gian qua
Đánh giá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương sau đây được
đánh giá chung cho cả hệ thống chỉ tiêu ngành Công Thương trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Công Thương bởi vì, hệ thống chỉ tiêu của ngành chủ yếu dựa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê của ngành chỉ thống kê trong phạm vi hẹp các Tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ mà không phản ánh hết
được ngành qua các thành phần kinh tế khác. Như vậy, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu của ngành Công Thương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trao đổi và bổ sung cho nhau. Do ngành Công Thương có những đặc thù là hai ngành hợp nhất được gọi chung là ngành Công Thương, vì vậy đánh giá hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương cũng sẽđược đánh giá riêng cho từng ngành.
Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin thống kê trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gồm các tiêu chí sau: Tính đầy đủ và phù hợp; tính chính xác; tính kịp thời; tính công khai minh bạch và tính dễ tiếp cận, các tiêu chí này bao gồm cả những yếu tốđã đáp ứng và chưa đáp ứng.
1. Đánh giá hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp1.1. Tính đầy đủ và phù hợp 1.1. Tính đầy đủ và phù hợp
Nhìn chung, các chỉ tiêu thống kê công nghiệp cơ bản đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng thông tin thống kê công nghiệp cho các nhà dùng tin thuộc các cơ quan Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Chính phủ và các đối tượng dùng tin khác.
- Những chỉ tiêu thống kê công nghiệp cơ bản được duy trì ổn định qua thời gian (hàng tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng và năm) gồm các chỉ tiêu:
+ Giá trị SXCN theo giá cốđịnh (hàng tháng, năm) + Giá trị SXCN theo giá thực tế (hàng năm)
+ Sản phẩm công nghiệp chủ yếu (hàng tháng, năm)
+ GDP và cơ cấu GDP ngành công nghiệp (hàng quí, năm)
- Phân tổ các chỉ tiêu thống kê công nghiệp cơ bản khá chi tiết theo ngành, thành phần kinh tế và theo địa phương, vùng lãnh thổ.
- Một số chỉ tiêu thống kê công nghiệp mới theo chuẩn quốc tếđã được triển khai nhằm đổi mới, phát triển và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp hiện hành, đảm bảo so sánh quốc tế, cụ thể:
+ Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (hàng tháng, năm), với quyền số là giá trị tăng thêm công nghiệp: đang công bốđể tham khảo theo hướng sử
dụng làm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng ngành công nghiệp thay cho chỉ tiêu giá trị SXCN theo giá cố định không còn phù hợp với thực tế. Chỉ tiêu này
được phân tổ chi tiết theo ngành kinh tế cấp 4 và theo địa phương, vùng lãnh thổ.
+ Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (hàng tháng, năm).
+ Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (hàng tháng, năm).
+ Đang tính thử nghiệm chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh (hàng tháng, quí, năm).
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê được thu thập tại Bộ Công Thương cũng tương đối đầy đủ, một số ngành do đặc thù quản lý ngành đã xây dựng hệ
thống chỉ tiêu riêng cho ngành mình.
Bên cạnh đó, các hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp thời gian qua cũng bộc lộ những tồn tại như:
- Các hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, thiếu những chỉ tiêu thống kê phục vụ phân tích và dự báo cũng như đánh giá năng suất, chất lượng, hiệu quả, môi trường đầu tư, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế,…
- Thông tin hàng tháng về công nghiệp hiện nay mới chỉ cung cấp được tốc độ phát triển của sản xuất chung của ngành công nghiệp và của khoảng 34 sản phẩm công nghiệp chủ yếu (trong đó có một số sản phẩm đến nay cũng không còn là chủ yếu).
Về phương pháp tính, để đảm bảo nguyên tắc so sánh trong thống kê, hiện nay, ngành thống kê vẫn sử dụng giá cố định năm 1994 trong việc tính toán và quy đổi các chỉ tiêu thống kê công nghiệp. Bảng giá cố định năm 1994 (được xây dựng từ năm 1993) đến nay vẫn chưa được bổ sung, thay đổi kịp thời để giá cố định sát thực với giá hiện hành, đảm bảo phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.
