truyện cổ tích hay của việt nam và thế giơi2

7 491 2
truyện cổ tích hay của việt nam và thế giơi2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Xuân Thông kể Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức. Cây gỗ to bằng thân người, anh chỉ đẵn bốn nhát là xong; còn những cây cổ thụ to bằng bánh xe trâu, bằng cái nong, cái nia, anh chặt một ngày cũng được vài mươi khúc. Tính ra số gỗ anh đẵn được, từ ngày mới biết vác rìu vào rừng đến giờ, cũng đủ dựng nhà cho ba làng, bảy xóm, chín mười ngôi đền, ngôi miếu. Nhưng ngôi nhà vợ chồng anh thì chỉ vừa lọt cái giường, chiếc chiếu. Ngôi nhà thấp đến nỗi anh ra vào thì đầu đụng nóc, vai chạm kèo. Vì nhà anh quá nghèo, vợ lại hay ốm đau, nên đẵn được bao nhiêu gỗ anh đều phải bán rẻ mới kịp mua thuốc cho vợ, mua gạo cho mình. Vì vậy người vợ thường phàn nàn: - Mình có đốn hết gỗ trong rừng cũng chẳng “đủ” làm một cái nhà ba gian. Người thợ rừng cũng biết đời mình không sao tránh khỏi điều vợ lo. Nhưng không có cách nào thoát được cảnh bữa sáng lo bữa chiều. Lúc vợ có chửa được bảy tháng, anh thợ rừng đi đốn gỗ về đóng cho vợ một cái giường. Cây gỗ không to, anh mới chặt ba nhát búa mà nó đã chuyển mình sắp ngã. Không may, một luồng gió thổi đến rất mạnh, cây gỗ ngã trái chiều. Anh thợ rừng tránh không kịp, bị gỗ đè gẫy cả hai tay. Thế là mọi việc đều đổ lên đầu người vợ ốm, đang có mang. Chị chạy khắp đầu làng cuối xóm vay mượn về nuôi chồng. Nhưng bạn nghèo thì không có, còn người có của thì chẳng thương người nghèo. Vợ người thờ rừng phải ra sông bắt hến nuôi chồng bữa cháo bữa rau. Nước sông khá sâu, chị phải ngâm mình dướin nước cả ngày mới bắt được một bữa hến. Một hôm, trời mưa trên nguồn rất lớn, chị đang lăn ngụp giữa sông thị nước nguồn về cuốn chị đi. May sao, chị vớ được một cây chuối lở gốc trôi giữa dòng mới thoát chết, nhưng về đến nhà thì chị đẻ. Nhà anh thợ rừng càng khổ cực hơn, chồng không làm gì được, vợ ốm nặng, đức con trai đẻ thiếu tháng không lúc nào được bú no sữa mẹ. Thằng bé không chết nhưng càng lớn càng gầy còm; mãi đến năm mười bảy tuổi mà người khẳng khiu như cái gậy, xương bọc da, đầu gối to hơn bắp đùi. Khi ngồi đầu gối cao quá vai, tóc trên đầu thưa như lông chân, người lùng nhùng, khi đã ngồi xuống rồi thì không muốn đứng lên. Vợ chồng anh thợ rừng thương con, nên dù nhà nghèo nhưng không bắt con làm gì. Họ đặt tên cho con là Gầy. Một hôm, Gầy cầm cần câu ra sân ngồi dưới một gốc cây sung câu cá. Gặp hôm cá cắn, mới ngồi chưa nóng chỗ mà em đã câu được mấy con cá to. Đói ăn đã lâu, thấy mấy con cá tươi ngon, em liền lấy củi nhóm lửa tại gốc sung nướng cá ăn. Lúc ấy mặt trời lên được nửa buổi, gió thổi mạnh hắt bóng ngọn lửa xuống dòng sông, một con cá con ở dưới nước vọt lên nhìn, bị con chim bói cá rình trên cây đớp được. Sẵn củi để bên, Gầy ném con chim; con chim bay vù đi thả con cá rơi lại xuống sông. Sáng hôm sau, em lại cầm cần ra chỗ cũ ngồi câu cá, nhưng vừa đến đã thấy ai bày sẵn dưới gốc cây một con cá nướng to bằng bắp chân và một rá cơm trắng. Mùi cá tươi, cơm nóng thơm nức mũi, tuy chẳng biết là của ai, nhưng từ bé đến giờ chưa bữa nào được ăn ngon như thế, nên Gầy quên câu, ngồi sà xuống ăn một mạch hết con cá nướng và rá cơm. Ăn xong, em vốc nước lên uống thì nghe tiếng người giữa sông nói lên: - Người đã ăn hết cơm hết cá, vậy là ta đã trả được ơn Gầy ngơ ngác nhìn ra thì thấy một việc kì lạ - một vật nửa trên là người, nửa dưới là cá nhô lên khỏi mặt nước giữa sông và nói: - Ta là Thuỷ thần. Hôm qua con ta đi chơi trông thấy ngọn lửa chiếu xuống, nó nhảy lên xem thì bị loài chim dữ bắt được. Nhờ có ngươi đánh con chim dữ ấy, con ta mới thoát chết. Nay ta đền ơn người cứ lên khỏi đây sẽ biết. Em Gầy lóp ngóp chạy lên bờ, đầu chạm phải gốc sung, gốc sung vẹo sang một bên. Một sức mạnh kì lạ đã làm cho em Gầy khoẻ lên vạn lần. Em béo lên, thịt căng ra, mắt sáng, tay chân cứng bóp không lún, tóc dày và cứng như rễ tre. Em gầy chạy một mạch về nhà. Vui mừng qua, em nhảy múa reo hò, rồi vớ lấy cái rìu của cha chém đông, chém tây, chém tả, chém hữu. Chiếc rìu nặng thế mà em cầm nhẹ như chiếc đũa bếp. Cái rìu của cha đối với em bây giờ bé nhỏ quá rồi. Nên em phải rèn một cái lưỡi rìu to bằng bốn bàn tay xoè thì mới vừa tay. Thế rồi, hàng ngày Gầy vác rìu vào rừng đẵn gỗ để nuôi cha mẹ. Năm ấy nhà vua xây dựng nhiều cung điện. Vua thuê rất nhiều thợ rừng đi đốn gỗ. Gầy xin nhập bọn thợ. Với sức khoẻ và lưỡi rìu to ấy, mỗi ngày em đẵn không biết là bao nhiêu gỗ lim, gỗ trác, gỗ mun, cây nào cũng to như cái nong, cái nia. Nhưng thấy Gầy ít tuổi, bọn thợ rừng bắt nạt, chúng ngồi chơi, hoặc chui vào bóng râm ngủ một ngày, rồi lấy gỗ của Gầy bán được đem chia nhau, chỉ cho Gầy một phần ít. Nên Gầy đẵn gỗ giỏi hơn cha gấp mười lần mà vẫn không đủ nuôi cha mẹ. Thuê đẵn gỗ xong, vua dựng đền. Ngôi đền toàn gỗ quý, cột cái to bằng cái nong, cột con bằng cái nia, xà ngang xà dọc dài hàng chục sải tay, to đến vài người ôm không xuể. Dựng cột dựng kèo xong, còn cây đòn dông to hơn cái bánh xe trâu, được ghép lại bằng năm cây gỗ lim, dài đến hơn hai mươi sải tay, nên tất cả phường thợ, cả quân lính trong triều ra giúp sức vẫn không sao đặt nổi lên ngàm cái vì kèo. Phường thợ lại cho người đến cầu khẩn Gầy. Gầy đến xin vua cho ăn một bữa cơm. Vua ra lệnh nấu một thùng gạo tẻ, một vạc canh và một con dê luộc. Ăn xong, Gầy vác hẳn một đầu cây đòn dông đặt lên vì kéo. Đặt xong một bên, Gầy đến xốc bên kia lên vai, bước theo các bậc đá đặt nốt lên. Cây đòn dông to, dài hai mươi sải, cả phường lính hì hục cả tháng không đặt lên được, còn Gầy chỉ làm chưa nhai dập miếng trầu đã xong. Vua thưởng cho Gầy ba xe lúa, bảy vò mắm và chín con dê. Gầy đem tất cả những thứ ấy về nuôi cha mẹ. Vua có một cô công chúa mặt đẹp như tranh, da trắng như ngà. Nhiều hoàng tử, vua chúa các nước đều đến hỏi làm vợ. Trước bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có như nhau, vua chưa biết nên gả cho ai, cô công chúa cũng chưa biết chọn ai. Nhưng các vua, các hoàng tử kia thì sợ mất phần, nên cũng đem quân đến đánh, cướp cô công chúa. Đất nước ngập khói ngập lửa, đâu đâu cũng có giặc. Giặc Đông, giặc Tây, giặc hô hét ở phía Nam, giặc tung hoành ở phía Bắc. Nhà vua cuống cuồng, quan văn quan võ đều run sợ, ai cũng mang vợ con đi trốn chứ chẳng ai dám ra chống giặc. Gầy liền vác rìu lên rừng đẵn một cây gỗ lim to bằng cái nia, dài chín sải, vác đi đánh giặc. Chân của Gầy bây giờ khoẻ mạnh như chân voi, đi đến đâu giặc chạy tan tác đến đó. Gầy đi từ Nam ra Bắc, vác gậy lao thẳng vào giữa quân giặc mà quật. Cây gỗ của Gầy quật xuống một nhát, quân giặc chết có đến nghìn người. Xác giặc chết như trâu, đứa chưa chết thì lạy lục xin tha, đứa ở xa thì đều cắm đầu cắm cổ chạy. Gầy đánh tan được giặc ở phía Nam, phía Bắc, thì lũ giặc phía Đông phía Tây đã rùng mình. Sợ sức khỏe kì lạ của Gầy, chúng dẫn nhau chạy hết về nước. Gầy có công lớn, được vua rước về gả công chúa, phong cho làm tướng. Bọn vua và bọn công tử các nước nghe con anh thợ rừng cưới được công chúa thì tức đến vỡ mặt, nhưng sợ oai ông tướng Gầy, chẳng ai dám bén mảng đến nửa. Từ đó, nhà người thợ rừng mới hết khổ. Ba chàng dũng sĩ(Truyện cổ người Bana) Ở làng kia, có một người đàn bà rất chăm làm. Từ mờ sáng, khi chim Mơ lang vừa cất tiếng hót thì đã thấy bà rời làng lên nương rồi. Bà cặm cụi làm việc cho đến khi ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh trên trời cao mới lại trở về làng. Một hôm, đang làm rẫy, bà bỗng thấy trong người choáng váng, khó chịu, cổ họng khô cháy như lửa đốt. Bà vội tìm đến chiếc chòi giữa rẫy, nhấc ống nước định uống thì thấy trong ống chẳng còn giọt nước nào. Cơn khát ngày càng hành hạ bà. Bà đảo mắt nhìn quanh để tìm nước uống, chợt thấy xa xa từ khe núi có một khe nước đang rỏ giọt. Bà mừng rỡ vội vã rảo cẳng chạy tới. Đó là một quả núi giống hình một người đành ông to lớn, đang cầm chà gạc (*) ngó trời. Từ trên đỉnh đầu hình người chảy ra những giọt nước trong vắt, mát lạnh. Bà ngửa cổ vừa uống ba ngụm đã thấy cơn khát dịu ngay, cổ họng còn đọng mãi vị thơm ngọt của dòng nước lạ. Từ hôm đó, bà thấy trong người khang khác và bụng ngày một to dần. Bà đã thụ thai. Nhưng đã chín tháng mười ngày rồi mà bà vẫn chưa đẻ. Một năm, rồi hai năm, ngày sinh vẫn chưa tới. Cho mãi đến năm thứ ba, vào một ngày mặt trăng và mặt trời gặp nhau (nhật thực) tỏa ánh sáng vàng dìu dịu, bà mẹ mới trở dạ. Bà sinh được ba đứa con trai bụ bẫm, kháu khỉnh và giống nhau như lột. Ngày tháng trôi qua, ba đứa trẻ lớn dần lên. Từ đấy, núi rừng có thêm ba chàng trai khỏe mạnh. Cánh tay họ cứng như sắt có thể bẻ gãy cây to như ngắt ngọn cỏ. Cặp chân họ chạy nhanh như gió, một bước nhảy vượt băng một cánh rừng. Mắt họ sáng, nhìn xa hơn mắt chim ưng. Thấy