tìm hiểu về cách mạng việt nam

29 634 0
tìm hiểu về cách mạng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: - Tình hình giai cấp: có 5 giai cấp chủ yếu: + Một là: giai cấp địa chủ, giai cấp này phân hoá làm 3 hạng: đại, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ đứng hẳn về phe đế quốc. Trung và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần dân tộc. + Hai là: Giai cấp tư sản chia làm 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản gắn với đế quốc, tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước nhưng nhỏ yếu về số lượng và thế lực kinh tế, yếu đuối về tinh thần. + Ba là: Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, nhạy cảm về chính trị song hay hoang mang dao động về tư tưởng. Đời sống của đa số nghèo khó, bấp bênh.

Chương 1: - Tình hình giai cấp: có 5 giai cấp chủ yếu: + Một là: giai cấp địa chủ, giai cấp này phân hoá làm 3 hạng: đại, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ đứng hẳn về phe đế quốc. Trung và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần dân tộc. + Hai là: Giai cấp tư sản chia làm 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản gắn với đế quốc, tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước nhưng nhỏ yếu về số lượng và thế lực kinh tế, yếu đuối về tinh thần. + Ba là: Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, nhạy cảm về chính trị song hay hoang mang dao động về tư tưởng. Đời sống của đa số nghèo khó, bấp bênh. + Bốn là: giai cấp nông dân: bị áp bức về chính trị, bị bóc lột nặng nề về kinh tế nên có mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và phong kiến. Họ chiếm số đông trong dân cư, có tinh thần đấu tranh rất quyết liệt. + Năm là: Giai cấp công nhân: Phần lớn xuất phát từ nông dân, bị đế quốc, phong kiến và tư sản bóc lột, áp bức rất tàn bạo. Tuy ra đời ở một nước thuộc địa, kém phát triển nhưng họ vẫn có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, và là lực lượng chính trị tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam lúc này. - Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội: Do sự đối lập về lợi ích kinh tế và chính trị giữa các giai tầng nói trên, nên trong xã hội Việt Nam lúc này có 2 mâu thuẫn cơ bản: + Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược. Đây là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất. + Mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến. Xã hội Việt Nam muốn phát triển thì phải giải quyết cho được 2 mâu thuẫn này. Vấn đề trung tâm, quyết định giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản là vấn đề chính quyền. Thực hiện mục tiêu đó, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra trong suốt mấy mươi năm từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng đều thất bại. + Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin (Lý luận dân tộc và thuộc địa của Lênin), tìm hiểu phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Tháng 10 Nga (1917), Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. - Vài trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào công nhân, đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam là rất to lớn. Điều này thể hiện: + Thứ nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường cách mạng vô sản; tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của đảng đó là CN Mác Lê Nin. Truyền bá CN Mác- Lê nin vào Việt Nam. Điều nay góp phần quyết định giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20 + Thứ hai: Chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam * Về chính trị tư tưởng -> Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế quốc thực dân qua đó thức tỉnh các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh. -> Giới thiệu phổ biến, tuyên truyền những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, nội dung con đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho các chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam * Về tổ chức nhân sự: -> Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tập hợp các chiến sĩ yêu nước Việt Nam -> Tổ chức huấn luyện, đào tạo hàng trăm chiến sĩ cách mạng. Đây là những "hạt giống đỏ" là nguồn nhân lực đầu tiên vô cùng quí báu cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. + Thứ 3: Chủ động triệu tập và trực tiếp chỉ đạo hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và đạt kết quả tốt đẹp. + Thứ 4: Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng. Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, hết sức đúng đắn của Đảng CSVN. Nhờ vậy ngay tư khi ra đời Đảng đã có đường lối cách mạng cơ bản, rất đúng đắn, sáng tạo để lãnh đạo dân tộc và cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Cương lính chính trị đầu tiên của đảng - ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam - Gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của đảng, chương trình tóm tắt của Đảng - Nội dung chủ yếu của Cương lĩnh: + Phương hướng chiến lược của cách mạng là: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" + Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: * Về chính trị: -> Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập -> Dựng ra chính phủ công, nông, binh -> Tổ chức quân đội công nông. * Về kinh tế. -> Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho chính phủ công, nông, binh. -> Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo -> Mở mang công nghiệp và nông nghiệp -> Miễn thuế cho dân cày nghèo -> Thi hành luật ngày làm tám giờ + Về văn hoá xã hội -> Dân chúng được tự do tổ chức. -> Nam nữ bình quyền -> Phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. + Về lực lượng cách mạng * Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và dựa vào hạng dân cày nghèo để lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất. * Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông đi vào phe vô sản. * Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản An Nam thì phải tranh thủ, ít ra làm cho họ đứng trung lập. * Bộ phận nào đã đặt ra mặt phản cách mạng phải đánh đổ + Lãnh đạo cách mạng: * Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản. * Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. + Quan hệ với phong trào cách mạng thế giới * Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới * Phải đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với vô sản Pháp. Nhận xét: - Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đã giải đáp đúng yêu cầu khách quan của XH Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản, trong xã hội. Cương lĩnh đã vạch rõ những mục tiêu của cách mạng, chỉ đúng kẻ thù, xác định đúng lực lượng cách mạng; bộ tham mưu lãnh đạo cuộc đấu tranh giải pháp dân tộc và giai cấp. Cương lĩnh đã có những nhận thức đúng đắn về những vấn đề chiến lược, liên quan đến sự thành bại của cách mạng mà các nhà yêu nước trước đây chưa thể nào đạt tới. - Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, cương lĩnh phải ở dạng, vắn tắt" nên nhiều vấn đề chưa được giải thích cụ thể. Những vấn đề đó đã được Đảng ta bổ sung và giải quyết ở giai đoạn sau Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. - Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta. - Thống nhất tư tưởng, chính trị, tổ chức và phong trào cộng sản ở Viẹt Nam. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Chương 2: II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1939 1. Giai đoạn 1930-1935 a) Luận cương chính trị tháng 10-1930 - Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định: + Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. + Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau: * Xác định mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càng sâu sắc giữa "một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa". * Phương hướng chiến lược của cách mạng: Xác định lúc đầu là cuộc "Cách mạng tư sản dân quyền" "có tính chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng" Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên CNXH * Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là "đánh đổ các di tích phong kiến"; "cách bóc lột tiền tư bổn"; "thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song Luận cương nhấn mạnh "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền". * Về lực lượng cách mạng: Xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đối với các giai cấp khác, Luận cương cho rằng: Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc; Tư sản thương nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng lên cao sẽ theo đế quốc; còn tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; bộ phận thương gia thì không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, chỉ hăng hái cách mạng ở thời kỳ đầu. Theo Luận cương chỉ có những phần tử lao khổ mới đi theo cách mạng. * Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là "đánh đổ các di tích phong kiến"; "cách bóc lột tiền tư bổn"; "thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song Luận cương nhấn mạnh "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền". * Về lãnh đạo cách mạng: Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh về mọi mặt lãnh đạo. * Về phương pháp cách mạng: Để giành chính quyền cần thiết phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang lao động". Đó là một nghệ thuật nên "phải theo khuôn phép nhà binh". * Xác định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới và phải đoàn kết gắn bó với cách mạng thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. - Hạn chế của Luận cương là quá nhấn mạnh quan điểm đấu tranh giai cấp, chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề dân tộc; chưa đánh giá đúng vai trò của các giai cấp khác như tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Do đó đã không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính lúc này là đế quốc và tay sai. 2. Giai đoạn 1936 - 1939 b) Chủ trương mới của Đảng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên - Những chuyển biến của tình hình quốc tế và trong nước đã tác động đến tư duy và nhận thức của Đảng ta: Đảng đã đề ra chủ trương mới Điều này thể hiện ở: (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936 (+) Văn kiện "chung quanh vấn đề chiếu sách mới" (tháng 10-1936) (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1937; tháng 9-1937; tháng 3-1938 (+) Trong những bức thư của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi từ nước ngoài về cho Trung ương Đảng. Nhận thức mới của Đảng được thể hiện rõ ở những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất: Về mối quan hệ dân tộc và giai cấp: Đảng ta cho rằng "trong hoàn cảnh hiện tại nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc". Đảng còn chỉ rõ: ở các nước thuộc địa như Đông Dương tinh thần dân tộc có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các tầng lớp xã hội, những người công sản phải biết phát huy tinh thần đó trong cuộc đấu tranh chống những kẻ áp bức dân tộc. Thứ hai: Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc để khắc phục tư tưởng "tả khuynh", cô độc. Thành lập mặt trận nhân dân phản đế (đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp tất cả các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình. Thứ ba: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu và nhiệm vụ lâu dài. Đảng không bỏ chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập dân tộc, dân chủ, ruộng đất là mục tiêu không bao giờ thay đổi song điều kiện cụ thể lúc này đây chưa phải là mục tiêu trực tiếp trước mắt. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể lúc này là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền dân chủ cơ bản, đòi tự do, cơm áo, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Hoà bình Thứ tư: Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh và tập hợp quần chúng. Ngoài hình thức bí mật bất hợp pháp Đảng chủ trương đẩy mạnh hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Nhận xét: - Với sự nhạy bén và dũng cảm Đảng đã tự phê phán những hạn chế trước đó của mình đồng thời xây dựng nhận thức mới trên vấn đề quan trọng của đường lối cách mạng mà nổi bật nhất là vấn đề quan hệ dân tộc - giai cấp; vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến, vấn đề giải quyết nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cách mạng; vấn đề tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng. - Thắng lợi của cao trào dân chủ 1936-1939 đã chứng minh cho sự đúng đắn của việc đổi mới tư duy của Đảng, của việc xây dựng thực hiện đường lối cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRỰC TIẾP GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1939 - 1945) 1. Những căn cứ để Đảng hoàn thiện đường lối đấu tranh giành chính quyền - Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ tác động sâu sắc đến tình hình quốc tế. - Đế quốc Pháp tham chiến và đặt Đông Dương trong tình trạng chiến tranh. Một loạt chính sách thời chiến đã được chúng thi hành ở Đông Dương với mục tiêu là vơ vét nguồn nhân lực, vật lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh của nước Pháp và đàn áp phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật một cách an toàn và bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng cho phù hợp với điều kiện mới. - Qua các cao trào cách mạng trước đó, Đảng ta đã xây dựng và chuẩn bị được một lực lượng cách mạng đông đảo. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để Đảng đề ra và hoàn chỉnh đường lối đưa vấn đề chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu, coi đấu tranh giành chính quyền là nhiệm vụ trực tiếp và quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta lúc này. - Lý luận về mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng của CN Mác - Lênin đã góp phần soi rọi cho Đảng khi đề ra đường lối đưa vấn đề chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 2. Chủ trương đưa nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng Được thể hiện ở những văn kiện chủ yếu sau: + Thông cáo của Đảng ngày 29-9-1939 + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 (11-1939) + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 (11-1940) + Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5-1941) (Đọc giáo trình trang. 64-67 ) Các văn kiện này đã giải quyết đúng đắn những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Thứ nhất: Mối quan hệ dân tộc - giai cấp - Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Vấn đề này nếu được giải quyết đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên không ngừng, còn giải quyết không đúng sẽ gây tác hại to lớn cho phong trào cách mạng nước nhà. - Với kinh nghiệm thu được qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng với sự nhạy bén, sáng tạo, Đảng đã tự mình vượt lên và có nhận thức mới rất đúng đắn khi giải quyết vấn đề dân tộc - giai cấp. Nghị quyết TW 8 (5-1941) chỉ rõ: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được" Như vậy trong khi giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp lúc này Đảng đã đưa lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Thứ hai: Quan hệ dân tộc - dân chủ (chống đế quốc - chống phong kiến) Vấn đề này Đảng ta chỉ rõ: Đây là 2 nội dung, 2 nhiệm vụ chủ yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh cần phải tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939) đã chỉ rõ: "Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại, không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng". Từ đó Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất chỉ đề ra khẩu hiệu: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô Như vậy trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc - dân chủ Đảng ta đã đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu còn nhiệm vụ dân chủ (chống phong kiến) được rải ra nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc. Thứ ba: Quan hệ dân tộc - quốc tế + Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương. + Đảng chỉ rõ: chiến tranh lần này sẽ tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước thành công, Đảng và nhân dân ta cần phải tích cực, chuẩn bị để khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong mối quan hệ dân tộc - quốc tế, Đảng đã chỉ ra mối qua hệ biện chứng, sự tác động qua lại của 2 nhân tố này, từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời là phải ra sức phát triển lực lượng về mọi mặt để tận dụng thời cơ quốc tế thuận lợi phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Thứ tư: Ra sức xây dựng lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền: + Xây dựng, củng cố, phát triển mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai (thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt minh ) + Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. + Chuyển trọng tâm hoạt động về nông thôn, xây dựng căn cứ địa. + Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung, xây dựng phát triển du kích + Nêu lên phương pháp giành chính quyền: khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính chính quyền trên toàn quốc, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu. 3. Chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền a. Những căn cứ - Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp và Nhật cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ra song giữa chúng có những mâu thuẫn không thể điều hoà. Ngày 9-3-1945 Nhật đã đảo chính Pháp để độc chiếm Đ.D - Quá trình đấu tranh chống ách thống trị của Pháp - Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi: + Khu căn cứ cách mạng Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái được thành lập, An toàn khu ở đồng bằng được mở rộng. + Lực lượng vũ trang được xây dựng và phát triển: Đội du kích Bắc Sơn, Ba Tơ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. + Đông đảo quần chúng được giác ngộ và tổ chức ở cả nông thôn và thành thị. Đây là lực lượng chính trị to lớn của cách mạng Việt Nam. + Đảng và quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. - Tình hình thế giới có những biến đổi to lớn: + Đức đầu hàng Liên Xô và đồng minh (9-5-1945) + Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945) + Quân đồng minh đang vội vã tiến vào Đông Dương b) Chủ trương kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước: - Bước vào tháng 8-1945 tình thế cách mạngViệt Nam đã chín mùi, thời cơ cách mạng đã xuất hiện đặc biệt là sau sự kiện chính phủ Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945). - Trước tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp từ ngày 13-15/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang) và quyết định kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã nhất tề đứng lên đánh đổ chính quyền địch ở khắp nơi. Ngày 19/8/1945 chúng ta giành thắng lợi ở Huế; 23/8/1945 ở Huế; 25/8/1945 ở Sài Gòn Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày, với gần 5000 đảng viên và với sức mạnh áp đảo của quần chúng cách mạng, chúng ta đã đánh đổ ách thống trị gần 80 năm của thực dân Pháp và ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. Chương 3: • BÀI III ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975 • I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 1. Những chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng thời kỳ 1945-1946 a) Những căn cứ để Đảng đề ra đường lối "Kháng chiến kiến quốc" bảo vệ, xây dựng và phát triển chính quyền nhân dân. - Về chính trị: + Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phong trào cách mạng thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ, con đường XHCN được nhiều dân tộc lựa chọn. + Chủ nghĩa đế quốc đang tìm mọi cách củng cố lại vị thế của chúng. Mỹ đã trở thành nước mạnh nhất trong phe đế quốc chủ nghĩa. Pháp đang ra sức khôi phục lại sự thống trị của chúng ở các nước vốn là thuộc địa của Pháp và ngày 23/9/1945 chúng đã nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. + Cách mạng Việt Nam phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù cực kỳ phản động trong điều kiện bị bao vây bốn phía. + Hệ thống chính quyền mới được thiết lập ở cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã còn non yếu. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát triển. + Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được sự tín nhiệm lớn trong quần chúng và được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ. - Về kinh tế: + Sản xuất đình đốn (cả nông nghiệp và công nghiệp) + Tài chính kiệt quệ, giá cả leo thang, nạn đói gay gắt. - Văn hoá - xã hội: + 95% dân số mù chữ + Các tệ nạn xã hội còn rất nặng nề (giáo trình trang 81-82.) b) Nội dung cơ bản của chủ trương bảo vệ, xây dựng, phát triển chính quyền cách mạng. - Nội dung này được thể hiện: + Trong nghị quyết của nhiều hội nghị, trong các chỉ thị, sắc lệnh mà tập trung nhất là chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày 25/11/1945. + Năm vấn đề chủ yếu mà Đảng chủ trương tập trung giải quyết để bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng là: * Xác định tính chất của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng. Do đó khẩu hiệu hành động của chúng ta lúc này là: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. * Xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. * Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách là: Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính quốc gia, cải thiện đời sống nhân dân. * Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. * Thi hành chính sách ngoại giao theo phương châm: thêm bạn bớt thù, mềm dẻo nhưng cương quyết. (đọc giáo trình trang 82-84) c) Thắng lợi và kinh nghiệm của việc thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc thời kỳ 1945- 1946 - Những thắng lợi: + Đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo "ngàn cân treo sợi tóc", bảo vệ được nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. + Đã xây dựng được nền móng ban đầu cho chế độ mới, chuẩn bị được những cơ sở cần thiết để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp sau này. - Kinh nghiệm: + Xây dựng và phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ những thành quả của cách mạng. [...]... phong trào cách mạng thế giới: Đế quốc Mỹ chọn Việt Nam làm với thí nghiệm học thuyết này + Xu thế hoà hoãn giữa các nước lớn trên thế giới xuất hiện và ngày càng phát triển - Tình hình Việt Nam + Sau khi Hiệp định Giơ- ne - vơ được ký kết, cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, là tiền đồn của phe XHCN ở phía Đông, Việt Nam là nơi... kĩ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân * Giai đoạn ba: Xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH + Về vai trò lãnh đạo cách mạng: Do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Lao động Việt Nam ảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động + Quan hệ quốc tế: * Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ * Ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, nhân dân tiến... b Ý nghĩa lịch sử: - Đối với Việt Nam: + Chứng minh sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản + Tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế - Đối với thế giới: + Đem lại niềm tin cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển + Mở rộng địa bàn tăng lên lực lượng cho CNXH và cách mạng thế giới c Nguyên nhân thắng... khối liên minh phối hợp chiến đấu giữa cách mạng ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của cách mạng thế giới - Sự đoàn kết, chiến đấu hi sinh của toàn thể dân tộc Việt Nam - Có lực lượng vũ trang anh hùng với 3 thứ quân - Có chính quyền dân chủ nhân dân d Bài học Lịch sử: (đọc giáo trình trang 102) • - Phải có đường lối kháng chiến đúng đắn phù hợp với thực tiễn Việt Nam • - Kết hợp và giải quyết đúng đắn... động Việt Nam được Đại Hội II (2-1951) thông qua với những nội dung chủ yếu: + Xác định tính chất xã hội Việt Nam: Có 3 tính chất: * Dân chủ nhân dân * Một phần thuộc địa * Nửa phong kiến + Đối tượng cần đánh đổ của cách mạng : * Đối tượng chính: chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể là Đế Quốc Pháp và can thiệp Mỹ * Đối tượng phụ: Là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động + Nhiệm vụ của cách mạng: ... đấu giữa 3 nước anh em Việt Nam - Lào - Cămpuchia - Có sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân loại tiến bộ (Đọc giáo trình trang 118-119) b) Ý nghĩa lịch sử (đọc giáo trình trang 115-117) - Đối với Việt Nam: + Quét sạch quân xâm lược ra khỏi nước ta, đem lại hoà bình, độc lập và thống nhất cho đất nước + Góp phần quan trọng nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên trường quốc... tự do tổ chức, nam nữ bình quyền… Năm 1943, Ban Thường vụ TW Đảng đã họp và thông qua Bản Đề cương Văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp soạn thảo Đây là lần đầu tiên vấn đề văn hoá được Đảng ta đề cập một cách có hệ thống - Nội dung chủ yếu của Đề cương: + Xác định văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) của cách mạng Việt Nam + Đề ra 3 nguyên... Do đó phải giáo dục lại nhân dân để xứng đáng với nước Việt Nam độc lập Như vậy nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng văn hoá của nước Việt Nam độc lập - tự do là: chống nạn mù chữ và giáo dục những điều tốt đẹp cho nhân dân Hai vấn đề này vẫn còn có giá trị thực tiễn to lớn đối với dân tộc Việt Nam và thế giới hiện nay Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa  Một là, văn hoá... hội, thể chế chính trị  Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - Hiện nay trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em đang cùng chung sống, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, giá trị văn hoá đặc thù Điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá dân tộc Việt Nam  Bốn là, xây dựng và phát triển văn... bao vây của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam * Lực lượng quân đội ta trưởng thành cả về số lượng và chất lượng + Về chính trị: * Hệ thống chính quyền các cấp tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một chính quyền của dân, do dân và vì dân * Số lượng Đảng viên và cơ sở Đảng phát triển mạnh; Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và tăng cường + Về văn hoá - xã hội: * Sự . dung con đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho các chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam * Về tổ chức nhân sự: -> Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tập. cách mạng là: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" + Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: . Cộng Sản Việt Nam - Xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. - Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, đủ sức lãnh đạo cách mạng nước

Ngày đăng: 20/04/2014, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan