1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn lý luận nhà nước và pháp luật

34 8,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 228,5 KB

Nội dung

Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện khi xã hội loàingười phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp thống trịlập nên để điều hành toàn bộ hoạ

Trang 1

Bài 1:

NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I Nguồn gốc Nhà nước và pháp luật

1 Nguồn gốc Nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng tồn tại khách quan nhưng trong lịch sử tưtưởng chính trị pháp lý có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của nhànước:

- Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là ngườisắp đặt mọi trật tự xã hội, nhà nước do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tựchung Do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu

và sự phục tùng quyền lực nhà nước là cần thiết và tất yếu

- Theo thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, làhình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người Vì vậy nhà nước có trong mọi

xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng củangười đứng đầu gia đình

- Theo thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là kết quảcủa một hợp đồng được ký kết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiênkhông có nhà nước Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội vàmỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ.Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên

bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và

kỳ kết khế ước mới

- Một số học giả tư sản theo thuyết bạo lực cho rằng: Nhà nước xuất hiệntrực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, kết quả là thịtộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – Nhà nước để nô dịc kẻchiến bại

- Các học giả theo thuyết tâm lý: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lýcủa con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào những thủ lĩnh, giáo sĩ…Nhà nước là tổ chức của các siêu nhân có mệnh lãnh đạo xã hội

- Theo quan điểm các nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN (trên cơ sở chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) đã khẳng định: Nhà nướckhông phải là một hiện tượng vĩnh cửu và bất biến (nhà nước không phải có trongmọi giai đoạn lịch sử xã hội loài người) Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loàingười đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng luôn vận động, phát triển

và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển củachúng không còn nữa

Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện khi xã hội loàingười phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp thống trịlập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích làbảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

*Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác

Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội

Trang 2

Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm laođộng Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sảnriêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của ngườikhác.

Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất,một đơn vị kinh tế - xã hội Thị tộc được tổ chức theo huyết thống Xã hội chưaphân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp

Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xãhội, hòa nhập với xã hội Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợiích của cả cộng đồng

Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc,bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc.Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tínhbắt buộc đối với mọi thành viên Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tùtrưởng, thủ lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chungcủa thị tộc

Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước

Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:

Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất Các công cụlao động bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến Con ngườiphát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy

Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội,gia tăng sự tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu

Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tạicủa thị tộc Chế độ tư hữu được củng cố và phát triển

Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngàycàng gia tăng

Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làmđảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực

Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc Sựphân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công

xã nguyên thủy không còn phù hợp

Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫngiai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyênthủy

Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung củacộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định

Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xãhội mới

Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từbên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lựclượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho

sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”

2 Nguồn gốc pháp luật:

Trang 3

Pháp luật là một hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhà nước, nguyên nhân

ra đời của nhà nước và pháp luật hoàn toàn giống nhau (do sự xuất hiện tư hữu, xãhội phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được) Khinhà nước ra đời, để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội, để bảo vệ lợiích của giai cấp mình, giai cấp thống trị thông qua nhà nước ban hành ra pháp luật

để bắt buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo

Pháp luật được hình thành từ hai con đường:

Thứ nhất, một mặt giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước cải tạo,

sửa chửa các phong tục, tập quán sẵn có trong xã hội cho phù hợp với lợi ích củagiai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật

Thứ hai, bằng bộ máy nhà nước của mình, giai cấp thống trị đặt ra thêm các

quy phạm mới, dùng quyền lực buộc mọi thành viên xã hội phải tuân theo nhằmduy trì xã hội trong vòng trật tự nhất định, đồng thời bảo vệ lợi ích, củng cố sựthống trị của mình đối với xã hội

II Bản chất của Nhà nước và pháp luật

1 Bản chất nhà nước:

- Nhà nước mang tính giai cấp:

Vì nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị, ý chí của giai cấp thống trị được hợp nhất thành ý chí của nhà nước

- Nhà nước mang bản tính xã hội:

