* Khái quát về xã Lạc Hồng
Vị trí địa lý: Xã Lạc Hồng thuộc huyện Văn Lâm, phía Tây và phía Bắc giáp xã Đình Dù; phía Đông giáp khu công ngiệp Phố Nối A; phía Nam nằm tiếp giáp với quốc lộ 5A gần xã Trưng Trắc. Dân số là hơn 7. 000 người Xã Lạc Hồng gồm 7 thôn :
+ thôn Phạm Kham + thôn Hồng Thái + thôn Bình Minh + thôn Minh Hải + thôn Quang Trung + thôn Hồng Cầu + thôn Nhạc Miếu
Xã Lạc Hồng là trước năm 1945 gọi là Tổng Thái Lạc, đây là nơi còn lưu giữ hệ thống chùa thờ tứ pháp đặc biệt là còn có chùa Pháp Vân (một trong bốn chùa tứ pháp ở xã Lạc Hồng) đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Trải qua chiều dài lịch sử, cố nhân đã để lại cho xã Lạc Hồng nhiều di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá: đình Thái Lạc, chùa Pháp Vân. Xã Lạc Hồng là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân xã Lạc Hồng luôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Trong trường kỳ chống Pháp, nhân dân xã Lạc Hồng vừa
chiến đấu, vừa tích cực tăng gia sản xuất, không những xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc để nuôi quân dân kháng chiến lâu dài mà còn đóng góp hàng ngàn tấn lương thực để nuôi quân trên các chiến trường, tiễn đưa hàng vạn con em lên đường nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân xã Lạc Hồng với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, nghe theo tiếng gọi của Đảng, lớp lớp thế hệ thanh niên Hà Nam đã tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Xã Lạc Hồng luôn là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Về đời sống kinh tế cư dân xã Lạc Hồng chủ yếu là nông dân, lúa nước là cây trồng chính gắn với sự chinh phục châu thổ sông Hồng nền văn minh, văn hóa xã Lạc Hồng gắn với văn minh, văn hóa sông Hồng. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, tiềm năng và triển vọng, Đảng bộ và nhân dân trong xã sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, không ngừng chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã Lạc Hồng lần thứ XVII đề ra, xây dựng xã Lạc Hồng sớm trở thành một xã giàu về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, có lối sống văn minh.
* Hệ thống thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng
Nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc bộ, là vùng đồng bằng, sản xuất nông nghiệp là chính, các cư dân nông nghiệp xã Lạc Hồng ( xưa là Tổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho đến nay vẫn còn
lưu giữ trong đời sống văn hoá tinh thần của mình nhiều hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Đậm nét nhất, có thể nói, là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.
Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đó là bốn vị: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Truyền thuyết về việc xuất hiện tục thờ bốn vị thần này được chép vào sách Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ XIV) với tên Truyện Man Nương. Thoạt đầu, Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu. Dần dần, do tính chất linh ứng của nó mà lan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ Bắc bộ, trong đó có một số vùng quê ven sông Bắc Hưng Hải của tỉnh Hưng Yên. Tương truyền, các làng quê vùng xã Lạc Hồng( xưa là Tổng Thái Lạc) thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nghe tiếng Tứ Pháp ở Bắc Ninh linh ứng đã lên đó xin rước chân nhang để thờ. Từ khi rước Tứ Pháp về thờ thì được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nơi thờ Tứ Pháp ở xã Lạc Hồng cụ thể như sau:
+ chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân) + chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ. + chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện. + chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi .
* Chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng
Chúng tôi chỉ chọn chùa Pháp Vân trong hệ thống 4 chùa thờ tứ pháp ở xã Lạc Hồng để đề cập tới trong đề tài này vì chùa này tiêu biểu và lớn
nhất trong 4 ngôi chùa ở xã Lạc Hồng và cũng do khuôn khổ có hạn của báo cáo.
Chùa Pháp Vân xưa kia gọi là chùa Thái Lạc,một thời được gọi Am. Vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển. Sau này đến cuối thời đời nhà Lý, sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226 mới được mở rộng và có hệ thống thờ tứ pháp về thờ. Chùa được làm trên một gò đất cao nhất xã,người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa. Chùa được làm quay theo hướng Đông Nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông.Chùa nằm giữa như là long chầu, hổ phục, một cảnh chưa từng có ở vùngđất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lại cho nhân dân xã nhà một nền văn hóa trải qua gần 1000 năm.
Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa xếp hạng thứ 26 toàn quốc ( 1964). Căn căn cứ vào Ngọc Phả của chùa,sử ghi vào năm đại định thứ 22 ( 1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ III, Thời Quan Sĩ Nhiếp 187 – 226, tấm bia được dựng khắc bia ghi đại trùng tu năm Dương Hòa thứ 3 ( 1637) cho tới nay đã gần bốn trăm năm.
Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này hiện còn lưu giữ mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu, lấy từ chùa Dâu .
Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thời tiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay ( 2008), cách đây đã được 400 năm.Vì vậy mà ngôi chùa Pháp Vân hiện nay là kết quả của sự sáng tạo văn hóa các thời kì khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và đóng góp của nhân dân địa phương. Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn
chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấy chùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần.
Cung chùa còn gọi là Trụ tam bảo,được xây dựng cao to tương xứng với tiền đường cung chùa, có giá trị nổi bật của sự điêu luyện mang hình dáng chuyển tiếp của hình thái thời Lý sang thời Trần thế kỉ thứ 13, nghệ thuật nhà Lý được nhắc lại như sóng nước dải lụa hình rồng chim thần Kinnari, đầu người mình chim thần đang biến thành hiện thực của con chim Phượng rất gần với thiên nhiên Việt Nam và con rồng nhà Trần cuộn khúc lên hình yên ngựa nhắc ta nhớ đến con ngựa chiến với người lính già,dạn dầy sương gió. Nghệ thuật chạm khắc mờ nhạt huyền ảo dày đặc nhưng nhìn gần thì thấy khúc triết mạch lạc. Các mảnh khắc phân định rõ ràng, hiện thực nghệ thuật đời Trần vang lên xa tiếng tiêu, tiếng nhị, tiếng đàn của buổi hòa tấu chống quân Nguyên Mông thắng trận,hay nói theo cách của nhà phật đó là các chư thiên, chư thần hòa nhạc trời dâng hương,dâng hoa lên cúng dâng mười phương chu phật là huyền ảo kỳ diệu như trong kinh phật dạy. Bên cạnh đó chúng ta nhìn lên trên những lá đề đỡ nóc thật cúi xuống,gồng lên những cơ bắp cuộn tròn ghé vai vào đỡ lấy đấu và xà gồ trông thật điêu luyện, khỏe khoắn, chỉ có di tích ở chùa Pháp Vân.
Chính điện là cung thờ ba gian, cung đệ nhị hai gian Tiền đường là bảy gian hai dĩ được đại trùng tu xây dựng vào năm Đại Hòa thứ 3 ( 1637) khắc trên bia, bảy gian Tiền đường làm bằng gỗ lim được dựng to cao cân đối với chiều dài,chiều rộng của chùa,các con chồng cồn, bức cốn được chạm trổ hình tứ linh,tứ quý hình rồng, hình phượng đó là Long, Ly, Quy, Phượng trông thật hài hòa sắc sảo.
Trước cửa Tiền đường là sân chùa rộng khoảng 600m, rộng rãi và thoáng mát.Qua sân chùa là Tam quan mới được xây dựng bằng xi măng
gạch có đủ ba cửa, về cách ứng xử của con người đi đến giả thoát, ta có thể hiểu nghĩa của nó như sau:
Không quan là cửa nhìn muôn loài vật đều có kiếp sống giả tam,đó là bàn về quy luật vô thường của tạo hóa, vô nghĩa là không hay là sắc sắc không không. Gỉa sử muôn loài muôn vật cùng chung một bản thể,một cội nguồn khởi đầu từ không thường nghĩa là không tồn tại mãi mãi vô thường. Có nghĩa là không có vật gì tồn tại mãi mãi, như thế không tức là sắc, sắc tức là không nói tới bản thể chân như cốt lõi tạo nên muôn loài muôn vật.
Chung quan là lỗi nhìn chân chính nhất, nó không chỉ phụ thuộc vào một vế không hoặc giả.Chung quan là con đường trí tuệ bao gồm sự hiểu thấu về mọi mặt để đến giải thoát. Hay trong đạo Phật cúng ta giải thích Tam quan nghĩa là ba cửa vào,đó là cửa Từ by- Hỉ - Xả. Qua cửa phàm là vào cửa Phật thanh tịnh và giải thoát.
Sau chùa là bảy gian nhà thờ Tổ cũng được làm cùng với chùa,bên đông bảy gian giải vũ,bên tây bảy gian giải vũ ( 1994). Sau nhà thờ Tổ là nhà thờ Mẫu bảy gian được xây dựng vào năm 2001. Tổng thể của ngôi chùa được xây dựng hình dáng trong công ngoại quốc.
Đến chùa chúng ta không thể không ngạc nhiên và khâm phục bởi con mắt tinh tường của người xưa khi xây dựng ở nơi đây một ngôi chùa trên gò đất cao. Trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai con rồng con chầu vào rồng mẹ (hướng rồng chầu hổ phục). Đằng sau gần dân tựa như núi,chùa xây không xa dân mà cũng không gần vì gần thì ồn ào, xa thì thanh tịnh yên tĩnh,tu hành giải thoát đắc đạo. Chùa được xây hướng Đông Nam là một hướng đẹp, hướng Nam có gió lành, mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Hướng Đông Nam là hướng ánh sáng mặt trời mọc, biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển và cũng là hướng tốt cho việc xây dựng chùa. Trước
khi dân chúng vào đất phật cần được sửa mình cho tâm thanh, lòng tĩnh nhờ đó trí tuệ mới phát sinh, thấy được chân tâm diện mục đó là Như Lai.
Đi vào tiền đường, gian chính giữa nhìn lên bức hoành phi sơn son thiếp vàng bốn chữ đề : “Từ vân viễn bá”
Hai bên cột lớn treo đôi câu đối:
Từ vân biến phú tam thiên giới Pháp vũ quân chiêm bách vạn dân
Phía bên phải thờ tượng Đức Chúa Long Thần,phía bên trái thờ tượng Đức Thánh Hiền, vào trong cung nhìn lên trên cao là ba pho Tam Thể, biểu tượng cho quá khứ, hiện tại và trong tương lai.
Phật Adiđà Quan Thế Chí, dưới nữa là Đức Thế Tôn Anacadiếp , xong đến tượng bà Pháp Vân ngồi ngự ngai rồng vàng, hai tay xòe ra – là biểu tượng chắn gió, chỉ địa - biểu tượng té nước làm mưa. Hai bên là mười pho tượng thập diện. Từ trái qua phải nghệ thuật thời Trần toát lên một tinh thần nhập thế đi vào cuộc sống,đời và đạo hòa nhập. Chùa còn nhiều di tích khác đang trùng tu tôn tạo và xây dựng làm cho di tích ngày càng khang trang, tạo thêm vẻ đẹp cho di tích. Chiều chiều lúc hoàng hôn buông xuống,tiếng chuông chùa ngân nga tạo thêm cảnh sắc quê hương con rồng cháu lạc. Theo tục những năm hạn hán kéo dài, bốn mùa trong toàn xã phải mở cửa chùa làm lễ cầu đảo cầu mưa. Nếu mà không mưa thì lập tức phải hạ Tứ Pháp, rước xuống tổ chức lễ hội cầu mưa ,ít nhất từ ba đến bảy ngày. Sau lễ hội đóng cửa chùa lập tức mưa gió, sấm , chớp ầm ầm, mưa thuận gió hòa phong đăng hòa cốc.
Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên vốn có truyền thống lâu đời tôn thờ phật pháp và duy trì thuần phong mĩ tục, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của địa phương.Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao thăng trầm lịch sử chiến tranh, thời tiết, vẫn được các đời sư trụ trì trông nom tôn tạo như:
+ Hòa thượng Thích Thông Tuệ( Hiệu Minh Minh) + Hòa thượng Thích Thanh Hiền ( Hiệu Chân Tịch) + Hòa thượng Thích Thanh Giác ( Hiệu Liên Trì) + Hòa thượng Hoàng Văn Chè ( Hiệu Thanh Giác) + Ni sư Thích Đàm Thông ( Hiệu Hải Triều)
và các vị sư kế tiếp đã có công tôn tạo, xây dựng, sửa chữa trùng tu từ thời chống thực dân Pháp 1945 đến nay.