- Hệ thống chỉ tiêu chậm được đổi mới, một số chỉ tiêu không còn phù hợp với thực tế nhưng vẫn được sử dụng như chỉ tiêu: Giá trị SXCN theo giá cốđịnh, hiện nay, Tổng cục Thống kê đang dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá cốđịnh năm 1994 đểđánh giá tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Nội dung của phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cốđịnh là lấy toàn bộ mặt hàng sản phẩm sản xuất ra trong tháng nhân (x) với
đơn giá sản phẩm tương ứng trong Bảng giá cốđịnh 1994. Cách tính này phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây với sản phẩm sản xuất và giá bán ổn định lâu dài, vì tất cả đều do kế hoạch nhà nước quy
định. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, dễ tính toán, số liệu có độ tin cậy cao. Vì thế đã tồn tại hơn 30 năm với cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của nhà nước, hai yếu tố đảm bảo cho tính giá trị sản xuất theo giá cố định không còn, đó là: mặt hàng không ổn định, đặc biệt trong ngành công nghiệp thay đổi càng nhanh và giá cả cũng thay đổi theo quan hệ cung cầu, thậm chí thay đổi cả trong phương thức thanh toán và lượng hàng mua bán. Vì vậy dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định để tính tốc độ phát triển của ngành công nghiệp bộc lộ những tồn tại cơ bản khiến nó không còn phù hợp với thực tế hiện nay như:
+ Mặt hàng sản phẩm đa dạng, phong phú, luôn thay đổi kiểu dáng, chất lượng nên không thể hàng tháng thống kê được đầy đủ tất cả các sản phẩm và mặt hàng sản phẩm của cơ sở sản xuất.
+ Trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt đối với ngành công nghiệp thì khái niệm “giá cốđịnh” không tồn tại vì 2 yếu tố:
Hầu hết sản phẩm và mặt hàng sản phẩm luôn thay đổi, nên không có mặt hàng nào là cố định để áp được bảng giá cố định, vì thế không có khái niệm giá cốđịnh.
Với hàng vạn sản phẩm và mặt hàng sản phẩm của công nghiệp, không thể có bảng giá cố định nào bao hàm được đầy đủ; mặt khác hàng tháng đều phát sinh các sản phẩm mới, mặt hàng mới không có khả năng để cập nhật bổ
sung vào bảng giá cốđịnh.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định phải tính từ cơ sở sản xuất, vì chỉ tại đó mới có số liệu đầy đủ về các mặt hàng sản phẩm, còn ở đơn vị tổng hợp cấp trên không có cơ sở để tính mà chỉ thực hiện được nhiệm vụ tổng hợp từ các cơ sở lên. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều loại hình sản xuất, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, quy mô cơ sở hết sức phân tán, thì việc
yêu cầu cơ sở tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định là điều không tưởng.
Từ những tồn tại của phương pháp, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ
chế thị trường, khiến nó không còn vai trò tuyệt đối hoá như thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và ngày càng hạn chế đến tính chính xác, đầy đủ của số liệu, thậm chí phản ánh sai lệch cả bản chất của hiện tượng phát triển sản xuất công nghiệp khi mà phần lớn các đơn vị cơ sở không tính được theo bảng giá cốđịnh.
Ngoài ra, việc tính giá trị sản xuất từ các cơ sở cộng lên, do vậy khi thay đổi tổ chức sản xuất sẽ dẫn đến thay đổi về giá trị sản xuất, mặc dù khối lướng sản xuất của toàn ngành không có gì thay đổi.
Tóm lại có thể nói phương pháp tính tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp hàng tháng (kể cả năm) bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định trong thực tế hiện nay là không tính được. Để khắc phục tình trạng đó, Tổng cục Thống kê đã sử dụng các giải pháp quy đổi từ giá trị sản xuất theo giá thực tế hoặc từ doanh thu công nghiệp về giá cố định, hoặc phải dùng giá cố định bình quân của sản phẩm. Việc phải sử dụng các giải pháp trên và thực hiện xen kẽ trong điều kiện không thể kiểm soát thống nhất trong gần 1 triệu cơ sở sản xuất công nghiệp trên phạm vi cả nước thuộc 64 tỉnh, thành phố và gần 800 huyện, quận thì chất lượng số liệu bị suy giảm, độ tin cậy không cao và phản ảnh chưa sát đúng với bản chất phát triển ngành công nghiệp là khó tránh khỏi, đó chính là điều không còn phù hợp của phương pháp cũ với nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chưa đảm bảo tính so sánh quốc tế
Số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng ở các nước được tính toán trực tiếp từ các sản phẩm công nghiệp hiện vật chủ yếu đại diện cho các ngành sản phẩm, một số nước tính bổ sung bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh. Không có nước nào sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất và lại tính theo giá cốđịnh đểđánh giá tốc độ tăng trưởng công nghiệp như nước ta hiện
nay. Bởi vậy số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng của nước ta không có tính so sánh quốc tế vì chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính toán hoàn toàn khác biệt, không giống với bất cứ nước nào và cũng không theo chuẩn mực thông lệ của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc quy định.
Với những tồn tại và hạn chế của thống kê công nghiệp hàng tháng, đã bộc lộ tất cả những gì không phù hợp với yêu cầu thông tin trong và ngoài nước. Phương pháp cũng không còn cho phép khả năng kiểm tra, kiểm soát về
chuyên môn nghiệp vụ thống kê của cấp trên với cấp dưới đặc biệt là với cơ
sở. Điều đó đòi hỏi phải thay thế bằng phương pháp mới, khắc phục được những tồn tại hạn chế của phương pháp cũ, phù hợp với thực tế hiện tại, đòi hỏi này mang tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường và đường lối chủđộng hội nhập quốc tế của nhà nước ta.