các con đã khôn lớn, một hôm bà mẹ bảo họ: - Đất trời mình còn rộng lắm. Các con hãy chia nhau đi các ngả mà làm ăn. Lâu lâu, các con hãy về thăm mẹ nhé! Ba chàng trai vâng lời, từ biệt mẹ lên đường. Người em út theo hướng mặt trời mọc mà đi. Đường đi mỗi ngày một xuống thấp và chẳng bao lâu đồng bằng bát ngát, biển khơi mênhmông sóng nước hiện ra. Người em út ưng miền đất đẹp này lắm và chọn nơi ấy làm chốn ở của mình. Từ đó, ngày tắm nước bể trong xanh, đêm nằm dài trên cát mịn, da dẻ chàng thay đổi dần, trắng trẻo như cục bột. Người ta gọi chàng là Ngọc. Người em thứ hai cứ theo hướng mặt trời lặn mà đi. Đất dưới chân chàng ngày một cao dần lên, rừng rậm trùng điệp hiện ra và núi non hùng vĩ nhô lên như chào đón chàng. Gặp một khe suối nước chảy óng ánh như màu đồng hun, chàng cởi áo lội qua bờ bên kia. Dòng nước kì lạ ấy đã làm cho người em thứ hai khi từ khe nước bước lên đổi hẳn màu da, trở thành ngăm ngăm đen hệt như màu nước. Thấy đất màu mỡ, chàng bèn dừng lại và dựng trại làm ăn. Từ đó người ta gọi chàng là chàng Lèo. Còn người anh cả ở giữ quê hương. Chàng dựng lên một chiếc nhà rông cao nhất trời, mái nhà cong vút chấm tới mây, cột nhà dựng san sát như cây rừng. Chàng sống ở đó, trông núi rừng cho suối đánh đàn, cho hoa nhảy múa, cho muôn thú và gió lộng hát ca… Nhưng bỗng một hôm, một con Xà tinh không biết từ đâu hiện ra, mình nó lớn bằng cả một dãy núi. Nó có cánh để bay vút lên trời, lại có vây để lặn sâu xuống nước. Nhưng lợi hại nhất là ba viên ngọc ước của họ nhà trời mà Xà tinh đã ăn cắp được, đem về cất giấu trong chiếc túi tròn, đeo ở nách bên phải của nó. Hòn ngọc thứ nhất màu xanh biếc, khi giơ ra thì lập tức giông bão nổi lên, gió gào thét điên cuồng, thổi bật đi cả từng khu rừng một. Hòn ngọc thứ hai màu trắng nhạt, cầm đến nó thì lập tức sóng nước cuồn cuộn trào dâng, cuốn trôi băng cả hàng chục làng. Hòn ngọc thứ ba màu đỏ chói, khi tung lên thì khói lửa rừng rực bốc lên, thiêu rụi hết mọi vật. Xà tinh dùng ba viên ngọc ước này để tàn phá tất cả những miền mà nó đi qua. Một hôm, Xà tinh mò đến quê hương của ba chàng trai. Nó đi đến đâu, cây rừng nghiêng ngả, gió rú ào ào, khói mây bay mù mịt đến đấy. Người anh cả thấy có chuyện lạ, vội từ trong nhà rông bước ra, một tay cầm chiếc khiên đính lục lạc đồng, một tay cầm con dao nhọn, sắc như nước. Trông thấy vẻ hùng dũng của người anh cả, Xà tinh cũng có ý chờn. Nó thò tay vào túi, bốc viên ngọc xanh biếc ra, tức thì dông bão ầm ầm nổi lên, cây bật rễ, đá núi bay rào rào. Thấy Xà tinh bỗng dưng tác oai, tác quái, tàn phá buôn làng quê hương mình, người anh cả nổi giận lao người tới trước mặt nó, vung mạnh tay khiên. Chiếc khiên quay vun vút làm thành một trận gió mạnh, xô bạt cơn dông của Xà tinh đi. Sau nửa ngày đánh nhau kịch liệt, Xà tinh đuối sức phải thu ngay viên ngọc xanh lại. Nó tức giận gầm lên một tiếng vang trời rồi nhấc viên ngọc màu trắng nhạt ra. Lập tức cả một bể nước ậo tới, phủ kín núi rừng. Lợn lòi, chồn, rắn nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trước sức mạnh ghê gớm của nước lụt, người anh cả thấy hết phương chống cự. Chàng chạy vội lên ngọn núi cao nhất, quờ cây khô, dồn lá héo, chất thành đống lớn, châm lửa đốt lên. Ngày trước, lúc chia tay lên đường, ba anh em đã hẹn ước với nhau rằng bao giờ có giặc hay gặp nguy nan, người anh cả sẽ dùng ánh lửa đốt trên núi cao để báo hiệu gọi các em về, một ngọn là hiệu gọi em út, haingọn là gọi em thứ hai. Thấy một ngọn lửa nơi quê mẹ bùng cháy, chàng Ngọc lúc đầu ngỡ là ánh sáng mặt trời rọi lên, chẳng để ý tới. Nhưng ánh lửa mỗi lúc một cháy to, ngọn lửa lắc lư như vẫy gọi. Biết là lửa của anh cả gọi mình, chàng Ngọc bèn chạy một mạch như bay về quê hương. Tới làng cũ, nhìn thấy núi rừng tiêu điều, xơ xác, chàng Ngọc vô cùng căm giận, ngồi bên suối ngày đêm nghĩ cách trừ Xà tinh. Một buổi sáng, chàng Ngọc từ biệt anh cả đi thẳng vào sào huyệt của yêu quái. Thấy chàng trai trắng trẻo, Xà tinh gầm gừ rồi quát lớn: - Hỡi con thỏ trắng kia! Mày mang da đến đây cho tao lột phải không? Chàng Ngọc dũng cảm thét vào mặt nó: - Ta đến tìm mày để hỏi tội đây. Thần nước ở quê ta, ta còn trị được nữa là vũng nước chân trâu hôi thối của mày! Xà tinh giận lắm. Hắn bốc ngay viên ngọc trắng nhạt ra. Lập tức sóng ngàn, nước cả hiện ra trắng xóa một vùng. Nhanh như chớp, chàng Ngọc co mạnh tay, dẫm mạnh chân