1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng - Hưng Yên

73 2,3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Luận Văn: Lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng - Hưng Yên

Trang 2

6 Bố cục của báo cáo

CHƯƠNG I: CHƯƠNG I:

Khái quát chung về Lễ hội cầu mưa

và hệ thống thờ Tứ pháp

1.1 Vài nét về lễ hội cầu mưa

1.1.1 Khái niệm lễ hội

1.1.2 Lễ hội cầu mưa

2.1 Thờ Tứ pháp – khái niệm, lịch sử và ý nghĩa

2.1 Vài nét về hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng – Hưng Yên

2.1.1 Vài nét về huyện Văn Lâm - Hưng Yên

2.1.2 Hệ thống thờ tứ pháp và chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng

Trang 3

2.2 Hình thức lễ hội cầu mưa xã Lạc Hồng

2.2.1 Công tác chuẩn bị cho lễ hội

2.2.2 Nghi lễ chính thức làm lễ rước cầu mưa

2.3 Ý nghĩa.

2.3.1 Ý nghĩa tâm linh của lễ hội cầu mưa

2.3.2 Ý nghĩa đối với đời sống nhân dân của lễ hội cầu mưa

tiểu kết.

CHƯƠNG III.

Một số bất cập của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng và những biện pháp khắc phục.

3.1 Những bất cập và khó khăn còn tồn đọng của lễ hội

3.2 Nguyên nhân của những bất cập và khó khăn còn tồn đọng trong lễ hội 3.3 Các biện pháp bảo tồn phát huy những giá trị của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng

tiểu kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

Trang 4

Xã Lạc Hồng(thuộc huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên) là một vùng đấtanh hùng và vùng gần trung tâm Đồng bằng sông Hồng hiện nay Do vậy lễhội nơi đây mang đậm nét văn hoá chung của vùng hoà quyện với những nétriêng của văn hoá cư dân vùng nông nghiệp tạo nên một sắc thái văn hoá độcđáo Nói đến lễ hội ở xã Lạc Hồng ta không thể không nhắc đến lễ hội CầuMưa (một lễ hội mới được khôi phục lại trong thời gian gần đây) một trungtâm hội tụ văn hoá truyền thống của cư dân vùng này, lễ hội cầu mưa gắnliền với hệ thống thờ tứ pháp.Tìm về lễ hội Cầu Mưa gắn với hệ thống thờ tứpháp là chúng ta tìm đến chìa khoá để giải mã phần nào đó con người vàtruyền thống văn hoá ở xã Lạc Hồng.Tuy nhiên mảng nghiên cứu lễ hội CầuMưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp vẫn còn bỏ trống.

Chính vì thế, chúng tôi nghiên cứu lễ hội cầu mưa gắn với hệ thốngthờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó trong đờisống văn hoá của cư dân trong vùng Đây không chỉ là nơi để cho mọi người

về đây hành hương lễ Phật, mà còn là nơi để du khách có thể tham quanvãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng hệ thống tứ pháptrong vùng bề thế hay để thưởng thức vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của thiênnhiên nơi đây Lễ hội Cầu Mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp như một sự hội

tụ văn hoá đặc trưng của xã Lạc Hồng Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi

Trang 5

tiến hành đề tài “Tìm hiểu về Lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp

ở xã Lạc Hồng - Hưng Yên.”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 6

Trong tâm thức của người Việt, lễ hội truyền thống từ lâu đã trở thànhmột sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được vì lễ hội chính là sự phản ánhphong tục tập quán, tín ngưỡng và bản sắc của dân tộc.Nghiên cứu lễ hội từlâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các nhà nghiêncứu đã nhìn nhận đánh giá lễ hội từ nhiều khía cạnh khác nhau Mảngnghiên cứu lễ hội cầu mưa đã được một số người đề cập tới nhưng chủ yếu

là qua các bài báo, tiểu luận như: Lễ hội cầu mưa người Lô Lô ( theo báo điện tử vietbao.vn đăng ngày 05 tháng 9 năm 2008); lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn) của người Thái vùng Tây Bắc (theo vietbao.vn đăng ngày 03 tháng 10 năm 2008); Phú Yên: Phục dựng lễ hội

“Cầu mưa” của người dân tộc Êđê ( theo báo điện tử baovanhoa.vn đăng năm 2010 viết bởi Nguyễn Trần Vĩ ); lễ hội cầu mưa của người Chăm Vân

Canh, Bình Định( theo báo điện tử http://viettems.com/ đăng ngày 22 tháng 5 năm 2010); Lễ hội cầu mưa người Chăm ở Bình Thuận(theo báo điện tử : http://viettems.com đăng ngày 22 tháng 5 năm 2010) Nhưng chủ

yếu là các công trình tìm hiểu về lễ hội cầu mưa của các đồng bào dân tộcthiểu số, còn ở vùng đồng bằng thì chưa thấy đề cập tới nhiều Ở đồng bằng,chúng ta thấy đề cập nhiều tới hệ thống thờ tứ pháp xuất hiện với tần sốnhiều trên các tạp chí và trên mạng, báo điện tử và viết cả thành sách xuất

bản: bài tiểu luận “Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại đồng bằng Bắc Bộ”(Trần Lan Chi, tập san pháp luận số 09 ngày 05 tháng 11 năm 2009 phapluanonline.com) Nguyễn Đăng Duy, 2001, Văn hóa Tâm linh, NXB

VH-TT; Hội chùa Tứ Pháp và tục thờ mẫu của người Việt ( theo báo điện t

http://www.vinabooking.vn đăng ngày 01 tháng 10 năm 2010); Nguyễn Duy Hinh, 1999, Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà

Nội; Viện nghiên cứu Hán Nôm, Di Văn chùa Dâu, Nguyễn Quang

Hồng chủ biên, NXB KHXH, Hà Nôi 1997; Lê Mạnh Thát, tập 1 (1999)

Trang 7

tập 2 (2001) tập 3 (2002) Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, , NXB Thành phố; Đức Thiện, Hiện tượng tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Tứ Pháp, tạp chí NCPH số 3/2003; Chu Quang Trứ, Hệ thống chùa Tứ Pháp -

đền thần trong chùa Phật, KTVN số 1/99 v v Chúng ta thấy việc nghiên

cứu lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp chưa có bài báo cáo tiểuluận nào đề cập tới, nếu có cũng chỉ phân tích nhìn nhận đơn lẻ từng vấn đềchứ không có cái nhìn tổng quan chi tiết về vấn đề “ lễ hội cầu mưa gắn với

hệ thống thờ tứ pháp”

