đ Số thuế GTGT phải nộp: 35.587.297 đ
(Theo công thức tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp ở trên: GTGT của hàng hoá chịu thuế = 51.293.398.000 - 50.937.525.035 = 355.872.970đ
Số thuế GTGT phải nộp = 355.872.970 x 10% = 35.587.297đ)
Tính doanh thu thuần:
Doanh thu thuần = Doanh số hàng hoá bán ra – Các khoản giảm trừ doanh thu
= 51.293.398.000 - 35.587.297 = 51.257.810.703 đ - Khi nộp thuế cho Nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 333(1): 35.587.297 đ
Có TK 112: 35.587.297 đ
- Khi kết chuyển doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511: 51.257.810.703 đ
Có TK 911 51.257.810.703 đ
- Khi kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK 911: Nợ TK 911: 50.937.525.035 đ
Có TK 632: 50.937.525.035 đ
- Khi kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 260.517.947 đ
Có TK 641 : 260.517.947 đ - Khi kết chuyển chi phí QLDN :
Nợ TK 911 : 224.000 đ
Có TK 642 : 224.000 đ
Kết quả bán hàng = DT thuần – Giá vốn hàng bán – CP BH – CP QLDN = 51.257.810.703 – 50.937.525.035 – 260.517.947 – 224.000
- Khi kết chuyển lãi sang TK 421: Nợ TK 911: 59.543.723 đ
Có TK 421 : 59.543.723 đ
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG
TẠI CHI NHÁNH VBĐQ HÀ TÂY
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
Từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường Chi nhánh VBĐQ Hà Tây cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước khác bước đầu đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng với sự cố gắng vượt bậc, Chi nhánh đã thích ứng được với cơ chế quản lý mới và ngày càng phát triển trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán với những ưu điểm sau:
- Về bộ máy kế toán: Mô hình bộ máy kế toán của Chi nhánh gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân cấp rõ ràng.
- Về vận dụng tài khoản kế toán: Kế toán Chi nhánh đã vận dụng hợp lý các tài khoản theo quy định số 1411- TC/ QĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính.
- Về sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách nói chung được lập đầy đủ, chi tiết và khoa học đã đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, dễ hiểu. Điều này góp phần giúp cho ban Giám đốc Chi nhánh dễ theo dõi có thể đưa ra đường lối kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
- Về công tác tổ chức hạch toán ban đầu: Với việc tổ chức bộ chứng từ đầy đủ và hợp lý đã giúp cho kế toán bán hàng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, đầy đủ, bảo đảm tính chính xác cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra.
- Về ứng dụng tin học: Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán và nhân viên kế toán được đào tạo sử dụng thành thạo phần mềm kế toán đã góp phần vào việc tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh được nhanh, gọn nhẹ, linh hoạt.
2. Nhược điểm
Từ khi thành lập đến nay Chi nhánh đã vượt qua những chặng đường thử thách, gặt hái được nhiều thành công và tự khẳng định được mình trên thương trường. Để có những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ kế toán trong Chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số tồn tại, nếu khắc phục được sẽ giúp bộ máy kế toán của Chi nhánh hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả hơn:
Chi nhánh chưa mở TK 521 - “Chiết khấu thương mại” khi bán hàng với số lượng lớn. Chi nhánh đã thực hiện việc giảm giá cho khách hàng khi mua với số lượng lớn bằng cách trừ thẳng vào tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (do Chi nhánh có chính sách giá bán buôn riêng). Điều này sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, đối chiếu cuối tháng.
2.2. Về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hầu hết các khoản nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh đều hạch toán vào TK641, chỉ có phát sinh chi phí thuế phí và lệ phí được hạch toán vào TK642. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi, đối chiếu để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết.
2.3. Về việc ghi nhận chi phí mua hàng
Trong kỳ phát sinh chi phí mua hàng (bao gồm tiền vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản trong hàng cho đến khi nhập kho) Chi nhánh đã tập hợp vào TK641. Việc hạch toán như vậy sẽ làm chi phí bán hàng của Chi nhánh tăng cao và không phản ánh rõ ràng giữa chi phí mua hàng và chi phí bán hàng.
2.4. Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay Chi nhánh vẫn chưa sử dụng TK 159 - “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Điều này sẽ dẫn đến lúng túng trong việc xử lý các nghiệp vụ phát sinh do giá vàng tăng giảm bất thường.
