Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số 62 22 36 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực.
Tác giả
Đặng Quốc Minh Dương
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Các chữ viết tắt 5
Các bảng biểu……… 5
MỞ ĐẦU……… 6
0.1 Lý do chọn đề tài …….……… 6
0.2 Mục đích nghiên cứu……… 7
0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
0.4 Phương pháp nghiên cứu ……… 8
1.5 Đóng góp của luận án ……… 9
1.6 Kết cấu luận án 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………….…… … 11
1.1.Tổng quan về tình hình sưu tầm, biên dịch và tình hình nghiên cứu 11
1.2.Một số khái niệm liên quan ……… 22
1.3.Sự phân bố, phân loại kiểu truyện.… 28
Tiểu kết.……… 35
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH ……… 37
2.1 Về tên gọi của truyện.……… 37
2.2 Cách mở đầu truyện……… 41
2.3 Kết cấu của các nhóm truyện……… 44
2.3.1 Kết cấu nhóm truyện tự vệ……… 44
2.3.2 Kết cấu nhóm truyện thủ lợi……… 46
2.3.3 Kết cấu nhóm truyện chơi khăm……… 51
2.3.4 Kết cấu nhóm truyện trợ thủ……… 54
2.4 Về kết thúc truyện ……… 60
Tiểu kết……… 66
Trang 4CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
……… 68
3.1 Nhân vật tinh ranh……… 68
3.2 Nhân vật đối thủ……… 76
3.3 Nhân vật nạn nhân……… 82
3.4 Nhân vật trợ thủ tư tế……… 85
Tiểu kết……… 93
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆNCON VẬT TINH RANH……… 95
4.1 Motif suy nguyên……… 95
4.2 Motif thi tài……… 97
4.3 Motif xử kiện.……… 100
4.4 Motif hoãn binh……… 103
4.5 Motif giả mạo……… 105
4.6 Motif xui bẩy……… 108
4.7 Motif sự bắt chước……… 110
4.8 Motif vi phạm điều ngăn cấm……… 112
4.9 Motif ăn vụng……… 114
4.10 Motif trao đổi……… 117
Tiểu kết……… 119
CHƯƠNG 5: KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH VÀ BẢNG TRA CỨU A – T……… ……… ……… 121
5.1 Các type truyện tương thích……… 121
5.2 Các type truyện không có sự tương thích……… 131
Tiểu kết……… 145
KẾT LUẬN……… 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……… 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 152
PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT 161
PHỤ LỤC 2: CÁC TYPE TRUYỆN LOÀI VẬT TRONG BẢNG TRA CỨU A – T VÀ CÁC TRUYỆN TƯƠNG THÍCH 201
Trang 5CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 Châu Úc và châu Đại Dương: CU&CĐD
2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: ĐH KHXH&NV
9 Văn hóa Dân tộc: VHDT
10 Văn hóa thông tin: VHTT
11 Văn học: VH
12 Của, thuộc Việt Nam: /VN
CÁC BẢNG BIỂU
1 Biểu đồ 1: Biểu đồ sự phân bố truyện kể theo châu lục trang 29
2 Biểu đồ 2: Biểu đồ chia nhóm kiểu truyện con vật tinh ranh trang 35
3 Biểu đồ 3: Biểu đồ về các cách gọi tên truyện trang 40
4 Bảng 5.1: Bảng các type tương thích và không tương thích của các châu lục trang 144
Trang 6MỞ ĐẦU
0.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một loại hình của nghệ thuật ngôn từ, truyện dân gian có những đặc trưngriêng Nó sinh ra, tồn tại và lưu truyền từ đời này sang đời khác, được sáng tạo và tái tạotheo những quy luật riêng Một trong những quy luật và cũng là đặc điểm của truyện dângian đó chính là việc sử dụng những công thức nghệ thuật có sẵn trong kho tàng văn liệudân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc, các dạng kết cấu, các motif,… Chính vìthế, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so sánh - lịch sử, B N Putilốp đãxem “tính lặp lại” như một đặc tính nổi bật của dòng văn học này [55, tr 7]
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc phát hiện “tính lặp lại” đã làm xuất hiệnkhuynh hướng nghiên cứu truyện dân gian theo kiểu truyện (type) Thực tế nghiên cứu đãcho thấy rằng: không chỉ dừng lại ở biên giới một dân tộc, quốc gia, nhiều kiểu truyệncòn mang các yếu tố tương đồng với các dân tộc rất xa nhau về địa lý, văn hóa Rất nhiềucông trình đã thành công khi vận dụng các nguyên tắc này vào việc tìm hiểu các kiểu
truyện như kiểu truyện Thạch Sanh, kiểu truyện Cô tro bếp (Cinderella), kiểu truyện người em út, kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện người mang lốt, kiểu truyện cậu bé
tí hon,… Tiếp cận truyện kể theo hướng này sẽ giúp thấy được những nguyên tắc sáng
tác truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện,cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện Như vậy, hướng tiếp cậntruyện dân gian theo type sẽ giúp ta hiểu sâu hơn các kiểu tư duy, các nguyên tắc cấu tạo,
tổ chức truyện và những vấn đề liên quan như tính nhân loại, tính dân tộc,…
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, kiểu truyện con vật tinh ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu Trong kiểu truyện này,
nhân vật chính – một con vật nhỏ bé nhưng tinh ranh thường sử dụng các mưu kế, mánhlới để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác Đây là kiểu truyện mà tínhduy lý chiếm ưu thế, nó chi phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật Bêncạnh tính duy lý, kiểu truyện còn hấp dẫn bởi các câu chuyện giàu tính nhân văn và ý
nghĩa thẩm mỹ Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện con vật tinh ranh, một số nhà
Trang 7nghiên cứu đã có những kiến giải mang tính chất gợi mở về một số khía cạnh nổi bật củakiểu truyện Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cốt lõi như kết cấu, nhân vật, motif,… cần phảiđược đào sâu và mở rộng hơn nữa nhằm đi đến những phát hiện khoa học về cấu trúctổng thể cũng như cấu trúc bộ phận của một kiểu truyện tiêu biểu, qua đó giúp ta có “cáinhìn tham chiếu” đầy đủ, sáng tỏ về giá trị nội dung và hình thức của kiểu truyện
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới với mong muốn tìm đến những chứng
cứ xác thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái nhìn cơ bản, đadiện, đa chiều về kiểu truyện từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới Kết quả khảosát sẽ giúp bổ sung những kiến thức, nhận định về tiểu loại truyện loài vật cũng như kiểu
truyện con vật tinh ranh Đồng thời, đề tài hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và cần
thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian của bản thân Như vậy, việc
nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
0.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
0.2.1.Việc khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranh ở Việt Nam
và thế giới giúp chúng tôi thấy được sự phân bố của kiểu truyện Hơn nữa, qua tập hợpnày cũng chứng minh sự phổ biến của kiểu truyện trên phạm vi toàn cầu, cũng như thấyđược diện mạo, đặc điểm, đặc trưng của nó bên cạnh những kiểu truyện khác
0.2.2 Nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,… để làm nổi rõ nét đặc trưngcủa kiểu truyện Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường mở rộng sosánh để thấy được những đặc trưng trong phương thức xây dựng nhân vật, kết cấu truyện,các motif của Việt Nam cũng như của các khu vực, quốc gia, châu lục khác
0.2.3 Chúng tôi tiến hành đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu, mặt khác góp phần bổ sung một số type
truyện của Việt Nam cũng như của một số nước mà công trình chưa “phủ sóng” đến
0.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tất cả những truyện kể có nhân vật trung tâm là con vật tinh ranh trong truyện
dân gian Việt Nam và thế giới (đã được dịch mà người viết thu thập được) đều là đối
Trang 8tượng nghiên cứu của đề tài Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện
kể thỏa mãn hai tiêu chí: Nhân vật chính của truyện là con vật và con vật này phải có tínhcách tinh ranh Chúng tôi loại trừ những truyện có nhân vật trung tâm là con vật nhưngkhông có tính cách tinh ranh hoặc những truyện có nhân vật tinh ranh là con người
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều cũng như được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhautrong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu nhưng chúng tôi vẫn không dám chắc rằng đã baoquát hết kho truyện kể của các nước trên thế giới Bởi như đã biết, Việt Nam là một quốcgia đa dân tộc, việc khai thác vốn truyện kể của tất cả các dân tộc là hết sức khó khăn.Tương tự, việc tiếp cận vốn truyện cổ của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng là điềukhông hề dễ dàng Vì vậy, chúng tôi chủ yếu triển khai đề tài trên cơ sở thống kê nguồntruyện của các dân tộc thiểu số đã được dịch sang tiếng phổ thông và truyện cổ của cácnước đã được dịch sang tiếng Viêt
Theo những tiêu chí trên, dựa vào 103 tuyển tập truyện kể dân gian (trong đó có
32 tập truyện, tuyển tập của Việt Nam, 71 tập truyện, tuyển tập của các nước, châu lục),
đến nay chúng tôi tập hợp được 512 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh Đây là tài
liệu chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
0.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, trước hết trong điều kiện cho phép, chúng tôi tập hợp những
truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh của Việt Nam và thế giới Trên cơ sở đó,
chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu truyện theo các phương pháp sau:
1.4.1 Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát, phân loại và trong khi so sánhđối chiếu Nhờ phương pháp thống kê mà chúng tôi có được các số liệu để phân loại cáctruyện kể; cũng qua đấy thấy được sự phân bố của kiểu truyện ở các dân tộc, quốc gia,khu vực hay châu lục Các số liệu thống kê cũng cho thấy tần số xuất hiện của các con vậttinh ranh Nhờ phương pháp này mà chúng tôi có những số liệu tin cậy, làm cơ sở để đưa
ra những lý giải thích hợp, những kết luận, khái quát khoa học
1.4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Sau khi đã hoàn thành bước thống kê tư liệu – phân loại, chúng tôi sử dụngphương pháp phân tích tư liệu Các truyện kể sẽ được phân tích tỉ mỉ từng chi tiết và đánh
Trang 9giá trên quan điểm phân tích một tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh Trong quátrình khảo sát, chúng tôi chú ý phân tích nội dung các truyện, phân tích các nhân vật thamgia vào diễn tiến truyện và một số motif của kiểu truyện để từ đó tổng hợp, rút ra nhậnxét, đánh giá bản chất, đặc trưng của kiểu truyện.
1.4.3 Phương pháp so sánh – loại hình
Phương pháp so sánh – loại hình được sử dụng trong suốt quá trình xử lí đề tài.Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những tương đồng và dị biệt về nhân vật, kếtcấu, motif,… giữa các dân tộc, đất nước, khu vực khác nhau; so sánh nhằm phát hiện và
lý giải những vấn đề nguồn gốc xã hội, cội nguồn văn hóa, môi trường nảy sinh… củakiểu truyện; so sánh để thấy được nét gặp gỡ, giao thoa trong kiểu truyện con vật tinhranh của các dân tộc do chịu (hoặc không chịu) ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, lịch sử….Phương pháp so sánh sẽ được vận dụng một cách đặc biệt trong chương 5 – chương so
sánh đối chiếu các type trong Bảng tra cứu A – T với các type trong kiểu truyện
1.4.4 Phương pháp lịch sử - địa lý
Chúng tôi không sử dụng phương pháp này để tìm “quê hương ban đầu” hay “conđường di chuyển” của các truyện kể mà để nghiên cứu theo type và motif Thực chất củaviệc nghiên cứu này là nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu hình thức của tác phẩm truyệndân gian, cụ thể hơn là tiến hành phân loại các tác phẩm thành các type và motif, khảo sátcấu trúc – dạng thức của type và motif Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử - địa lýnhằm mô tả mô hình kết cấu của type truyện và các motif
1.4.5 Phương pháp mô hình hóa
Trên cơ sở những phân tích, khảo sát về sự phân loại, phân bố, về cách gọi têntruyện, các dạng kết cấu… chúng tôi mô hình hóa thành các công thức, sơ đồ, qua đógiúp người đọc dễ dàng nắm được các nội dung trình bày
Trang 100.5.2 Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn chú ý đến việc so sánh kiểutruyện giữa các nước, các khu vực, châu lục với nhau Nhờ đó, chúng tôi phát hiện cácgiá trị độc đáo riêng biệt, bản sắc cũng như nét chung, tương đồng mang tính toàn cầucủa kiểu truyện.
