I. Thực trạng việc tổng hợp hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương
2. Tổ chức luồng thông tin
2.1. Trung ương
- Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm tổng hợp và công bố số liệu theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về lĩnh vực công nghiệp và thương mại sử
dụng chung cho các cấp hành chính.
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp: các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ, Vụ Kế hoạch (phòng Thống kê) là đơn vị đầu mối tổng hợp, phân tích theo yêu cầu cụ thể
của Chính phủ, của Lãnh đạo Bộ, của các Bộ, ngành khác...
Đối với lĩnh vực thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá: Trước năm 1996, Bộ Thương mại, nay là Bộ Công Thương trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cùng với Tổng Cục Thống kê công bố số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu.
Từ năm 1996 đến năm 2008 hàng tháng, Tổng cục Hải quan cung cấp số liệu xuất nhập khẩu cho Tổng Cục Thống kê và Bộ Công thương theo 3 kỳ, mỗi kỳ 10 ngày, nội dung cung cấp 2 kỳ đầu có 2 chỉ tiêu chính là: số liệu xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng, kỳ thứ ba có đầy đủ các chỉ tiêu theo hệ
cấp số liệu theo 2 kỳ, kỳ 1 chỉ gồm những chỉ tiêu chính, kỳ 2 có đầy đủ các chỉ tiêu theo hệ thống chỉ tiêu nêu trên.
Do việc cập nhật số liệu Hải quan từ các địa phương còn chậm, trong khi yêu cầu báo cáo của các cấp lãnh đạo thường vào khoảng ngày 22-25 hàng tháng, vì vậy để có số liệu báo cáo kịp thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã chủ trì thành lập nhóm công tác về xuất nhập khẩu gồm có Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở số liệu của kỳ 1, ước số liệu cả tháng phục vụ yêu cầu thông tin kịp thời cho lãnh đạo các Bộ, ngành. Vào khoảng ngày 10 của tháng tiếp theo, sau khi đã cập nhật đầy đủ, Tổng Cục Hải quan gửi các cơ quan nêu trên báo cáo chính thức của tháng trước đó với các số
liệu đầy đủ theo hệ thống chỉ tiêu.
Thu thập thông tin từ các đơn vị thuộc Bộ
Ngoài những chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại trong hệ
thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, một số chỉ tiêu thống kê liên quan đến ngành công nghiệp được Bộ
Công nghiệp (trước đây) yêu cầu báo cáo theo tinh thần công văn số
4802/CV-KH ngày 23 tháng 10 năm 2003 quy định báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc Bộ.
Theo quy định, Bộ nhận các chỉ tiêu thống kê thông qua báo cáo trực tiếp của các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ hoặc từ báo cáo tổng hợp của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ. Định kỳ, báo cáo được gửi về Vụ Kế hoạch bằng văn bản, bằng fax, bằng email. Do việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê
được cải thiện nên báo cáo của các đơn vị về cơ bản là đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu thu thập thông tin của Bộ, điển hình là các đơn vị như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá
Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam…Vì vậy, công tác thu thập thông tin thống kê nói chung và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê nói riêng đã thuận tiện hơn so với trước.
Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê được các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty cung cấp, hàng tháng, Phòng Thống kê của Bộ tổng hợp số liệu, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đột xuất nổi bật trong tháng. Do thời gian khẩn trương, số liệu thu thập là ước tính, số
lượng chỉ tiêu thống kê báo cáo tháng ít nên phân tích đơn giản chỉđề cập đến tình hình và kết quả tiến độ thực hiện các chỉ tiêu. Hàng quý và hàng năm số
chỉ tiêu thống kê nhiều hơn, có những năm trùng với năm cuối của kế hoạch 5 năm nên số lượng chỉ tiêu thống kê thu thập nhiều và phong phú hơn.
