II. Thực trạng việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương
2. Thực trạng việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại
Đối với lĩnh vực thương mại, từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng thông tin thống kê hầu như chưa phản ánh được đầy đủ, toàn diện, kịp thời và chính xác kết quả hoạt
động thương mại trên thị trường. Hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại cũng chưa đồng bộ và chưa theo kịp yêu cầu đòi hỏi của các cơ quan quản lý các cấp và người dùng tin.
2.1.1. Phạm vi thống kê hoạt động thương mại nội địa ở Việt Nam
Theo danh mục phân ngành kinh tế Việt Nam 2007, phạm vi thống kê hoạt động thương mại trong nước gồm các hoạt động của các cơ sở kinh doanh các thuộc các ngành kinh tế cấp 1: G. Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Trong đó quy định bao gồm chi tiết tất cả các hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa trên thị trường; các hoạt
động đại lý, môi giới trong việc mua bán hàng hóa.
2.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu thu thập
Các chỉ tiêu thống kê thương mại nội địa được thu nhập, xử lý, tổng hợp và công bố bởi Tổng Cục Thống kê
Tên chỉ tiêu Kỳ công bố
1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá Tháng, quý, năm
2. Doanh thu dịch vụăn uống Tháng, quý, năm
3. Lao động trong ngành Năm
4. Trị giá vốn hàng bán ra Tháng, Năm
5. Số cơ sở kinh doanh Năm
6. Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp,
nguồn vốn Năm
GIÁ CẢ
7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI),
chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ Tháng
8. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho
sản xuất Quý, năm
9. Chỉ số giá sản xuất (PPI) Quý, năm 10. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa Quý, năm
11. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa Quý, năm
Các chỉ tiêu thống kê thu thập, xử lý tổng hợp và sử dụng tại Bộ Công Thương
Đối với lĩnh vực kinh doanh trên thị trường nội địa, số lượng chỉ tiêu thống kê có xu hướng bị thu hẹp dần. Nếu như trước năm 1996, khi số lượng doanh nghiệp trong cả nước còn ít, cơ chế quản lý chặt chẽ và nguồn hàng hóa cung cấp cho xã hội tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước, thì hệ thống chỉ tiêu thống kê cũng được cung cấp khá phong phú, cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp thương mại thuần tuý thường báo cáo về Bộ các chỉ tiêu:
+ Mua hàng hoá trên thị trường nội địa, gồm: tổng trị giá và mặt hàng chủ yếu.
+ Bán hàng hoá trên thị trường nội địa, gồm: tổng trị giá và mặt hàng chủ yếu.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ăn uống là chỉ tiêu doanh thu bán hàng.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng là chỉ tiêu doanh thu.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoạt động thương mại là chỉ
tiêu Doanh thu dịch vụ.
- Đối với doanh nghiệp gia công hàng hoá là chỉ tiêu doanh thu về gia công, v.v..
Trên từng lĩnh vực, nhu cầu chỉ tiêu thống kê đòi hỏi phải được đáp
ứng cả về mặt giá trị lẫn hiện vật, trong đó:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về giá trị gồm có: Tổng trị giá, trị giá ngành hàng, nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu v.v..
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về khối lượng mặt hàng lưu thông trên thị
trường, yêu cầu tính đến những mặt hàng chủ yếu gồm những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, những mặt hàng thuộc diện cung ứng cho các đối tượng chính sách xã hội, những mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh diễn biến lưu chuyển hàng hoá theo thành phần kinh tế.
- Nhóm chỉ tiêu về giá cả hàng hoá và dịch vụ, v.v..
Xu hướng về nhu cầu chỉ tiêu thống kê phản ánh diễn biến lưu chuyển hàng hoá trên thị trường là các chỉ tiêu về giá trị (bao gồm cả chỉ tiêu kết quả
và hiệu quả) ngày càng tăng và các chỉ tiêu về hiện vật ngày càng giảm dần một cách tương đối.
- Chỉ tiêu thống kê về các chủ thể tham gia thị trường: Chủ thể tham gia thị trường có thể phân tổ theo các tiêu thức khác nhau, như phân tổ theo thành phần kinh tế, theo loại hình kinh doanh, theo qui mô kinh doanh hoặc theo ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn như phân theo thành phần kinh tế sẽ bao gồm:
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Các Công ty trách nhiệm hữu hạn. + Các công ty cổ phần.
+ Các công ty Hợp danh.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Các doanh nghiệp tập thể.
+ Các doanh nghiệp tư nhân. + Hộ kinh doanh cá thể.
Phạm vi thông tin thống kê cần báo cáo của các doanh nghiệp trên bao hàm đối với cả lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ.
Hiện nay, việc thu thập số liệu thống kê về thương mại trong nước đã có nhiều thay đổi, Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê không trực tiếp thu thập báo cáo từ các doanh nghiệp mà phân công cho các Cục thống kê địa phương tỉnh, thành phốđảm trách. Ở các địa phương, Cục Thống kê phối hợp với Sở Công Thương và các Sở chuyên ngành khác tổ chức thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê trên cơ sở báo cáo từ các doanh nghiệp trên địa bàn và từ
kết quả của các cuộc điều tra thống kê không định kỳ (chủ yếu dùng cho các
đối tượng là các hộ tư nhân).