0.5.3 Hiện nay, trên bản đồ folklore thế giới, Việt Nam cũng như phần lớn cácnước Đông Nam Á đang là “một khu vực rộng lớn để trắng” [dẫn theo 148, tr 170], chưa
có sự định vị Việc luận án dành Chương 5 để so sánh, đối chiếu với Bảng tra cứu A – T
sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam thực hiện hoài
bão xây dựng Bảng chỉ dẫn về hệ thống type và motif truyện dân gian Việt Nam, qua đó
góp phần giúp khắc phục tình trạng nêu trên
- Chương 2: Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 3: Nhân vật của kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 4: Một số motif thường gặp trong kiểu truyện con vật tinh ranh.
- Chương 5: Kiểu truyện con vật tinh ranh và Bảng tra cứu A – T.
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM, BIÊN DỊCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
I.1.1 Về tình hình sưu tầm, biên dịch các tập truyện
Ở Việt Nam, truyện cổ được ghi chép từ rất sớm trong các tác phẩm khởi đầu của
nền văn học viết như: Báo cực truyện, Giao Chỉ ký, Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú (thế kỷ XIV-
XV), Thế kỷ XIX và thời kì cận đại của thế kỉ XX, hoạt động sưu tầm, biên soạn truyện
cổ càng được nhiều người chú ý, trong đó, có thể kể đến các công trình như: Chuyện khôi hài (1882), Chuyện đời xưa (1886) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1880: tập 1, 1885: tập 2) của Huỳnh Tịnh Của, Nam Hải dị nhân (1920) của Phan Kế Bính,… Liên
quan đến đề tài nghiên cứu, tập truyện đầu tiên xuất hiện truyện kể của kiểu truyện này là
tập Truyện cổ nước Nam (1932 – 1934) của Nguyễn Văn Ngọc Trên cơ sở nhận thức rằng: “trong khoa văn học dân gian, việc sưu tầm và chỉnh lý tư liệu phải được coi là tiền
đề hay cơ sở” [148, tr 217] nên sau Cách mạng tháng Tám (1945) hoạt động sưu tầm,
biên soạn mới bắt đầu trở thành một hoạt động mang tính khoa học và thành một ngànhkhoa học độc lập Từ giai đoạn này, bên cạnh các công trình sưu tầm truyện cổ người
Việt, còn có các tuyển tập truyện cổ của các dân tộc anh em như: Truyện cổ tích miền núi (1958), Truyện cổ Tây nguyên (1961), Truyện cổ dân tộc Mèo (1963), Truyện cổ Việt Bắc
(1963),… Một số công trình xuất hiện nhiều truyện kể của kiểu truyện đang khảo sát như:
Truyện cổ Xê Đăng, Truyện cổ Cà Tu, Truyện cổ Mạ, Truyện cổ Cơ Ho, Truyện cổ Khơ
me Nam Bộ, Truyện cổ dân gian Chăm, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’nông, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên, Truyện cổ các dân tộc Việt Nam,… Gần đây, các nhà nghiên cứu có xu hướng tổng hợp thành các tổng tập như Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (4 tập, 6 quyển), Tổng tập Văn
Trang 12học dân gian người Việt (19 tập, 20 quyển) và bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23 tập) Xin điểm qua một số công trình tiêu biểu:
- Công trình Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam, gồm 4 tập do tổ Văn học
các dân tộc thuộc Viện Văn học chỉnh lý, biên soạn và xuất bản trong những năm 1963 –
1967 Đây là cột mốc quan trọng trong việc sưu tầm biên soạn truyện cổ dân gian Tuyểntập này tập hợp 234 truyện của hơn 30 dân tộc anh em
- Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, gồm 2 tập Công trình tập hợp 97
truyện của 20 dân tộc ít người ở miền Nam nước ta, do Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn và
Y Điêng biên soạn
- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên
soạn, khảo dị, giới thiệu 200 truyện của dân tộc Kinh (Việt) Công trình được Nxb Văn
Sử Địa, Nxb Sử học, Nxb KHXH xuất bản từ năm 1958 đến năm 1985 Năm 1993, việnVăn học xuất bản công trình này trọn bộ 5 tập; năm 2000, Nxb Giáo dục gộp lại thành 2tập và cho tái bản
- Từ năm 2002 - 2007, lần lượt các tập của bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt (19 tập, 20 quyển) đã hoàn thành việc công bố - trong đó chúng tôi chú ý tập 6, tập 7
- truyện cổ tích (do Nguyễn Thị Huế chủ biên) Đây là bộ tổng tập được biên soạn dựatheo cách phân loại cốt truyện theo tiểu loại (cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tíchsinh hoạt) Bên cạnh bản chính, tác giả còn tập hợp, giới thiệu các bản khác có cùng cốttruyện của người Việt hoặc của các dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu Văn hóa tiến hành
biên soạn và xuất bản bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23
tập) – trong đó, chúng tôi chú ý đến tập 14 – truyện cổ tích do Nguyễn Thị Yên chủ biên.Công trình này giới thiệu diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam theotừng thể loại Bên cạnh tính quy mô, công trình còn có điểm mới là: các bản kể được xuấtbản dưới hình thức song ngữ (chữ dân tộc hoặc phiên âm tiếng dân tộc)
Tuy bắt đầu muộn hơn nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, công tác biêndịch truyện cổ cũng bắt đầu được chú ý Liên quan đến đề tài nghiên cứu, bản dịch sớm
nhất là Truyện dân gian Lào (1962), kế đến là các tập truyện như Truyện dân gian Trung Quốc (1963), Truyện cổ Cao Miên (1968),… Từ những năm 80 - 90, công việc biên dịch
Trang 13càng được chú ý, đẩy mạnh Có hàng trăm tập truyện, tuyển tập truyện dân gian nướcngoài được chuyển dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, trong đó, một số công trình có liên
quan đến đề tài như: Truyện cổ Grim, Truyện cổ dân gian Bêlôrútxia, Truyện dân gian Nga, Truyện dân gian Ukraina, Truyện cổ dân gian Ấn Độ, Truyện cổ Hàn Quốc, Truyện
kể dân gian châu Phi, Truyện cổ Campuchia, Truyện cổ Mã Lai, Truyện cổ Inđônêxia,…
Nói về việc biên dịch, biên soạn không thể không nhắc đến Ngô Văn Doanh Ông đã córất nhiều công trình về truyện dân gian các nước, các châu lục khác nhau, trong số đó,
phải kể đến bộ tuyển tập Truyện cổ năm châu, tuyển tập Kho tàng truyện cổ thế giới cũng
như tuyển tập về các nước trong khu vực Đông Nam Á Đây là kho tư liệu rất quý giúpcho các nhà nghiên cứu Việt Nam dễ dàng tiếp cận với kho truyện kể của các nước
Gần đây, một số tác giả đã biên soạn, tuyển chọn truyện kể theo đề tài, theo
nhân vật Chúng tôi quan tâm đến các tập truyện như Truyện cổ tích về các loài vật của Phạm Thu Yến, Truyện cổ tích về loài vật của Lan Anh, của Lê Châu, Truyện cổ về các loài vật của Thúy Quỳnh, Truyện kể về những con vật thông minh của Sơn Khê, Truyện
kể về các loài vật của Thu Lan,
Như vậy, có thể khẳng định rằng tình hình sưu tập, biên dịch truyện dân gian luônđược các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam quan tâm, chú ý Nhờ vậy, nó đã giúp chongười viết có được những cốt truyện cùng các bản kể về kiểu truyện để khảo sát vànghiên cứu Điểm qua các công trình trên có thể thấy rằng, phần lớn các tập truyện, tuyểntập được biên dịch là truyện dân gian của các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa trướcđây, các nước trong khu vực Đông Nam Á - khối Asean, các nước gần gũi với Việt Nam
về mặt địa lý và các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đây cũng là điều dễ hiểubởi vì tình hữu nghị của các nước dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau – mà một trong nhữngđiều cần biết đầu tiên đó là vốn quý của dân tộc: kho tàng văn hóa dân gian
I.1.2 Về tình hình nghiên cứu
Theo Chu Xuân Diên, năm 1865, O Mile là người đầu tiên xem truyện loài vật như một tiểu loại Trong cách phân loại này, “truyện cổ tích thần kỳ”, “truyện cổ tích
động vật” và “truyện cổ tích sinh hoạt” đã được xác định như ba thể loại cơ bản [21,
tr.241] Giới thiệu về tiểu loại này, Từ điển Văn học – bộ củ, cho rằng “Truyện cổ tích
loài vật có sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượngnhân cách hóa giới tự nhiên Ở nhiều nước, tính chất cổ xưa của truyện loài vật đã bị pha
Trang 14trộn với khuynh hướng của người đời sau, mượn truyện loài vật để nói về xã hội loàingười Do đó giữa loại truyện này với truyện ngụ ngôn có những trường hợp không có sựphân biệt thật rạch ròi” [125, tr 1840] Hiện nay, các nhà nghiên cứu folklore đều thốngnhất cho rằng, truyện cổ tích loài vật thường có 3 lớp chính [149, tr 115 - 119]:
- Lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ gắn với tínngưỡng, tô tem giáo của người nguyên thủy Lớp truyện này còn bảo lưukhá nhiều trong các dân tộc còn ở trình độ phát triển bán khai;
- Lớp truyện phản ánh đặc điểm của loài vật Qua đặc tính đó, người tamuốn truyền lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên nhằm chinhphục nó, sử dụng nó phục vụ cho đời sống con người;
- Lớp truyện đồ chiếu quan hệ xã hội loài người vào quan hệ của các convật Lớp truyện này có xu hướng ngụ ngôn hóa
Tuy được biết đến như một tiểu loại từ sớm nhưng truyện loài vật nói chung, kiểu
truyện con vật tinh ranh nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy
đủ Thực trạng này đã được V Ia Propp chỉ ra, khi ông cho rằng tiểu loại truyện cổ tíchloài vật ở Nga và các nước phương Tây “chưa từng được coi là đối tượng nghiên cứu”[210, tr 310] Ở Việt Nam, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Hoàng Tiến Tựu cũng
nhận định: “Bộ phận truyện kể về loài vật chưa được chú ý sưu tầm nghiên cứu, nhất là nghiên cứu chuyên sâu” [186, tr 50] Năm 2002, Phạm Thu Yến cũng nhận thấy thực
trạng đó Nhà nghiên cứu cho rằng: “việc nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuậtcủa thể loại này chưa được đầu tư đúng mức” [200, tr 84] Đến nay, tình hình nghiên cứutiểu loại cũng như kiểu truyện con vật tinh ranh vẫn chưa được cải thiện là bao Tuy thế,đây đó đã có một số bài viết nghiên cứu về một vấn đề nào đó của kiểu truyện hoặc mộtvài ý kiến nhận xét, đánh giá với mục đích minh họa cho các công trình nghiên cứu vềnhững kiểu truyện khác, những vấn đề khác Chúng tôi điểm qua một số bài viết đó
1 Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện [203] của Anti Aarne và Stith Thompson chia truyện kể thành 5 cụm lớn: Truyện cổ tích động vật, Những truyện kể thông thường, Truyện cười và giai thoại, Truyện kể theo công thức và Những truyện còn lại chưa phân loại Trong phần I Animal tales - truyện cổ tích động vật lại được hai tác giả sắp xếp theo
trình tự sau:
Trang 15Trong các nhóm type truyện trên, A Aarne và S Thompsom lại phân cấp và gọi
tên các type truyện từ 1 – 69 là tiểu nhóm “con vật thông minh” (the clever animal) Như vậy, trong Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện, các type truyện con vật thông minh thuộc nhóm truyện động vật hoang dã Cách phân nhóm này chỉ có giá trị tương đối Bởi thực
tế các type truyện kể về mưu kế của loài vật còn xuất hiện khá nhiều ở các nhóm khác.
Tiểu nhóm “con vật thông minh” có 138 type truyện, trong đó có cả type truyện mở rộngcủa vùng phủ sóng (truyện cổ Phần Lan, một phần của các nước Bắc Âu, các nước Namchâu Âu, Đông Nam châu Âu và Ấn Độ) Ở đây, hai tác giả chú ý khảo sát và giới thiệunhững đơn vị truyện trọn vẹn, lưu truyền trong một vùng địa lý nhất định Vì vậy, nó rấtgiới hạn trong phạm vi khảo sát và mang tính chọn lựa
Gắn liền với Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện là công trình gồm 6 cuốn Mục lục các motif của văn học dân gian [205] của S Thompson Ở đây, Thompson tiếp cận truyện kể từ đơn vị motif Ông sắp xếp các motif theo logic từ các motif huyền thoại, siêu nhiên đến các motif hiện thực, hài hước Ông ký hiệu 23 chương theo các chữ cái La tinh
từ A đến Z Trong mỗi chương, các mục được sắp thành từng nhóm lớn, cứ mỗi nhóm
được trao cho 100 số hoặc những bội số của 10, ví dụ: B0 – B99: con vật huyền thoại, B100 - B199: con vật ma thuật Kế đến, tác giả cũng chia các nhóm lớn này thành từng cụm theo hàng chục Cụm hàng chục đầu tiên trong một nhóm lớn dành cho những ý tưởng chung (general idea), những ý tưởng riêng biệt sẽ xếp tiếp theo Cách làm này
được thực hiện tiếp tục trong mỗi cụm nhỏ Liên quan đến vấn đề nghiên cứu là nội dung
chương K - Deceptions (trò lừa dối, mưu mẹo gian dối, mánh khóe lừa bịp), gồm hơn
2300 motif nói về các mánh lừa dối, việc làm của kẻ cắp và tên đểu cáng, những việc lừa phỉnh để bắt giữ hoặc để trốn thoát, sự dụ dỗ, ngoại tình, trá hình, đánh lừa,…
Trang 16Nhìn chung, đây là hai công trình có tính ứng dụng cao Nó tỏ ra có ích cho những
ai nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan – nhất là giúp cho việc “tra cứu” (index)được nhanh chóng, thuận tiện
2 Năm 1960, Tập san nghiên cứu Châu Phi (Cahiers d’Études africaines) có hai
bài viết liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Đó là bài viết của Denise Paulme bàn về
việc Phân loại truyện kể về kẻ ranh mãnh ở châu Phi [209] (nội dung bài viết này sẽ được chúng tôi đề cập đến nhiều hơn trong phần 1.3.2 Sự phân loại) và bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] của Claude Braymond Trong bài viết, nhà nghiên cứu lần lượt tìm hiểu các vấn đề như: mục tiêu của bẫy (les fins du piège), chiến lược bảo
vệ (stratégies de protection), bẫy trung gian của bẫy (le piège moyen d’un piège), cơ chế bên trong của bẫy (mécanisme interne du piège),… Với cách làm trên, ông đã phân loại
cái bẫy (mưu mẹo) dựa vào mục đích mà nó hướng đến Hướng tiếp cận này giúp chongười đọc dễ dàng tra cứu về hệ thống mưu mẹo trong truyện kể dân gian châu Phi cũngnhư áp dụng để nghiên cứu kiểu truyện con vật tinh ranh ở các đất nước, châu lục khác.Đây là bài viết đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về mưu mẹo Bài viết có giá trị học thuậtcao, hữu ích cho những người nghiên cứu về kiểu truyện mang tính duy lý
Cũng nói về truyện kể châu Phi, nhà nghiên cứu người Nga, E X Kốtlia có bài
giới thiệu khá chi tiết về truyện kể của châu lục này Kốtlia cho rằng: “Truyện kể về loàivật chiếm một vị trí rất lớn trong văn học dân gian các dân tộc châu Phi và nếu so sánhvới truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích thế tục thì loại truyện này tỏ ra là một thểloại đã hoàn toàn phát triển và định hình rõ rệt, với đặc điểm riêng của mình, với mộtcụm chủ đề, với các kiểu nhân vật chính” [94, tr 29] Theo ông, kiểu truyện con vật tinhranh là “hình thức cổ điển của thể loại này, là một chuỗi khá đầy đủ các chủ đề truyện cổxoay quanh một nhân vật phổ biến kẻ láu cá (ranh mãnh, lừa đảo, bịp bợm), truyện kể cáccuộc phiêu lưu và thủ đoạn của nhân vật này Nhờ có sự láu cá và khôn khéo mà nhân vậtnày đã thắng cuộc trong các tính huống khác nhau” [sđd, tr 29] Bài viết là những gợi
mở, mách bảo rất đáng quý để tìm hiểu kiểu truyện con vật tinh ranh
3 Trong Sáng tác thơ ca dân gian Nga (tập 1), A M Nôvicôva dành một phần để
bàn về kiểu truyện con vật tinh ranh Nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong loại truyện kể vềloài vật ở Nga, các truyện cổ tích về con cáo nhiều hơn cả” [138, tr 277] Gắn liền với
con vật này là một chuỗi các motif cáo ăn trộm cá, cáo lừa bịp (bắt cá), cáo xưng tội, cáo
Trang 17làm bà đỡ, cáo làm quan tòa, cáo làm mẹ đỡ đầu cho sói,… Nôvicôva nhận thấy tính hai
mặt của nhân vật con vật tinh ranh mà theo nhà nghiên cứu là “không phải tiêu biểu vớiphônclo” Bà nói thêm “Trong tất cả các truyện, con cáo đều được miêu tả là khéo léo,giỏi giang, nhanh trí, mưu mẹo – đó là những tính cách không thể không thán phục Songđồng thời con cáo cũng được miêu tả như là một tên dối trá, trộm cắp, tính toán, hay thùoán, tàn nhẫn,… Thái độ hai mặt đối với nhân vật không phải là tiêu biểu đối vớiphônclo, vì phônclo mang tính chuẩn mực rất chặt chẽ và có khuynh hướng bộc lộ thái độhết sức phân minh” [sđd, tr 277 – 278] Những nhận xét của Nôvicôva không chỉ đúngcho truyện dân gian Nga mà nó còn phù hợp với kiểu truyện con vật tinh ranh ở nhiềuquốc gia, khu vực khác
Trước đó, trong công trình Truyện cổ tích [210], V Ia Propp dành chương VI để nghiên cứu về truyện cổ tích loài vật Trong chương này nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các vấn đề như tính đa dạng, tính quy tắc, nguồn gốc, cách phân loại của truyện loài vật.
Propp nhận định rằng: “Trung tâm của thể loại truyện cổ tích về loài vật là những con vậtkhôn ngoan, hay có thể gọi là tinh ranh, và bao giờ cũng là kẻ chiến thắng nhờ ưu thếvượt trội đó của mình” [210, tr 307] Theo Propp, ở Nga thời Trung đại đã từng tồn tạimột dòng văn học về loài cáo Nhận xét về các mưu kế của con cáo, ông cho rằng: “Sựlừa dối ở đây thể hiện ưu thế vượt trội của kẻ khôn ranh so với người ngu đần hay nhẹ dạ,
cả tin Theo quan điểm của chúng tôi, sự lừa dối thường bị phán xét và định kiến về mặtđạo đức Nhưng trong truyện cổ tích về loài vật, ngược lại, sự lừa dối lại tạo sự thánphục, như là một hình thức thể hiện sự khôn ngoan vượt trội của kẻ yếu so với kẻ mạnh”[sđd, tr 310] Đây là công trình rất có giá trị cho những ai nghiên cứu tìm hiểu về truyệnloài vật nói chung – kiểu truyện con vật tinh ranh nói riêng
4 Với truyện kể Mã Lai – Inđônêxia thì con can - chi (Kancil, Pêlanđúc, manglửa, hươu, hoẵng) là con vật tiêu biểu của trí thông minh, ranh mãnh Đức Ninh trong bài
viết Truyện cổ tích Mã Lai – Inđônêxia [136] đã có những giới thiệu khái quát về nhóm
truyện đang khảo sát Theo Đức Ninh, can - chi “là con vật nhỏ bé nhưng thông minh,lanh lợi, nhanh nhẹn Đây là hình tượng nhân vật đại diện cho trí thông minh của nhândân Biết mình nhỏ bé, sức yếu nên con can - chi đã phát huy trí thông minh để giải thoátmình trong những tình huống sống còn, khi phải đối mặt với những kẻ mạnh, hung dữ,
Trang 18tàn ác” [136, tr 92] Với dung lượng của một bài viết ngắn, người đọc cũng không thểnào đòi hỏi một sự giải quyết toàn vẹn, thấu đáo hết mọi vấn đề
5 Trong quan niệm dân gian của Ấn Độ, vẹt được xem là một con vật tinh khôn
Khái quát về chùm truyện con vẹt trong Truyện cổ dân gian Ấn Độ [46], Nguyễn Tấn
Đắc cho rằng: “Truyện dân gian Ấn Độ có khá nhiều mẩu chuyện kể về những con vẹtthông minh khôn ngoan, biết cách đối phó trong những cảnh ngộ cực kỳ khó khăn” [46,
tr 25] Ở một bài viết khác, khi giới thiệu về truyện dân gian Campuchia, nhà nghiên cứunhắc đến chùm truyện con thỏ của đất nước này Bên cạnh những nét chung về tính cáchtinh ranh của con vật tinh ranh, ông còn phát hiện ra ở kiểu truyện đặc điểm “không còn
có yếu tố thần kỳ nào cả, mà chỉ có trí tuệ Trí tuệ dân gian đã bịa ra hay nói đúng hơn đãsáng tạo ra tình huống oái ăm, lắt léo, khó gỡ, những “tình huống câu đố”, rồi trí tuệ dângian lại tự mình gỡ giải những tình huống đó một cách bất ngờ, dễ dàng, gây hứng thúđặc biệt cho người nghe” [44, tr 392] Tuy chỉ là bài viết ngắn nhưng nó chứa đựngnhững nhận định có giá trị, gợi mở nhiều vấn đề thú vị liên quan đến đề tài nghiên cứu
6 Ở Việt Nam, trước năm 1990, các giáo trình văn học dân gian vẫn chưa xemtruyện loài vật như là một tiểu loại truyện cổ tích Có thực tế này bởi vì tình hình sưu tầmtruyện cổ tích loài vật lúc đó chưa đủ số lượng tạo nên “vấn đề” để các nhà nghiên cứutách riêng tìm hiểu Chính vì thế mà sau này, khi tiếp cận thêm nguồn tư liệu, phươngpháp nghiên cứu mới, Võ Quang Nhơn đã thay đổi quan điểm phân loại truyện cổ tích.Ông thẳng thắn thừa nhận: “Vấn đề phân loại văn học dân gian nói chung và phân loạitruyện cổ tích nói riêng còn nhiều cách lý giải và xử lý chưa thống nhất, chưa phù hợpvới yêu cầu khoa học” [121, tr 436] Từ nhận thức đó, ông điều chỉnh lại cách phân loại
truyện cổ tích các dân tộc thiểu số, gồm: Truyện cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt Đây là quá trình tự luận chiến để thay đổi quan niệm phân loại Võ Quang
Nhơn thực sự là người có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dângian các dân tộc thiểu số
Thực ra thì từ năm 1984, trong mục từ “truyện cổ tích” (Từ điển văn học – tập 2,
bộ cũ), Chu Xuân Diên đã xem truyện cổ tích loài vật là một tiểu loại Nhận định về tiểuloại này, nhà nghiên cứu khái quát: “Ở loại truyện cổ tích về loài vật, có sự kết hợpnhững điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượng nhân cách hóa giới tựnhiên” [125, tr 453] Những khái quát ngắn gọn này có tính gợi mở cao
Trang 19Kế thừa thành quả của bộ giáo trình do Đinh Gia Khánh chủ biên, đồng thời vậndụng nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến trong và ngoài nước, năm 1990, bộ giáo