xuống đất. Tức thì, từ trong lòng đất nổi lên một bức thành dài dằng dặc. Lớp thành đất vững chắc như thép nhô cao lên mãi, vây chặt lấy bể nước rồi khép dần lại. Dòng nước hung dữ cố sức phá vỡ bức thành để tràn ra ngoài nhưng không nổi. Nước ngày một cạn dần đi. Xà tinh yếu thế vội thu viên ngọc trắng lại và giở viên ngọc đỏ chói ra. Lập tức khói bốc lên mù trời, lửa cháy rừng rực, cây xanh cháy thành than. Nước suối sôi lên ùng ục. Người em út không trị được nạn lửa ghê gớm ấy, đành phải chạy về vùng biển. Thấy nguy khốn, người anh cả lại lên núi cao, chất hai đống lửa lớn, gọi người em thứ hai về cứu. Trông thấy hiệu lửa, chàng Lèo liền nhắm hướng lửa mà chạy như gió, chẳng quản ngày đêm. Đến quê mẹ, chàng chạy thẳng đến hang Xà tinh và gặp nó đang mài vuốt trước cửa hang. Chẳng nói, chằng rằng, chàng Lèo nhằm giữa mặt nó phóng một ngọn lao mạnh như sấm sét. Biết dòng họ dũng sĩ đã lại đến, Xà tinh liền tìm cách thử tài. Lùi lại tránh mũi lao, nó bốc một nắm lá, niệm thần chú rồi tung lên trời. Lập tức một bầy ong vò vẽ hiện ra vù vù xông tới. Chàng Lèo bình tĩnh tháo bông hoa cài trên đầu cắm nhẹ trên đất. Tức thì khắp một cánh rừng, những bông hoa muôn sắc tỏa ra rồi dệt lại thành một tấm thảm đẹp tuyệt vời. Đàn ong bén mùi mật hoa, sà cả xuống bám đen nghịt. Chúng chui vào bông hoa để hút mật. Bỗng nhiên bông hoa rùng mình khép luôn cánh lại, nhốt chặt đàn ong ma quái ở bên trong. Thấy phép thuật của mình đã bị hại, Xà tinh gầm lên, bốc viên ngọc đỏ chói ra, thét lớn: - Đến ngọc này thì mày cũng sẽ phải chạy như hai tên nhãi trước thôi! Thấy ngọn lửa ngùn ngụt bốc cao, cháy rừng rực, dữ tợn, chàng Lèo liền cởi ống nước phép đeo trên lưng, trút xuống đất. Những tia nước mát rượi bắn tung ra rồi bỗng dâng cao thành những suối nước khổng lồ bao lấy lửa. Chẳng bao lâu, lửa của Xà tinh đã bị các suối nước làm tắt ngấm hết. Bị thua, Xà tinh càng điên cuồng gầm thét. Hắn thu viên ngọc đỏ lại rồi vung viên ngọc trắng nhạt ra. Lập tức sóng nước dâng lên cuồng cuộn, mưa xối ào ào như nước chảy trong ống. Nước dâng lên rất nhanh khiến người em thứ hai không tài nào chống nổi, đành phải theo hướng mặt trời lặn mà chạy về núi. Người anh cả thấy các em mình không trị được Xà tinh thì vô cùng lo lắng. Dâng làng thấy vậy cũng rất lo. Họ liền hợp sức nhau lại, góp công đóng một chiếc thang thật dài, bắc qua sông, bảo người anh cả leo lên hỏi Trời xem có phép gì giúp cho dân làng giết được Xà tinh không. Người anh cả leo thang lên Trời ngay. Sáng hôm ấy, Trời ngủ dậy muộn, vừa mở mắt Trời đã thấy người anh cả quỳ trước mặt, thưa rõ đầu đuôi câu chuyện và xin Trời giúp cho cách đánh Xà tinh. Suy nghĩ một lát, trời gật gù bảo: - Con Xà tinh này quả là có lắm phép. Nhưng tài trí của các cháu cũng không kém gì nó lắm đâu. Chỉ vì các cháu chưa biết hợp sức lại mà đánh nên mới trị được phép này, nó lại giở phép khác. Thôi, bây giờ hãy trở về núi cao, đốt lửa gọi hai em cháu về. Rồi cả ba anh em cùng hợp sức đánh thử xem. Nếu vẫn thua, ta sẽ bày cách khác. Người anh cả vâng lời, trở về núi cao đốt lửa gọi hai em lần nữa. Ba anh em hợp nhau lại cùng với dân làng, chia thành ba ngả kéo thẳng đến sào huyệt Xà tinh. Đang gục đầu ăn gan trâu trắng, uống rượu đen, chợt thấy ba chàng dũng sĩ đứng chặn ngay trước cửa hang, Xà tinh liền gầm gừ: - Kìa, ba con thỏ non lại kéo đến nộp mạng rồi. Hãy đợi đấy, ăn uống xong, ta sẽ hỏi tội chúng mày. Người anh cả đáp lại, giọng to như tiếng cồng vang: - Yêu quái, hôm nay mày sẽ phải đền tội. Mày đã tàn phá núi rừng này, giết hại dân làng này, giờ đây anh em ta sẽ hợp sức nhau lại trị tội mày. Xà tinh giận lắm. Nó nhảy ra khỏi hang, giơ viên ngọc xanh ra. Dông bão nổi lên. Nhanh như chớp, người anh cả vung chiếc khiên, giơ đằng đông, núi đằng đông sạt; giơ đằng tây, núi đằng tây đổ. Chiếc khiên quay tròn, cuốn gió thổi bạt cả dông bão của Xà tinh đi. Xà tinh thua trận đầu, vội giở tiếp ngay viên ngọc trắng ra. Nước lũ ào ào tràn tới. Người em út lao ngay ra giữa dòng nước, giơ cao kiếm dẫm chân mạnh xuống đất. Tức thì lớp lớp thành lũy nổi lên, bủa vây và nhốt chặt dòng nước lại. Thấy phép màu bị hại, Xà tinh hấp tấp bốc vội viên ngọc đỏ ra. Khói lửa cuộn đến, cháy ngút trời. Nhanh như cắt, người em thứ hai trút ngay ống nước phép xuống đất. Những dòng nước nhỏ, trong chốc lát biến ngay thành trăm ngàn con rồng bằng nước lạnh, uốn khúc, lấp loáng bám lấy bể lửa. Lửa lụi dần rồi tắt ngấm. Thấy mất trọn cả ba phép lạ, Xà tinh cuống cuồng toan chạy trốn ra bể. Nhưng chàng Ngọc đã lăm lăm thanh kiếm chặn mắt đường. Xà tinh hoảng sợ vội quay đầu chạy lên núi. Nhưng chàng Lèo đã chống ngọn lao đợi sẵn ở đấy. Bí thế, Xà tinh toan chạy trốn lên trời, nhưng người anh cả đã nhảy vọt tới, vung con dao sắc như nước xả tới tấp vào mình nó. Xà tinh gào thét giãy giụa chuyển cả rừng, rung cả đất. Cuối cùng kiệt sức, nó lăn ra chết, hóa thành dãy núi Róc Ron lởm chởm, nứt nẻ, lồi lõm, cằn cỗi màu chết chóc. Từ đó, núi rừng Tây Nguyên trở lại cảnh thanh bình ngày trước. Nương đầy lúa, rẫy đầy khoai, sông đầy cá, bờ suối khoe sắc hoa vàng hoa đỏ. Ba chàng dũng sĩ lại chia tay nhau, kẻ xuống hướng đông, kẻ lên phía tây làm ăn. Người anh cả ở lại rừng, dựng nhà rông cao to hơn xưa để giữ gìn quê mẹ. Hàng năm, người em út dưới biển gánh muối lên cho hai anh em, người em thứ hai cõng chiêng, mền lên cho anh cả. Còn anh cả thì chia cho các em gỗ quý, mật ong, thịt rừng, nếp thơm. Cho đến nay, đồng bào Tây Nguyên còn truyền tụng rằng: người anh cả có tài múa khiên bạt gió, đó là người Tây Nguyên. Chàng Ngọc, người em út ở gần sông gần bể nên thạo nghề đắp đê ngăn nước, là người Việt. Còn người em thứ hai – chàng Lèo ở xứ nóng bức, có gió Lào, hay bị hỏa hoạn nên có tài chống lửa, đó là người Lào. Ba anh em xưa là con một mẹ. Aphrodite Nữ thần APHRODITE (Thần thoại La Mã gọi là Venus) là Thần Tình Yêu, Sắc Đẹp và sự sinh nở. Nàng cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ. Sử thi cho rằng Aphrodite được sinh ra từ bọt biển Còn theo Homer nàng là con gái của thần Zeus và Dione. (Cũng có dị bản nàng sinh ra là do máu của Ouranps bị Cronus chém rơi xuống biển.) Khi được hỏi trong ba vị nữ thần Olympia ai là người xinh đẹp nhất thì Paris,hoàng tử thành Troy, đã chọn Aphrodite chứ không phải là Hera hay Athena dù hai vị nữ thần này đã hứa ban cho chàng quyền lực và chiến thắng. Điều này cũng dễ hiểu vì nữ thần Aphrodite đã hứa ban tặng cho chàng tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất trần gian. Sau này khi Paris cưới Helen xứ Sparta thì tên tuổi nàng đã gắn liền với địa danh thành Troy như một sự ô nhục. Trong cuộc chiến thành Troy diễn ra sau đó, Hera và Athena là hai kẻ thù không đội trời chung của thành Troy trong khi Aphrodite lại trung thành với Paris và dân thành Troy. Sử thi Homer về cuộc chiến thành Troy kể rằng Aphrodite đã can thiệp vào trận chiến để cứu con trai mình là Aeneas, đồng minh của thành Troy. Người anh hùng Hy Lạp Diomedes lúc đó sắp giết được Aeneas đã chuyển sang tấn công nữ thần, phóng lao vào cổ tay nàng làm chảy ichor ( ichor là máu của các vị thần). Aphrodite vội thả Aeneas ra, Aeneas may sao đã được Apollo, vị thần đứng về phe thành Troy, cứu sống. Trong cơn đau đớn nàng đã cầu cứu anh trai mình là thần Chiến tranh Ares lúc bấy giờ đang đứng gần đấy theo dõi cuộc chiến, Aphrodite mượn cỗ xe ngựa của Ares để bay lên đỉnh Olympus. Tại đây nàng khẩn cầu mẹ là Dione chữa lành vết thương cho mình. Thần Zeus yêu cầu con gái đừng tham chiến nữa vì chiến tranh là công việc của Ares và Athena, còn nhiệm vụ của nàng là chăm lo chuyện hôn nhân của thế gian thì hơn. Ngoài ra trong sử thi Iliad có nói Aphrodite cứu Paris khi chàng sắp chết trong khi giao chiến với Menelaus. Nữ thần đã dùng sương mù phủ lấy chàng và đem chàng đi đặt vào giường ngủ của chàng trong thành Troy. Sau đó nàng biến thành một người đầy tớ già đến báo với Helen rằng Paris đang đợi nàng. Helen nhận ra vị thần trong lốt giả dạng và hỏi liệu nàng có đang bị dẫn dụ cho việc gây ra một cuộc chiến nữa không. Vì Aphrodite đã phù phép khiến nàng phải bỏ chồng là Menelaus để theo Paris. Nàng nói Aphrodite có muốn đến gặp Paris thì cứ mà đi một mình. Aphrodite nổi trận lôi đình, cảnh báo rằng Helen không được láo xược, nếu không nàng sẽ bị cả người Hy Lạp lẫn dân thành Troy căm ghét. Vị nữ thần tính khí thất thường này nói: “Hiện ta yêu thương ngươi bao nhiêu thì ta cũng sẽ ghét giận ngươi bấy nhiêu.” Dù nữ thần Hera vợ Zeus và Aphrodite không cùng chiến tuyến trong cuộc chiến thành Troy nhưng Aphrodite vẫn cho Hera mượn chiếc thắt lưng của mình để làm xao nhãng cơn giận của Zeus. Ai đeo chiếc thắt lưng này sẽ khiến cho đàn ông (cả các vị thần) chết mê chết mệt. Homer gọi Aphrodite là “người Cyprus” và nhiều biểu tượng của nàng có lẽ đến từ Châu Á qua Cyprus (và Cythea) trong thời kỳ Mycenaean… Điều này hẳn là do nhầm lẫn với những nữ thần đã xuất hiện từ trước đó như thần Hellenic hoặc thần Aegean. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng Aphrodite có nguồn gốc vừa Hy Lạp vừa ngoại quốc. Aphrodite và Jason Aphrodite còn có liên quan đến chuyện tình cảm của những người anh hùng. Khi Jason thỉnh cầu vua Colchis cho đem con cừu vàng bị treo trong rừng đi, vị vua này đã do dự không muốn đáp ứng. Vì vậy nữ thần Hera, người đứng về phía Jason, đã lên tiếng nhờ Aphrodite can thiệp một phen. Vị nữ thần tình yêu đã khiến cho con gái nhà vua là Medea đem lòng yêu Jason, và Medea đã trở thành công cụ đắc lực đem lại thành công cho Jason. Aphrodite và Aeneas Có lần thần Zeus trừng phạt Aphrodite vì đã quyến rũ các vị thần vào những cuộc tình duyên trái khoáy. Thần Zeus đã khiến nàng si mê Anchiese là con người trần gian. Đó là lý do vì sao nàng trở thành mẹ của Aeneas. Nàng đã bảo vệ người anh hùng này trong suốt cuộc chiến thành Troy cũng như sau đó khi Aeneas tìm ra nước Ý và trở thành người sáng lập một phần của đế chế La Mã. Một nữ thần Ý tên là Venus có dung mạo rất giống với Aphrodite, vì thế Aphrodite có tên gọi La Mã là Venus. Nàng đã xuất hiện dưới cái tên Venus trong Aeneiad, bộ sử thi kể về công cuộc sáng lập thành Rome. Aphrodite và Hephaestus Vị nữ thần tình yêu đã kết hôn với Thần thợ rèn Hephaestus. Nhưng nàng lại không chung thủy với chồng mà lại đi mây mưa với Ares. Trong Odyssey, Homer có đề cập đến chuyện Hephaestus đã trả thù như thế nào. Ảnh hưởng của Aphrodite trong nghệ thuật Trong nghệ thuật cổ điển Aphrodite không có biểu tượng nào đáng kể ngoại trừ sắc đẹp của nàng. Hoa và các họa tiết cây cỏ cho thấy mối liên hệ giữa nàng với sự sinh sôi tươi tốt. Aphrodite có liên hệ với chim bồ câu. Một loài chim thiêng liêng khác tượng trưng cho nàng là thiên nga, người ta thấy nàng cưỡi thiên nga trong bức tranh vẽ trên chiếc bình hoa cổ . Họa sỹ thời kỳ phục hưng Botticelli đã tìm cảm hứng từ ý tưởng sử thi cho rằng Aphrodite sinh ra từ biển trong bức danh họa vẽ vị nữ thần nằm trong một chiếc vỏ sò khổng lồ. Tương tự là Venus de Milo, bức tượng nữ thần không tay nổi tiếng. Aphrodite là Nữ thần Chiến tranh? Nhà văn Pausanias đã miêu tả rằng có rất nhiều tượng nữ thần Aphrodite trong trang phục ra trận, nhiều nhất là ở Sparta. Lấy ví dụ như cách mà binh lính Sparta nuôi con gái, không có gì ngạc nhiên khi họ quan niệm ăn mặc theo kiểu quân đội giống vị nữ thần. Aphrodite cũng có thể đã phục trang như vậy để bảo vệ các thành phố, như Corinth, thành phố đã nhận nàng làm nữ anh hùng. Điều này không có nghĩa là nàng là thần chiến tranh, dù có người thấy nàng trong vị trí đó hoặc thấy có những dấu hiệu đó trong chuyện nàng xe duyên với thần chiến tranh Ares trong thần thoại. Hai ấn bản gần đây nhất của “Từ điển cổ điển Oxford” lại có sự khác biệt về vấn đề này của vị nữ thần. Ấn bản năm 1970 cho rằng nàng là nữ thần chiến tranh và lấy căn nguyên từ gốc gác phương Đông của nàng. Thật sự nàng giống với Astarte, là một vị thần chiến tranh đồng thời cũng là thần của sự sinh nở. Ấn bản 1996 thì lại đưa ra nhiều luận điểm đối lập. Ví dụ như ấn bản này cho rằng nàng kết duyên với Ares không phải vì họ cùng thích chiến tranh như nhau mà nguyên nhân sâu xa là vì tình yêu và chiến tranh là hai phạm trù đối nghịch. Dù sao đi nữa, chức năng cơ bản của nữ thần Aphrodite là chăm lo cho sự sinh nở, vì đây là điều vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Cỗ quan tài thủy tinh Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc. Tối đến, giữa chốn hoang vu lạnh lẽo ấy, anh chỉ còn cách cố tìm ra một chỗ trú thân. Nằm trên đám rêu mềm mà ngủ thì quả có khoái, nhưng lại sợ thú dữ. Sau cùng anh quyết định leo lên cây. Anh chọn một cây sến thật cao, leo lên tận ngọn. Gió thổi ào ào trên ngọn cây như muốn cuốn anh đi. Anh run rẩy ngồi trong bóng tối thế khoảng vài giờ. Chợt anh nhìn thấy ánh đèn ở cách đấy không xa lắm. Anh nghĩ bụng: "Chắc có nhà, đến nhất định tối hơn ở trên mấy cái cành này". Anh cẩn thận tụt xuống đi lại phía ánh đèn. Anh đến một ngôi nhà nhỏ, ghép toàn lau sậy. Anh mạnh dạn gõ cửa. Cửa mở, anh thấy dưới ánh đèn một ông già dáng người nhỏ bé, tóc hoa râm, mặc cái áo chắp hàng trăm mụn vải màu sắc sặc sỡ. Ông cụ cất