Quần thể di tích hệ thống thờ tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở xã LạcHồng là một thắng cảnh đẹp và là một lễ hội lớn trong vùng Do vậy, đã từlâu nó đã được nhiều người biết đến Từ ngày Hưng Yên tái lập tỉnh (1997),

xã Lạc Hồng đã được đầu tư rất nhiều trong việc tôn tạo và bảo vệ hệ thốngthờ tứ pháp và phục dựng lễ hội cầu mưa Đây là một vùng đất đã có hệthống thờ tứ pháp từ rất lâu đời nhưng chưa có nhà nghiên cứu nào nghiêncứu và tìm hiểu những nét đặc sắc độc đáo về văn hóa lễ hội ở vùng đất này

vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng và hoạt động du lịch của địaphương trong sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay

Trang 8

- Thứ hai góp phần khắc hoạ toàn cảnh về đời sống vật chất cũng nhưđời sống văn hoá tinh thần của người dân nơi đây Đó cũng chính là độnglực to lớn, là sức mạnh tinh thần của nhân dân xã Lạc Hồng trong công cuộcxây dựng đất nước.

- Thứ ba nêu ra những bất cập còn tồn đọng trong lễ hội và đưa ranhững biện pháp khắc phục

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu nét văn hóa của Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là “lễ hộicầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp” - một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa,tuy nhiên có tính chất liên ngành với các lĩnh vực khác như: lịch sử, địa lý,dân tộc học, văn học dân gian

- Phạm vi nghiên cứu

Bài viết đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về những hìnhthức và ý nghĩa của lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ tứ pháp ở một địaphương cụ thể là xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nhiều phương phápnghiên cứu khác nhau trong phương pháp nghiên cứu chung của ngành khoahọc xã hội và những phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành dântộc học Đó bao gồm những phương pháp như: khảo sát thực địa, điều tra hồi

Trang 9

cố, quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu, xử lí tài liệu thu thập được trong quátrình nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nguồn tài liệu thu thập đượctrong quá trình đi điền dã thực địa trong suốt thời gian diễn lễ hội cầu mưa 8tháng 4 âm lịch ở xã Lạc Hồng như nguồn tài liệu quan trọng chủ yếu Đóchính là những văn bia, hoành phi, câu đối, truyền thuyết và những lời kểcủa các cụ già cao tuổi ở địa phương May mắn cho chúng tôi là người concủa quê hương từ nhỏ rất hay đi xem lễ hội cầu mưa và trong thời gian làmnghiên cứu này được tham dự lễ hội cầu mưa Do vậy chúng tôi sẽ cố gắnghết sức để tái hiện lại một cách sinh động và đầy đủ nhất về lễ hội cầu mưađồng thời nêu bật văn hoá truyền thống cũng như sự biến đổi của lễ hội cầumưa trong đời sống xã hội hiện đại

6.Đóng góp của báo cáo

- Bài báo cáo này góp phần làm sáng tỏ thêm về tín ngưỡng thờ tứpháp ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung, và một số nét văn hóa độc đáo trong

Lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng hiện nay nói riêng

- Đề ra một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa truyền thống trong Lễ cầumưa ở xã Lạc Hồng,huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hộinhập của đất nước hiện nay

- Quảng bá hình ảnh văn hóa độc đáo của Lễ hội cầu mưa ở xã LạcHồng không chỉ cho du khách trong cả nước mà còn cho du khách nướcngoài biết đến, cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những quan niệm sai lệch

về Lễ hội

- Kết quả của bài báo cáo có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa, cũng như nét tín ngưỡng thờ tứpháp trong Lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng, tỉnh Hưng Yên.Góp phần cungcấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách,chủ trương của

Trang 10

chính quyền địa phương về công tác văn hóa, tư tưởng xã Lạc Hồng, tỉnhHưng Yên trong giai đoạn hiện nay.

7 Bố cục của báo cáo

CHƯƠNG I: CHƯƠNG I:

Khái quát chung về Lễ hội cầu mưa

và hệ thống thờ Tứ pháp

1.1 Vài nét về lễ hội cầu mưa

1.1.1 Khái niệm lễ hội

1.1.2 Lễ hội cầu mưa

2.1 Thờ Tứ pháp – khái niệm, lịch sử và ý nghĩa

Trang 11

2.1.1 Vài nét về huyện Văn Lâm - Hưng Yên

2.1.2 Hệ thống thờ tứ pháp và chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng

2.2 Hình thức lễ hội cầu mưa xã Lạc Hồng

2.2.1 Công tác chuẩn bị cho lễ hội

2.2.2 Nghi lễ chính thức làm lễ rước cầu mưa

2.3 Ý nghĩa.

2.3.1 Ý nghĩa tâm linh của lễ hội cầu mưa

2.3.2 Ý nghĩa đối với đời sống nhân dân của lễ hội cầu mưa

tiểu kết.

CHƯƠNG III.

Một số bất cập của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng và những biện pháp khắc phục

3.1 Những bất cập và khó khăn còn tồn đọng của lễ hội

3.2 Nguyên nhân của những bất cập và khó khăn còn tồn đọng trong lễ hội 3.3 Các biện pháp bảo tồn phát huy những giá trị của lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng

tiểu kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

CHƯƠNG I:

Trang 12

Khái quát chung về Lễ hội cầu mưa

và hệ thống thờ Tứ pháp

1.1 Lễ hội cầu mưa

1.1.1 Khái niệm lễ hội

Trước đây ông cha ta chỉ có khái niệm hội:hội Cổ Loa,hội Gióng.

Khái niệm lễ hội xuất hiện vào năm 1983.Các hội đều có phân thành hội

lệ tổ chức vào những năm không được mùa ,hội lớn tổ chức vào nhữngnăm “phong đăng hòa cốc” (được mùa lớn) Những năm mất mùa nghiêmtrọng không tổ chức hội lệ mà chỉ tổ chức bao sái

* Phân loại hội:

- Theo nơi tổ chức: chiếm phần lớn là hội đình, một số khác là hộichùa hoặc đền

- Theo qui mô hội :

+ Chiếm phần lớn là hội làng, một số hội liên làng có quan hệ thânthuộc về lịch sử địa lý

+ Một số Hội là hội vùng: hội Gióng,hội Lim quan họ

+ Có hội mang qui mô quốc gia: hội đền Hùng

- Theo nội dung hội:

+ Chiếm phần lớn là hội nông nghiệp biểu dương trưng bày các sảnphẩm nông nghiệp và cầu mong được mùa (phong đăng hòa cốc)