trình Văn học dân gian của trường Đại học Tổng hợp do Lê Chí Quế chủ biên được xuất
bản Cùng thời điểm này, Hoàng Tiến Tựu (1990) cũng cho xuất bản bộ giáo trình củaông Cả hai bộ giáo trình đều xem truyện cổ tích loài vật là một tiểu loại riêng Nhắc đếnkiểu truyện này, Lê Chí Quế đã có những nhận định gợi mở rất đáng quý Theo tác giả
“kết cấu phổ biến của những câu chuyện về con vật thông minh (đôi khi láu cá) là sựchiến thắng của con vật bé hơn với con vật lớn hơn không phải bằng sức lực mà bằngtrí” Từ nhận định đó, nhà nghiên cứu đề cập đến kiểu truyện con thỏ tinh ranh, ông chorằng “con thỏ bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, thông minh đã lập mưu lừa được cả voi, hổ, cásấu là những con vật to khoẻ và độc ác” [149, tr 116 - 117] Lê Chí Quế cũng cho rằng,truyện kể về con thỏ không chỉ xuất hiện nhiều trong truyện dân gian Việt Nam mà còn làcon vật tiêu biểu trong truyện dân gian Campuchia, vùng Đông Nam Á và nhiều nướctrên thế giới
Năm 2000, Lê Trường Phát biên soạn tài liệu Thi pháp văn học dân gian cũng
nhắc đến nhân vật con thỏ tinh ranh Ông cho rằng “nhân vật con thỏ nổi tiếng tinh khôn,hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong truyện của các dân tộc thiểu số, nhất là ở các dân tộcmiền núi Trường sơn và các dân tộc Khơ me Nam Bộ, Chăm…” [140, tr 61] Tiếp nối
công trình trên, năm 2002, Phạm Thu Yến công bố bài viết Vấn đề giới thiệu, nghiên cứu đặc điểm truyện cổ tích loài vật với việc sáng tác cho thiếu nhi hiện nay Phạm Thu Yến
cho rằng: “chúng ta có một kho truyện cổ tích loài vật phong phú về số lượng, đặc sắc vềnghệ thuật” Tuy vậy, nhà nghiên cứu cũng nhận thấy “việc nghiên cứu đặc điểm nộidung và nghệ thuật của thể loại này chưa được đầu tư đúng mức Hầu như chưa có mộtcông trình nào lấy truyện cổ tích loài vật làm đối tượng nghiên cứu riêng biệt (…) chưa
có bài nghiên cứu nào hướng đến việc khảo sát, nghiên cứu truyện cổ tích loài vật mộtcách độc lập như một đối tượng nghiên cứu riêng” [200, tr 84] Sau khi có những nhậnxét khái quát, nhà nghiên cứu lần lượt tìm hiểu các nội dung như: vấn đề tuyển chọn vàgiới thiệu truyện cổ loài vật, vấn đề phân biệt truyện loài vật với truyện ngụ ngôn haynhững đặc điểm về nhân vật, kết cấu….của thể loại này
7 Gần đây, dưới sự chủ trì của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu
Văn hóa đã lần lượt cho ấn bản bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt (19 tập, 20
Trang 20quyển) và bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23 tập) Bên
cạnh nội dung chính là các truyện kể, Nguyễn Thị Huế và Nguyễn Thị Yên đã có nhữngbài tổng thuật, giới thiệu về tình hình sưu tập, nghiên cứu truyện cổ Việt Nam từ trước
đến nay Trong bài Khải luận (dùng chung cho cả hai tập 6 và 7), khi giới thiệu về tiểu
loại truyện cổ tích loài vật, Nguyễn Thị Huế đã có kết luận rất cô đọng – mà chúng tôigọi là tổng kết “ba không – một có” Nhà nghiên cứu cho rằng kiểu truyện này “không cónhân vật lý tưởng, không có kết thúc có hậu, không có công thức và mang tính chất hiệnthực” [74, tr 33] Đây là những đúc kết có tính gợi mở rất cao Còn Nguyễn Thị Yên
trong bài Dẫn luận truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam đã có những nhận định
mang tính tổng kết đầu tiên về tiểu loại này trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu sốViệt Nam Ở đây, nhà nghiên cứu chú ý đến tính đối lập giữa con vật thông minh và cácđối thủ: “Đặc điểm tính cách của loài vật cũng được đưa vào nhóm truyện về những con
vật thông minh như thỏ, khỉ, cáo mà đối lập với nó là những loài vật to xác nhưng hữu dũng vô mưu như hổ, sư tử, sói, cá sấu và đôi khi còn có cả voi mà ở mỗi dân tộc lại có
những sáng tạo riêng” [198, tr 62] So với truyện cổ tích loài vật của người Việt thìtruyện của các dân tộc thiểu số đa dạng, phong phú về nội dung hơn, cốt truyện sinhđộng, mộc mạc và có phần chân thực hơn [sđd, tr 66 - 67] Đây là “bộ sách đầu tiên tậphợp được số lượng lớn truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số dưới dạng song ngữ và
“được sắp xếp theo các tiểu loại” [sđd, tr 80]
8 Năm 2005, dưới sự hướng dẫn khoa học của Chu Xuân Diên, chúng tôi thực
hiện đề tài Kiểu truyện con thỏ tinh ranh trong truyện cổ Việt Nam [40] Qua công trình
này chúng tôi đã phác thảo chân dung về kiểu truyện ở Việt Nam Thỏ - nhân vật chínhcủa kiểu truyện, luôn đóng vai là kẻ chủ động đánh lừa, chơi khăm các nhân vật to lớn, cósức mạnh hơn nó Phần thắng lợi trong những lần “chạm trán” thường thuộc về thỏ Với
số lượng bản kể có hạn (58 truyện) và trong phạm vi giới hạn (loài thỏ và chủ yếu khảosát ở Việt Nam) nên công trình vẫn bỏ ngỏ nhiều điều thú vị và buộc phải mở rộngnghiên cứu khi có điều kiện
9 Ngoài ra, trong khá nhiều tập truyện, bên cạnh nội dung chính là các bản kể,
chúng tôi cũng ghi nhận được nhiều nhận định, khái quát rất đáng quý qua các lời giới thiệu của các tập truyện này Chẳng hạn như nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng trong lời giới thiệu của Truyện cổ Khơ me Nam Bộ cho rằng con thỏ tinh ranh thuộc “nhóm nhân
Trang 21vật nhỏ bé, có nhiều đức tính đáng quý như thông minh, mưu trí, dũng cảm” [174, tr.13];
Y Thi trong Truyện cổ M’nông lại khái quát về cách ứng xử thông minh của nhân vật con
thỏ Ông cho rằng “nhân vật con thỏ tinh ranh có cách ứng xử cực kỳ thông minh trongmọi tình huống Trí tưởng tượng nhiều khi phát triển một cách phong phú không lường
trước được” [161, tr.19-20]; trong lời giới thiệu cho tập Truyện cổ Cơ Ho, khi đề cập đến
kiểu truyện “có chất trí tuệ” này, nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn cho rằng “loại truyệnnày nhằm ca ngợi những con vật tuy bé nhỏ, nhưng thông minh, mưu trí, có khả năngđánh bại những con vật to lớn, hung ác” [164, tr.8] Chúng ta có thể thấy những nhận
định tương tự trong lời gới thiệu của của các công trình sưu tầm như Truyện cổ Xê Đăng của Ngô Vĩnh Bình hay Truyện cổ Ê Đê của Y Điêng – Hoàng Thao hoặc Truyện cổ các dân tộc Trường sơn - Tây nguyên của Đặng Nghiêm Vạn,…
10 Bên cạnh đó, cũng cần nhận thấy rằng, từ những năm 80 của thế kỷ trước chođến thập niên đầu của thế kỷ này, nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới cũngđược các nhà chuyên môn chuyển dịch sang tiếng Việt, trong đó, phải kể đến các công
trình như Sáng tác thơ ca dân gian Nga, Thi pháp của huyền thoại, Tuyển tập V Ia Propp (2 tập), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Mỹ học folklore, Cành vàng,… Về
phía các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, trước hết phải kể đến các bộ
giáo trình Văn học dân gian của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (1961 – 1962), kế đến
là bộ giáo trình của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên (1972 - 1973), tiếp theo là bộgiáo trình do Lê Chí Quế chủ biên (1990), của Hoàng Tiến Tựu (1990) cũng như hai giáo
trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước cách mạng tháng 8-1945) (1981) của
Phan Đăng Nhật và Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) của Võ
Quang Nhơn Ngoài những bộ giáo trình trên, thời gian này ở Việt Nam cũng xuất hiệnnhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận mang tính đánh giá, tổng kết như: công
trình Nghiên cứu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1978) của Đỗ Bình Trị; công trình Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1987) và công trình Văn học dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại (2004) của Chu Xuân Diên; công trình Truyện
cổ tích người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện (1994) của nhà nghiên cứu Tăng Kim Ngân; công trình Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif (2001) của Nguyễn Tấn Đắc; công trình Văn hoá dân gian – khảo sát và nghiên cứu (2001) của Lê Chí Quế; công trình Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V Ja Propp (2007) của Đỗ Bình Trị;… Gần đây, các nhà nghiên cứu có xu hướng tìm hiểu,
Trang 22nghiên cứu theo hệ đề tài, kiểu truyện Hướng nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ
nhiều kiểu nhân vật, đề tài, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu như: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á của Nguyễn Thị Bích Hà, Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Thị Huế, Khảo sát và so sánh một số típ và mô típ truyện cổ dân gian Việt Nam – Nhật Bản của Nguyễn Thị Nguyệt, Kiểu nhân vật “chàng ngốc” trong kiểu truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam của Phạm Thu Yến,
Như vậy, dù chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới nhưng để thực hiện đề tài,
chúng tôi cũng đã được thừa hưởng thành quả của nhiều công trình sưu tầm và nghiêncứu trong và ngoài nước, trong đó có cả những công trình khảo sát, nghiên cứu lý luận vànhững công trình sưu tầm, tập hợp, biên dịch truyện dân gian Tất cả đã giúp cho ngườiviết rất nhiều về mặt phương pháp luận cũng như có được những cốt truyện cùng các bản
kể về kiểu truyện để khảo sát và nghiên cứu Những công trình này đã giúp chúng tôi rấtnhiều trong quá trình thực hiện đề tài, cả ở những điều đã được giải quyết và những gì màcác tác giả chưa đề cập đến, chưa làm thỏa mãn người đọc Những gợi mở, những điều
còn bỏ ngỏ đó đã thúc bách chúng tôi bước tiếp vào nghiên cứu vấn đề Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới.