2.5. Về kế toán giá vốn hàng bán
Trong kỳ, khi tính giá vốn hàng bán Chi nhánh sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Do vàng bạc đá quý là những loại hàng hoá đặc biệt, chủ yếu là nhập khẩu nên có giá không ổn định, thay đổi theo biến động của thị trường trong và ngoài nước. Nếu tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền sẽ không phản ánh chính xác được giá vốn.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG. TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán bán hàng tại Chi nhánh em thấy công tác kế toán nói chung và hạch toán các nghiệp
vụ nói riêng đã đảm bảo tuân thủ mọi chính sách, chế độ phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh. Việc tổ chức công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát cả về tài sản và tiền vốn của Chi nhánh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số tồn tại, nhiều vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý. Xuất phát từ những điểm còn tồn tại này sau khi nghiên cứu, dựa trên những kiến thức đã học ở trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh như sau:
1. Về kế toán khoản giảm trừ doanh thu
Để tiện cho việc theo dõi, khi khách hàng mua với số lượng lớn, Chi nhánh nên mở TK521 – Chiết khấu thương mại và được hạch toán như sau:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại.
Có TK 111, 112: Số tiền CKTM cho khách hàng. Cuối tháng kế toán thực hiện kết chuyển TK 521 sang TK 511:
Nợ TK 511: Số tiền CKTM cho khách hàng. Có TK521: Số tiền CKTM cho khách hàng.
Ví dụ: Hoá đơn bán hàng số 114, lúc 10h ngày 19/06/2007 khách hàng mua 10.000 ly vàng 3A với đơn giá 12.890 đồng/ly (1.289.000 đ/chỉ). Theo giá niêm yết thì vàng 3A có giá 1.291.000 đồng/chỉ, như vậy khách hàng đã được giảm trực tiếp vào hoá đơn bán hàng là 2.000đồng/chỉ. Khi mở TK521, nghiệp vụ được định khoản lại như sau:
Nợ TK 521: 200.000 đ
Có TK 111: 200.000 đ Cuối kỳ kết chuyển TK 521 sang TK 511:
Nợ TK 511: 200.000 đ
Có TK 521: 200.000 đ
2. Về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh của bộ phận quản lý doanh nghiệp vào TK 642 - “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
- Chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Ví dụ: Trong tháng 06/2007 có các khoản chi phí phát sinh (đã được hạch toán vào TK641): lương công nhân viên: 59.300.000đ (tiền lương gồm 2phần: V1 và V2, trong đó V1: lương cơ bản (theo Nghị định 205 CP) là 29.914.000đ, V2: là lương theo kết quả kinh doanh, các khoản phụ cấp. Chi nhánh trích BHYT 2%, BHXH 15% theo lương cơ bản (V1) và KPCĐ 2% theo lương thực tế (V1 + V2). Chi phí KHTSCĐ: 10.445.000 đ. Chi thuế phí và lệ phí 224.000 đ. Chi phí điện nước, điện thoại: 6.203.700 đ. Chi phí hành chính, tiếp khách: 4.378.000 đ.
Nên hạch toán vào TK642 như sau: - Nợ TK 642(1): 59.300.000 đ Có TK 334: 59.300.000 đ - Nợ TK 642(1): 6.271.380 đ Có TK 338(2): 1.186.000 đ (59.300.000 đ x 2%) Có TK 338(3): 4.487.100 đ (29.914.000đ x 15%) Có TK 338(4): 598.280 đ (29.914.000 x 2%) - Nợ TK 642(4): 10.445.000 đ Có TK 214: 10.445.000 đ - Nợ TK 642(5) 224.000 đ Có TK 111: 224.000 đ - Nợ TK 642(7) 6.203.700 đ Có TK 111: 6.203.700 đ - Nợ TK 642(8): 4.378.000 đ Có TK 111: 4.378.000 đ
Cuối kỳ, kết chuyển sang TK911: Nợ TK911: 86.822.080 đ
3. Về việc ghi nhận chi phí mua hàng
Trong kỳ phát sinh chi phí mua hàng (bao gồm tiền vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản trong hàng cho đến khi nhập kho) Chi nhánh đã tập hợp vào TK641. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đúng giá mua hàng đầu vào và giá vốn hàng bán ra.
Do đó phương pháp hạch toán chi phí mua hàng nên làm như sau : - Xác định đối tượng chi phí mua hàng.
- Khi phát sinh chi phí mua hàng, kế toán nên hạch toán vào TK156(2) và định khoản như sau:
Nợ TK156(2): Chi phí mua hàng phát sinh.
Có TK111, 112: Tiền mặt (hoặc tiền gửi ngân hàng).
Cuối kỳ, kế toán chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra, từ đó xác định giá vốn hàng bán ra.
4. Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Do vàng, bạc, đá quý là những loại hàng hoá có giá không ổn định, thay đổi theo biến động của thị trường nên doanh nghiệp hàng năm phải lập khoản dự