Hội nông nghiệp thường gắn với yếu tố phồn thực, yếu tố âm dươnghòa hợp Có hội cầu ngư cầu cho sóng yên biển lặng Có hội cầu mưa cầucho mưa thuận gió hòa Một số hội làng nghề nhớ ơn tổ nghề

Trang 13

+ Có hội lịch sử: ví dụ hội Gióng

+ Hội văn nghệ giao duyên, ví dụ hội Quan họ, hội hát Đúm (HảiPhòng)

* Diễn trình hội

- Khâu chuẩn bị: Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm

- Lễ rước nước: Lấy nước thờ cúng

- Mộc dục: Lau rửa đồ thờ trong đình miếu

* Đặc điểm ý nghĩa của hội:

+ Hội là một công đoạn của chu kì sản xuất nông nghiệp

+ Hội đáp ứng yêu cầu đời sống tâm linh đáp ứng yêu cầu văn hóa hóacho ng nông đân

+ Hội phản ánh tín ngưỡng phong tục tập quán ,sự phân tầng xã hội+ Hội phản ánh ước vọng của cư dân nông nghiệp: mưa thuận gió hòa,phong đăng hòa cốc, đông con nhiều cháu

Trang 14

+ Hội phản ánh lịch sử dựng nước đi kèm với lịch sử giữ nước, hầuhết các vị thành làng là vị tướng có công lãnh đạo đất nước, người truyềnnghề

+ Cùng với đình, hội là kết tinh của tinh thần cộng đồng làng xã(mọingười cùng lo chuẩn bị, tham dự hội đóng góp tiền của cho hội.)

+ Hội là yếu tố phi vật thể lớn nhất trong văn hóa làng

1.1.2 Lễ hội cầu mưa.

Lễ hội nông nghiệp là lễ hội phản ánh cuộc sống của nhà nông trongquá trình làm ăn, sinh hoạt, cải tạo tự nhiên, xây dựng bản làng Lễ hội nôngnghiệp rất phong phú đa dạng và được mở theo mùa, theo chu kỳ sản xuấtnông nghiệp, theo thời vụ làm ăn của từng địa phương mà chủ yếu là vàocuối vụ thu hoạch, đầu vụ cấy Lễ hội nông nghiệp được bắt nguồn từ nôngnghiệp và phục vụ mục đích nông nghiệp nên trong tâm thức của người nôngdân mở hội cũng là một công việc cần thiết và quan trọng như bất kỳ khâusản xuất nào trong quá trình làm ăn Lễ hội cầu mưa nằm trong hệ thống lễhội nông nghiệp gắn với hệ thống thờ tứ pháp,nhằm cầu cho mưa thuận gióhòa, giúp cho nhân dân làm ăn thuận lợi.Từ xa xưa, người Việt vốn là dânnông nghiệp Họ đã biết nương tựa vào sức mạnh thiên nhiên, môi trường tựnhiên quanh mình để canh tác hiệu quả, nhằm có được những vụ thu hoạchtối ưu cho mình

Họ luôn tự nhủ, phải:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trang 15

Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.

Trời, đất, mưa thì đã đành, ngay cả đến tác động của gió đối với canhtác cũng đã được người nông dân quan tâm, họ có những nhận xét rất thựctiễn và cũng đầy thơ mộng:

Tháng Giêng là tiết gió bay/Tháng Hai gió mát trăng bay vào đèn Tháng Ba gió đưa nước lên/Tháng Tư gió đánh cho mềm ngọn cây Tháng Năm là tiết gió Tây/Tháng Sáu gió mát cấy cày tính sao

Tháng Bảy gió lọt song đào/Tháng Tám là gió lọt vào hôm mai

Tháng Chín là gió rải ngoài/Tháng Mười là gió heo may rải đồng Tháng Một gió về mùa Đông/Tháng Chạp gió lạnh gió lùng chàng ơi (Ca dao)

Gió là cỗ xe chở mây đến tạo ra mưa Nên rốt cuộc, mưa mới thật là

sự quan tâm thiết thực hàng đầu của người nông dân:

Lạy trời mưa thuận gió hoà

Để cho chiêm tốt, gió tươi em mừng.

Mưa không phải là sản phẩm nhân tạo mà là hiện tượng thiên nhiên.Muốn có mưa thì phải cầu xin trời đất Muốn lời cầu xin được hữu hiệu, thểhiện lòng mong mỏi thiết tha của con người thì cần phải tổ chức ra lễ hội: Lễhội cầu Mưa, cầu Thần, cầu Thánh, cầu Trời, cầu Phật Lễ thường trangnghiêm; hội thường ồn ào, sôi động, có chiều phóng túng Song, trong một lễ

Trang 16

hội, khó mà phân định được rạch ròi đâu là lễ và đâu là hội, mà lễ và hộiquyện vào nhau như một màn diễn xướng tổng hợp thể hiện cái tâm thứcvừa thiêng vừa tục của người đến dự Mưa không chỉ có tác động trực tiếpđến sản xuất nông nghiệp, đến sự sống của động thực vật mà còn đượcngười bình dân dựa vào để giãi bày những mối quan hệ lứa đôi, quan hệ giađình, những thân phận trong xã hội như có thể nghe thấy trong ca dao ViệtNam Trong một năm thường có 2 kỳ lễ hội cầu Mưa chính, vào thángBa,Tư và tháng Tám, Chín: “Mồng 8 không mưa/Bỏ cả cày bừa mà lấp lúađi”; “Mồng 9 tháng Chín không mưa/Thì con bán cả cày bừa mà ăn”.

Ngày nay, hệ thống kênh rạch tưới tiêu đã phát triển chằng chịt khắpchốn đồng quê, song hàng năm dân chúng vẫn tổ chức các lễ hội cầu Mưa ởnhững nơi vốn đã từng diễn ra để biểu lộ tâm thức cầu mong, lòng biết ơntrời cao đã ban mưa xuống Lễ hội cầu Mưa đã trở thành một sinh hoạt vănhoá đặc thù của người Việt, thu hút không chỉ dân chúng nơi có lễ hội mà cả

từ các vùng lân cận đến, thể hiện tâm thức giao cảm giữa con người vớithiên nhiên

2.1 Thờ Tứ pháp – khái niệm, lịch sử và ý nghĩa

2.1.1 Tứ pháp

Tứ pháp là danh từ để chỉ các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm:Mây – Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai tròquan trọng trong xã hội nông nghiệp Sau này khi Phật giáo vào Việt Namthì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về PhậtMẫu Man Nương

Trang 17

Liên quan đến tín ngưỡng thờ nữ thần còn có hệ thống các chùa gọi là

Tứ pháp, hiện chỉ thấy trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ Các vị nữ thần đógồm :

2.1.2 Lịch sử thờ tứ pháp.

Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta trong bối cảnh bịphong kiến Trung Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá vàphải cưỡng nhận văn hóa phương Bắc) Trong điều kiện đó, Phật giáo truyềntrực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam đã có một sự dung hợp kỳ diệu với các vịthần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúngmang yếu tố riêng biệt Thời gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, vănhóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thutrọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sựdung hợp giữa hai nền văn hóa này lại thành một thứ vũ khí chống lại sựđồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc phương Bắc Phật giáo,

Trang 18

lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước, giữ gìn vănhóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa.