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, để đảm bảo sự tồn tại của giaicấp mình, nhà nước không chỉ tính đến lợi ích của giai cấp cầm quyền mà cònphải tính đến lợi ích chung của cộng đồng, của các giai cấp, tầng lớp khác trong xãhội Mặt khác, nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực công, nên còn phải giảiquyết những công việc mang tính xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội ( nhưxây dựng các công trình phúc lợi xã hội: trường học, bệnh viện, đường sá, bảo vệmôi trường, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệtrật tự xã hội

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị do giai cấp thống trị lập ra, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo

vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

2 Bản chất của pháp luật:

Bản chất của pháp luật cũng như bản chất của nhà nước biểu hiện:

- Tính giai cấp (được thể hiện qua hai khía cạnh):

+ Thứ nhất: Pháp luật phản ánh tập trung thông qua các cơ quan công quyền

ý chí của giai cấp thống trị bằng những quy định được ban bố công khai theo hìnhthức, trình tự, thủ tục nhất định

+ Thứ hai: Sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật nhằm hướng đếnmục đích chính là thiết lập một trật tư xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị

- Tính xã hội:

Nhà nước đại diện cho toàn xã hội, nhà nước ban hành pháp luật nên nómang tính xã hội Nghĩa là ở mức độ ít hay nhiều pháp luật còn thể hiện ý chí và

Trang 4

lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nhằm để giữ vững địa vị thốngtrị của mình.

Bài 2:

ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I Đặc điểm, chức năng của nhà nước

1 Đặc điểm của nhà nước:

- Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt không còn hòa nhập với

dân cư nữa; chủ thể của quyền lực công này là giai cấp thống trị về kinh tế vàchính trị Để thực hiện quyền lực công này và để quản lý xã hội, nhà nước có mộtlớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan quản lý nhànước và hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thốngtrị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí chí của giai cấp thống trị

- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính,

không phụ thuộc và chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính…Việcphân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớnnhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương của bộmáy nhà nước

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dung

chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chínhsách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài Chủ quyềnquốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước

- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà

nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật Pháp luật do nhà nước banhành nên có tính bắt buộc chung, mọi công dân đều phải tôn trọng pháp luật

- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình

thức bắt buộc, với số lượng và thời gian ấn định trước

Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước và các tổ chứcchính trị xã hội khác, đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của nhà nước trong

xã hội có giai cấp

2 Chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếucủa nhà nước

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng của nhà nướcđược chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

- Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội

bộ đất nước Ví du: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, quản

lý các mặt của đời sống xã hội của đất nước: KT, VH-XH,…

- Chức năng đối ngoại: Thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với cácnước khác Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lậpcác mối quan hệ ngoại giao với các nước trên các lĩnh vực

Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hìnhthức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có 3 hoạt động chính là: Xây

Trang 5

dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Các phương phápthực hiện chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng, nhưng nhìn chung có haiphương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế

Nhà nước bóc lột cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủyếu để thực hiện các chức năng của nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa thuyếtphục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ

sở của thuyết phục và giáo dục

Các chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước

II Đặc điểm, chức năng của pháp luật

1 Đặc điểm của pháp luật

Đặc điểm của pháp luật là những tính chất, dấu hiệu riêng của phápluật để qua đó phân biệt pháp luật với các quy tắc xã hội khác

Pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:

a) Tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật cũng như các quy tắc xã hội khác (đạo đức, phong tục tập quán,tín điều tôn giáo, các quy tắc của các tổ chức khác trong xã hội) cũng đều mangtính quy phạm Có nghĩa là chúng đều chứa đựng các quy tắc xử sự chung, nhữngchuẩn mực, thước đo cho hành vi của con người Tuy nhiên khác với các quy tắc

xã hội khác, quy phạm phạm phạm pháp luật mang tính phổ biến hơn, có phạm viđiều chỉnh rộng rãi và bao quát hơn

b) Tình xác định chặt chẽ về hình thức:

Đặc điểm này của pháp luật thể hiện ở chỗ: Nội dung của pháp luậtđược diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và phải được thểhiện dưới một hình thức nhất định Chẳng hạn như được thể hiện trong các điềukhoản của các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời phải được ban hành theotrình tự, thủ tục và thẩm quyền nhất định

c) Tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước:

Pháp luật do nhà nước đặc ra, sao đó nhà nước dùng nhiều biện phápkhác nhau để đưa pháp luật và cuộc sống, để các thành viên trong xã hội hiểu biết

và thực hiện Nếu những chủ thể nào không thực hiện, làm trái pháp luật thì nhànước có biện pháp cưỡng chế

* Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận dưới một hình thức nhất định, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội để duy trì một trật tự xã hội nhất định

2 Chức năng của pháp luật

a) Khái niệm:

Chức năng của pháp luật là những phương diện, những mặt hoạt động chủyếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật

b) Các chức năng của pháp luật:

- Chức năng điều chỉnh: Nói pháp luật có chức năng điều chỉnh, có nghĩa

là pháp luật do nhà nước ban hành ra để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xãhội (điều chỉnh hành vi của con người) theo ý chí của nhà nước

Trang 6

Pháp luật đưa ra các quy tắc xử sự chung tạo thành khung pháp lý bắt buộcmọi chủ thể phải thực hiện, từ những quy tắc này (quy phạm pháp luật) sẽ tácđộng đến hành vi xử sự của các chủ thể pháp luật.

Pháp luật thực hiện chức năng điều chỉnh bằng việc thông qua các phươngthức quy định như: cho phép (kết hôn, khởi kiện, khiếu nại…), cấm đoán (cấmngười đang có vợ, có chồng, cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm giết người…), bắtbuộc (đội mũ bảo hiểm, đóng thuế ) ,xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham giaquan hệ pháp luật (mua bán, lao động, vợ chồng, cha con…)

- Chức năng bảo vệ: Nói pháp luật có chức năng bảo vệ, có nghĩa là pháp

luật đảm bảo cho các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ không bị xâm hại.Trường hợp có sự xâm hại xảy ra, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền

áp dụng biện pháp xử lý phù hợp Ví du: Mua bán, lao động, quan hệ sở hũu, nhânthân…

- Chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của pháp luật là sự tác động có

định hướng của pháp luật lên chủ thể pháp luật để hình thành ở họ ý thức pháp luậtđúng đắn và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật, phù hợp vớilợi ích của bản thân và xã hội

BÀI 3 CÁC KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội:Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Phù hợp với 4hình thái kinh tế xã hội đó đã có 4 kiều nhà nước:

- Kiểu nhà nước chủ nô;

- Kiểu nhà nước phong kiến;

- Kiểu nhà nước tư sản;

- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có nhữngđặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiều nhà nước bóc lột được xây dựng

trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Các nhà nước đó đều là “nhà nước theo đúng nghĩa” Là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,

duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân laođộng Nhiệm vụ của nhà nước xhcn là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội

Sự thay thế kiều nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn làmột quy luật tất yếu

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiều nhà nước mới tiến bộ nhất nhưngcũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Trang 7

của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểunhà nước nào khác

Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước

và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.

Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nướctập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyêntắc kế thừa

Biến dạng:

Chính thể quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) cóquyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhànước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quanquyền lực khác nữa, như nghị viện trong nhà nước tư sản có chính thể quân chủ

Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nướcthuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định

Cộng hòa dân chủ (quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyềnlực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớpnhân dân lao động) và cộng hòa quý tộc (quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớpquý tộc

Tất cả các nước xhcn đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc trưngbằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quanđại diện của mình

b) Hình thức cấu trúc nhà nước

Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lậpnhững mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địaphương

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất

và hình thức nhà nước liên bang:

Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan

quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vịhành chính bao gồm (tỉnh, huyện, xã…) Ví dụ: Việt nam, Lào, Ba lan, Pháp… làcác nhà nước đơn nhất

Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp

lại Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệthống chung cho toàn liên bang và một hệ thống cho mỗi nước thành viên; có chủquyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viêncũng có chủ quyền riêng Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malayxia…

c) Chế độ chính trị

Trang 8

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị

đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước.Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà nướcđồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố củ mỗi giai đoạn trong mỗi nước cụ thể Vìvậy, có rất nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúngđược phân thành hai loại chính là:

Các phương pháp dân chủ, phương pháp này cũng có nhiều loại: dân chủ

thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp

và dân chủ gián tiếp

Chế độ xhcn được đặc trưng bằng việc sử dụng phương pháp dân chủ thật

sự, rộng rãi; chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạnchế và hình thức

Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều

loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao

sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít

II Các kiểu, hình thức pháp luật

1 Các kiểu pháp luậtKiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thùcủa pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triểncủa pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội

Tương ứng với mỗi kiểu nhà nước là một kiểu pháp luật:

- Kiểu pháp luật chủ nô;

- Kiểu pháp luật phong kiến;

- Kiểu pháp luật tư sản

- Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa

Ba kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến và tư sản là những kiểu phápluật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Chonên, mặc dù mỗi kiểu có bản chất và có cách thể hiện riêng của mình nhưng chúngđều có một đặc điểm chung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội,củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý sự ápbức bóc lột giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bìnhđẳng trong xã hội

Pháp luật xhcn được xây dựng trên cơ sở của chế độ công hữu về tưliệu sản xuất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chiếmtuyết đại đa số dân cư trong xã hội Mục đích của pháp luật xhcn là thủ tiêu mọihình thức áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều bìnhđẳng và tự do

2 Các hình thức của pháp luật

Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng đểnâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật

Trong lịch sử đã có ba hình thức pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệpháp và văn bản pháp luật

Trang 9

a) Tập quán pháp

Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong

xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc

xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện

Đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiềutrong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến Trong nhà nước tư sản, hìnhthức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là các nước có chế độ quân chủ

Vì tập quán hình thành một cách tự phát, ít biến đổi và có tính cục bộ,cho nên hình thức này về nguyên tắc không phù hợp với bản chất của pháp luật xãhội chủ nghĩa Tuy nhiên những tập quán tốt đẹp nhà nước vẫn thừa nhận nhưng ởmức độ hạn chế.(trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình…)

b) Tiền lệ pháp

Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hìnhchính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việctương tự

Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sửdụng rộng rãi trong nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọngtrong pháp luật tư sản, nhất là các nước Anh, Mỹ (đặc biệt trong dân luật)

Hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắcpháp chế đòi hỏi phải tôn trọng pháp luật và phải phân định rõ chức năng, quyềnhạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiệnpháp luật

c) Văn bản quy phạm pháp luật

Là hình thức pháp luật tiến bộ nhất

Văn bản qppl là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành theo trình tự thủ tục nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự chungđược áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thựchiện

Trong pháp luật chủ nô và phong kiến, các văn bản pháp luật cònchưa hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao Nhiều đạo luật chỉ là sự ghi chéplại một cách có hệ thống các án lệ và các tập quán đã được thừa nhận

BÀI 4 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ

I Nhà nước chủ nô

1 Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô

a) Cơ sở kinh tế - xã hội

Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô Nó rađời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc, gắn liền với sự xuất hiện chế độ tưhữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng

Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ Những quan hệ sản xuất này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất là nô lệ.

Chủ nô là là chủ sở hữu đối với đất đai, các tư liệu sản xuất và đối với cảngười sản xuất là nô lệ Do vậy sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không có

Trang 10

giới hạn Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ

bị coi là tài sản của chủ nô, là “công cụ biết nói”, là động vật có hai chân Vì thế

họ bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô điều kiên những ý muốncủa chủ nô

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ

b) Bản chất của nhà nước chủ nô

- Xét về mặt giai cấp: Nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu thực hiện quyền

chính trị của giai cấp chủ nô, một bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô để duy trì sựthống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác

- Xét về mặt xã hội: Nhà nước chủ nô là một tổ chức sinh ra để tổ chức,

quản lý xã hội chiếm hữu nô lệ; nhà nước chủ nô có trách nhiệm tổ chức và quản

lý một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của xãhội Ví dụ: Tổ chức quản lý phát triển kinh tế, tổ chức khai hoang, xây dựng vàquản lý các công trình thủy lợi…làm cho đất nước ngày càng phát triển, từng bướcnâng cao đời sống nhân dân (dù nuôi con vật những phải cho ăn tốt thì mới tốtcho chủ)

2 Chức năng của nhà nước chủ nô:

a) Các chức năng đối nội:

- Chức năng bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sảnxuất và đối với người sản xuất (nô lệ), duy trì các hình thức bóc lột của chủ nô đốivới nô lệ và những người lao động khác

- Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động khác về mọi mặt(trấn áp bằng bạo lực và trấn áp về tinh thần)

- Chức năng quản lý và phát triển nền kinh tế - xã hội đất nước

b) Các chức năng đối ngoại:

- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược

- Chức năng phòng thủ đất nước và thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bánvới các quốc gia khác

c) Về chế độ chính trị: Phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước phổbiến là bằng bạo lực, phản dân chủ

4 Bộ máy nhà nước chủ nô:

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, các nhà nước chủ nô đềuthiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quan sự và tậptrung quan liêu Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước là trấn áp nô lệ trongnước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấpchủ nô

II Pháp luật chủ nô:

1 Bản chất của pháp luật chủ nô

Trang 11

Cũng như nhà nước chủ nô, pháp luật chủ nô ra đời, phát triển trên cơ sởquan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Pháp luậtchủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô được nâng lên thành luật Nó quy định và bảo

vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, thừa nhận chủ nô là công dân có đầy đủ mọi quyềnhành và lợi ích còn nô lệ thì không được xem là con người

Dưới gốc độ xã hội thì pháp luật chủ nô là phương tiện để duy trì trật tự xãhội, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho xã hộichiếm hữu nô lệ tồn tại và phát triển vì lợi ích của các lực lượng khác nhau trong

xã hội Tuy nhiên, tính xã hội của pháp luật chủ nô chưa nhiều và có nhiều hạnchế

2 Đặc điểm của pháp luật chủ nô (trang 98)

- Pháp luật chủ nô củng cố quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu củachủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với nô lệ Hợp pháp hóa chế độ bóc lột tànnhẫn của chủ nô đối với nô lệ

- Pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng không bình đẳng trong xã hội

- Pháp luật chủ nô quy định những hình phạt rất dã man, tàn bạo

- Pháp luật chủ nô ghi nhân sự thống trị tuyệt đối của gia trưởng đối với vợ

và các con trong gia đình

- Pháp luật chủ nô có nhiều quy định liên quan tới nghi lễ tôn giáo, tới đạođức, luân lý và những quy tắc ứng xử trong gia đình cũng như trong xã hội Ởnhiều nước, đối tượng, phạm vi và những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật chưađược xác định rõ ràng

3 Hình thức của pháp luật chủ nô

Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô là tập quán pháp

Ngoài tập quán pháp ra, các quyết định của các cơ quan nhà nước chủ nôhoặc của cá nhân chủ nô khi giải quyết một trường hợp cụ thể nào đó cũng đượcthừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những trường hợp tương tự

Cùng với sự phát triên của chữ viết trong xã hội chiếm hữu nô lệ là sự hìnhthành và phát triển pháp luật thành văn Nhiều nhà nước chủ nô đã ban hành cácvăn bản pháp luật ở nhiều dạng khác nhau và được chép lên các loại vật liệu khácnhau như gỗ, tre, da súc…

BÀI 5 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

I Nhà nước phong kiến

1 Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước phong kiến

a) Cơ sở kinh tế - xã hội

Nhà nước là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ

nô bị diệt vong

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến Quan hệ này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, đối với các tư liệu sản xuất khác và đối với việc chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân.

Trang 12

Trong xã hội phong kiến, về nguyên tắc địa chủ phong kiến không có quyền

sở hữu với người sản xuất là nông dân mà chỉ có quyền sở hữu đối với tư liệu sảnxuất… (trang 106)

b) Bản chất của nhà nước phong kiến

Trong xã hội phong kiến có kết cấu giai cấp phức tạp… Tuy nhiên, hai giaicấp cơ bản đối kháng là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân

- Xét về mặt giai cấp: nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính chủyếu của giai cấp địa chủ phong kiến để chống lại nông dân và những người laođộng khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ phong kiến

- Xét về mặt xã hội: Ngoài tính giai cấp, nhà nước phong kiến còn có tính

xã hội Các nhà nước phong kiến tùy thuộc điều kiện cụ thể của đất nước mìnhluôn tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội vì sự phát triển đất nước, vì lợi íchcủa nhân dân trong nước vì sự phồn thịnh quốc gia

Trong xã hội phong kiến, khi mọi quyền lực thuộc về các vua chúa phongkiến phong kiến thì nền chính trị tốt hay xấu trong nhiều trường hợp phụ thuộcvào nhân cách, phẩm hanh của vua, chúa và tầng lớp quan lại trong nước…Tuynhiên sự quan tâm đến các hoạt động xã hội của nhà nước phong kiến chưa nhiều,chưa đúng với vị trí, vai trò của nó trong xã hội

2 Chức năng của nhà nước phong kiến:

a) Các chức năng đối nội:

- Chức năng bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duytrì các hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những ngườilao động khác

- Chức năng đàn áp nông dân và những người lao động khác

- Chức năng quản lý và phát triển nên kinh tế - xã hội đất nước

b) Các chức năng đối ngoại:

- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, xâm chiếm lãnh thổ mới, mởrộng quyền lực và làm giàu bằng tài nguyên, của cải của dân tộc khác

Ví dụ: các nhà nước phong kiến phương Bắc, Quân Nguyên 3 lần xâmlược…

- Chức năng phòng thủ đất nước và thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bánvới các quốc gia khác

3 Hình thức nhà nước phong kiến

a) Về hình thức chỉnh thể: Nhà nước phong kiến phổ biến là chính thể quân chủb) Về hình thức cấu trúc nhà nước, phổ biến là cấu trúc đơn nhất

c) Về chế độ chính trị: Phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước phổbiến là bằng bạo lực, phản dân chủ

4 Bộ máy nhà nước phong kiến:

Nhà nước phong kiến với chính thể quân chủ là phổ biến nên bộ máy nhànước phong kiến luôn mang nặng tính quân sự, tập trung quan liêu gắn liền vớichế độ đẳng cấp xã hội phong kiến

Trong bộ máy nhà nước phong kiến, ở trung ương có triều đình Đứng đầutriều đình là vua (quốc vương) thâu tóm gần như toàn bộ quyền lực nhà nước Vuađược coi là người thay trời trị dân Vua là người ban hành pháp luật, người tổ chức

Trang 13

thi hành pháp luật đồng thời là người xét xử tối cao Các quan lại đều do vua bổnhiệm, bãi nhiệm.

II Pháp luật phong kiến:

1 Bản chất của pháp luật phong kiến

Pháp luật phong kiến là công cụ bảo đảm sự thống trị về kinh tế, chính trị vàtinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội Về bản chất tất cả các quyđịnh của pháp luật là nhằm mục đích duy nhất là duy trì và bảo vệ quyền thống trịcủa giai cấp địa chủ phong kiến

Pháp luật phong kiến còn mang tính xã hội, nó là phương tiện để nhà nướcphong kiến thực hiện việc quản lý xã hội, triển khai những công việc quản lý xãhội, triển khai những công việc chung của xã hội, xác lập, ghi nhận hệ thống cácquan hệ xã hội của một xã hội cao hơn, tiến bộ hơn so với xã hội chiếm hữu nô lệ

2 Đặc điểm của pháp luật phong kiến (trang 120)

- Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền

- Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực và sự tùy tiện củanhững kẻ mạnh trong xã hội

- Pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man

- Pháp luật phong kiến có nhiều quy định mang tính chất tôn giáo và đạođức phong kiến

3 Hình thức của pháp luật phong kiến

Hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp Tuy nhiên,nhiều nhà nước phong kiến đã có những bộ luật chung cho cả nước được biên soạnkhá công phu Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành Quốc triều hìnhluật (Luật Hồng đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia long) năm 1815.Thông thường Bộ luật do nhà nước phong kiến ban hành trong đó quy định mộtcách tổng hợp các lĩnh vực: hình sự, dân sự, tài chính, hôn nhân gia đình…chưamang tính hệ thống hóa cao

BÀI 6 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

I Nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triểnnhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột

1 Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước tư sản

a) Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩachủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất bóc lột giá trị thặng dư

Nếu trong quan hệ sản xuất phong kiến, người nông dân bị lệ thuộc vào cácvua, chúa phong kiến và bị bóc lột trực tiếp bằng địa tô thì trong quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa, người nông dân, công nhân vẫn tự do, về hình thức được bìnhđẳng với những công dân khác Tuy nhiên, do không có tư liệu sản xuất, ngườicông nhân phải làm thuê, phải bán sức lao động của mình

b) Bản chất của nhà nước tư sản

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa tồn tại hai giai cấp chủ yếu là tư sản và vôsản Đấy là hai mặt đối lập của xã hội tư bản chủ nghĩa Ngoài hai giai cấp ts và vs

Trang 14

như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công…Mặt dù kết cấu giai cấp của xã hội tư bản

đa dạng như vậy nhưng nhà nước chỉ đại diện và bảo vệ chủ yếu cho lợi ích củagiai cấp tư sản

2 Chức năng của nhà nước tư sản:

a) Các chức năng đối nội:

- Chức năng củng cố và bảo vệ chế độ sỡ hữu tư sản

- Chức năng đàn áp giai cấp công nhân và những người lao động khác: đàn

áp về chính trị và đàn áp về tư tưởng

- Chức năng tổ chức quản lý và phát triển nền kinh tế - xã hội

b) Các chức năng đối ngoại:

Trong giai đoạn đầu, để đạt được những mục đích này, phương pháp chủyếu của nhà nước tư sản là gây chiến tranh xâm lược nước khác để chiếm thuộcđịa, thực hiện chính sách bóc lột không thương xót đối với các nước này

Trong giai đoạn hiện nay, chức năng đối nội của nhà nước tư sản được thựchiện nhằm vào các mục tiêu sau:

- Gây ảnh hưởng quốc tế, tìm mọi cách để khẳng định vị trí thống trị củamình trên trường quốc tế; can thiệp vũ trang khi có điều kiện

- Phòng thủ, bảo vệ nhà nước tư sản khỏi những ảnh hưởng của cách mạng

c) Về chế độ chính trị: Dùng phương pháp dân chủ giả hiệu

II Pháp luật tư sản:

1 Bản chất của pháp luật tư sản

Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duytrì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu

tố xã hội, kinh tế và chính trị

Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn

Đảng cộng sản như sau: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.

2 Đặc điểm của pháp luật tư sản

- Pháp luật tư sản có những chế định quy định quyền tự do, bình đẳng, dânchủ giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội, không có sự lệ thuộc về mặt pháp lýgiữa con người và con người (chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế địnhquyền công dân Tuy nhiên, vẫn còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo thật sựcác quyền đó trên thực tế, chưa đảm bảo mọi người đều có điều kiện để tự do phát

Trang 15

triển với tất cả mọi năng lực của mình, chưa đảm bảo sự công bằng thật sự trong

xã hội

- Dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, pháp luật tư sản cũng chủ yếu thểhiện ý chí của giai cấp tư sản, chủ yếu là công cụ phục vụ lợi ích của nó Không cóbất cứ chế định nào của pháp luật tư sản, dù là chế định tiến bộ nhất có thể làmthay đổi bản chất trên

3 Hình thức của pháp luật tư sản

Pháp luật tư sản tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu như văn bản pháp luật,tiền lệ pháp và tập quán pháp Tuy nhiên, hình thức văn bản pháp luật là phổ biếnnhất, phát triển nhất; tiền lệ pháp là hình thức pháp luật được áp dụng chủ yếu ởcác nước như Anh, Mỹ và một số nước nằm trong hệ thống thuộc địa của Anhtrước đây; tập quán pháp tồn tại chủ yếu ở một số nước có chính thể quân chủ lậphiến trong một số ít lĩnh vực

BÀI 7 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xhcn là nhà nước kiểu mới có bản chất khác với bản chất của cáckiểu nhà nước bóc lột Bản chất đó do cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa và đặc điểmcủa quyền lực chính trị trong chủ nghĩa xã hội quy định

1 Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước xhcn

a) Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế của nhà nước xhcn là các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩađược thiết lập và củng cố dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đó là kiểuquan hệ sản xuất thể hiện sự hợp tác, tương trợ không có áp bức bóc lột

b) Bản chất của nhà nước xhcn

Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xãhội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp vô sản Bảnchất và mục đích của nhà nước xhcn thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:

- Nhà nước xhcn là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡngchế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nó khôngcòn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “nửa nhà nước”

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước xhcn luôn giữ vai trò tích cực và sáng tạo, là công cụ để xâydựng một xã hội nhân đạo, công bằng và bình đẳng

c) Bản chất của nhà nước CH XHCN VN

Bản chất của nhà nước chxhcnvn được thể hiện tại Điều 2 Hiến pháp 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001): “….”

2 Chức năng của nhà nước xhcn:

a) Các chức năng đối nội:

- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa – xã hội

- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sựphản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối

- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền vàlợi ích cơ bản của công dân

Trang 16

b) Các chức năng đối ngoại:

- Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế vàkhu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; ủng hộ

và góp phần tích cực vao phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội

cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện

2 Đặc điểm của pháp luật xhcn

- Pháp luật xhcn đảm bảo dân chủ thật sự

- Pháp luật xhcn đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng

- Pháp luật xhcn mang tính nhân đạo sâu sắc

- Mục đích hình phạt chủ yếu là giáo dục

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của tất cả các tc, cn và xã hội

3 Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất là hình thức

cơ bản của pháp luật xhcn

Văn bản qppl là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xhcn và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Đặc điểm của Văn bản quy phạm pháp luật:

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục luật định

- Có các quy tắc xử sự chung

- Được áp dụng nhiều lần

- Được nhà nước đảm bảo thực hiện

BÀI 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Khái niệm và đặc điểm

Trang 17

1.1 Khái niệm

Quy phạm pháp luật XHCN: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

1.2 Đặc điểm

Các đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật:

- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

- Được nhà nước bảo đảm thực hiện

- Mang tính bắt buộc chung

- Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt cho phép và bắtbuộc

2 Cơ cấu của quy phạm pháp luật

2.1 Giả định

2.1.1 Khái niệm giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên

những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm…) có thể xảy ra trong thực tếcuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phảichịu sự tác động của quy phạm pháp luật

2.1.2 Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của pháp luật.

2.1.3 Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng,

chính xác, sát với thực tế

2.1.4 Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh,

điều kiện nào?

2.1.5 Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được

chia thành hai loại

- Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện

- Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện

2.2 Quy định

2.2.1 Khái niệm quy định: là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu

lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêutrong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện Bộ phận quy định củapháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước

2.2.2 Vai trò: mô hình hoá ý chí của Nhà nước, cụ thể hoá cách thức xử của

các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật

2.2.3 Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là

một trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chế

2.2.4 Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào?

2.2.5 Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy

định, có hai loại quy định

- Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải

xử sự theo mà không có sự lựa chọn

- Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và chophép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự

2.3 Chế tài

2.3.1 Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp

tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không

Ngày đăng: 18/04/2014, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w