giọng khàn khàn hỏi: - Anh là ai, đến có việc gì? Anh đáp: - Tôi chỉ là một người thợ may nghèo, gặp tối giữa rừng, xin cho trú nhờ đêm nay. Ông cụ xẵng giọng quát: - Bước ngay đi chỗ khác mà xin trọ, ta không muốn dây với những đứa cầu bơ cầu bất. Nói xong ông cụ định quay vào. Nhưng anh thợ may đã kịp túm lấy áo của cụ, van nài rất tha thiết. Ông cụ vốn không phải người ác như đã cố tình làm ra mặt, cũng mủi lòng và đồng ý cho anh vào. Cụ lại cho anh ăn và dọn cho anh một cái ổ rơm tươm tất ở góc nhà. Anh thợ mệt quá chẳng cần đợi ai ru, đánh một giấc thẳng cho đến sáng. Giá như không có tiếng huyên náo đánh thức anh thì chưa chắc anh đã dậy. Tiếng kêu, tiếng trống inh ỏi từ bên ngoài lọt qua vách mỏng vào nhà. Không biết sao anh thợ may lúc ấy lại bạo thế. Anh nhảy phắt dậy, mặc vội quần áo rồi xông ra. Anh thấy ngay gần nhà có con bò rừng đen đang đánh nhau dữ dội với một con hươu đẹp. Hai con vật quần nhau rung chuyển cả mặt đất, tiếng rống, tiếng kêu rền trời. Đánh đã lâu mà không phân biệt được thắng bại. Sau cùng hươu húc rõ mạnh vào bụng đối thủ. Bò rống lên khủng khiếp, rồi quì xuống. Hươu bồi thêm mấy sừng nữa, bò chết hẳn. Anh thợ may thấy hai con vật đánh nhau, lạ lắm. Anh còn đang đứng đờ ra đấy, thì hươu đã xông thẳng vào chỗ anh. Nó không để anh kịp chạy, xốc anh lên cặp sừng lớn. Anh chưa kịp nghĩ gì, nó đã lao vun vút qua cây, qua đá, qua thung lũng, qua bãi, qua rừng. Anh chỉ còn biết cố nắm lấy cặp sừng cho vững, phó mặc số phận và thấy mình như bay bổng. Sau cùng hươu dừng lại trước một vách đá, đoạn hất anh xuống. Anh thợ may, phần chết nhiều hơn phần sống, lúc lâu sau mới tỉnh. Đợi anh nghỉ một lúc, con hươu từ nãy vẫn đứng bên mới lấy sừng húc mạnh vào một cái cửa trong vách đá. Cửa bật tung. Lửa từ trong hắt ra, tiếp đấy hơi nước nghi ngút che lấp cả hươu. Anh không biết làm thế nào, hướng về đâu để thoát được cảnh địa ngục mà trở về trần gian. Anh còn đang hoang mang, bỗng nghe trong vách có tiếng gọi: - Vào đây, đừng sợ, không hại người đâu! Anh còn run thật, nhưng như có sức mạnh vô hình thúc giục, anh đẩy cổng sắt bước vào. Bên trong có gian phòng rất lớn. Trần, vách, nền nhà hết thảy đều lát đá vuông vắn, nhẵn thín, phiến nào cũng khắc một dấu hiệu rất kỳ lạ. Anh kinh ngạc lắm, ngắm mãi. Anh vừa định bước vào thì nghe thấy tiếng gọi lần thứ hai: - Hãy lại chỗ phiến đá ở giữa phòng, có vận may rất lớn đang chờ ngươi. Anh thêm mạnh dạn, làm theo lời dặn. Phiến đá dưới chân anh bắt đầu chuyển động rồi từ từ tụt sâu xuống. Lúc nó đứng lại, anh thợ may thấy mình đang ở trong một gian phòng khác, cũng rộng như gian trên. Nhưng ở đây càng có nhiều thứ kỳ lạ hơn. Tường đục nhiều lỗ, trong xếp những bình pha lê trong suốt đựng rượu màu hoặc chứa một thứ khói xanh biêng biếc. Trên nền nhà, kê hai cái hòm thủy tinh đối mặt nhau khiến anh càng tò mò. Anh lại xem một cái, thấy trong là mô hình một tòa nhà rất đẹp, kiểu lâu đài, quanh đủ hết nhà phụ, nhà kho, chuồng gia súc và nhiều thứ khác nữa. Mọi vật đều bé nhỏ, xinh xắn, làm rất công phu, phải là bàn tay tài nghệ chính xác cao độ mới tạo nên được. Anh còn đang mải xem vật báu không chán mắt thì lại có tiếng gọi, anh quay lại xem hòm thứ hai. Anh kinh ngạc biết bao khi thấy trong ấy là một người con gái đẹp tuyệt vời. Nàng nằm im như ngủ, suối tóc tơ vàng tựa như một cái áo khoác cực kỳ quí giá quấn quanh người. Đôi mắt nhắm nhưng sắc mặt vẫn hồng và hơi thở nhịp nhàng vẫn nhẹ rung một dải băng, chứng tỏ nàng còn sống. Anh còn đang ngắm người đẹp, trống ngực rộn ràng bỗng thấy cặp mắt nàng hé mở. Người con gái đã thấy anh, cô gái giật mình mừng lắm. Cô kêu lên: - Trời, ta sắp thoát rồi! Hãy mau giúp em ra khỏi cái ngục này. Chỉ cần chàng tháo chốt quan tài là em ra được. Anh bình tĩnh làm theo lời dặn. Nắp quan tài được nạy lên, người đẹp đi ra góc phòng lấy một tấm áo choàng khoác lên người. Đoạn nàng ngồi xuống một phiến đá, gọi chàng lại, hôn môi chàng rất âu yếm và bảo: - Ân nhân ơi, em đợi chàng từ lâu rồi. Lòng trời đức độ đã khiến chàng đến đây cứu em. Chàng là người chồng mà trời định sẵn cho em. Chàng là người yêu của em, là chủ mọi của cải trên đời này. Chàng sẽ sống vô cùng êm ấm và hạnh phúc. Chàng hãy ngồi nghe em kể chuyện. Em vốn là con một hầu tước rất giàu. Bố mẹ em đã chết từ khi em còn nhỏ tuổi. Lúc trăng trối bố mẹ em có giao em lại cho người anh lớn nuôi dạy. Hai anh em ăn ở hòa thuận, từ ý nghĩ đến sở thích đều giống nhau, nên cả hai đã nhất quyết không lập gia đình riêng để sống bên nhau đến trọn đời. Trong nhà không mấy khi ngơi khách. Xóm giềng bè bạn đến luôn và ai cũng được hai anh em ân cần quý mến. Bỗng một tối kia, có người khách lạ phi ngựa đến lâu đài. Hắn nói là không thể đến kịp trạm sau được nữa, xin cho ngủ nhờ. Hai anh em bằng lòng, đãi hắn rất hậu. Tối, ba người vừa ăn vừa trò chuyện, hắn kể chuyện rất tài. Anh em thích quá mới nói hắn ở thêm vài hôm nữa. Hắn từ chối lấy lệ rồi nhận lời. Mãi khuya mới ăn xong, người lạ được đưa về phòng. Còn em lúc ấy đã quá mệt nên cũng về buồng riêng ngủ. Em vừa chợp mắt bỗng lại tỉnh, nghe vẳng có tiếng nhạc du dương, quyến rũ. Em không hiểu được tiếng nhạc từ đâu đến nên định gọi con hầu ở phòng bên. Nhưng lạ thay có trái núi đè lên ngực em, họng em cũng như bị bóp nghẹt, muốn kêu mà không thốt ra được tiếng nào. Trong khi ấy, dưới ánh đèn khuya em thấy rõ gã lạ mặt bước vào, mặc dầu hai lần cửa vẫn khóa. Gã hóa phép ra tiếng nhạc nọ để đánh thức em, rồi gã chui qua lỗ khóa vào, gã muốn tỏ tình cùng em. Thấy quá ghê tởm phép yêu ấy của gã, em không thèm đáp. Gã đứng lúc lâu, có muốn đợi tình hình thay đổi lợi hơn. Nhưng em vẫn im lặng. Gã nổi giận dọa sẽ trả thù. Gã bảo gã có cách trị sự kiêu kỳ của em, xong gã bỏ ra ngoài. Suốt đêm lo quá, mãi đến gần sáng mới chợp mắt. Sáng dậy, em định chạy sang phòng anh em để kể các chuyện, nhưng không thấy anh đâu nữa. Người hầu cho biết anh em đã cưỡi ngựa đi săn cùng người lạ mặt từ tờ mờ sáng. Em cảm thấy ngay là có tai họa, vội thay xiêm áo, sai thắng ngựa thật nhanh, rồi đem một người hầu theo, thúc cho ngựa phi nước đại vào rừng. Giữa đường, người hầu bị ngã ngựa què một chân, nên không thể theo em được nữa. Mình em phóng ngựa đi tiếp và mấy phút sau thì thấy gã kia, tay cầm sợi thừng buộc cổ một con hươu đẹp, đi lại. Rõ ràng lúc ấy mắt hươu mở to đương ngấn lệ. Gã không trả lời em mà chỉ cười rộ lên. Em giận quá, rút khẩu súng ngắn bên người ngắm con quỷ ấy bắn một phát. Nhưng đạn chạm ngực nó rồi lại bật lại, trúng ngực em. Em ngã nhào xuống, thấy gã lẩm bẩm câu gì đó rồi em ngất đi. Lúc tỉnh lại em thấy mình đang nằm trong cỗ quan tài thủy tinh ở một cái hầm. Thằng yêu đạo kia xuất hiện lần nữa, nó bảo nó đã biến anh em thành một con hươu. Tòa lâu đài của em với cả cơ nghiệp đã bị nó hóa phép thu nhỏ lại, giam vào một hòm thủy tinh khác, gia nhân cũng bị nó biến ra khói hết, nhốt trong các bình. Nếu em chiều lòng nó, nó sẽ giải phép cho ngay, không khó. Nó chỉ cần mở nắp bình và nắp hòm là các vật lại nguyên hình ngay. Nhưng cũng như khi trước, em không thèm đáp. Nó bỏ đi, để em nằm lại ở trong ngục này trong giấc ngủ triền miên. Nhưng lúc hồn phách mơ màng, cũng có khi em thấy một chàng trai đến cứu mình. Hình ảnh ấy an ủi em nhiều, và hôm nay lúc em hé mắt thấy anh, tức là giấc mơ kia đã thành sự thật. Chàng hãy giúp em thực hiện nốt phần tiếp của giấc mơ kia. Trước tiên chúng ta hãy khuân cái hòm thủy tinh có lâu đài trên phiến đá lớn này. Hai người khiêng hòm lên phiên đá. Nó từ từ chuyển, đưa họ vượt miệng hầm lên tầng trên, từ đấy có lối ra ngoài rất dễ. Ra ngoài rồi, người con gái mở nắp hòm và thật kỳ lạ: lâu đài, nhà cửa, sân vườn cứ to dần ra rất nhanh, chẳng mấy chốc bằng thật. Họ lại quay xuống hầm dưới khuân nốt các bình lên. Người con gái tháo nắp bình, khói bay biến thành người sống, gia nhân của họ lại đông đủ như trước. Cỏ cây lại hớn hở khi thấy cô đã trừ được yêu đạo, người anh bị hóa thành hươu cũng trở lại hình người và từ trong rừng đi ra, sung sướng với hạnh phúc của em gái. Ngày hôm ấy, đám cưới được tổ chức như lời cô đã hứa. Cô lấy anh thợ may. . Hephaestus đã trả thù như thế nào. Ảnh hưởng của Aphrodite trong nghệ thuật Trong nghệ thuật cổ điển Aphrodite không có biểu tượng nào đáng kể ngoại trừ sắc đẹp của nàng. Hoa và các họa tiết cây. đây nhất của “Từ điển cổ điển Oxford” lại có sự khác biệt về vấn đề này của vị nữ thần. Ấn bản năm 1970 cho rằng nàng là nữ thần chiến tranh và lấy căn nguyên từ gốc gác phương Đông của nàng quay vào. Nhưng anh thợ may đã kịp túm lấy áo của cụ, van nài rất tha thiết. Ông cụ vốn không phải người ác như đã cố tình làm ra mặt, cũng mủi lòng và đồng ý cho anh vào. Cụ lại cho anh ăn và

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan