Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của bộ công thương (Trang 79 - 99)

II. Nguyên tắc, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thống kê

1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 17-18%/năm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 3.200 nghìn tỷđồng; trong đó, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước khoảng 90%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 10%; tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại là 35%, qua kênh phân phối truyền thống là 65%. Chỉ số giá bình quân tăng khoảng 7,5%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới. 100% chợ trung tâm của các huyện được kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại (quy mô nhỏ và vừa).

II. Nguyên tắc, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thống kê ngành Công Thương và giải pháp tổ chức thực hiện thống kê ngành Công Thương và giải pháp tổ chức thực hiện

1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương Thương

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầy đủ và hợp lý là yếu tố đảm bảo cho công tác thống kê đạt hiệu quả cao. Hệ thống chỉ tiêu thống kê có nội hàm rất rộng, ở đây chỉ đề cập đến một số quan điểm có tính nguyên tắc về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

1.1. Đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Công Thương

Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển, những mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chiến lược phát triển ngành Công thương cụ thể do Đảng, Nhà nước đặt ra cho mỗi thời kỳ ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn của đất nước và Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam thời kỳ

2011-2015, tầm nhìn đến 2025. Từ những định hướng chiến lược, những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngành Công Thương đặt mục tiêu phát triển cho toàn ngành mà cụ thể hiện nay là những định hướng mục tiêu phát tiển ngành Công Thương giai đoạn 2011-2015. Để đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu cần phải có các chỉ tiêu thống kê phản ánh, đánh giá mức độđạt

được mục tiêu, qua đó sẽ phản ánh được những giải pháp trong quản lý điều hành của Nhà nước, mức độ ảnh hưởng của các chính sách....tác động đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra. Đây là một căn cứ rất quan trọng, bao trùm nhất.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan quản lý Nhà nước ban hành, nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước nói chung và về ngành công thương nói riêng, do vậy, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải căn cứ vào nhu cầu thông tin cần đáp ứng để lựa chọn và xây dựng cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc

đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách công nghiệp và thương mại cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước.

Mục đích của công tác thống kê là tạo ra các sản phẩm thông tin thống kê định lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin. Do vậy, mọi hoạt động thống kê nói chung cũng như việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại nói riêng đều phải hướng tới đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Nếu không thực hiện được những yêu cầu này thì mọi hoạt động đổi mới phương pháp nghiệp vụ thống kê nói chung và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương nói riêng cho dù hoàn thiện đến mức nào cũng sẽ kém hiệu quả.

Hiện nay, thông tin có vai trò rất quan trọng và nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin của ngành Công Thương ngày càng nhiều, tăng lên

gấp bội và đa dạng. Nếu một hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu thông tin thống kê của tất cả các đối tượng dùng tin,

đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu thống kê đồ sộ, phải có rất nhiều chỉ tiêu và như vậy thông tin sẽ dàn trải, nặng nề, khó khăn trong quá trình thu thập thông tin cũng như gây khó khăn cho đơn vị cơ sở. Do vậy, nguyên tắc xây dựng hệ

thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là: đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin, chứ không thể đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin thống kê của tất cả các đối tượng.

Do đối tượng sử dụng thông tin thống kê ngành Công Thương ngày càng nhiều và đa dạng, khả năng đáp ứng của ngành Thống kê có giới hạn nên khi xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương cần phải chia các đối tượng sử dụng thông tin thống kê thành các nhóm lớn để

dễ tiếp cận. Về mặt lý luận cũng như xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, có thể chia đối tượng sử dụng thông tin của hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, với nội dung liên quan đến nhiệm vụ xây dựng, điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch;

Nhóm thứ hai, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác với nội dung cụ thể

hơn theo nhu cầu và mục đích của đối tượng dùng tin.

Để phục vụ công tác điều hành của Bộ cũng như báo cáo các cơ quan cấp trên, hoặc đơn vị có liên quan, nhóm đối tượng thứ nhất cần phải được ưu tiên cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời, đầy đủ và chính xác

để cập nhật và xử lý tình hình. Đây cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc.

1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Đảm bảo tính hệ thống nghĩa là các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Khi đó, các chỉ tiêu thống kê sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau, hợp thành tổng thể

Việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương trước hết phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã

được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/11/2005. Bên cạnh đó phải phù hợp với các định hướng đổi mới và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hiện nay1. Ngoài ra, việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế vì thống kê Việt Nam đã và đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng được những đòi hỏi nêu trên, việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương phải nghiên cứu kỹ về số

lượng chỉ tiêu trong hệ thống và trong mối quan hệ với các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác. Trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải xem xét quan hệ tỷ lệ về số lượng các chỉ tiêu cho phù hợp và phải có sự thống nhất về tên gọi, khái niệm, nội dung và phương pháp tính, có như vậy mới đảm bảo được tính so sánh giữa các kỳ nghiên cứu. Những vấn đề này còn phải có sự phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác. Khi đó, hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng mới thống nhất với các hệ thống khác, bổ sung cho nhau và cung cấp số liệu được cho nhau.

Sự thống nhất về tên gọi, khái niệm, nội dung và phương pháp tính giữa các hệ thống chỉ tiêu thống kê của nước ta với các hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng rất quan trọng vì cho phép chúng ta tiến hành các phân tích và so sánh quốc tế; đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng dùng tin nước ngoài dễ dàng tiếp cận và sử

dụng các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê của ngành Công Thương của nước ta nói riêng.

1.3. Đảm bảo tính khoa học.

Nghĩa là phải có cơ sở lý luận và phải dựa trên những căn cứ khoa học, cụ thể:

1 Thủ tướng Chính phủđã có công văn số 548/TTg-KTTH ngày 10 tháng 4 năm 2009, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủĐề án

Về phương pháp luận thống kê ngành Công Thương cần dựa trên nền tảng phương pháp luận thống kê của Việt Nam do Tổng cục Thống kê ban hành và các phương pháp luận đã được quốc tế thừa nhận trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;

Về nguyên lý và hệ thống thống kê kinh tế cơ bản chung cho mỗi quốc gia. Nhìn chung, hệ thống thống kê được chia thành hai khu vực lớn: Thống kê kinh tế (gồm các ngành chủ yếu) và thống kê xã hội (văn hoá, xã hội).

Vềđiều kiện thực tế về nguồn lực của các hệ thống thống kê Việt Nam: Nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật...

Từ các nghiên cứu thấu đáo về các phương pháp luận nói trên, kết hợp với thực tế Việt Nam, sẽ xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương phù hợp cho Việt Nam.

1.4. Đảm bảo tính so sánh quốc tế.

So sánh quốc tế là một loại so sánh không gian đặc biệt, trong đó đơn vị được đem ra so sánh thuộc các nước, các quốc gia khác nhau. So sánh quốc tế xuất hiện từ khi loài người có sự phân chia lãnh thổ, nhưng việc so sánh diễn ra lẻ tẻ, theo các chỉ tiêu đơn giản: như số lượng dân cư, số lượng quân

đội, số lượng luơng thực...

Xã hội ngày càng phát triển, quan hệ ngoại giao, kinh tế... giữa các nước càng ngày càng phát triển và đa dạng. So sánh quốc tế là nhu cầu khách quan của các nước nhằm xác định vị trí của mình trong cộng đồng quốc tếđể

phát huy lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, để khai thác tiềm năng sẵn có nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, hiệu quả hoạt động ngoại thương...

Đánh giá đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tức là thông qua các chỉ tiêu so sánh để khẳng định trình độ phát triển sản xuất, mức sống của dân cư,.. so sánh với cộng đồng các nước. Từđó hoạch định phương hướng phát triển - kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành Công

Thương nói riêng vừa phù hợp khả năng, vừa đảm bảo không tụt hậu so với các nước.

Công tác so sánh quốc tế giữa ngành Thống kê Việt Nam với các nước tuy đã được nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu, nhưng còn bất cập chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các Tổ chức quốc tế, do nguồn số liệu còn nghèo nàn, thiếu nhiều chỉ tiêu và chất lượng số liệu còn hạn chế. Phương pháp thu thập thông tin tuy đã được nghiên cứu cải tiến nhiều lần, song vẫn còn giản đơn, chưa đầy đủ căn cứ khoa học, chưa vận dụng được nhiều kinh nghiệm, thành tựu của các nước đã thực hiện về các mặt công tác này.

Do vậy, để hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương Việt Nam không bị lạc hậu so với mặt bằng chung của thống kê thế giới, khi xây dựng và đánh giá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương cần phải đối chiếu, so sánh với hệ thống chỉ tiêu của các nước và vùng lãnh thổ, mà trước hết là so sánh, đối chiếu với các nước trong khu vực. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành Công Thương phải có sự thống nhất về tên gọi, khái niệm, nội dung và phương pháp tính toán với các hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại của các nước trong khu vực và trên thế giới vì nó cho phép tiến hành các phân tích và so sánh quốc tế; đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng dùng tin nước ngoài dễ dàng tiếp cận và sử dụng các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê của ngành Công Thương của nước ta nói riêng. Hiện nay còn có nhiều tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về thống kê nhằm bảo đảm cho thống kê nước ta hội nhập với thống kê khu vực và quốc tế

chưa được nghiên cứu và quy định. Do đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, chọn lọc và tiếp thu những chuẩn mực chung của thống kê trong khu vực và trên thế giới, quy định thành nguyên tắc để số liệu thống kê nước ta bảo đảm

được tính so sánh quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập chung.

Hơn nữa, qua các chỉ tiêu thống kê có tính so sánh quốc tế sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết thu hút sự chú ý của các nước, các tổ

chức quốc tế trong việc mở rộng hợp tác, quan hệ thương mại, đầu tư, liên doanh liên kết... Mặt khác thông qua các chỉ tiêu thống kinh tế so sánh để xác

định trách nhiệm và nghĩa vụ đối các tổ chức quốc tế, đồng thời là căn cứđể

các tổ chức quốc tế xem xét viện trợ, giúp đỡ...

1.5. Đảm bảo tính khả thi, thiết thực

Yêu cầu có tính khả thi cao là một căn cứ quan trọng, vì khi hệ thống chỉ tiêu thống kê mà không có tính khả thi cao thì đó là hệ thống chỉ tiêu thống kê lý thuyết hay là hệ thống chỉ tiêu thống kê viễn tưởng do các nhà nghiên cứu viễn tưởng vẽ ra, nhưng không thực hiện được. Nghĩa là phải phù hợp với điều kiện thực tếở nước ta trong điều kiện tổ chức công tác thống kê còn yếu kém. Bên cạnh đó, còn phải phù hợp với lý luận thống kê, phương pháp thống kê, phương pháp tính .v.v.

Tính khả thi cao có biểu hiện là hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với năng lực thực tế cao nhất để có thể thực hiện được (Năng lực bao gồm: cán bộ

và trình độ cán bộ, nguồn tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như khả

năng và ý thức hệ của đối tượng cung cấp thông tin, khả năng tổ chức thu thập số liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu). Tính ứng dụng của hệ thống là cao nhất.

Nói đến tính thực tiễn là nhấn mạnh yếu tố riêng, yếu tố đặc thù của cơ

chế quản lý hiện hành của Nhà nước nhất thiết không thể bỏ qua. Trong những trường hợp cụ thể có thể yếu tố thực tiễn không phù hợp với thông lệ

quốc tế thì phải có những lựa chọn khôn khéo để có sự hài hoà giữa yếu tố

thực tiễn với yếu tố thông lệ quốc tế.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là một đòi hỏi bức xúc của thực tiễn. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu phải hướng tới mục tiêu được áp dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Do vậy, dù tiến hành theo cách nào, với những nội dung gì cũng phải đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực và hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn của nước ta. Yêu cầu này một mặt đòi

hỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phải chống tư

tưởng thoát ly điều kiện cụ thể của nước ta, đơn thuần tiến hành theo lý luận và tư duy thuần túy khoa học hoặc chỉ xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin mà không tính đến những khó khăn, hạn chế về nguồn lực của ngành Thống kê nói chung và của thống kê ngành Công Thương nói riêng.

Nếu không thống nhất được quan điểm thực tiễn này thì rất có thể dẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của bộ công thương (Trang 79 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)