Do phạm vi thu thập hẹp chỉ trong nội bộ các doanh nghiệp thuộc Bộ
nên Bộ Công Thương không có đủ số liệu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại thuộc các Bộ, ngành và các thành phần kinh tế khác cũng như số liệu của các doanh nghiệp địa phương, vì vậy,
để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại của toàn ngành, Bộ sử dụng số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê để phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế theo quy định của Chính phủ. Số liệu của các doanh nghiệp thuộc Bộ chỉ để phân tích trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
Thu thập thông tin từ các Sở Công Thương
Tổng cục Thống kê là cơ quan thu thập và công bố các chỉ tiêu thống kê công nghiệp và hoạt động kinh doanh thương mại từ các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước. Để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, Bộ Công nghiệp (trước đây) đã ban hành công văn số
5303/CV-CNĐP ngày 24 tháng 11 năm 2003 về việc tăng cường công tác thống kê công nghiệp địa phương, trong đó chi tiết các chỉ tiêu thống kê cần
thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình nhằm đáp ứng một cách tốt nhất, kịp thời nhất yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các địa phương trong công tác hoạch định chiến lược, chính sách và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển kinh tế địa phương. Các chỉ tiêu thống kê từ các Sở Công Thương được thu thập chủ yếu qua biểu mẫu chếđộ báo cáo thống kê định kỳ
của Tổng cục Thống kê và của Bộ Công Thương. Định kỳ, Bộ nhận được thông tin báo cáo của Sở Công Thương, về phần công nghiệp, Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị đầu mối, phối hợp với Phòng Thống kê của Bộ
cùng tổng hợp, phân tích theo yêu cầu cụ thể của Chính phủ, của Lãnh đạo Bộ, của các Bộ, ngành khác và của địa phương.
Các chỉ tiêu thống kê thu thập hàng tháng từ các Sở Công Thương tại Bộ Công Thương tuy còn thiếu nhưng cũng đủ để phân tích, đánh giá một cách khái quát tình hình phát triển công nghiệp và hoạt động thương mại của
địa phương. Trong các báo cáo quý, số chỉ tiêu thống kê thường nhiều hơn, phong phú hơn vì thời điểm báo cáo thường trùng với các hội nghị thường kỳ
của tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân địa phương nên việc chuẩn bị số liệu, đánh giá tình hình cũng chi tiết và sâu sắc hơn.
Mặc dù cùng sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê của Tổng cục Thống kê để thu thập số liệu nhưng số liệu được thu thập từ các địa phương của Bộ
Công Thương thường không khớp với số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, thông thường số liệu thường cao hơn, nguyên nhân do cách tính toán, tổng hợp hoặc báo cáo của địa phương đôi khi còn tính trùng, hoặc tính thiếu... Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi sử dụng số liệu để phân tích tình hình hoạt
động sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của toàn ngành, Bộ vẫn phải sử dụng số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê có tham khảo thêm những chỉ tiêu khác từ số liệu của Bộ thu thập nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất về số liệu của các báo cáo tháng, báo cáo quý hay báo cáo chuyên đề...
Tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu thống kê là một công tác hết sức quan trọng trong công tác thống kê. Thời gian qua, được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, sự hợp tác từ các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Sở
Công Thương nên các chỉ tiêu thống về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành. Một số chỉ tiêu thống kê đã được các doanh nghiệp chú trọng cung cấp đầy đủ hơn như: chỉ tiêu về
thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ thực hiện các công trình trọng
điểm, thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới doanh nghiệp... Vì vậy, chất lượng phân tích trong các báo cáo thống kê hàng quý, hàng năm ngày một nâng cao,
đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện hơn tình hình hoạt động của ngành. Ngoài các chỉ tiêu chung quy định trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành kèm theo Quyết định 305/QĐ- TTg đã nêu trên, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc Bộ còn xây dựng các chỉ tiêu thống kê mang tính chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý điều hành của các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhu cầu của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp. Đến nay hầu hết quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành của Bộ Công Thương đến năm 2020 đã được xây dựng và ban hành, là cơ sở, định hướng và mục tiêu phấn
đấu để phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp, thương mại góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2.2. Địa phương
- Cục Thống kê chịu trách nhiệm tổng hợp và công bố số liệu hàng tháng, quý, năm những chỉ tiêu thống kê công nghiệp, thương mại bán buôn và bán lẻ, xuất nhập khẩu mặt hàng hoá chủ yếu trên địa bàn tỉnh, thành phố; gửi báo cáo cho Tổng cục Thống kê để tổng hợp vào số liệu chung của cả
- Ở các địa phương, Sở Công Thương có chức năng và nhiệm vụ gần giống như Bộ Công Thương nhưng ở phạm vi hẹp hơn, chỉ trong phạm vi của tỉnh hoặc thành phố. Các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho nhu cầu quản lý hoạt
động sản xuất và thương mại ở địa phương cũng tương tự như Bộ Công Thương.
Sở Công Thương tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp ởđịa phương, chủ yếu là doanh nghiệp trực thuộc Sở. Tuy nhiên, do phạm vi thu thập của các Sở Công Thương hẹp, không có đủ số liệu của các doanh nghiệp ngoài Sở
Công Thương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể nên trong thực tế Sở
Công Thương vẫn thường sử dụng số liệu của Cục Thống kê địa phương. Hiện nay, các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp tại các Sở Công Thương đã đầy đủ và chi tiết hơn trước do đó chất lượng phân tích trong các báo cáo thống kê hàng quý, năm đã có nhiều chuyển biến, đi đúng vào thực chất của tình hình, bảo đảm tính trung thực của số liệu. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê địa phương để
thực hiện công tác thống kê trên địa bàn. Vì thế nên số chỉ tiêu, độ chính xác của số liệu cao hơn trong cả báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.
Các chỉ tiêu thống kê thương mại trong nước được Cục thống kê địa phương thu thập từ báo cáo của các doanh nghiệp và từ kết quả của các cuộc
điều tra thống kê. Sở Công Thương sử dụng các chỉ tiêu thống kê thương mại chủ yếu từ các Cục thống kê địa phương thông qua mối quan hệ trao đổi, cung cấp thông tin theo cơ chế "xin" và "cho".
Hàng tháng, quý và năm Sở Công Thương báo cáo về Bộ các chỉ tiêu thống kê chủ yếu gồm: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hàng tháng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó, chia ra: khách sạn nhà hàng, dịch vụ, thương nghiệp, du lịch; mặt hàng chủ yếu bán lẻ; chỉ số giá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (CPI) trên thị trường của
địa phương tính cho từng nhóm hàng, gồm: nhóm hàng lương thực - thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, nhóm hàng phi lương thực - thực phẩm, nhóm
dược phẩm y tế, đồ dùng - dịch vụ khác, nhóm văn hóa giải trí - du lịch, nhóm thiết bị - đồ dùng gia đình, nhóm giáo dục, phương tiện đi lại - bưu điện, may mặc - mũ nón giày dép, nhà ở và vật liệu xây dựng.
Tuy vậy, ngoài phần hạn chế về số lượng các chỉ tiêu thống kê và nội dung thông tin, các báo cáo do Sở Công Thương gửi về Bộ Công Thương không đều, thường rất chậm và không đầy đủ. Vì vậy, để phục vụ cho công tác báo cáo và yêu cầu thông tin của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ... Bộ vẫn phải sử dụng số liệu được công bố từ Tổng cục Thống kê.
Đối với các chỉ tiêu thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hoặc thành phố thường được giao cho Cục thống kê địa phương thu thập. Tuy vậy, cũng có một sốđịa phương do số
doanh nghiệp không nhiều nên Sở Công Thương tự tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu từ tất cả các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn. Một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng và thành phố Hồ Chí Minh do số lượng doanh nghiệp nhiều nên Cục thống kê vừa tự tổ chức thu thập báo cáo, vừa tham khảo hoặc sử dụng số liệu từ cơ quan Hải quan địa phương.
Ở địa phương, các Sở Công Thương cũng có nhu cầu sử dụng các chỉ
tiêu thống kê xuất nhập khẩu tương tự như ở Bộ Công Thương. Hàng tháng, quí và năm Sở Công Thương báo cáo về Bộ các chỉ tiêu thống kê chủ yếu gồm: tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu; mặt hàng chủ
yếu xuất khẩu và nhập khẩu; thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, số liệu của các địa phương báo cáo thường không trùng với số liệu tổng hợp từ Hải quan địa phương và Tổng Cục Hải quan do các Sở thường tổng hợp chưa đầy đủ các doanh nghiệp trên địa bàn vì vậy, khi cần sử dụng số liệu của địa phương, nếu địa phương đó Hải quan đã thống kê đầy đủ thì sẽ sử dụng số liệu của Hải quan, số liệu của địa phương cung cấp chỉ tham khảo hoặc dùng trong trường hợp Hải quan chưa thống kê được hoặc thống kê chậm.