Cũng giống như thống kê trong lĩnh vực công nghiệp, Bộ Công Thương phải dựa hoàn toàn vào Tổng cục Thống Kê trong việc thu thập, tổng hợp thông tin của các chỉ tiêu thống kê thương mại trong nước. Bộ chỉ thu thập
được các thông tin này từ các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty trực thuộc. Hiện nay, hàng tháng, trên cơ sở thu thập chỉ tiêu từ các Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty thuộc Bộ và những chỉ tiêu thu thập từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương có hệ thống chỉ tiêu thống kê như sau:
Tên chỉ tiêu Kỳ công bố
1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trên cả nước (HTCTTKQG)
Tháng, năm 2. Tổng mức bán lẻ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Tháng, năm 3. Cân đối cung cầu của một số mặt hàng trọng yếu Năm 4. Cung ứng các mặt hàng chính sách và trợ giá, trợ
cước vận chuyển hàng hóa đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng cao
Năm 5. Số lượng chợ trong cả nước và từng tỉnh, thành
phố Năm
6. Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại trong
cả nước và từng tỉnh, thành phố. Năm 7. Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước (CPI)
8. Số đơn vị có thương mại điện tử ở mức độ hoàn
chỉnh Tháng
Như vậy, ở giác độ các chỉ tiêu về kinh tế (không kể các chỉ tiêu về tài chính và lao động, tiền lương), hiện nay các doanh nghiệp phải báo cáo với số
lượng chỉ tiêu thống kê ít hơn trước đây. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng quan trọng thuộc diện Nhà nước phải cân đối cung - cầu như: lương thực, xăng dầu, xi măng và thép,… thì phải sử dụng thêm các chỉ tiêu thống kê “mua hàng” trong kỳ và “tồn kho” đầu kỳ và cuối kỳ theo định kỳ hàng tháng để theo dõi, tự cân đối trong phạm vi được phân công và báo cáo lên các cơ quan quản lý khi có yêu cầu.
2.2. Xuất nhập khẩu
2.2.1. Phạm vi thống kê hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Phạm vi thống kê hàng hoá xuất, nhập khẩu được qui định tại quyết
định số 244/1998/QĐ-TCTK ngày 5-5-1998 của Tổng cục Thống kê, trong
đó nêu rõ: toàn bộ hàng hoá đưa ra (xuất khẩu) hoặc đưa vào (nhập khẩu) lãnh thổ nước ta, làm giảm hoặc làm tăng nguồn vật chất trong nước đều thuộc phạm vi tổng hợp thống kê (trừ một số trường hợp đặc biệt). Thống kê xuất, nhập khẩu của Việt nam được tổng hợp theo hệ thống thương mại đặc biệt mở
rộng.
2.2.2. Các chỉ tiêu thu thập chủ yếu
Các chỉ tiêu thống kê xuất nhập khẩu được thu thập, tổng hợp và công bố bởi Tổng cục Thống kê.
Do đặc thù của thống kê Xuất nhập khẩu nhưđã nêu trên, việc thu thập, tổng hợp và công bố thông tin do Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê thực hiện (riêng chỉ tiêu thống kê về giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ, ngành có quản lý dịch vụ và Tổng cục Thống kê
chịu trách nhiệm nhu thập và công bố). Hệ thống chỉ tiêu thống kê về kết quả
xuất khẩu và nhập khẩu theo quyết định 305/2005/QĐ-TTg như sau:
Tên chỉ tiêu Kỳ công bố
1. Giá trị xuất khẩu hàng hoá Tháng, quý, năm 2. Giá trị nhập khẩu hàng hoá Tháng, quý, năm 3. Lượng và giá trị mặt hàng xuất khẩu Tháng, quý, năm 4. Lượng và giá trị mặt hàng nhập khẩu Tháng, quý, năm 5. Xuất, nhập khẩu với các châu lục, khối nước,
nước/vùng lãnh thổ
Tháng, năm
6. Xuất siêu/nhập siêu hàng hoá Quý, năm
7. Giá trị xuất khẩu dịch vụ Quý, năm
8. Giá trị nhập khẩu dịch vụ Quý, năm
9. Xuất siêu/nhập siêu dịch vụ năm
Trong đó chỉ tiêu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá được phân tổ theo loại hình kinh tế, nước/vùng lãnh thổ hàng đến/xuất xứ, tỉnh/thành phố; ngành kinh tế, loại hình kinh tế, danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu, danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu, danh mục sản phẩm, nước/vùng lãnh thổ hàng đến, tỉnh/thành phố; Lượng và giá trị mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu, danh mục hàng hoá xuất , nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ hàng đến/xuất xứ; Xuất nhập khẩu với các châu lục, khối, nước/vùng lãnh thổ gồm mặt hàng chủ yếu, danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu, nước/vùng lãnh thổ chủ yếu...; Giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ chủ yếu, loại dịch vụ chủ yếu, loại dịch vụ, nước/vùng lãnh thổ chủ yếu.