I.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.2.1 Tinh ranh - tên gọi của kiểu truyện/kiểu nhân vật chính
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu folklore trên thế giới đã có nhiều cách địnhdanh khác nhau về kiểu nhân vật/kiểu truyện con vật tinh ranh A Aarne gọi tập hợp cáctype truyện này là truyện “con vật thông minh” (the clever animal) [203] Trong công
trình Mục lục các motif của văn học dân gian [205], S Thompson lại dùng khái niệm deceptions (trò lừa dối, mưu mẹo gian dối, mánh khóe lừa bịp) Khi nghiên cứu về truyện
dân gian châu Phi, Kốtlia sử dụng khái niệm “láu cá” Trong nhận định trên, nhà nghiêncứu ngầm giải thích rằng “láu cá” bao gồm các tính cách như ranh mãnh, lừa đảo, bịpbợm [94, tr 29] Như vậy, nội hàm của khái niệm này khá giống với dụng ý củaThompson Trong cách hiểu của người Việt Nam, khái niệm “thông minh” mang ý nghĩa
đề cao, ngợi khen Các khái niệm “trò lừa dối”, “mưu mẹo gian dối”, “mánh khóe lừa
Trang 23bịp” (Thompson) hay “láu cá”, “ranh mãnh”, “lừa đảo”, “bịp bợm” (Kốtlia) lại có ý phêphán Do vậy, các khái niệm trên chưa thật sự phù hợp, chưa truyền tải hết tính đa diện,
đa chiều của nhân vật tinh ranh - nhân vật chính của kiểu truyện
Nhận thấy khó có thể tìm được một khái niệm đắc dụng cho kiểu truyện trên phạm
vi toàn thế giới, A Dundes – nhà nghiên cứu người Mỹ lại đưa ra hai khái niệm
"trompeur"(kẻ lừa đảo) và "trickster" (kẻ ranh mãnh) để so sánh nhân vật này trongtruyện kể châu Phi và châu Mĩ Theo Dundes "những câu chuyện châu Phi khai thác làthứ tình bạn giả tạo và kẻ bịp bợm sẽ phải trả giá cho sự phá vỡ cam kết của mình, trongkhi những kẻ bịp trong chuyện ở châu Mĩ thì lại vướng vào điều cấm và bị trừng phạt"[dẫn theo 209, tr 569] Chúng tôi đồng quan điểm với D Paulme khi cho rằng các kháiniệm và cách so sánh này "không thực sự hợp lí" Bởi theo chúng tôi, những nét khác biệttrong truyện kể của các nước, các khu vực là điều tất nhiên Chính điều đó làm nên sựphong phú, đa diện của kiểu nhân vật, kiểu truyện Tuy có những đặc điểm riêng mangtính dân tộc, khu vực nhưng giữa chúng có những tương đồng trong cách xây dựng nhânvật, cốt truyện, cách dẫn dắt, xâu chuỗi các tình tiết, motif trong truyện Do vậy, khôngnên vì những nét khác biệt mà dùng nhiều khái niệm để gọi tên cùng một kiểu truyện
C Braymond và D Paulme lại đề xuất một khái niệm mang chất trung tính nhiều
hơn Braymond gọi đây là kiểu truyện “mưu mẹo” (ruse) [207] Còn Paulme dùng khái
niệm mà trước đây Thompson đã đề xuất: “décepteur” (tiếng Anh là deception) – kẻ ranhmãnh/bịp bợm Nhưng ở đây, theo quan niệm của bà thì khái niệm này “không hề đem lạisắc thái xấu nào về nghĩa” [209, tr 569] Cách hiểu như vậy cũng chưa bao quát hết cáckhía cạnh về nhân vật chính của kiểu truyện
Ở Việt Nam, trong một số tuyển tập, tập truyện hay các giáo trình, các nhà nghiêncứu đã đề xuất các khái niệm khác nhau như: “thông minh” [149, tr.117; 174, tr.15; 161,tr.19; 164, tr.8], “tinh khôn”, “láu lỉnh” [47, tr.10], “gian giảo” [188, tr 16],… Các thuậtngữ vừa nêu cũng chưa lột tả hết những nét tính cách về kiểu nhân vật này
Trong khi đi tìm một khái niệm để đặt tên cho kiểu truyện, chúng tôi chú ý đến
nhận định về tính hai mặt mà Nôvicôva, Lê Trường Phát và Phạm Thu Yến đã nhận thấy
ở con vật này Thực ra, trước đó, khi tìm hiểu về con cáo, Propp cũng đã linh cảm về điềunày, khi ông viết “Trung tâm của thể loại truyện cổ tích về loài vật là những con vật khôn
Trang 24ngoan, hay có thể gọi là tinh ranh” [210, tr.307] (người viết nhấn mạnh); Lê Chí Quế cũng có cảm nghiệm tương tự khi gọi tên kiểu truyện này là “con vật thông minh (đôi khi láu cá)” [149, tr.117] – người viết nhấn mạnh Từ thực tế khảo sát trên, chúng tôi cho
rằng khái niệm “tinh ranh” có thể diễn tả được những nét tính cách khác nhau, thậm chí
là trái ngược của nhân vật chính của kiểu truyện Bởi theo Từ điển tiếng Việt, “tinh ranh”
có nghĩa là “ranh mãnh và khôn ngoan” [157, tr.789]; trong đó, “ranh mãnh” có nghĩa là
“tinh quái, tò mò” (sđd, tr 663), mang nghĩa nghĩa phê phán, còn khôn ngoan thì cónghĩa là “khéo léo trong việc cư xử” (sđd, tr 441), mang nghĩa ngợi khen Như vậy, kháiniệm "tinh ranh" truyền tải tương đối trọn vẹn tính “hai mặt” của nhân vật chính trong
kiểu truyện Do vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm “tinh ranh” để đặt tên cho tên nhân vật
chính và cũng là tên của kiểu truyện
1.2.2 Kết cấu và kết cấu truyện kể dân gian
Kết cấu là thuật ngữ chỉ toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm Nó
là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảm nhiệm các chứcnăng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốttruyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ratính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ Nội hàm của thuật ngữ nàykhông chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thểcủa tác phẩm Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật củatác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện; nghệthuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trởthành một chỉnh thể nghệ thuật
Do bị quy định bởi đặc điểm truyền miệng nên kết cấu của truyện kể dân gianthường ở dạng đơn tuyến và có tính tuyến tính Các sự kiện, hành động trong truyện được
kể theo trình tự thời gian: hành động nào xảy ra trước kể trước, hành động xảy ra sau kểsau Cốt truyện của truyện kể dân gian thường thông qua các sự kiện và motif Nhìnchung các truyện dân gian có dung lượng ngắn, kết cấu truyện sáng rõ và hoàn chỉnh Ởđây, sự ngắn gọn không có nghĩa là đơn giản mà là một tổ chức có độ nén về dung lượngthông tin theo cách của văn học dân gian
Trang 251.2.3 Nhân vật và nhân vật truyện kể dân gian
Trong các thể loại văn học tự sự và kịch, nhân vật là yếu tố cơ bản nhất, là công
cụ, phương tiện để tác giả thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Do đó, muốn hiểu vànắm được chủ đề tác phẩm, trước hết, phải tìm hiểu hệ thống nhân vật trong tác phẩm.Tùy từng góc độ khác nhau có thể chia nhân vật thành nhiều kiểu loại khác nhau như:nhân vật chính - nhân vật phụ, nhân vật chính diện – nhân vật phản diện, nhân vật tínhcách, nhân vật loại hình, nhân vật chức năng,… Hầu hết các nhân vật trong sáng táctruyền miệng đều là những nhân vật chức năng Nhân vật này có các đặc điểm, phẩm chất
cố định từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉnhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống Loạinhân vật này đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm Nó có tính khái quát cao
và bền vững
Nhân vật truyện kể dân gian tồn tại chủ yếu qua hành động, được nhận diện quahành động Bản thân nhân vật và hành động của nó ít nhiều mang tính biểu tượng Vìvậy, ngay cả các mưu mẹo trong kiểu truyện này cũng chỉ được miêu tả như những hànhđộng, chứ chưa có quá trình phát triển tâm lý
1.2.4 Motif
Ở Việt Nam, trước khi sử dụng thuật ngữ “motif”, các nhà nghiên cứu đã sử dụngmột số thuật ngữ có nghĩa tương đương như “mẫu đề”, “khuôn”, “dạng” Năm 1983,Nguyễn Tấn Đắc là người đầu tiên nhắc đến khái niệm motif Theo nhà nghiên cứu thì
“motif chỉ một thành tố nhỏ của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghépđược, ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt, là yếu tố đặc trưng của truyện kể dân gian”[42, tr.282] Để nhận dạng motif, theo ông “bản thân motif cũng có thể là mẩu kể ngắn vàđơn giản, một sự việc đủ gây ấn tượng hoặc làm vui thích cho người nghe, phải có cái gì
đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại, nó phải khác cái chung chung” [sđd, tr.282] Năm 1992, Từ điển thuật ngữ Văn học đã định nghĩa thuật ngữ này như sau: Motif “nhằm
chỉ những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụngnhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”[58, tr.136] Trong tương quan với cốt truyện, motif là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện
Vì thế, nghiên cứu motif là một công việc thiết yếu góp phần giúp người đọc hiểu cốt
Trang 26truyện cũng như giúp làm sáng rõ đặc trưng của kiểu truyện, kiểu nhân vật Ngày nay,
thuật ngữ motif đã trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu folklore Việt Nam Trong các
công trình nghiên cứu về folklore, đặc biệt về các thể loại tự sự, các nhà nghiên cứuthường dành riêng một phần, một chương mục để nghiên cứu về lĩnh vực này
1.2.5 Kiểu truyện
Năm 1910, trong cuốn sách Verzeichnis der Marchen typen, A Aarne đã lần đầu tiên sử dụng khái niệm “type” Ở Việt Nam, cả trong Từ điển văn học (bộ cũ lẫn bộ mới) cũng như trong Từ điển thuật ngữ văn học đều không nhắc đến thuật ngữ này Tuy nhiên,
trước đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số thuật ngữ có nội hàm tương đương.Chẳng hạn, năm 1974, Phan Đăng Nhật dùng khái niệm “dạng truyện” khi trình bày đề
tài: Dạng cổ tích về người mồ côi với truyền thống dân chủ trong văn học dân tộc thiểu số; Năm 1978, Phan Kế Hoành trong bài Góp phần tìm hiểu nguồn gốc truyền thuyết Âu
Cơ và Lạc Long Quân đã dùng thuật ngữ “dạng thức” để nói về những truyện có yếu tố
lặp lại;… Sau này, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Tấn Đắc, Lê Chí Quế, Vũ Anh Tuấn,Nguyễn Thị Hiền,… đều thống nhất sử dụng thuật ngữ type truyện (típ truyện) – kiểutruyện khi nói đến nội dung này Như vậy, tuy có nhiều cách gọi tên khác nhau nhưng về
cơ bản nội dung vẫn là một Theo S Thompson "type là những cốt kể (narratives) có thể
tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào
được kể như một cốt kể độc lập đều được xem là một type” [dẫn theo 42, tr.11] Một type
có thể chứa đựng hàng tá motif nhưng cũng có những type chỉ có một motif Trongtrường hợp này, type và motif đồng nhất với nhau Về mối quan hệ giữa type và motif,Nguyễn Thị Hiền cho rằng: “Các type truyện như tòa nhà hoàn chỉnh, còn các motif nhưnhững thanh dầm và gạch xây nên tòa nhà đó” [60, tr.15]; còn Nguyễn Thị Nguyệt thìkhẳng định: “Trong mối quan hệ với cốt truyện, motif vừa là một bộ phận quan trọng củacốt truyện – mang tính nội dung, nhưng lại là yếu tố tạo liên kết và được liên kết với nhaunên mang cả tính hình thức” [118, tr.36, 37] Ở Việt Nam, cùng với việc giới thiệu cáccông trình nghiên cứu về type truyện trên thế giới, trong khoảng vài chục năm gần đây,nhiều công trình nghiên cứu theo hướng kiểu truyện đã được thể nghiệm Chẳng hạn,
kiểu nhân vật người em út, nhân vật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt, nhân vật chàng
Trang 27ngốc, nhân vật người khỏe tài ba,… Hướng đi này đã góp phần làm sáng tỏ nhiều kiểu
truyện, kiểu nhân vật trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
1.2.6 Bảng tra cứu A – T
Từ thực tế nghiên cứu folklore, A Aarne đã nhận thấy việc tập hợp văn bản truyện
kể gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, cùng với sự giúp đỡ của một số đồng nghiệp, ông đã
tiến hành sắp xếp lại các tài liệu này Kết quả là, năm 1910, công trình Bảng mục lục tra cứu các type truyện dân gian được xuất bản Ban đầu, công trình chủ yếu sắp xếp những
truyện kể của Phần Lan và truyện kể của một số nước Bắc Âu Sau hai lần chỉnh sửa, mở
rộng, công trình có tên gọi như ngày nay: The types of the folktale (A classification and bibliography) – dịch là Các type truyện dân gian – Phân loại và thư mục Do sự cộng
hưởng của A Aarne và S Thompson nên người ta lấy ký tự đầu của tên hai nhà khoa học
này đặt tên cho công trình, gọi là Bảng tra cứu A – T.