- Hiện nay, Bộ Công Thương chủ yếu sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp do ngành thống kê ban hành, trong khi đó hệ thống chỉ tiêu này vẫn còn thiếu nhiều chỉ tiêu chuyên ngành chuyên sâu. Do đặc điểm riêng của hệ thống thống kê Việt Nam là thống kê tập trung, có nhiều điểm mạnh nổi bật so với nhiều nước khác, tuy nhiên, điểm yếu nhất của hệ thống thống kê tập trung là không thể bao quát đầy đủ, sâu các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu của Bộ ngành nói chung và Bộ Công Thương nói riêng.
Hiện còn khá nhiều chỉ tiêu thống kê công nghiệp mà ngành Thống kê tập trung chưa thể đáp ứng được so với yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương như:
+ Giá trị tăng thêm và cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp.
+ Các chỉ tiêu phản ánh năng suất, chất lượng, hiệu quả của ngành công nghiệp.
+ Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và cơ cấu của các nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp.
+ Thống kê về công nghệ, máy móc thiết bị, công suất và sử dụng công suất ngành công nghiệp.
+ Thống kê chuyên ngành đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề,…
+ Tình hình chất thải và xử lý chất thải bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp,…
+ Môi trường đầu tư và cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp. + Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,…
+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh năng lực mới tăng của các ngành sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Ngành điện, than, dầu, thép, ô tô, dệt, may, da, giầy, chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu,…
- Mặc dù đã nhận thức rõ còn thiếu nhiều chỉ tiêu thống kê công nghiệp quan trọng phục quản lý điều hành, nhưng Bộ chưa có kế hoạch, đầu tư riêng hoặc chủđộng phối hợp với ngành thống kê tập trung để tổ chức thu thập, sản xuất các số liệu thống kê công nghiệp đáp ứng nhu cầu nghiên cứu riêng, chuyên sâu của Bộ.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành riêng của Bộ gần đây có sự phát triển khá tốt, tuy nhiên so với nhu cầu chung còn đơn giản, thiếu đồng bộ và không hệ thống, không được cập nhật thường xuyên.
- Phân tổ chủ yếu của nhiều chỉ tiêu thống kê công nghiệp chưa được chi tiết, cụ thể như phân tổ theo ngành kinh tế: Nhiều chỉ tiêu hàng tháng không phân tổ theo ngành, hàng quí chỉ phân ngành tới cấp I, hàng năm chủ
yếu chỉ phân ngành tới cấp II, không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sâu. Trong khi yêu cầu của các tổ chức thống kê khu vực và quốc tếđến ngành cấp IV.
1.2. Tính chính xác:
- Chất lượng số liệu nhìn chung có được cải thiện, tuy nhiên một số chỉ
tiêu thống kê chưa có độ tin cậy cao như: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí sản xuất kinh doanh,…
- Qui trình điều tra, tổng hợp số liệu một số chỉ tiêu chưa chuẩn mực, dẫn đến việc chênh lệch số liệu giữa Trung ương và các địa phương. Do đó nhiều chỉ tiêu, đặc biệt là GDP, GTSX công nghiệp hàng tháng không phân tổ được theo địa phương.
Về khái niệm, định nghĩa, chuẩn hoá:
Cho đến nay ngành Thống kê chưa có văn bản mang tính pháp quy nào quy định hay hướng dẫn về khái niệm, định nghĩa, nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê công nghiệp trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mà chỉ được nêu tại mục giải thích các biểu mẫu kèm theo các Quyết định ban hành Chếđộ báo cáo thống kê.
Về phương pháp thu thập thông tin: khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, sự phát triển của các thành phần kinh tế rất đa dạng, trong đó kinh tế
tư nhân, đầu tư nước ngoài,... chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tồn tại theo những hình thức liên kết, hợp tác khác nhau. Ngay cả trong khu vực kinh tế
Nhà nước cũng tồn tại đan xen nhiều loại hình doanh nghiệp. Do vậy, phương pháp thu thập thông tin theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ là chủ yếu không còn thích hợp ngay cả trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Việc thay
đổi chếđộ báo cáo thống kê còn chưa kịp thời nên hệ thống chỉ tiêu thu thập
được không phản ánh đầy đủ tính quy luật, khách quan và xu hướng phát triển của kinh tế đất nước. Hình thức thu thập chỉ tiêu thống kê qua các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu, điều tra thống kê mở rộng ít được triển khai. Do đó, nguồn số liệu thống kê tổng hợp còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng
để cân đối kinh tế vĩ mô giữa các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ); các cân đối này khi xây dựng và công bố chỉ mang tính chất thông tin tham khảo, không đủ cơ sở để xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phục vụ phát triển từng ngành, từng lĩnh vực.
Theo các chế độ báo cáo hiện nay, thông tin hàng tháng về lĩnh vực công nghiệp đã đảm bảo tương đối kịp thời cho các yêu cầu hàng tháng của