Như vậy, người Việt đã tự tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũngnhư hoàn chỉnh được tín ngưỡng Phật pháp Các yếu tố bản địa (nội sinh) và

Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp tài tình với nhau để tạo nên một thể thốngnhất qua câu chuyện về nàng Man Nương Sự tích Man Nương và tục thờ TứPháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã được ghi chéptrong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến VănTiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược với những chi tiếtkhác biệt nhau Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biếtđến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam ChíchQuái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vàogiữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng Hiện còn lưu lại qua bản

“Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu đượckhắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752)

“ Chuyện kể rằng ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái 13 tuổiMan Nương đến chùa Phúc Nghiêm học đạo Trụ trì chùa này là một nhà sưngười Ấn Độ tên là Khâu-đà-la( La Đồ Lê) Một hôm, nhà sư tình cờ bướcqua người Man Nương lúc nàng nằm ngủ, và nàng thụ thai một cách thần kỳ.Sau 14 tháng, nàng Man Nương sinh hạ một bé gái, đứa bé được nhà sưKhâu-đà-la dùng phép chú đưa vào cây Dung Thụ già Sau đó, nhà sư traocho Man Nương một cây gậy thần có thể làm mưa cứu hạn hán cho dân làng.Khi Man Nương 80 tuổi, cây đổ trôi về bến sông Dâu thì không trôi nữa.Thái thú Sĩ Nhiếp nằm mộng phải tạc tượng Phật từ cây Dung Thụ đó nhưngbằng cách nào cũng không kéo được cây lên bờ, chỉ khi có dải yếm của Man

Trang 19

Nương kéo vào bờ thì mới kéo cây lên được Cây Dung Thụ được tạc thành

4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện mang vào chùa thờ

tự Trong thân cây, con của Man Nương đã hóa thành đá và được gọi là

“Thạch Quang Phật”, hiện được thờ tại chùa Dâu Man Nương mất vào ngàymồng tám tháng tư, cũng chính là ngày đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa (theotruyền thống xưa của Phật giáo) Sau khi mất, bà được người đời xưng tụng

là Phật Mẫu Man Nương.”

Câu chuyện này cho thấy bản chất của hệ thống Tứ Pháp Việt Nam,

đó là sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên

và thờ Mẫu Đây có thể gọi là hiện tượng “tiếp biến văn hóa” (acculturation)

từ Ấn Độ sang Việt Nam và mang một bản sắc riêng của một vùng văn minhnông nghiệp lúa nước Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại vùng châu thổđồng bằng sông Hồng mang nặng yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình tiếpxúc giao lưu với văn hóa ngoại lai, và cũng là minh chứng cho sự tác độngngược trở lại của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai trong quá trình

là những thế lực siêu nhiên cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa,hạn chế thiên tai Khi Phật giáo được tiếp nhận vào Việt Nam, các nhàtruyền giáo đã nhận thấy Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải

có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian Cuộc hôn phối tinh thần giữa một

Trang 20

người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian, đại diện cho cưdân văn minh nông nghiệp lúa nước) với một nhà sư Ấn Độ là Khâu-đà-la(đại diện cho triết lý và văn hóa Phật giáo Ấn Độ) đã ra đời Các vị Phật Ấn

Độ đã hóa thân với các vị thần tự nhiên của Việt Nam, tạo nên một vị PhậtViệt Nam hoàn toàn riêng biệt Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét được Phậthóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện Đó là TứPháp - Phật giáo dân gian Việt Nam

Thờ Mẫu là một hình thức thờ cúng tín ngưỡng đặc trưng của các cưdân nông nghiệp thể hiện sự kính trọng đối với quyền năng sinh sản và biết

ơn tổ tiên Trong nền nông nghiệp cổ sơ, giống cái giữ vai trò quan trọngtrong sản xuất trực tiếp ra của cải, do đó các Thần - Phật Tứ Pháp cũng đượctôn thờ dưới hình tượng của các nữ thần Tôn thờ Mẫu Phật (Man Nương),người có công tái tạo ra một hình thức tôn giáo mới mang đậm tính bản địa,cũng đã đưa Phật giáo thiêng liêng và huyền bí gần gũi hơn với cuộc sốngđời thường Đây cũng là một triết lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháptrong đời sống tâm linh của người dân Việt

Đầu tiên, Phật Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng LuyLâu, Bắc Ninh Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiềuvùng miền thuộc đồng bằng Bắc bộ Có thể kể đến một số chùa như sau:Tại vùng Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng) thờPháp Vân, Pháp Vũ Chùa Tướng (chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn(chùa Phương Quang) thờ Pháp Điện Ngoài ra còn có chùa Tổ PhúcNghiêm (Mãn Xá) thờ Phật Mẫu Man Nương, và các chùa Tứ Pháp Dâu,Đậu, Dàn, Tướng đều quay hướng Tây chầu về chùa Tổ Chùa Tứ Pháp rải

Trang 21

rác tại các thôn Ngọc Trì, Thuận An, Đức Nhân và Nghi An thuộc xã Trạm

Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh)

- Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân nhưchùa Keo (Dâu), chùa Nành (Gia Lâm), chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở ThanhTrì

- Hà Tây có chùa Đậu (chùa Thành Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa PhápVũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân

- Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờPháp Vũ, chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xãLạc Hồng) Chùa Lạc Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùaTân Nhuế (Pháp Điện), Hướng Đạo (Pháp Lôi) tại xã Lạc Đạo

- Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (KimBảng) thờ Pháp Vân, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (ThanhLiêm) thờ Pháp Vũ Chùa Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờPháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp Điện (Phủ Lý)

Các ngôi chùa Tứ Pháp thường tọa lạc trên diện tích rộng, thoángđãng, địa thế đẹp, tụ thủy Kiến trúc mở để thu hút khách thập phương gần

xa và tổ chức các lễ hội Giữa các khối nhà bố trí vườn hoa, cây cảnh Cáckhu vực nhà phụ làm nơi sinh hoạt của Tăng, Ni và thờ Tổ thường được bốtrí xung quanh ẩn nấp vào cây xanh tạo nên cảnh sắc thiên nhiên giữa đạovới đời Trong mặt bằng kiến trúc dàn trải như thế, có những công trình kiếntrúc mang tính đột khởi tạo thành điểm nhấn, ví dụ như tháp Hòa Phong tại

Trang 22

chùa Dâu (giờ còn lại là kiến trúc cao 3 tầng), gác chuông tại chùa Đậu, gácchuông gác khánh trên nóc nhà Tiền đường của chùa Nành.

Nếu như với các công trình kiến trúc Phật giáo thờ các nhân thần nhưKhông Lộ thiền sư (Nguyễn Minh Không) thời Lý, Nguyễn Bình An thờiTrần thì thường tồn tại kiểu thờ “Tiền Phật hậu Thánh”, Thánh được thờ sauđiện thờ Phật… Thì ngược lại, trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp (những vịThánh có nguồn gốc tự nhiên) thì hệ thống tượng thờ kiểu “Tiền Thánh hậuPhật”, đẩy hệ thống tượng Tứ Pháp lên trên hệ thống tượng Phật Tuy nhiên,hiện nay, các công trình được trùng tu lại đều được bố trí theo kiểu “TiềnPhật hậu Thánh” Vì vậy, ta gặp hầu hết các tòa cung cấm là nơi thờ Thánh,căn trước thượng điện mới là nơi thờ Phật

Tượng trong hệ thống Tứ Pháp đều rất cao lớn, (tư thế ngồi thiền caokhoảng 1,5m) thường tạc ở tư thế thân thẳng, tay phải giơ lên, tay trái đểtrên đùi cầm chuỗi ngọc Các pho tượng có tóc xoăn màu đen, nhục khảo nổicao, tai dài, tọa trên đài sen, gương mặt đẹp với những nét thuần Việt, đức

độ Những pho tượng tạc từ thế kỷ XVI đầu XVII mặc áo sát người (tượngPháp Vân, chùa Dâu), còn muộn hơn thường để mình trần mặc váy (tượngPháp Vân, chùa Nành) Thường các tượng Tứ Pháp sơn màu gụ bóng (tổnghợp màu đỏ của máu và màu đen của mây đen tượng trưng cho nguồn sống

và sự huyền bí)

2.1.3 Ý nghĩa thờ tứ pháp.

Trang 23

Xét bản chất sâu xa, tín ngưỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạnvật hữu linh Đây là một quan niệm tối cổ của con người trong quá trìnhsống phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do mà thiên nhiên tạo ra Quanniệm vạn vật đều có linh hồn, người nguyên thủy nhìn thấy đằng sau mỗihiện tượng tự nhiên đều có một vị thần Vị thần đó quyết định sự vận hànhcủa vũ trụ, trong đó có đời sống con người, đặc biệt, đối với một vùng đấtnông nghiệp trồng lúa nước Quan niệm về thần Mưa, thần Gió hẳn đã ănsâu vào tâm thức người dân Việt từ xa xưa, trước khi Phật giáo đặt chân tớimảnh đất này Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư đã nhìn thấy rõđiều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải

có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian Nhận thức ấy không sai lầm, và đó

là nguyên nhân sâu xa của cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gáibản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian) với một vị chân tu thông tuệ(tượng trưng cho một tôn giáo lớn) Kết quả của sự giao thoa văn hoá ấy là

hệ thống Tứ Pháp, bốn vị Phật mang đậm tính chất dân gian của người Việt

mà có người gọi không sai là Phật giáo dân gian

Những chùa Tứ Pháp trước kia thường được dân làng và dân trongvùng tổ chức các lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán Ở Tứ Pháp, tồn tại cả linh khídân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và gópphần làm nên bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Việt Nam Người dân tinrằng, những vùng miền nào rước chân nhang về thờ Tứ Pháp thì ở đó đượcmưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Với đức Phật Tứ Pháp, hình ảnh đứcPhật Ấn Độ đã mang một nội dung mới, mang nặng yếu tố bản địa, một đứcPhật quyền năng, gần gũi với nhân dân và phò trợ cho dân tộc Có thể nói,tín ngưỡng Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việtqua nhiều thời đại, và tồn tại cho đến tận ngày naỵ

Trang 24

Tiểu kết

Không phải ngẫu nhiên tín ngưỡng Tứ pháp được định hình và phát triểntrong buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, thể hiện ý thức độc lập tự chủtrong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kết nối tinh thần đoàn kết toàndân trong việc chống lại sự đồng hóa phong kiến Trung Hoa trị vì Tới nay,tín ngưỡng thờ tứ pháp đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm mong tìm vềcốt lõi khởi nguyên và vẻ đẹp muôn đời muôn thuở của tâm linh nông dânViệt, để tìm lấy một số yếu tố thuộc bản sắc văn hóa dân tộc

Thời gian qua, tín ngưỡng thờ tứ pháp chính thống đã được bảo tồn, hộinhập với văn hóa Việt Nam trong hai ngàn năm qua đã từng bước khẳngđịnh vai trò to lớn trong lịch sử, đáp ứng đời sống tinh thần của người Việt,phục vụ lợi ích của dân tộc và đời sống tâm linh bức thiết của con người

CHƯƠNG II:

Vài nét về hệ thống thờ tứ pháp ở

xã Lạc Hồng – Hưng Yên

2.1 Vài nét về hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng – Hưng Yên

2.1.1 Vài nét về huyện Văn Lâm - Hưng Yên

* Vị trí địa lý

Văn Lâm là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và đông

bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp cáchuyện Văn Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía đông giáp tỉnh Hải Dương.Huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn

Trang 25

+ Thị trấn Như Quỳnh diện tích hành chính là 7,07 km2.

