4. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
4.3.2. Mô hình cấu trúc vốn (Mô hình 2)
Bảng 5a: Kết quả hồi quy mô hình 2 đối với toàn bộ các quan sát
LEV (OLS) LEV (panel random
effect)
LEV (panel fixed effect) C 0.56 (.006) *** 0.538 (.0094) *** 0.515035 (.0087) *** FO -0.3753 (.0317) *** -0.291479 (.056) *** -0.1124 (.09713) PRO -0.0589 (.006) *** -0.028608 (.056) *** -0.022129 (.005) *** GRO -0.0001 (.0003) 0.000561 (.0002) *** 0.000647 (.0002)*** TAN -0.022 (.018) 0.05638 (.0193)*** 0.075946 (.0215) *** TAX 0.00087 (.0077) 0.001725 (.004) 0.002769 (.004)
(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%
Để nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài lên cấu trúc vốn, đầu tiên bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Pooled OLS. Theo kết quả hồi quy, hệ số tương quan giữa FO và LEV là -0.3753 với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, từ những hạn chế của phương
pháp Pooled OLS, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm định bằng 2 mô hình FEM và REM, kết quả vẫn là tương quan dương và với mức ý nghĩa 1% đối với cả hai trường hợp. Theo kết quả của Hausman test chúng tôi lựa chọn kết quả FEM, tức là khi tỷ lệ
sở hữu nước ngoài tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giảm 0.1124%. Điều này có thể thể hiện rằng, đối với các công ty niêm yết tại thịtrường Việt Nam, nhà đầu
tư nước ngoài lựa chọn các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, các nhà quản lí có xu
hướng duy trì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tiếp tục đầu tư hơn là sử dụng thêm nợ.
Bảng 5b: Kết quả hồi quy mô hình 2 đối với nhóm công ty có FO <= 5%
FO <= 5%
LEV ( OLS) LEV (Random) LEV (Fixed)
C 0.583712 (***) 0.553533 (***) 0.585602 (***) FO -1.26491 (***) -0.89397 (**) -1.35045 (***) PRO -0.06407 (***) -0.04185 (***) -0.06468 (***) GRO -0.00023 0.000523 (***) -0.00025 TAN -0.0606 (***) 0.033283 -0.06386 (***) TAX 0.000253 0.001381 0.000759
(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%
Bảng 5c: Kết quả hồi quy mô hình 2 đối với nhóm công ty có FO > 5%
FO > 5%
LEV ( OLS) LEV (Random) LEV (Fixed)
C 0.512435 (***) 0.490581 (***) 0.514882 (***) FO -0.309286 (***) -0.242527 (***) -0.313416 (***) PRO -0.046858 (***) -0.020892 (***) -0.046785 (***) GRO 0.00371 0.002633 (*) 0.003366 TAN 0.075491 (**) 0.120196 (***) 0.070334 (**) TAX 0.044811 0.011215 0.042018
(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả hồi quy)
Từ kết quả của 2 bảng trên cho thấy hệ số thể hiện mối quan hệ của LEV và FO trong 2
trường hợp đều cho kết quả tương quan âm và mức ý nghĩa khá cao 1% và 5%. Cụ thể
là với trường hợp FO <=5%, hệ số này có mức ý nghĩa 1% cho OLS và fixed effect
model và 5% cho random. Trong khi đó, kết quả của trường hợp FO >5% có ý nghĩa
1% cho cả OLS, random effect model và fixed effect model. Kết quả của kiểm định Hausman cho cả2 trường hợp cũng cho thấy kết quả của fixed effect phù hợp và có ý nghĩa hơn. Kết quả này cho thấy với FO <=5%, FO tăng 1% làm tỷ lệđòn bẩy tài chính giảm 1.35044. Với tỷ lệ FO > 5%, 1% tăng trong FO làm tỷ lệ đòn bẩy giảm 0.31341. Qua kết quả trên, ta thấy rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp tác động làm giảm tỷ lệ nợ trong đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp nhiều hơn so với tỷ lệ sở hữu cao.