Trong công trình này, các type được sắp xếp theo trình tự và các nhóm sau: I Truyện loài vật (từ số 1 đến 299); II Những truyện dân gian thông thường (từ số 300 – 1199); III Truyện cười và giai thoại (từ số 1200 đến 1999);… Thông thường, một type gồm các phần như: Mã số, tên type, nội dung chủ yếu Một số type có nội dung phức tạp lại chia thành các đoạn Trong mỗi đoạn lại chia thành các sự việc nhỏ với những trường hợp khác nhau trong các dị bản Kèm theo mỗi đoạn là các motif tương ứng Cuối mỗi type là nguồn tư liệu, xuất xứ và các dị bản Đi sâu hơn, Aarne còn chia các nhóm type thành 3 cấp độ khác nhau Ví dụ: nhóm type truyện loài vật (cấp độ lớn nhất) lại chia cấp độ 2 là những con vật hoang dã; trong tiểu nhóm này lại chia thành nhóm truyện
về con vật thông minh (cấp độ 3)
Không lâu sau khi được công bố, Bảng tra cứu A – T đã trở thành khuôn mẫu cho
sự ra đời hàng loạt bảng tra cứu truyện kể dân gian của nhiều nước trên thế giới như Ấn
Độ, Nhật Bản, Latvia, Thụy Điển, Đức,…và một số nước Mỹ Latinh Các nhà nghiên cứuđều đánh giá cao về giá trị thực tiễn, tính ứng dụng và tính khoa học của công trình
Oldenbucgơ cho rằng, đây là Bảng tra cứu "tiện lợi nhất" và "có hệ thống nhất" so với trước Anđreép cũng đồng quan điểm khi cho rằng Bảng mục lục “đơn giản, tiện dụng,
vừa có tính quốc tế lại có thể dễ dàng thay vào đó bất cứ tư liệu truyện kể dân gian của
một nước nào khác” Tổng kết từ thực tế sau 50 năm kinh nghiệm làm việc với Bảng tra
Trang 28cứu A – T, Thompson cũng nhận định rằng: “Những vùng mà Bảng tra cứu này “phủ
sóng” được thì đều có thể tiến hành nghiên cứu rất hiệu quả” [dẫn theo 3, tr.88]
Đó là tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 1967, khi đánh giá về tình hình ứng
dụng Bảng tra cứu A – T ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, V.
M Girơmunxki đã nhận thấy đây “là một khu vực rộng lớn vẫn còn để trắng trên bản đồfolklore”[dẫn theo 148, tr.170] Sau gần nửa thế kỷ, thực trạng trên vẫn chưa thay đổi làbao Do vậy, gần đây các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam lên tiếng, cho rằng: “Đã đếnlúc các nhà văn học dân gian Việt Nam – và Đông Nam Á cần đưa danh mục các motif
và type truyện cổ dân gian nước mình lấp kín dần những chỗ trống trên bản đồ văn họcdân gian thế giới” [148, tr.171]
I.3 SỰ PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH I.3.1 Sự phân bố
Từ nguồn tư liệu là 103 tập truyện, tuyển tập truyện cổ trong và ngoài nước đã
được xuất bản, chúng tôi đã tập hợp được 512 truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh Rõ ràng, con số này chưa phản ánh đúng số lượng thực tế Số lượng truyện chưa
phải là nhiều, song điều quan trọng là tập hợp này đã giúp rút ra được những đặc điểmmang tính hệ thống, tạo nên một kiểu truyện riêng biệt với những nhân vật, cốt truyện củariêng nó
Qua thống kê sơ bộ cho thấy, tuy mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng kiểu truyệncon vật tinh ranh có mặt ở hầu khắp các châu lục, đất nước, dân tộc, ở nhiều địa phươngkhác nhau trong cũng như ngoài nước Có đất nước chỉ sưu tập được một cốt truyện (nhưApganixtan, Singapo, Iran, Nê pan, Ai len, Ba Lan,… ) và cũng có đất nước sưu tập được
từ hai, ba cốt truyện (như Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Xcốtlen) Các khu vực xuất hiện nhiều
truyện kể của kiểu truyện con vật tinh ranh là Châu Phi, Nga và các nước Đông Âu, các
nước Đông Nam Á Theo Kốtlia, ở châu Phi truyện loài vật “chiếm một vị trí rất lớn”, nó
“tỏ ra là một thể loại đã hoàn toàn phát triển và định hình rõ rệt” [94, tr 29] Ở Nga và
các nước Đông Âu cũng như các nước châu Âu thời Trung đại đã từng tồn tại một dòng văn học về loài cáo Các truyện kể này được lưu truyền khá mạnh mẽ trong suốt vài thế
kỷ Chúng có được sức sống dai dẳng vì có tính nghệ thuật cao, thể hiện khả năng quansát nhạy bén của tác giả, mang đậm tính châm biếm, đả kích, hài hước, đáp ứng được
Trang 29những đòi hỏi của thời đại mình Theo D Andreev, dòng văn học này “đã tạo được mộtsức ảnh hưởng đáng kể lên truyền thống truyện cổ tích và góp phần hỗ trợ sự tồn tại củathể loại truyện cổ tích về loài vật” [dẫn theo 210, tr 305] ở các đất nước nói trên. Riêngkhu vực Đông Nam Á hải đảo – trong đó chủ yếu là Mã Lai – Inđônêxia thì truyện về conhoẵng xuất hiện rất nhiều, “có thể tập hợp thành tập truyện” [136, tr.92]; khu vực ĐôngNam Á lục địa tiêu biểu là các truyện kể về con thỏ của Việt Nam, Lào và Campuchia –nhiều nhất là truyện kể về con thỏ trong truyện kể của người Khơ me – Campuchia cũngnhư trong truyện dân gian của người Khơ me Nam bộ Thống kê truyện kể của các châulục theo tỷ lệ tăng dần, chúng ta có trình tự sau:
- CU&CĐD có 10 truyện kể, chiếm 2%
- Châu Mỹ có 19 truyện kể, chiếm 4%;
- Châu Phi có 73 truyện kể, chiếm 14%;
- Châu Âu có 77 truyện kể, chiếm 15%;
- Châu lục có số truyện nhiều nhất vẫn là châu Á: 333 truyện kể, chiếm 65%
Trang 30(26 truyện), Mạ (20 truyện), Ê Đê (15 truyện), Cơ Ho (12 truyện), Chăm (11 truyện),Kinh (11 truyện), Mơ Nông (9 truyện), Xê Đăng (8 truyện), Ngoại trừ dân tộc Kinh, cácdân tộc còn lại đều thuộc ngữ hệ Môn – Khơ me và ngữ hệ Nam Đảo Đây cũng là 2nhóm có nhiều truyện kể về con vật tinh ranh nhất ở khu vực châu Á Về địa bàn sinhsống, các dân tộc này chủ yếu sinh sống ở khu vực Trường sơn – Tây nguyên, khu vựcDuyên hải Nam Trung bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nếu tính tỷ lệ, sốlượng truyện kể của Việt Nam chiếm hơn ¼ (28%) của thế giới Điều này không có nghĩa
là số lượng truyện kể của Việt Nam nhiều hơn các nước, các khu vực khác Chúng tôi tinchắc rằng nguồn truyện ở các nước còn rất nhiều nhưng chưa được chuyển dịch sangtiếng Việt cũng như chưa được công bố, xuất bản Dù sao tính chất tương đối này cũngphản ánh được cơ cấu và diện mạo của kiểu truyện trên
Như vậy, sự xuất hiện nhiều bản kể ở các nước, các châu lục khác nhau chứng tỏ
truyện kể về kiểu truyện con vật tinh ranh rất phổ biến và đa dạng Mỗi truyện của từng
dân tộc, quốc gia đều chứa đựng nội dung phong phú và đều có dáng vẻ riêng đáng chú ý,song chúng cũng có những nét tương đồng trong cách kết cấu, trong sự lặp đi lặp lại hoặc
sự phái sinh của các tình tiết Do vậy, chúng tôi thực sự có thể tiến hành nghiên cứu tập hợp truyện kể này với tư cách một đề tài độc lập – đề tài kiểu truyện con vật tinh ranh
Tóm lại, việc phân bố kiểu truyện ở các châu lục, khu vực cho thấy sự hình thành
các biểu tượng qua các loài vật có sự tác động lớn của vai trò địa – văn hóa – lịch sử.
I.3.2 Sự phân loại
Sau khi tập hợp các truyện kể, chúng tôi tiến hành bước thứ hai – một bước rất
quan trọng, đó là tiến hành phân loại kiểu truyện Đây là một trong những thao tác khó
khăn và quan trọng nhất của công tác nghiên cứu Bởi “phân loại đúng là một trongnhững bước đầu tiên của phương pháp miêu tả khoa học Vấn đề phân loại đúng là điều
kiện để có thể nghiên cứu đúng” [145, tr 20] Chúng tôi nhận thức rằng sự phân loại là
cơ sở cho việc nghiên cứu nhưng bản thân nó phải là kết quả của một công trình có sự chuẩn bị nhất định, cần dựa trên một cơ sở khoa học.
Khi nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích lũy tích, V Ia Propp căn
cứ vào đặc trưng tính thống nhất về kết cấu và nhà nghiên cứu nhận ra rằng các thể loại
truyện cổ tích khác không có dạng kết cấu trên Ông đưa ra giả thuyết “Có thể nhữngtruyện cổ tích ấy (trong đó có truyện loài vật – người viết chú) cũng không có được tính
Trang 31thống nhất về kết cấu Nếu như vậy thì phải chọn một nguyên tắc khác để phân loại chúng” [210, tr 332] Nguyên tắc khác là nguyên tắc nào?
Theo chúng tôi, A Aarne là người đầu tiên phân loại kiểu truyện này Ảnh hưởng
lý thuyết của trường phái Lịch sử - Địa lý, ông đã phân loại truyện dân gian theo đơn vị type truyện Cách phân loại như thế rất tiện dụng cho việc lập các bảng tổng mục để tra
cứu, là cơ sở để đối chiếu truyện kể các nước với nhau Cách phân loại này nặng về mô
tả, thiên về chiều rộng và số lượng các type mà chưa thấy tác giả tìm sự liên kết, tìm đặcđiểm chung về nhân vật, kết cấu của các type truyện
Khi bàn về việc phân loại truyện loài vật nói chung, kiểu truyện con vật tinh ranhnói riêng, Propp cho rằng truyện cổ tích loài vật có hai dạng: “Dạng thứ nhất là nhữngtruyện được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ các yếu tố như “thắt nút, cao trào, mở nút” vànhóm còn lại là các truyện tồn tại “như một quy luật, không bao giờ trùng lặp với bất kỳcốt truyện nào khác, tồn tại như một tác phẩm riêng biệt, có nghĩa là trở thành một typeđộc lập trong thể loại truyện cổ tích về loài vật” Nhóm này “không có cốt truyện tự thân,mỗi truyện đều có thể na ná một vài truyện khác và khi đọc truyện này, người ta có thểliên tưởng ngay đến truyện khác” [210, tr 310] Theo ông, truyện loài vật “có sự liên kếtnội tại tương đối thống nhất Điều này có thể dễ dàng nhận biết vì một số type được phânloại không chỉ không bao giờ tách bạch hẳn với nhau mà còn không thể tồn tại nếu chỉxét riêng rẽ các truyện”
Năm 1960, D Paulme công bố bài viết Phân loại truyện kể kẻ ranh mãnh ở châu Phi [209] Nhà nghiên cứu mã hóa, đặt A là thành công cao trào và D là thất bại - thoái trào hoàn toàn và dấu cộng (+) là mưu mẹo thành công, dấu trừ (-) là mưu mẹo thất bại, (0) là không có mưu mẹo rồi phân chia các truyện kể thành sáu loại khả năng cho sườn
chính của một câu chuyện về kẻ bịp bợm:
A+ Mưu mẹo của kẻ bịp thành côngA- Mưu mẹo đối phương thất bạiD+ Mựu mẹo đối phương thành côngD- Mưu mẹo kẻ bịp thất bại
Ao Thành công mà không có mưu mẹo
Do Thất bại mà không có mưu mẹo
Trang 32Một truyện đơn giản nhất là sự kết hợp của hai tình tiết, hai mã hóa trên Nếumuốn câu chuyện kéo dài thì phải có cao trào theo sau thoái trào Về lý thuyết, có 36 khảnăng diễn ra nhưng thực tế có nhiều loại không bao giờ xuất hiện (như dạng mã hóa: Do
Do hay D- D-) Theo Paulme, dạng truyện phổ biến có công thức A+ D+ và A+ Do Như
vậy, cách phân loại này thiên về hướng đánh giá hiệu quả của mưu mẹo (thành công hay
thất bại) Ngoài ra, theo chúng tôi, các truyện kể thuộc nhóm thứ 5 (Ao) và thứ 6 (Do)
-tức thành công/thất bại mà không có mưu mẹo không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài Bởi như trên đã nói (mục 0.3), một trong các tiêu chí để xếp các truyện thuộc phạm vinghiên cứu của đề tài là nhân vật phải là con vật có tính tinh ranh – tức phải có mưu mẹo
Tiếp thu luận điểm của Nôvicôva, Lê Trường Phát là người đầu tiên ở Việt Nambàn về cách phân loại truyện loài vật Theo ông “người ta thường phân lập nội dungthành những môtíp, tức thành những chi tiết mang ý nghĩa chủ đề” [140, tr 64] và “lập sơ
đồ kết cấu cốt truyện bằng cách căn cứ vào những tình tiết hợp thành truyện” [sđd, tr.65] Ở kiểu phân loại thứ 2, theo ông có những hình thức kết cấu như: kết cấu đơn tiết,kết cấu đa tình tiết (từ hai tình tiết trở lên) và hình thức kết cấu xâu chuỗi Cách phân loạinày được Phạm Thu Yến tiếp thu [200, tr 87 - 88] Đây là cách phân loại theo “truyện cổtích nói chung” Do vậy, có thể nó phù hợp cho truyện loài vật nói chung, còn với kiểutruyện con vật tinh ranh, hướng phân loại trên cũng không khả dĩ
Trước đây, trong khi nghiên cứu kiểu truyện này ở Việt Nam [40], chúng tôi cũng
đã lưu ý tính đặc trưng của mưu mẹo Dựa vào 58 truyện kể của Việt Nam, chúng tôi đãphân loại kiểu truyện con vật tinh ranh thành hai nhóm: Nhóm truyện con vật tinh ranh –
kẻ trợ thủ và nhóm truyện con vật tinh ranh – kẻ chơi khăm Ở nhóm truyện thứ nhất,
nhân vật tinh ranh xuất hiện trong vai trợ thủ để giúp đỡ nhân vật nạn nhân Trong nhóm truyện thứ hai, thỏ xuất hiện từ đầu trong vai trò một kẻ chơi khăm, chuyên đi chọc tức
các con vật khác Hiện nay, khi mở rộng phạm vi nghiên cứu (số lượng truyện nhiều gấp
10 lần), chúng tôi thấy rằng, ngoài hai mục đích trên, con vật tinh ranh còn hướng đến các mục đích khác như tự vệ, tìm kiếm miếng ăn, giành quyền lợi,…
Bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] của C Braymond ít nhiều chịu
ảnh hưởng từ cách phân loại của Paulme Xuất phát điểm trong cách phân loại của
Braymond là dựa vào mục đích mà cái bẫy (mưu mẹo) hướng đến Về cơ bản, theo nhà nghiên cứu người Pháp, mưu mẹo có hai mục đích chính, đó là lừa để mà lừa (hoặc vì
Trang 33một mục tiêu không xác định) và lừa để đạt các mục tiêu như cải thiện số phận của mình (hay người cùng phe với mình) hoặc để tự bảo vệ mình (hay người cùng phe với mình).
Hai mục đích này được ông cụ thể hóa thành các trường hợp nhỏ hơn Theo chúng tôi,
đây là cách tiếp cận đúng, là cách phân loại hợp lý Công trình của chúng tôi chịu ảnh
hưởng nhiều của cách phân loại này
Khi phân loại, chúng tôi bám vào đặc điểm nổi trội của kiểu truyện, đó là các mưu mẹo Nhưng mưu kế này được con vật tinh ranh dùng cho nhiều kiểu nhân vật với nhiều
mục đích khác nhau Và ứng với từng mục đích của mưu mẹo thì đặc điểm nhân vật, các
chủ đề, motif cũng có nhiều thay đổi Do vậy, chúng tôi sẽ căn cứ vào mục đích của mưu
mẹo để phân loại kiểu truyện Ở một khía cạnh khác, chúng ta thấy rằng, các mưu mẹo
vừa hướng đến chủ thể - con vật tinh ranh, vừa hướng về khách thể - đối thủ và các nhân vật khác Mưu kế hướng về chủ thể thể hiện trong hành động tự vệ cũng như trong việc đánh lừa đối thủ để thủ lợi 1 cho bản thân Mưu kế hướng về khách thể cũng chia thành hai nhóm: một nhóm đứng ra bảo vệ cho nhân vật nạn nhân (trợ thủ); nhóm còn lại chơi khăm đối thủ - các con vật khác Như vậy, tựu trung các mưu mẹo của nhân vật tinh ranh trong kiểu truyện thường hướng đến bốn mục đích là: tự vệ, thủ lợi, chơi khăm và trợ thủ.
Tự vệ
Chủ thể
Thủ lợi Mưu kế
Chơi khăm Khách thể
Trợ thủ
Trong khá nhiều trường hợp, câu chuyện được kéo dài nhờ chắp nối thêm mưumẹo và các mưu mẹo này cũng hướng đến nhiều mục đích khác nhau Ở trường hợp này,
chúng tôi sẽ căn cứ vào mưu mẹo đầu tiên để phân loại, xếp nhóm
1Thủ lợi ý chỉ mục đích tìm kiếm miếng ăn, quyền lợi cho bản thân (trong truyện là nhân vật tinh ranh).
Trang 34Về số lượng nhân vật, ở nhóm truyện tự vệ, nhóm truyện thủ lợi và nhóm truyện chơi khăm thường có hai nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện: nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ Tất nhiên, ở mỗi nhóm truyện trên, con vật tinh ranh sẽ mang những nét tính cách khác nhau và trình tự, tâm thế xuất hiện của nó cũng có những đặc điểm riêng Trong nhóm truyện trợ thủ, ngoài hai nhân vật nêu trên còn có thêm nhân vật nạn nhân.
Bên cạnh đó, trong truyện dân gian châu Phi còn xuất hiện nhân vật trợ thủ tư tế Nhưvậy, tựu trung, kiểu truyện con vật tinh ranh có các nhân vật sau đây:
- Nhân vật tinh ranh
nhóm truyện trợ thủ là chủ đề phân xử và motif xử kiện; xuất hiện nhiều trong nhóm truyện thủ lợi là chủ đề ăn vụng và motif ăn vụng; chủ đề và motif hoãn binh lại xuất hiện
nhiều trong nhóm truyện tự vệ,… Những điều này sẽ được chúng tôi bàn nhiều hơn trongcác chương sau
Chúng tôi xem những dấu hiệu khác nhau ở trên như là những tiêu chí để phân loại kiểu truyện con vật tinh ranh thành bốn nhóm:
- Nhóm truyện tự vệ: có 168 truyện, chiếm 33%
- Nhóm truyện thủ lợi: có149 truyện, chiếm 29 %
- Nhóm truyện chơi khăm: có 77 truyện, chiếm 15 %
- Nhóm truyện trợ thủ: có 118 truyện, chiếm 23%
Trang 35Tỷ lệ này cũng phản ánh đúng thực trạng mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, rằng sốtruyện mà mục đích không rõ ràng (chơi khăm) chỉ là “thiểu số” và “luôn gây tranh cãi”.
Có hai hình thức tự vệ, một là tự vệ cho bản thân, hai là giúp cho đồng minh tự vệ - haycòn gọi là trợ thủ Số lượng các truyện có mục đích này chiếm phần lớn Điều này cũngtrùng hợp với nhận định của các nhà chuyên môn khi họ cho rằng kiểu truyện con vật tinhranh là một vũ khí của kẻ yếu để tự vệ, để chống lại kẻ mạnh [209, tr 569 - 560] Chúngtôi sẽ khảo sát kết cấu, hệ thống nhân vật, các motif theo cách phân loại này
truyện, chúng tôi tập hợp được 512 truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh Kết
quả khảo sát cho thấy kiểu truyện này xuất hiện ở hầu khắp các châu lục, dân tộc, đất
Trang 36nước,… trong đó xuất hiện nhiều nhất là các khu vực như châu Phi, Nga và các nướcĐông Âu, khu vực Đông Nam Á Ở Việt Nam, chúng tôi đã tập hợp được 144 truyện,trong đó tập trung nhiều ở các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khơ me và ngữ hệ Nam Đảo.Đây là các khu vực mà truyện loài vật đã phát triển và có sự định hình rõ rệt.
Căn cứ vào đặc điểm nổi trội của kiểu truyện là các mưu mẹo - mục đích mưu
mẹo, chúng tôi phân loại các truyện kể thuôc kiểu truyện thành bốn nhóm: nhóm truyện
tự vệ, nhóm truyện thủ lợi, nhóm truyện chơi khăm và nhóm truyện trợ thủ Ở các nhóm truyện tự vệ, thủ lợi và chơi khăm thường có nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ tham gia vào diễn tiến truyện Còn nhóm truyện trợ thủ, ngoài hai nhân vật trên còn có nhân
vật nạn nhân Bên cạnh đó, trong truyện dân gian châu Phi còn xuất hiện nhân vật trợ thủ
tư tế Ngoài ra, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu của các chương,
chúng tôi lần lượt giới thiệu một số khái niệm liên quan như khái niệm tinh ranh, kết cấu, nhân vật, motif, kiểu truyện, Bảng tra cứu A - T…
Trang 37CHƯƠNG 2 KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
2.1 VỀ TÊN GỌI CỦA TRUYỆN
Tên gọi của truyện là sự mách bảo, sự bộc lộ một phần chủ đề truyện Tên truyện dân gian tuân theo quy luật của phương pháp sáng tác truyền miệng Nó là nét đặc sắc và
cũng là điểm để khu biệt truyện này với truyện khác, kiểu truyện này với kiểu truyện
khác Khảo sát cho thấy các truyện kể trong kiểu truyện con vật tinh ranh có những cách
gọi tên sau:
2.1.1 Cách gọi tên theo mối quan hệ của các nhân vật: Tên truyện là tên gọi
mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyện Cách gọi tên này mở ngỏ, giới thiệu các nhân vật sẽ tham gia vào diễn tiến truyện Theo thống kê, có 238/512
truyện được gọi tên theo cách thứ nhất, chiếm 47%
Các nhân vật khác có thể là những đối thủ của con vật tinh ranh, cũng có khi nó là
nhân vật nạn nhân – kẻ sẽ được con vật tinh ranh ra tay giúp đỡ Thông thường tên con
vật đứng trước là nhân vật tinh ranh, tên con vật đứng sau là đối thủ hoặc nhân vật nạn
nhân Cách gọi tên loại này thường có liên từ “và” nối giữa tên các nhân vật với nhau.
Xin kể tên một số truyện được gọi tên theo dạng này như: Chó rừng và gà gô (Ấn Độ), Lão rùa và chú thỏ (Hàn Quốc), Khỉ và cá sấu (Philipin), Chó rừng và cọp (Trung Quốc), Cáo và quạ (Anh), Cáo và đàn ngỗng (Đức), Chị ngỗng trời và mụ cáo (Italia), Cáo và sói (Nga), Chị cáo và anh sói (Ukraina), Cá voi và quạ (châu Mỹ), Báo, thỏ và khỉ (châu Phi),… Và đây là một số truyện của Việt Nam được đặt tên theo công thức trên: Thỏ và
ốc (Xê Đăng, Khơ me), Thỏ, Y Rít và các con vật (Ê Đê), Thỏ và dê kết bạn (Khơ me), Thỏ và những người đẽo thuyền (Cơ Ho), Thỏ, người và cọp (Mạ), Con thỏ và con hổ (Kinh), Hổ và thỏ (Tà Ôi), Thỏ và hổ (Ba Na),…
Tên nhân vật chính + “và” + Tên các nhân vật khác
Trang 38Khảo sát cho thấy, phần lớn các truyện kể của CU&CĐD đều có cách gọi tên theo
cách thứ nhất Đó là những truyện như Kỳ đà và rắn đen, Cáo và cầu vồng, Vắt và hươu, Chim dẽ và cú, Dinevan và Gumbl,…
2.1.2 Cách gọi tên theo công việc mà nhân vật tinh ranh thực hiện: Tên truyện
là tên sự việc chủ yếu mà con vật tinh ranh thực hiện Đây là cách tóm tắt ngắn gọn, dễ nhớ về nội dung truyện Cách gọi tên này gồm hai cấu tố hợp thành: tên nhân vật chính
và tên công việc mà nhân vật chính thực hiện Một số truyện còn có thêm phần phụ: tên
nhân vật được nhận hành động trợ thủ hoặc tên nhân vật bị chơi khăm Theo thống kê, có
132/512 truyện được gọi tên theo cách thứ hai, chiếm 26% Chúng tôi khái quát cách gọi
tên này theo công thức sau:
Một số truyện có cách đặt tên theo dạng thứ hai như: Sẻ lừa mèo (Ấn Độ), Hổ ăn phân trâu (Inđônêxia), Thỏ lấy công chúa (Nhật Bản), Thỏ con phá án (Trung Quốc), Thỏ dọa cáo (Nga), Sói đồng và nhím tranh tài (châu Mỹ), Thỏ cưỡi voi (châu Phi), Chó
và cut cút cãi nhau (CU&CĐD),… Một số truyện của Việt Nam có cách gọi tên này là: Thỏ giúp người đòi nợ (Ê Đê), Thỏ đi chài cá (Cơ Ho), Thỏ cứu hổ khỏi chết (Mơ Nông), Thỏ làm chúa tể sơn lâm (Tày), Thỏ xử kiện (Mơ Nông, Ê Đê), Thỏ cứu dê thoát khỏi hổ
ăn thịt (Khơ me),…
2.1.3 Cách gọi tên theo tính cách của nhân vật: Tên truyện là tên nhân vật
chính cộng với tính từ chỉ tính cách, phẩm chất của nhân vật Tính từ đi kèm diễn đạt các
nét tinh ranh của nhân vật chính như láu lỉnh, nham hiểm, thông minh, tài trí, ranh mãnh, khôn ngoan, Đây là cách giới thiệu ngắn gọn, tổng quát về nhân vật chính, về kiểu
truyện Cách gọi tên này được cấu tạo theo công thức:
Theo khảo sát, có 56/512 truyện được gọi tên theo cách gọi tên thứ ba, chiếm
11% Một số truyện được đặt tên theo cách này như: Lạc đà láu lỉnh (Apganixtan), Con mèo thông minh (Mianma), Con cáo ranh mãnh (Bêlôrutxia), Con cáo ma lanh (Nga),
Tên nhân vật chính + Tên công việc (+ Tên nhân vật bị chơi khăm/được giúp đỡ)
Tên nhân vật chính + Tính từ chỉ tính cách của nhân vật
Trang 39Con cáo mưu mô (Ukraina), Con chuột tinh ranh (châu Mỹ),… Một số truyện của Việt Nam có cách đặt tên theo công thức này như: Con thỏ thông minh (Cơ Tu), Con thỏ gian ngoan (Tà Ôi), Thỏ thông minh (Khơ me), Chuyện con thỏ ranh mãnh (Xê Đăng), Chú thỏ khôn ngoan (Chu Ru),… Cách gọi tên kiểu truyện này cũng dựa vào công thức trên.
2.1.4 Cách gọi tên theo kiểu giải thích nguyên nhân: Tên truyện là những câu
hỏi về một đặc điểm nào đó của con vật tinh ranh hoặc các con vật khác Theo thống kê,
có 38 truyện được gọi tên theo cách này, chiếm 7% Đây cũng là cách gọi tên khá phổ
biến trong truyện loài vật Nó thuộc bộ phận truyện cổ sớm nhất, ảnh hưởng tư duy suy nguyên luận, lý giải sự khởi nguyên vạn vật của thần thoại Đây là những truyện có cách nhìn vấn đề theo kiểu giải thích nguyên nhân Nội dung truyện nhằm giải thích một tập
tính hay một đặc điểm nào đó của loài vật (thường là đặc điểm của nhân vật tinh ranh).Những đặc điểm này được dân gian cho là kết quả những trò lừa bịp của con vật tinh ranh
hay là hậu quả của những trò chơi khăm ấy Chẳng hạn như Vì sao da cọp có nhiều màu?
(Mơ Nông/VN), Vì sao có thỏ trên mặt trăng? (Ấn Độ), Tại sao sứa không xương? (Nhật Bản), Tại sao quạ kêu “quạ, quạ”? (Trung Quốc), Vì sao chồn và cáo sống trong hang?
(Bêlôrutxia),… Cách đặt tên này xuất hiện nhiều nhất trong truyện kể châu Phi, châu Mỹ,
CU&CĐD Có thể kể ra hàng loạt trường hợp như: Tại sao bụng Ananxi thắt lại như thế? (châu Phi), Vì sao Ananxi ẩn mình trong các xó tối? (châu Phi), Tại sao rắn chết lại nằm ngửa? (châu Phi), Tại sao cóc có bướu? (châu Mỹ),… Khi nghiên cứu kho tàng truyện kể
của châu Phi, Kốtlia cũng nhận thấy rằng “hầu như tất cả các truyện thuộc chùm truyệnkiểu láu cá đều là những truyện có tính nguyên nhân học” [94, tr 34] Cách gọi tên nàycho thấy sự giao thoa thể loại Nó cho thấy dấu ấn khá đậm nét giữa kiểu truyện với nhân
vật văn hóa – nhân vật trung tâm của thần thoại mang tính nguyên hợp nguyên thủy.
2.1.5 Cách gọi tên theo tên nhân vật tinh ranh: Tên truyện là tên các con vật
tinh ranh Tên gọi này chỉ có một cấu tố cấu thành, đó là tên của con vật tinh ranh Có khi tên con vật tinh ranh được gọi theo tên loài như Vợ chồng quạ (CU&CĐD), Sóc bay (châu Mỹ), Truyện con quạ (Mông Cổ), Sư tử (Trung Quốc), Con thỏ (Ba Na/VN),… Có khi, bên cạnh tên loài, tên truyện còn đính kèm một tên riêng như Virinun quạ (CU&CĐD), Rùa Vaiamba (CU&CĐD), Ếch Sacpu (Ấn Độ), Con chó Sirko (Ukraina), Rít (Ba Na/VN), Thỏ Rơ Pai (Cơ Tu/VN),… Thực ra, các tên riêng ở đây không phải là
Trang 40những cá nhân có tính cá thể Trái lại, các tên gọi này cũng mang tính phiếm chỉ, kiểu như cách gọi tên Cuội, Trạng trong văn học dân gian Việt Nam Theo khảo sát, có 24/512
truyện được gọi tên theo cách thứ năm
Từ việc khảo sát trên, chúng tôi mô hình hóa cách gọi tên thành biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ về các cách gọi tên truyện
Cách gọi tên theo mối quan
hệ của các nhân vật Cách gọi tên theo công việc
mà nhân vật tinh ranh thực hiện
Cách gọi tên theo tính cách của nhân vật
Cách gọi tên theo kiểu giải thích nguyên nhân
Cách gọi tên theo tên nhân vật tinh ranh
Các cách gọi tên khác
Như vậy, các truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh đã được tác giả dân
gian đặt tên bằng nhiều tên gọi khác nhau mang đậm đặc trưng của dân tộc mình Songcái đa dạng này lại luôn có sự thống nhất, đó là các tên gọi phải tuân thủ hai yêu cầu tối
thiểu của việc đặt tên là: tên truyện ít trùng lặp (để phân biệt truyện này với truyện khác
và để khỏi lẫn lộn) và tên truyện có quan hệ với chủ đề của truyện ở mức độ nhất định.
So sánh giữa cách đặt tên của truyện dân gian với cách đặt tên của văn học viết, chúng tôithấy vừa có điểm tương đồng vừa có điều khác biệt Trước hết, do bị quy định bởiphương thức sáng tác truyền miệng nên truyện dân gian thường xuất hiện “dị bản” – cả
về các tình tiết trong nội dung truyện lẫn tên gọi của truyện Có khi cùng nôi dung nhưnghai người kể khác nhau sẽ có những cách đặt tên, gọi tên truyện khác nhau; và cũng cótrường hợp ngược lại: nhiều bản kể có nội dung khác nhau nhưng lại có cùng tên gọi.Trong lúc đó, tên gọi trong văn học viết thường được văn bản hóa, có tính cố định, ít thay
đổi, không có (hoặc ít) dị bản Một điểm nữa là, tên gọi của truyện dân gian thường có