+ Xã Lạc Đạo diện tích hành chính là 8,58 km2

+ Xã Chỉ Đạo diện tích hành chính là 5,97 km2

+ Xã Đại Đồng diện tích hành chính là 8,03 km2

+ Xã Việt Hưng diện tích hành chính là 7,55 km2

+ Xã Tân Quang diện tích hành chính là 6,02 km2

+ Xã Đình Dù diện tích hành chính là 4,48 km2

+ Xã Minh Hải diện tích hành chính là 7,73 km2

+ Xã Lương Tài diện tích hành chính là 8,89 km2

có quốc lộ 5 chạy qua và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy suốt từ Đôngsang tây, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để Văn lâm giao lưu trực tiếpvới trung tâm kinh tế, văn hoá lớn quan trọng của các tỉnh phía Bắc

Mặc dù huyện Văn Lâm mới được hình thành từ năm 1890, nhưngvùng đất Văn Lâm đã có truyền thống văn hiến, văn hoá lâu đời: Do lịch sửhình thành nên văn hoá Văn Lâm in đậm nền văn hoá văn minh lúa nước(đồng bằng sông Hồng), mang nền văn hoá kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh Kỳ

Trang 26

(Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên); nhiều di sản văn hoá có giá trị khác cònlưu giữ đến ngày nay như: Cầu đá, đình cổ Làng Nôm, cá hoa văn chùa TháiLạc,… Hiện nay trên địa bàn huyện có 123 di tích lịch sử, trong đó có 15 ditích lịch sử xếp hạng quốc gia như: Chùa Nôm, Cầu Đà, Chùa Thái Lạc( chùa Pháp Vân – thôn Quang Trung xã Lạc Hồng), đền Nguyên phi ỶLan, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Quê hương Văn Lâm đã sinh ra nhiều vĩ nhân có công chống giặcngoại xâm, xây dựng đất nước đã được nhiều sử sách ghi lại Hầu hết cácthôn trong huyện đều được gắn với các thần tích (Thiên Thần, Kỷ Thần, ÂmThần, và Nhân Thần) đó là các vị có công đánh giặc hoặc xây dựng cuộcsống cho nhân dân địa phương (ông Sấm, Ỷ Lan, Tấm Cám, bà Un, bà Tông,

bà Cả, và một số tướng lĩnh trong các triều đại) Trong các triều đại phongkiến qua các thời kỳ thi chọn người tài (1075-1919), Văn Lâm đã có 29 Tiến

sỹ đã được ghi tên trên các danh bia lưu giữ đến ngày nay; trong đó có trạngnguyên Dương Phúc Tư ở xã Lạc Đạo

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây là căn cứ củanhiều sỹ phu yêu nước, nhiều tướng lĩnh áo vải là người Văn Lâm đã cùngnhân dân hăng hái đứng lên tham gia khởi nghĩa lập nhiều chiến công nhưtướng Ngô Quang Huy (Trưng Trắc), Tuần Khẩu (Nghĩa Trai),…

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn Lâm luôn đi đầutrong phong trào chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với tinh thầnh “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tất cả vì MiềnNam ruột thịt, hàng chục ngàn thanh niên Văn Lâm đã lên đường tòng quân

đi chiến đấu; nhiều cá nhân đã lập chiến công suất sắc, hàng ngàn người con

Trang 27

của Văn Lâm đã anh dũng hi sinh hoặc cống hiến một phần xương máu củamình cho nền độc lập tự do dân tộc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biêncương của Tổ Quốc, huyện Văn Lâm cùng với 7 xã, thị trấn và 3 cá nhânđược phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 76 Bà

mẹ Việt Nam anh hùng; 164 liệt sỹ, 867 thương binh, 556 bệnh binh, gầnmột vạn lượt người tham gia kháng chiến được tặng hưởng Huân, Huychương kháng chiến

Trong công cuộc xây dựng đất nước, Văn Lâm là một trong nhữngđơn vị lá cờ đầu trong lao động sản xuất của tỉnh, được Bác Hồ về thăm,nhiều đơn vị được nhà nước tặng cờ thi đua, nhiều cá nhân được công nhận

là chiến sỹ thi đua các cấp và các danh hiệu cao quý khác, đó là những tấmgương sáng trong các phong trào thi đua yêu nước

* Kinh tế - xã hội

Ngày 01/9/1999 Văn Lâm được tái lập với địa bàn đất chật người đông,

diện tích tự nhiện 7.442,2ha, diện tích canh tác trên 4.000ha; dân số trên93.000 người; là huyện nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng.Trước tái lập, huyện Văn Lâm có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế cơ bảnthuần nông, công nghiệp mới khởi sắc

Vượt qua những khó khăn ban đầu, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế;Cán bộ công nhân viên đã cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nỗ lựcphấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Trong 10 năm qua,

về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 27,74%; cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch theo hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng vềnông nghiệp

Trang 28

+ Về công nghiệp xây dựng: khi tách huyện năm 1999 chỉ có 10doanh nghiệp xin đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, sử dụng 3,44hađất, đến nay đã có trên 240 dự án (chưa bao gồm các dự án nằm trong khucông nghịêp Phố Nối A), sử dụng hơn 800ha đất; trong đó có 133 dự án đivào hoạt động, thu hút hơn 20.000 lao động vào làm việc; đồng thời chỉ cómột số làng nghề phát triển với quy mô nhỏ, đến nay toàn huyện đã có 15làng nghề; trong đó có 06 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làngnghề đạt tiêu chí cấp tỉnh Hầu hết các làng nghề ngày càng được mở rộng

về quy mô sản xuất; Làng nghề Minh Khai đã dần được tách khỏi khu dân

cư để xây dựng thành khu công nghiệp làng nghề

+Về xây dựng cơ bản: Lúc tái lập huyện, cơ sở vật chất còn nghèonàn, trục giao thông chính của huyện còn gần 50% trải đá cộn, các cơ quanphải đi nhờ địa điểm làm việc; đến nay hầu hết các trục đường huyện vàtuyến xã đã được bê tông hoá; giao thông trong các thôn xóm được đầu tưxây dựng khang trang, sạch đẹp; trụ sở làm việc của các cơ quan tronghuyện và các xã, thị trấn đã cơ bản đầu tư xây dựng kiên cố

+ Về nông nghiệp: Đã cơ bản hình thành 2 vùng phát triển kinh tế theohướng sản xuất hàng hoá; áp dụng khoa học kỹ thuật về giống cây, giốngcon cho năng suất chất lượng cao Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển biếntích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng trồng trọt Hìnhthức chăn nuôi được chuyển từ nhỏ lẻ được chuyển mạnh sang chăn nuôitheo kiểu công nghiệp trang trại ngày càng phát triển

+ Thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứngnhu cầu trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong

Trang 29

huyện và các cùng lân cận Các loại hình dịch vụ như: Bưu chính viễn thông,vận tải, nhà trọ, nhà nghỉ, ăn uống vui chơi giải trí…tăng nhanh và đem lạithu nhập cao Cùng với các chợ trung tâm huyện, chợ ở các điểm dân cưtừng bước được hình thành và ngày càng mở rộng, đảm bảo thuận tiện choviệc mua bán của nhân dân Dịch vụ bưu chính viễn thông đã được phủ sóngđiện thoại đến 100% thôn xóm và hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại

cố định, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân

+ Về văn hóa, xã hội: công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩymạnh; hoạt động của hội đồng giáo dục, hội khuyến học và phong trào toàndân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển sâu rộng Cơ sở vậtchất phục vụ cho việc dậy và học ngày càng đáp ứng tốt hơn; hiện nay hầuhết các trường trong huyện đã được xây dựng kiên cố, cao tầng; khắc phụcđược tình trạng thiếu phòng học; các trang thiết bị được đầu tư ngày cànghiện đại Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; hàng năm số cháuđược xét tốt nghiệp Tiểu học, THCS đều đạt trên 90% đến 100%; số họcsinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh và thi đỗ vào các trường đại học ngày càngcao

Trong công tác y tế, đã quan tâm đến việc đào tậo, bồi dưỡng nâng caochất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất từ huyệnđến xã; quan tâm đến công tác y tế dự phòng và tăng cường quản lý vệ sinh

an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Chủđộng phòng ngừa và khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, phongtrào xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện đạtkết quả cao

Trang 30

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động sôi nổi, đemlại hiệu quả thiết thực; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luậtcho các tầng lớp nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn Kịp thời biểu dươngnhững tấm gương điển hình, tiến tiến để cổ vũ, động viên nhân dân tham giacác phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá mới ởkhu dân cư Đến nay toàn huyện đã có 54 làng được công nhận là làng vănhoá Tình hình ANCT – TTATXH, an ninh nông thôn, an ninh khu côngnghiệp được giữ vững; quốc phòng ngày càng được củng cố và tăng cường.

Phát huy những kết quả đã đạt được, từ những kinh nghiệm, bài học rút

ra với tiềm năng lợi thế của mình, trong thời gian tới cán bộ công nhân viêncùng với nhân dân trong toàn huyện phấn đấu luôn là huyện có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty vào đầu tư ở cáckhu công nghiệp đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo việclàm, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các phongtrào thi đua yêu nước, tiếp tục thực hiện tốt hơn cuộc vận động học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, huy động sức mạnh của các tầnglớp nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đã đề ra,xây dựng huyện Văn Lâm ngày càng giàu mạnh văn minh

Trang 31

2.1.2 Hệ thống thờ tứ pháp và chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng

* Khái quát về xã Lạc Hồng

Vị trí địa lý: Xã Lạc Hồng thuộc huyện Văn Lâm, phía Tây và phía Bắcgiáp xã Đình Dù; phía Đông giáp khu công ngiệp Phố Nối A; phía Nam nằmtiếp giáp với quốc lộ 5A gần xã Trưng Trắc Dân số là hơn 7 000 người

Xã Lạc Hồng gồm 7 thôn :

+ thôn Phạm Kham

+ thôn Hồng Thái

+ thôn Bình Minh

+ thôn Minh Hải

+ thôn Quang Trung

+ thôn Hồng Cầu

+ thôn Nhạc Miếu

Xã Lạc Hồng là trước năm 1945 gọi là Tổng Thái Lạc, đây là nơi cònlưu giữ hệ thống chùa thờ tứ pháp đặc biệt là còn có chùa Pháp Vân (mộttrong bốn chùa tứ pháp ở xã Lạc Hồng) đã được công nhận là di tích lịch sửquốc gia Trải qua chiều dài lịch sử, cố nhân đã để lại cho xã Lạc Hồngnhiều di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá: đình Thái Lạc, chùa Pháp Vân

Xã Lạc Hồng là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh chống giặcngoại xâm, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân xã Lạc Hồngluôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc, giảiphóng quê hương Trong trường kỳ chống Pháp, nhân dân xã Lạc Hồng vừa

Trang 32

chiến đấu, vừa tích cực tăng gia sản xuất, không những xây dựng nền kinh tế

tự cấp, tự túc để nuôi quân dân kháng chiến lâu dài mà còn đóng góp hàngngàn tấn lương thực để nuôi quân trên các chiến trường, tiễn đưa hàng vạncon em lên đường nhập ngũ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,nhân dân xã Lạc Hồng với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, nghe theo tiếnggọi của Đảng, lớp lớp thế hệ thanh niên Hà Nam đã tình nguyện lên đườngvào Nam chiến đấu Xã Lạc Hồng luôn là hậu phương vững chắc cho tiềntuyến, đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”

Về đời sống kinh tế cư dân xã Lạc Hồng chủ yếu là nông dân, lúa nước

là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nền văn minh,văn hóa xã Lạc Hồng gắn với văn minh, văn hóa sông Hồng Trên cơ sởnhững thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, tiềm năng và triển vọng,Đảng bộ và nhân dân trong xã sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bướcđột phá trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dulịch, dịch vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mớivào sản xuất và đời sống, không ngừng chăm lo đời sống tinh thần cho nhândân Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ xãLạc Hồng lần thứ XVII đề ra, xây dựng xã Lạc Hồng sớm trở thành một xãgiàu về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, có lối sống văn minh

* Hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng

Nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc bộ, là vùng đồng bằng, sản

xuất nông nghiệp là chính, các cư dân nông nghiệp xã Lạc Hồng ( xưa làTổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho đến nay vẫn còn

Trang 33

lưu giữ trong đời sống văn hoá tinh thần của mình nhiều hình thái tínngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ Đậm nét nhất, có thể nói, là tín ngưỡngthờ Tứ Pháp.

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnhhưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàntoàn vào thiên nhiên Đó là bốn vị: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (PhápVân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện) Truyền thuyết về việc

xuất hiện tục thờ bốn vị thần này được chép vào sách Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ XIV) với tên Truyện Man Nương Thoạt đầu, Tứ Pháp chỉ được thờ

trong các chùa ở vùng Luy Lâu Dần dần, do tính chất linh ứng của nó màlan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ Bắc bộ, trong đó có một số vùng quêven sông Bắc Hưng Hải của tỉnh Hưng Yên Tương truyền, các làng quêvùng xã Lạc Hồng( xưa là Tổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh HưngYên nghe tiếng Tứ Pháp ở Bắc Ninh linh ứng đã lên đó xin rước chân nhang

để thờ Từ khi rước Tứ Pháp về thờ thì được mưa thuận gió hòa, mùa màngtươi tốt Các nơi thờ Tứ Pháp ở xã Lạc Hồng cụ thể như sau:

+ chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân)

+ chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ

+ chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện

+ chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi

* Chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng

Chúng tôi chỉ chọn chùa Pháp Vân trong hệ thống 4 chùa thờ tứ pháp

ở xã Lạc Hồng để đề cập tới trong đề tài này vì chùa này tiêu biểu và lớn

Trang 34

nhất trong 4 ngôi chùa ở xã Lạc Hồng và cũng do khuôn khổ có hạn của báocáo.

Chùa Pháp Vân xưa kia gọi là chùa Thái Lạc,một thời được gọi Am

Vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển Sau này đến cuối thời đời nhà Lý,sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226 mới được mở rộng và có

hệ thống thờ tứ pháp về thờ Chùa được làm trên một gò đất cao nhấtxã,người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa Chùa được làm quay theohướng Đông Nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi.Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy rasông.Chùa nằm giữa như là long chầu, hổ phục, một cảnh chưa từng có ởvùngđất châu thổ sông Hồng Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi vớithiên nhiên và trời đất và đã để lại cho nhân dân xã nhà một nền văn hóa trảiqua gần 1000 năm

Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóaxếp hạng thứ 26 toàn quốc ( 1964) Căn căn cứ vào Ngọc Phả của chùa,sửghi vào năm đại định thứ 22 ( 1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ III,Thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226, tấm bia được dựng khắc bia ghi đại trùng tunăm Dương Hòa thứ 3 ( 1637) cho tới nay đã gần bốn trăm năm

Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng.Tại các chùa này hiện còn lưu giữ mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tươngtruyền rằng được tạc từ cành dâu, lấy từ chùa Dâu

Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thờitiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay ( 2008), cách đây đã được

400 năm.Vì vậy mà ngôi chùa Pháp Vân hiện nay là kết quả của sự sáng tạovăn hóa các thời kì khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và đónggóp của nhân dân địa phương Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn

Trang 35

chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấychùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần.

Cung chùa còn gọi là Trụ tam bảo,được xây dựng cao to tương xứngvới tiền đường cung chùa, có giá trị nổi bật của sự điêu luyện mang hìnhdáng chuyển tiếp của hình thái thời Lý sang thời Trần thế kỉ thứ 13, nghệthuật nhà Lý được nhắc lại như sóng nước dải lụa hình rồng chim thầnKinnari, đầu người mình chim thần đang biến thành hiện thực của con chimPhượng rất gần với thiên nhiên Việt Nam và con rồng nhà Trần cuộn khúclên hình yên ngựa nhắc ta nhớ đến con ngựa chiến với người lính già,dạndầy sương gió Nghệ thuật chạm khắc mờ nhạt huyền ảo dày đặc nhưng nhìngần thì thấy khúc triết mạch lạc Các mảnh khắc phân định rõ ràng, hiện thựcnghệ thuật đời Trần vang lên xa tiếng tiêu, tiếng nhị, tiếng đàn của buổi hòatấu chống quân Nguyên Mông thắng trận,hay nói theo cách của nhà phật đó

là các chư thiên, chư thần hòa nhạc trời dâng hương,dâng hoa lên cúng dângmười phương chu phật là huyền ảo kỳ diệu như trong kinh phật dạy Bêncạnh đó chúng ta nhìn lên trên những lá đề đỡ nóc thật cúi xuống,gồng lênnhững cơ bắp cuộn tròn ghé vai vào đỡ lấy đấu và xà gồ trông thật điêuluyện, khỏe khoắn, chỉ có di tích ở chùa Pháp Vân

Chính điện là cung thờ ba gian, cung đệ nhị hai gian Tiền đường làbảy gian hai dĩ được đại trùng tu xây dựng vào năm Đại Hòa thứ 3 ( 1637)khắc trên bia, bảy gian Tiền đường làm bằng gỗ lim được dựng to cao cânđối với chiều dài,chiều rộng của chùa,các con chồng cồn, bức cốn đượcchạm trổ hình tứ linh,tứ quý hình rồng, hình phượng đó là Long, Ly, Quy,Phượng trông thật hài hòa sắc sảo

Trước cửa Tiền đường là sân chùa rộng khoảng 600m, rộng rãi vàthoáng mát.Qua sân chùa là Tam quan mới được xây dựng bằng xi măng

Trang 36

gạch có đủ ba cửa, về cách ứng xử của con người đi đến giả thoát, ta có thểhiểu nghĩa của nó như sau:

Không quan là cửa nhìn muôn loài vật đều có kiếp sống giả tam,đó làbàn về quy luật vô thường của tạo hóa, vô nghĩa là không hay là sắc sắckhông không Gỉa sử muôn loài muôn vật cùng chung một bản thể,một cộinguồn khởi đầu từ không thường nghĩa là không tồn tại mãi mãi vô thường

Có nghĩa là không có vật gì tồn tại mãi mãi, như thế không tức là sắc, sắctức là không nói tới bản thể chân như cốt lõi tạo nên muôn loài muôn vật

Chung quan là lỗi nhìn chân chính nhất, nó không chỉ phụ thuộc vàomột vế không hoặc giả.Chung quan là con đường trí tuệ bao gồm sự hiểuthấu về mọi mặt để đến giải thoát Hay trong đạo Phật cúng ta giải thíchTam quan nghĩa là ba cửa vào,đó là cửa Từ by- Hỉ - Xả Qua cửa phàm làvào cửa Phật thanh tịnh và giải thoát

Sau chùa là bảy gian nhà thờ Tổ cũng được làm cùng với chùa,bênđông bảy gian giải vũ,bên tây bảy gian giải vũ ( 1994) Sau nhà thờ Tổ lànhà thờ Mẫu bảy gian được xây dựng vào năm 2001 Tổng thể của ngôi chùađược xây dựng hình dáng trong công ngoại quốc

Đến chùa chúng ta không thể không ngạc nhiên và khâm phục bởi conmắt tinh tường của người xưa khi xây dựng ở nơi đây một ngôi chùa trên gòđất cao Trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai con rồngcon chầu vào rồng mẹ (hướng rồng chầu hổ phục) Đằng sau gần dân tựanhư núi,chùa xây không xa dân mà cũng không gần vì gần thì ồn ào, xa thìthanh tịnh yên tĩnh,tu hành giải thoát đắc đạo Chùa được xây hướng ĐôngNam là một hướng đẹp, hướng Nam có gió lành, mùa hè thì mát, mùa đôngthì ấm Hướng Đông Nam là hướng ánh sáng mặt trời mọc, biểu tượng cho

sự sinh sôi phát triển và cũng là hướng tốt cho việc xây dựng chùa Trước

Ngày đăng: 26/12/2012, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w