Trước đây do chưa có điều kiện thu thập nên Tổng cục Hải quan chỉ
cung cấp được 15 nhóm mặt hàng xuất khẩu và 27 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu; Mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu chia theo thị trường chính chỉ
phương chỉ cung cấp khoảng 30 địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn. Đến đầu năm 2009, khi triển khai thực hiện Quyết định số 111/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chếđộ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành, tình hình thu thập thông tin xuất, nhập khẩu được cải thiện hơn. Các chỉ tiêu thống kê có điều kiện được mở rộng và hoàn thiện thêm một bước so với trước đây, cả về số lượng chỉ tiêu, danh mục hàng hóa và danh mục thị trường. Cụ thể:
- Số lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng lên đạt 34 mặt hàng và về số lượng các mặt hàng nhập khẩu cũng lên đến 42 mặt hàng.
- Số lượng thị trường xuất khẩu lên đến 72 nước trong tổng số gần 220 nước và khu vực lãnh thổ có quan hệ buôn bán với nước ta và số lượng thị
trường nhập khẩu cũng lên đến 62 nước.
- Số địa phương tỉnh, thành phố cũng đã tăng lên, với đầy đủ tất cả 63 tỉnh, thành phố.
- Về các doanh nghiệp FDI: báo cáo hàng tháng được tách riêng thành 2 chỉ tiêu thống kê là: “mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI” và “mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI” thay thế
cho 2 chỉ tiêu thống kê cũ là “kim ngạch xuất khẩu của một số doanh nghiệp FDI” và “kim ngạch nhập khẩu của một số doanh nghiệp FDI”.
- Về nhập khẩu cũng đã bỏ bớt chỉ tiêu “nhập khẩu một số mặt hàng quan trọng chia theo từng doanh nghiệp” để cho phù hợp với qui định của Luật thống kê.
- Tăng thêm chỉ tiêu “một số mặt hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế
quan” vào cuối biểu “Nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng nhà nước quản lý”.
Các chỉ tiêu thống kê xuất nhập khẩu được thu thập, xử lý, tổng hợp và sử dụng tại Bộ Công Thương
Ở Bộ Công Thương, hàng tháng, ngoài những chỉ tiêu thu thập từ
Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương có hệ thống chỉ
tiêu thống kê như sau:
Tên chỉ tiêu Kỳ công bố
1. Lượng và giá trị mặt hàng xuất khẩu (HTCTTKQG) Tháng, quý, năm 2. Lượng và giá trị mặt hàng nhập khẩu (HTCTTKQG) Tháng, quý, năm 3. Xuất, nhập khẩu với các châu lục, khối nước, nước/vùng lãnh thổ (HTCTTKQG) Tháng, quý, năm
4. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
thuộc Bộ Tháng, quý, năm
5. Giá trị nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
thuộc Bộ Tháng, quý, năm
6. Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chính của
doanh nghiệp Tháng, quý, năm
7. Một số thị trường xuất, nhập khẩu chính của
doanh nghiệp Tháng, quý, năm
Hiện nay, có 2 chỉ tiêu giá trị xuất khẩu dịch vụ và giá trị nhập khẩu dịch vụ chưa được Bộ Công Thương quan tâm triển khai thu thập và theo dõi, thực tế trước khi hợp nhất hai Bộ, Bộ Thương mại cũ hàng tháng cũng đã căn cứ vào tình hình phát triển của các ngành dịch vụ đểước số liệu trên cơ sở có tham khảo và trao đổi với Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới và khó triển khai do dịch vụ là những hàng hoá vô hình, quản lý các ngành dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành khác như: dịch vụ du lịch do Tổng cục Du lịch quản lý, dịch vụ Bảo hiểm do Bộ Tài chính quản lý hay dịch vụ ngân hàng do Ngân hàng nhà nước quản lý...vì vậy để
triển khai thu thập và theo dõi cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo đơn vị, sự phối kết hợp giữa các ngành có quản lý dịch vụ và cần phải có cán bộ có đủ năng lực để thực hiện.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu phân tích hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ
cũng đã thiết kế những bảng biểu cho phù hợp, ví dụ phân loại hàng hoá theo cơ cấu: Hàng hoá xuất khẩu phân theo 4 nhóm: hàng nông, lâm, thuỷ sản, nhóm hàng khoáng sản, nhóm hàng công nghiệp chế biến và nhóm hàng hoá khác; Hàng hoá nhập khẩu phân theo 3 nhóm: nhóm hàng hoá cần nhập khẩu (những hàng hoá là nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất), nhóm hàng hoá cần kiểm soát nhập khẩu, nhóm hàng hoá cần hạn chế nhập khẩu và nhóm hàng hoá khác; Về thị trường cũng được phân theo khu vực như: thị trường châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương...