1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn thi cao học môn LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

68 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

Gửi tới các bạn tài liệu ôn thi cao học môn Lý luận nhà nước và pháp luật mới nhất năm 2016. Tài liệu rất hữu ích cho các bạn muốn hệ thống lại kiến thức để thi cao học chuyên ngành luật và các chuyên ngành cao học thi môn lý luận Nhà nước và pháp luật. Đặc biệt hữu ích cho các bạn có mong muốn, nguyện vọng thi cao học tại trường học viện chính trị quốc gia hồ chí minh

Trang 1

Câu hỏi 1: Bản chất, đặc điểm của Nhà nước 1

Câu hỏi 2: Bản chất của NN XHCN 4

Câu hỏi 3: Các chức năng cơ bản của NN XHCN: 6

Câu hỏi 4: Bản chất NN CHXHCN Việt Nam 9

Câu hỏi 5: Yêu cầu và phương hướng nâng cao hiệu lực quản lý của NNXHCN 11

Câu hỏi 6: Khái niệm, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NNCHXHCN Việt Nam .14

Câu hỏi 8: Phân tích những đặc trưng của NNPQXHCN Việt Nam 19

Câu hỏi 9: Trình bày các quan điểm xây dựng NNPQ: 22

Câu hỏi 10: Phương hướng, giải pháp xây dựng NNPQXHCN Việt Nam 24

Câu hỏi 11: Phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của, do, vì 25

Câu hỏi 12: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh cải cách nền hành chính NN theo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân 26

Câu hỏi 13: Phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân 29

Câu hỏi 14: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy NN 31

Câu hỏi 15: Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN trong điều kiện xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân 34

Câu 16: Bản chất, đđ của pl 36

Câu 17: Bản chất, đđ plxhcn 37

Câu 18: so sánh bản chất plxhcn với các nn bóc lột 38

Câu 19: V/trò của pl: 39

Câu 20: trình bày kn và cấu trúc qppl 42

Câu 21: KN, các giải pháp nâng cao chất lượng XDPL 43

Câu 22: phân tích nguyên tắc bảo đảm và k ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với quá trình xdpl 45

Câu 23: So sánh tính qppl và quy phạm xh 47

Câu 24: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm của pháp chế XHCN và phương hướng tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay ? 48

Câu hỏi 25: Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc pháp chế XHCN ? 50

Câu 26: Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp 51

Câu hỏi 27: Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta: 53

Câu hỏi 28: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật 57

Câu hỏi 29: Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật, đặc điểm của áp dụng pháp luật, các giai đoạn áp dụng pháp luật 60

Câu hỏi 30: Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật? Phân tích các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật 63

Câu hỏi 31: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ý thức pháp luật? 65

Câu hỏi 32: Khái niệm, mối quan hệ, mục đích và các biện pháp tăng cường giáo dục pháp luật? 66

Câu hỏi 1: Bản chất, đặc điểm của Nhà nước

1 KN bản chất: Bản chất là tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất yếu,

tương đối ổn định ở bên trong Nhà nước quy định sự vận động và phát triển của Nhà nước đó

2 KN Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị

trong xã hội có giai cấp, thực hiện chức năng giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự xã

Trang 2

hội và phục vụ lợi ích xã hội, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộngđồng

3 Bản chất của Nhà nước: theo quan điểm của Mác Lên nin, bản chất NN

thể hiện qua tính giai cấp và tính xã hội

a) Bản chất giai cấp:

- NN có giai cấp nghĩa là gì:

 NN là công cụ giai cấp thống trị sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấpmình;

 NN là hiện tượng có lợi cho giai cấp thống trị

- Tại sao NN có tính giai cấp:

nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì NN xuất hiện” – M-LN;

minh giai cấp thống trị nên trước hết và chủ yếu bảo vệ cho giai cấp

- Nội dung tính giai cấp: NN là bộ máy cưỡng chế đặc biệt để bảo đảm sựthống trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp khác trong xã hội; Là công cụ

để duy trì sự thống trị giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền Sự thốngtrị đó được thực hiện thông qua quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực

về tư tưởng “Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp

giai cấp khác – Lê nin”.

sở hữu của giai cấp thống trị về tư liệu sản xuất, qua đó duy trì sự thống trị đối với

xã hội, bắt các giai cấp khác phụ thuộc mình về KT (Nô lệ: sở hữu nô lệ; phongkiến: sở hữu đất đai, tư liệu sản xuất…; tư sản: sở hữu lao động)…; Để duy trì,củng cố quyền lực của mình về kinh tế, duy trì quan hệ bóc lột, giai cấp thống trịphải đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, do vậy cần phải có bộ máycưỡng chế đặc biệt là NN Nhờ đó, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấpthống trị về chính trị

trấn áp các giai cấp khác, vì vậy NN là tổ chức đặc biệt của quyền lực CT; là công

cụ để áp đặt ý chí của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác trong xã hội

lên toàn xã hội Thông qua NN, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cáchtập trung, thống nhất, biến thành ý chí NN và được bảo đảm thực hiện, có tính bắtbuộc đối với XH

b) Bản chất xã hội:

Trang 3

- Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trong chừng mực nhấtđịnh, NN bảo vệ lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội nhằm duy trì trật tự và

4 Đặc điểm của NN: so với các XH chưa có NN: (5 đặc điểm)

+ Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt:

- Khi XH có gc, NN ra đời thì quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập

Để thực hiện quyền lực này và để quản lý XH, NN có một lớp người đặc biệtchuyên làm nhiệm vụ quản lý, đây là bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệlợi ích của gc thống trị Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt của NN đã táchkhỏi XH, mang tính gc sâu sắc và chủ yếu phục vụ lợi ích của gc thống trị

+ Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ: thành các đơn vị HC, không phụ

thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính… nhằm đảm bảocho hoạt động quản lý NN tập trung, thống nhất và chặt chẽ hơn, phạm vi tác độngcủa NN rộng lớn hơn; hình thành được hệ thống hoàn chỉnh các cơ quan NN từ

TW đến địa phương và cơ sở

+ Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Khi NN ra đời thì hình thành các quốc

gia riêng biệt thì NN có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dungchính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của NN về những chính sáchđối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài Chủ quyềnquốc gia là thuộc tính gắn với NN

+ Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý XH bằng pháp luật: NN là tổ

chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật để quản

lý XH Pháp luật do NN ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi thành viên xãhội đều phải tôn trọng pháp luật

+ Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế: dưới các hình

thức bắt buộc, với số lượng và thời gian ấn định trước, NN phải đặt ra các loại thuế

vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy NN – bộ máy của những người đặc biệt, tách rakhỏi lao động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý XH; chỉ có NN, tổ chứcduy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn XH mới được độc quyền quy địnhcác loại thuế và thu thuế

Trang 4

Những đặc điểm nêu trên nói lên sự khác nhau giữa NN với các tổ chứcquyền lực và quản lý XH trong XH cộng sản nguyên thủy, đồng thời cũng nói lên

sự khác nhau giữa NN với các tổ chức chính trị - xã hội khác trong XH có giai cấp

Câu hỏi 2: Bản chất của NN XHCN

1 KN bản chất:

2 Bản chất của NN XHCN: phân biệt với bản chất của NN bóc lột:

- Bản chất NN bóc lột:

+ Thực hiện nền chuyên chính của Nhà nước bóc lột;

+ Đều duy trì sự thống trị về CT-KT- tư tưởng của một số thiểu số người bóclột để đàn áp và bóc lột đa số người lao động

- Bản chất NN XHCN: là bộ máy để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân vànhân dân lao động chiếm đại đa số trong xã hội để trấn áp những lực lượng thốngtrị đã bị lật đổ và những lực lượng chống đối cách mạng, là bộ máy để xây dựng xãhội mới

NN XHCN là NN kiểu mới, do đó có bản chất khác hản với bản chất của NNbóc lột BC đó do cơ sở KT và chế độ CT-XH của CNXH quy định

Sự khác biệt về bản chất giữa NN XHCN và NN bóc lột thể hiện trên 3 phương diện: bản chất giai cấp, bản chất dân chủ và vai trò sáng tạo xây dựng

XH mới

- Bản chất giai cấp: NN XHCN là NN mang bản chất giai cấp công nhân,

NN của giai cấp công nhân, bảo vệ quyền lợi của một tầng lớp rộng rãi trong XHnhằm mục đích xóa bỏ áp bức bót lột, bảo vệ lợi ích của tất cả nhân dân lao động

bị áp bức, tổ chức xd XH mới

Sự ra đời của NN XHCN: (i) Tiền đề KT: mâu thuẫn giữa quan hệ sx TBCN

và lực lượng sx, chế độ công hữu về tư liệu sx; (ii) Tiền đề XH: mâu thuẫn giữagiai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, gi/c VS ngày càng tăng về số lượng vàgắn với sự lớn mạnh của Đảng cộng sản, giai cấp VS là giai cấp thống trị về chínhtrị; (iii) tiền đề tư tưởng: học thuyết CN Mác – Lê nin Do đó, theo Lê nin, NNXHCN là NN nửa NN

- Bản chất dân chủ: NN là nền chuyên chính của một giai cấp NN XHCN là

NN đại diện cho ý chí và quyền lực của tòan thể nhân dân lao động trong XH, NNthực hiện dân chủ trong tổ chức, hoạt động của mình Dân chủ XHCN vừa là mụctiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ TQ, thể hiện mốiquan hệ gắn bó giữa Đảng, NN và nhân dân NN đại diện quyền làm chủ của nhândân,đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Mọi đường

Trang 5

lối, chính sách của Đảng và pháp luật của NN đều vì lợi ích của nhân dân, có sựtham gia ý kiến của nhân dân.

Cần nhấn mạnh sự thống nhất giữa bản chất giai cấp và bản chất dân chủ củanhà nước xã hội chủ nghĩa NN XHCN là tổ chức thể hiện tập trung sự lãnh đạocủa DẢng và quyền làm chủ của nhân dân lao động NN XHCN có thực hiện đượcdân chủ XHCN mới tạo ra sức mạnh thực hiện thắng lợi đường lối chính sách củaĐẢng, làm cho bản chất giai cấp của NN càng trở nên sâu sắc Dân chủ là mộthình thức NN do đó dân chủ phải gắn với kỷ cương, pháp luật của NN chứ khôngphải là DC thuần túy, vô chính phủ Mặt khác, nếu không thấy rõ sự thống nhấtgiữa bản chất giai cấp với bản chất dân chủ của NN XHCN cũng là sai lầm nghiêmtrọng, làm mất sức mạnh của NN XHCN

Trong quá trình cải cách bộ máy NN, Đảng ta nhấn mạnh quan điểm cơ bảnhàng đầu phải quán triệt: Xây dựng NN XHCN của nhân dân,do nhân dân và vìnhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức làm nền tảng, do ĐẢng cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền làm chủcủa nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâmphạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân Vì vậy phải nhận thức rõ thực hiện DCXHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, thực hiệnđúng cơ chế ĐẢng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân lao động làm chủ, dựa trên cơ

sở khối liên minh công – nông – trí thức DC là bản chất của NN XHCN, NNXHCN là tổ chức của chính nd lao động nhằm thực hiện quyền làm chủ của mìnhtrong việc bảo vệ thành quả cách mạng và tổ chức xây dựng XH mới Do đó đặt rayêu cầu cho NN phải có cơ chế hợp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia quản lý

NN, thực sự có quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng của mình bầu vào các cơquan quyền lực NN

- NN XHCN là công cụ để tổ chức và xây dựng xã hội mới: Khi đã trở

thành giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp CN không có mục đích dùng NN đểduy trì địa vị thống trị của mình mà xây dựng NN đó trở thành công cụ của chínhnhân dân lao động để cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, xóa bỏ áp bức, bóc lột vàmọi bất công XH NN XHCN không đơn thuần chỉ là bộ máy hành chính - cưỡngchế, mà còn là bộ máy có vai trò tổ chức, quản lý kinh tế, văn hóa XH

Trang 6

Câu hỏi 3: Các chức năng cơ bản của NN XHCN:

1- Định nghĩa: chức năng của NNXHCN là những phương diện hoạt động

chủ yếu của NN thể hiện bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nó; được qui định bởithực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước và quốc tếtrong từng giai đoạn CM

Căn cứ vào phạm vi tác động của những phương diện hoạt động của NN thì

NN có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

2- Chức năng đối nội:

a) Chức năng bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ ANCT, TTATXH.

- Vì sao:

+ Giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng không cam chịu thất bại hẳn, luôn tìmcách để “phản kháng lại một cách lâu dài, dai dẳng, liều mạng” để giành lại “thiênđường đã mất”

+ Bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế cũng luôn tìm cách để phảnkích và làm suy yếu CNXH, nuôi dưỡng và khuyến khích bọn phản cách mạng tiếnhành các hoạt động phá hoại và bạo loạn, gây cản trở cho công cuộc xd CNXH,làm rối loạn an ninh chính trị và ttatxh

+ Thực tiễn CMVN chứng minh tính tất yếu khách quan phải tăng cường bảo

vệ chế độ XHCN CNĐQ và các thế lực phản động âm mưu chống phá cm nướcta…

- Nhiệm vụ:

+ Quan tâm xây dựng lực lượng AN, các CQ bảo vệ PL (công an, tòa án, việnkiểm sát…) thực sự trở thành công cụ sắc bén, tuyệt đối trung thành với sự nghiệpcm;

+ Thường xuyên cải tiến tổ chức, phương thức hoạt động và sự phối hợp hoạtđộng giữa các lực lượng này;

+ Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnhtoàn dân và các lực lượng vũ trang

b)Chức năng bảo vệ TT pháp luật, tăng cường p/chế XHCN.

- Tầm quan trọng: là cn quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các

cn khác của NN Là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với hiệulực, hiệu quả quản lý của NN

- Mục đích: nhằm bảo đảm cho PL được thi hành 1 cách nghiêm chỉnh, thốngnhất, thực hiện quản lý NN trên mọi lĩnh vực đời sống XH bằng PL; bảo đảm cho

NN tổ chức và quản lý các lĩnh vực KT-VH – XH có hiệu quả…

- Nhiệm vụ:

Trang 7

+ NN không ngừng hoàn thiện công tác xd Pl, tổ chức thực hiện PL, kiểm tra,giám sát việc tuân thủ PL của toàn xh;

+ Tăng cường củng cố các cơ quan bảo vệ PL, bảo đảm xử lý nghiêm minh,kịp thời mọi hành vi VPPL;

+ Đối với nước ta, đặc biệt quan tâm công tác PBGDPL, đẩy mạnh các hđphòng ngừa vppl, bảo đảm thực hiện trên thực hiện nguyên tắc mọi người bìnhđẳng trước PL

c) Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.

- Tầm quan trọng:

+ Là chức năng quan trọng hàng đầu của NN XHCN Tổ chức và quản lý KTđất nước là phương diện hđ quan trọng của NNXHCN trong sự nghiệp xd XH mới;+ Cơ sở KT – XH, cơ sở pháp lý để NNXHCN có vai trò, chức năng tổ chức,quản lý KT thể hiện: NN XHCN là người đại diện cho ý chí và quyền lực của nd

lđ, người chủ đại diện cho sở hữu toàn dân đối với các tlsx chủ yếu, là người nắmtrong tay các công cụ, phương tiện quản lý và quản lý, kiểm soát việc sử dụng tàisản quốc gia Từ đó, NNXHCN có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sx, kd, pháttriển kt, tổ chức phân phối lưu thông trên toàn xh

+ Thực hiện tốt cn này sẽ tạo cơ sở vc, bảo đảm thực hiện thắng lợi các cnkhác của NN và suy đến cùng là yếu tố quyết định thắng lợi của CNXH

có cơ chế quản lý hợp lý và bộ máy quản lý được tổ chức khoa học, với đội ngũ

CB có năng lực quản lý, điều hành, xs, kd…

+ Liên hệ VN: xd CNXH từ một nền kt phổ biến là sản xuất nhỏ thì việc thựchiện cn này là đặc biệt quan trọng và khó khăn…do tổ chức và quản lý kt là vấn đềmới mẻ đối với NN ta

d) Chức năng thực hiện bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của ND;đ) Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục

3- Chức năng đối ngoại:

a) Chức năng bảo vệ TQ XHCN

- Tầm quan trọng:

+ Tất cả những chức năng đối nội của NNXHCN chỉ có thể triển khai thựchiện được khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc Vì vậy chức năng bảo vệ

Trang 8

TQXHCN là chức năng cần thiết có tính chất sống còn của NNXHCN, là vấn đề cótính quy luật trong suốt thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH;

+ Là nh/vụ chiến lược của cách mạng XHCN nhằm giữ vững những thànhquả của CM, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân l/động, tạo đ/kiện

ổn định triển khai các kế hoạch phát triển KT – XH của đất nước;

+ NN XHCN phải thực hiện chức năng BVTQ là vì quá độ bỏ qua CBTB lênCNXH trên phạm vi toàn thế giới là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt trênphạm vi quốc tế cũng như mỗi nước Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biếnđộng, CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế đang thực hiện nhiều âm mưu, thủđoạn xảo quyệt để phản kích các lực lượng CM và hòa bình, chống phá các nướcXHCN

- Nhiệm vụ:

+ Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dt, cả HTCT, thực hiện tốt mụctiêu, nv quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc đl, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, NN, ND

và chế độ XHCN; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chốngphá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phitruyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực QP AN

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc,trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức QP, AN,làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụbảo vệ TQ trong điều kiện mới (chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấpchủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố,tội phạm công nghệ cao…

+ Tăng cường sức mạnh QP, AN cả về tiềm lực và thế trận; xd khu vựcphòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xd thế trận lòng dân vững chắc trong thựchiện chiến lược bảo vệ TQ Kết hợp chặt chẽ kt với qp, an; QP, An với kt trongtừng chiến lược quy hoạch, kế hoạch pt kt – xh; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biêngiới, hải đảo;

+ Xd quân đội ND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại, có số lượng hợp lý với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; đồngthời quan tâm xd lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp,sẵn sàng chiến đấu bảo vệ TQ trong mọi tình huống Đẩy mạnh pt công nghiệp QP,AN; tăng cường cơ sở vc kỹ thuật bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bướcđược trang bị hiện đại trước hết là lực lượng hải quân, phòng không, không quân,lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động…Đẩy mạnh công tác nghiên cứu

Trang 9

KH, nghệ thuật quân sự, an, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao củacác lực lượng thù địch;

+ Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối vớiQĐND và CAND; nâng cao hiệu quả quản lý NN về QP an Hoàn thiện các chiếnlược QPAN và hệ thống cơ chế, chính sách về QPAN trong điều kiện mới; tiếp tục

bổ sung, hoàn thiện hệ thống VBPL, các quy chế phối hợp quân đội, công an vàcác tổ chức CT- XH

b)Chức năng củng cố và tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác truyền thốngvới các nước XHCN, đồng thời mở rộng quản hệ với các nước khác theo nguyêntắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi,cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

c) Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cm của giaicấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước TBCN chống chủ nghĩa đế quốc,

CN thực dân cũ và mới, chống CN phân biệt chủng tộc, chống chính sách gâychiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nd thếgiới vì hòa bình, độc lập dt, dân chủ và tiến bộ XH

Câu hỏi 4: Bản chất NN CHXHCN Việt Nam

Bản chất của NN ta được Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “NN CHXHCN

VN là NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất cả quyền lực NN thuộc

về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức”

Theo quy định trên thì NN ta thuộc kiểu NN XHCN và đang là NN của thời

kỳ quá độ lên CNXH Bản chất NN ta được thể hiện ở những đặc điểm sau:

1 Dưới góc độ tính giai cấp, NN ta mang tính chất giai cấp công nhân:

Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

+ NN ta dựa trên nền tảng của liên minh giữa giai cấp CN với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, Đảng tiênphong của giai cấp CN, tức là Đảng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng của giai cấp

CN

+ Từ PL đến cơ chế, chính sách, tổ chức và hoạt động của NN ta đều quántriệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân mà cụ thể là quán triệt Chủ nghĩaMác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, được thể hiện trong đường lối, chính sáchcủa Đảng CSVN

+ NN ta có nhiệm vụ cải tạo, xây dựng, quản lý và phát triển đất nước theocon đường XHCN, đồng thời giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc XHCN

Trang 10

2 Tính giai cấp của NN ta gắn liền hữu cơ với tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc: Sở dĩ có sự gắn bó như vậy là vì:

+ Giai cấp công nhân VN không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc

vì chỉ có giải phóng dân tộc thì mới giải phóng được giai cấp công nhân một cáchtriệt để Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nó luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi íchnhân dân lên trên lợi ích giai cấp

+ NN ta ra đời trên cơ sở kết quả của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân nhưng theo hướng xây dựng CNXH Cách mạng nước ta trải qua hai giaiđoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành quyền độc lập cho dân tộc,quyền dân chủ cho nhân dân và cách mạng XHCN nhằm xây dựng thành côngCNXH ở VN Trong cả 2 giai đoạn cách mạng đó, NN đều phải huy động sứcmạnh đoàn kết của toàn dân, của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam để phục vụcho cách mạng và thực sự đã có sự tham gia tích cực của đại đa số nhân dân thuộccác giai cấp, tầng lớp khác nhau trên lãnh thổ VN vào 2 cuộc cách mạng đó + Sự gắn bó hữu cơ giữa tính giai cấp với tính dân tộc, tính nhân dân của NN

ta thể hiện ở chỗ NN đại diện và bảo vệ cho lợi ích của toàn thể nhân dân, lấy lợiích dân tộc làm nền tảng Nó là NN của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nó đấutranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, xây dựng một nướcViệt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

3 NN ta phải là NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là NN có tính XH rộng rãi và rõ rệt.

NN ta phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

a NN của dân: được thể hiện ở những điểm sau:

+ Gốc của quyền lực NN là của toàn thể nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho

NN thực hiện nên NN chỉ là công cụ để đại diện và thực hiện quyền lực của nhândân mà không phải là bộ máy để áp bức và cai trị nhân dân

+ Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quanđến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia

+ Người dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, nhân dân có quyền làmbất cứ việc gì mà luật không cấm, nhưng cũng có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện

PL của NN NN phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ rộng rãi cho công dân,phải xây dựng các thiết chế dân chủ để bảo đảm thực thi các quyền đó và phải tạocác điều kiện cần thiết khác để làm cho quyền làm chủ của nhân dân dần dần trởthành hiện thực đối với đa số nhân dân

+ Các đại biểu do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra chỉ là những ngườiđược sự uỷ quyền của nhân dân nên chỉ là “công bộc”, là “đầy tớ” của dân chứkhông phải là ông chủ của dân Vì thế, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu

Trang 11

khi những người này không còn xứng đáng với sự uỷ quyền, sự tín nhiệm của nhândân

b NN do dân: được thể hiện ở những điểm sau:

+ NN là do nhân dân tổ chức nên thông qua việc trực tiếp hoặc gián tiếpthành lập nên các cơ quan NN

+ NN do nhân dân ủng hộ, đóng thuế để “nuôi”, giám sát hoạt động của cácnhân viên và cơ quan NN

+ NN do nhân dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ để cho NN ngày càng trongsạch, vững mạnh hơn

c NN vì dân: được thể hiện ở những điểm sau:

+ Đó là NN phục vụ cho lợi ích và đáp ứng tốt nhất những nguyện vọngchính đáng của nhân dân Mọi chính sách của NN đều phải xuất phát từ nhu cầucủa nhân dân, phải ưu tiên lợi ích của dân hơn nhu cầu của NN

+ Các cán bộ, nhân viên của NN vừa là đầy tớ, vừa là người lãnh đạo, hướngdẫn nhân dân hoạt động nên phải trung thành, tận tuỵ với dân, phải thực sự trongsạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không có đặc quyền, đặc lợi

4 NN ta vừa là bộ máy cưỡng chế, trấn áp, vừa là bộ máy để tổ chức và xây dựng XH mới, điều hành và quản lý các lĩnh vực CB của đời sống

Từ khi ra đời tới nay, NN luôn gặp phải sự phản kháng, sự chống đối của cáclực lượng và phần tử thù địch, phản cách mạng, phản tiến bộ, thiếu ý thức vàkhông hướng thiện Do vậy, để bảo vệ chính quyền của ND, bảo vệ chế độ, thiếtlập và giữ gìn trật tự XH, NN ta phải là một bộ máy cưỡng chế, một cơ quan trấnáp

Song mục đích cao nhất của NN ta là xây dựng thành công CNXH ở ViệtNam, một XH đủ khả năng mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọingười dân Xã hội đó không thể hình thành được bằng con đường bạo lực, trấn áp

mà phải bằng con đường tổ chức và xây dựng, trong đó trước tiên và quan trọngnhất là tổ chức và quản lý kinh tế

Câu hỏi 5: Yêu cầu và phương hướng nâng cao hiệu lực quản lý của NNXHCN

1 Yêu cầu:

- Xây dựng NN dân chủ, thật sự của dân, do dân và vì dân; bảo đảm thựchiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ XHCN, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của

NN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nh/dân, tất cả vì hạnh phúc của nh/dân

- Xây dựng một NN có đủ năng lực quản lý KT, quản lý XH có hiệu quả,phát huy được mọi tiềm năng của đất nước, dân tộc; đồng thời tiếp thu hợp lý

Trang 12

những thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới và những tinh hoa củanhân loại.

- Xây dựng một NN có bộ máy gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chếlàm việc khoa học, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát và điều hành được hoạt động của

XH cũng như hoạt động của bản thân bộ máy NN

- Xây dựng NN hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý XH bằng

PL, giữ vững kỷ cương NN và TTATXH, bảo đảm ANQP, bảo vệ vững chắc thànhquả CM

- Xây dựng một NN có đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, toàn tâm, toàn

ý phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân, đồng thời phải có bản lĩnh chínhtrị, năng lực quản lý, loại trừ được bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi,

vi phạm quyền làm chủ của nhân dân… trong bộ máy NN

2 Phương hướng:

+ Phát huy dân chủ trong tổ chức, hoạt động của NN, bảo đảm quyền lực

NN thuộc về nhân dân, NN thật sự của dân, do dân, vì dân.

- Một NN thật sự dân chủ là NN bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền tự dodân chủ của nhân dân, bảo đảm quyền lực của nhân dân trong quản lý NN và XH.Muốn vậy, NN phải thể chế hóa quyền tự do dân chủ của nh/dân trong Hiến pháp

và pháp luật, có cơ chế bảo đảm thực hiện những quyền đó trong thực tế

- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình trước hết thông qua QH và HĐND

Vì vậy, dân chủ hóa tổ chức, hoạt động của NN phải bảo đảm quyền lực thuộc vềnhân dân, đòi hỏi phải xây dựng QH và HĐND các cấp thực sự là cơ quan đại biểucủa nh/dân, đại diện cho ý chí, quyền lực của ND Các cơ quan HCNN, TAND,VKSND đều do các cơ quan dân cử thay mặt quyền lực của nhân dân trao nhiệm

vụ, quyền hạn và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử

+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN.

- Hệ thống cơ quan HCNN bao gồm CP, UBND các cấp và các CQ, tổ chứcthuộc các cơ quan này

- Bộ máy HCNN có chức năng trực tiếp tổ chức quản lý mọi lĩnh vực của đờisống XH Ở nước ta, trong nhiều năm, bộ máy đó đã hình thành và hoạt động theo

cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp => bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trunggian, kém hiệu lực… Từ sau ĐH VI của Đảng, NN ta đã bước đầu sắp xếp…, cảicách HC…

+ Tiếp tục cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện quản lý XH bằng PL, tăng cường pháp chế XHCN.

- Vai trò: là do yêu cầu khách quan phải quản lý XH bằng PL để xây dựngmột XH văn minh, dân chủ, công bằng, là phương pháp chủ yếu bảo đảm hiệu lựcquản lý của XH

Trang 13

- Quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc tư pháp, xây dựng NN phápquyền hoạt động trên cơ sở PL, NN phải bảo vệ được quyền tự do, dân chủ, lợi íchhợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân, khắc phục sự tùy tiện lạm quyềncủa các cơ quan NN, cán bộ, công chức trong bộ máy NN Tăng cường sự kiểmtra, giám sát được việc thi hành các mệnh lệnh, chỉ thị, các NQ và QĐ đã ban hành,kiểm tra, giám sát việc tuân thủ PL, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm PL.

Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, quan tâm xây dựng hệ thống PL hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng

cao

Thứ hai, tổ chức tốt việc thực hiện PL trong toàn XH, bảo đảm cho PL được

chấp hành nghiêm chỉnh

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách tư pháp, quan tâm xây dựng, đổi mới tổ chức hoạt

động của các cơ quan công an, TA, VKS đáp ứng yêu cầu quản lý XH bằng PL,xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức NN có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và yêu cầu xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (vừa hồng, vừa chuyên)

- Việc nâng cao hiệu lực quản lý NN đều phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ

và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức NN, do đó cần phải xây dựng đội ngũcán bộ, công chức NN trong sạch, có bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệmcao, có năng lực quản lý, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ

- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện tốtviệc quy hoạch, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận, chuyên môn, nghiệpvụ

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ PL, thái độ, tinh thầntrách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN.

- Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp 1992

> Thực hiện sự kiểm tra, hướng dẫn

> Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng thực hiện việc giớithiệu đảng viên ưu tú cào cơ quan NN

Trang 14

> Vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức Đảng.

- Biện pháp bảo đảm:

> Củng cố, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo

> Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng

Kết luận: đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy

NN là yêu cầu khách quan, cấp bách của sự nghiệp xây dựng CNXH Tất cả nhữngphương hướng, biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý của NN liên quan chặt chẽ vớinhau, tác động lẫn nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiênquyết Đó là trách nhiệm đối với tương lai phát triển của NNXHCN và vận mệnhCNXH của đất nước ta

Câu hỏi 6: Khái niệm, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy

NNCHXHCN Việt Nam

1 Các khái niệm:

+ Bộ máy NNXHCN: là hệ thống cơ quan, tổ chức thực hiện quyền lực NN,

có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và phạm vi tác độngkhác nhau, trên cơ sở mục đích chung và theo một chỉnh thể thống nhất nhằm tổchức và quản lý có hiệu quả mọi lĩnh vực của đời sống XH, dưới sự lãnh đạo củaĐảng tiền phong của gcCN, bảo đảm thực hiện và phát huy quyền làm chủ củanhân dân

+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NNXHCN: là những tư tưởng

chỉ đạo chi phối tổ chức và hoạt động của NN, thể hiện bản chất và bảo đảm hiệulực, hiệu quả hoạt động của NNXHCN, được thể chế hóa thành các qui định cụ thể

về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN

2 Nguyên tắc tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; nhân dân tham gia xây dựng NN, tham gia quản lý XH và NN.

- Vì sao:

+ Việc phát huy và bảo đảm quyền lực của ND trong tc và hđ của NNXHCN

là vấn đề có tính quy luật, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển củaNNXHCN, ah đến quá trình xd và sự bền vững của chế độ XHCN;

+ Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “NNCHXHCNVN

là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyềnlực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa gcCN với gcND và độingũ trí thức

Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan

NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Trang 15

- Giải pháp:

+ Bảo đảm QH và HĐND các cấp thực sự là cq đại diện cho ý chí, nguyệnvọng của ND, có thực quyền và năng lực thực hiện các CN của cq quyền lực nhưHiến pháp đã quy định

Muốn vậy, phải xd cơ chế bầu cử dân chủ, bảo đảm cho nhân dân lựa chọnđược những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực NN; phải quy định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và mqh giữa QH, HĐND các cấp với các cơ quanNN…

+ NN phải thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ của ND, quy định chặt chẽ

cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó; thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiêncứu, tìm tòi những hình thức và cơ chế thực hiện để đảm bảo cho ND có đk và khảnăng tham gia có hiệu quả vào việc xd, quản lý NN và XH

+ NN phải quy định chế độ trách nhiệm phục vụ ND của các cơ quan, CB,

CC, VC NN; ngăn ngừa, xử lý nghiêm những hiểu hiện quan liêu, vô tráchnhiệm…Điều 8 Hiến pháp 1992 (sđ, bs 2001): Các cơ quan NN, CB, VC NN phảitôn trọng ND, tận tụy phục vụ ND, liên hệ chặt chẽ với ND, lắng nghe ý kiến vàchịu sự giám sát của ND; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọibiểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Tầm quan trọng: Ng/tắc tập trung dân chủ là ng/tắc hết sức quan trọng

trong hệ thống các ng/tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy NNXHCN Thể hiện: + Là nguyên tắc Hiến định, cơ bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và mối quan hệ giữa các cq, tổ chức trog bộ máy nn

+ qđ mqh giữa cq TW với các cq nn địa phương, giữa cấp trên với cấp dưới,giữa thủ trưởng cq đơn vị với cán bộ, nhân viên trog cq

+ qđ cơ chế chuẩn bị, thảo luận thông qua HP, các vb pl, chủ trương, chínhsách, các quyết định trog hoạt động quản lý nn

+ qđ lề lối làm việc, quan hệ lãnh đạo, qđ phương thức giám sát, kiểm tra, xử

lý công việc… Điều 6 Hiến pháp 1992 (…) qui định: “Quốc hội, Hội đồng nhân

Trang 16

dân và các cơ quan khác của NN đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

+ Phân định rõ trách nhiệm của tập thể cơ quan, tổ chức Nhà nước và tráchnhiệm cá nhân của từng chức danh trong bộ máy nhà nước Xây dựng chế độ tráchnhiệm kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách,

+ Quy định chặt chẽ chế độ kỷ luật nhà nước; cấp dưới phải phục tùng cấptrên, địa phương phải phục tùng Trung ương; các quyết định của cấp trên, củaTrung ương có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới, với địa phương; cán bộ, nhân viênphải phục tùng thủ trưởng

+ Xây dựng cơ chế làm việc dân chủ ở các cơ quan nhà nước, đặc biệt ởQuốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Cần quy định chặt chẽ cơ chế chuẩn bị,thảo luận và thông qua dự thảo các văn bản pháp luật, các chủ trương, chínhsách, kế hoạch, các quyết định quản lý Thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi nhưng khiquyết định, thông qua phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số

+ Quy định và thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, thông tin: các cơ quanquyền lực thực hiện chức năng giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nướckhác; cấp trên, thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoạt động của cấp dưới, của cán bộ,nhân viên nhà nước; các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ thông tin, báo cáo vớicấp trên, với Quốc hội và Hội đồng nhân dân Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhândân phải báo cáo cho nhân dân về tình hình đất nước và hoạt động của Nhà nước

Trang 17

+ Có biện pháp bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạmnguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Liên hệ: cần đề phòng hai khuynh hướng lệch lạc: một là, chỉ nhấn mạnh tập

trung làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ, sáng tạo của cấp dưới, của địa phương, cơ

sở và quyền làm chủ nhân dân lao động Hai là, tuyệt đối hoá quyền tự chủ của cấp

dưới, của địa phương, đơn vị cơ sở mà hạ thấp vai trò chỉ đạo tập trung thống nhấtcần thiết của cấp trên, của Trung ương và người thủ trưởng Do đó, không tránhkhỏi dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, trật tự, kỷ cương nhà nước lỏng lẻo, phân tán, cục

bộ, thậm chí vô chính phủ

4 Nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Vị trí:

+ Điều 12 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: ''Nhà nước quản lý xã hội

bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".

+ Thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có nghĩa là mọi tổ chức, mọi cán bộ,nhân viên nhà nước đều phải nghiêm minh và triệt để tuân thủ pháp luật khi thihành quyền hạn và nhiệm vụ của mình; Bộ máy nhà nước phải thực hiện được việcquản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thi hànhnghiêm minh

- Nội dung:

+ Bảo đảm sự thống nhất về kỷ cương trật tự, hiệu lực quản lý trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước

+ Bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội

+ Thời tránh khuynh hướng cục bộ, tuỳ tiện, vô chính phủ,

+ Đấu tranh có hiệu quả để ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng và các hiệntượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước

+ Cq NN, CBCC, nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành HP và PL, kiênquyết đấu tranh nhằm phòng, chống các tội phạm và vi phạm pháp luật khác

- Giải pháp:

+ Nhà nước phải xây dựng được hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng

bộ, có chất lượng cao và ổn định tương đối tạo tiền đề vững chắc cho việc thực

thi pháp luật Muốn thế phải hoàn thiện cơ chế xây dựng và bàn hành pháp luật,tăng cường công tác đào tạo chuyên gia, cán bộ pháp lý; thường xuyên rà soát,

sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật hiện hành

+ Triển khai nhiều hoạt động rộng lớn liên quan đến việc tổ chức thực hiệnpháp luật như công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn pháp luật, giáo dụcpháp luật cho cán bộ và nhân dân, mở rộng các hình thức dịch vụ, tư vấn pháp

Trang 18

luật trong xã hội, xây dựng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và phápluật Điều đó, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng (Nhà nước, nhândân, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội ) sử dụng nhiều hình thức, biệnpháp và tiến hành thường xuyên

+ Xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với mọi hành vi vi phạmpháp luật, nhất là hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ,công chức nhà nước Muốn vậy, phải kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân) bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng được pháp luật quyđịnh, thực sự là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống các viphạm pháp luật.Trong tình hình nước ta hiện nay, cần đặc biệt quan tâm xây dựnglực lượng công an trong sạch, vững mạnh, hoàn thiện hệ thống toà án nhân dân,phát động được phong trào rộng lớn của quần chúng trong cuộc đấu tranh phòng,chống tội phạm, vi phạm pháp luật

5 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

- Vị trí:

+ NNXHCN là một tổ chức, thông qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh

đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội

+ Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự ra đời, tồn tại vàphát triển của Nhà nước kiểu mới

+ Vì vậy, bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu kháchquan trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

+ Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước bảo đảm cho Nhà nước có đườnglối, phương hướng đúng xây dựng Nhà nước kiểu mới, có đủ năng lực tổ chức, xâydựng xã hội mới, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời bảo đảm choNhà nước có phương hướng mục tiêu, chính sách, đường lối tổ chức cán bộ đúngđắn để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình

- Nội dung:

+ Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược và những chủ trương, chínhsách lớn làm cơ sở cho NN hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội, những nghị quyết chính sách và quyết định trong quản lý của Nhà nước;

+ Đảng vạch ra những chủ trương quan trọng về tổ chức bộ máy và chínhsách cán bộ;

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằngcông tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chứcđảng;

+ Đảng giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực vào cương vị lãnhđạo chủ chốt của bộ máy nhà nước

Trang 19

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không phải là bao biện làm thay hoặckhoán trắng cho Nhà nước Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải vừabảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên những mặt cơ bản nêu trên, vừa bảo đảm pháthuy vai trò chủ động của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình.

- Biện pháp:

- Đảng phải tự chỉnh đốn (ntn);

+ Có kiến thức, năng lực và sức chiến đấu mới;

+ Đảng phải khắc phục có hiệu quả các mặt yếu kém, khôi phục và nâng cao uytín của Đảng trong nhân dân và trong xã hội;

+ Đảng phải được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, cả về tư tưởng, tổ chức,thực sự là đội tiên phong chính trị có trọng trách lãnh đạo Nhà nước và nhân dân xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội;

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với NN (ntn)

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bs, pt năm2011) nhấn mạnh: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng caotrình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo Giữ vữngtruyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật tronghoạt động của Đảng Thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống CN cánhân, CN cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bèphái Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ CB, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, nănglực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức HCM; quan tâm bồi dưỡng, đàotạo lớp người kế tục sự nghiệp cm của Đảng và dân tộc

6 Nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực, nhưng có sự phân công, phâncấp, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực NN về mặt lập pháp, hànhpháp và tư pháp

7 Nguyên tắc có kế hoạch

8 Nguyên tắc công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến của nh/dân

9 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

Câu hỏi 8: Phân tích những đặc trưng của NNPQXHCN Việt Nam

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011):

Trang 20

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng

là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.

Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng NNPQXHCN là quá trìnhnhận thức, kết tinh quan điểm, tư tưởng tích cực, tiến bộ về NNPQ trong lịch sử tưtưởng nhân loại với quan điểm của CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh về NN và PLkiểu mới và thực tiễn yêu cầu khách quan của việc xây dựng NNXHCN ở nước tahiện nay

2 Những đặc trưng cơ bản của NNPQHCNVN của dân, do dân và vì dân theo quan điểm của Đảng:

Từ thực tiễn xây dựng và từng bước hoàn thiện NNCMVN dưới sự lãnh đạocủa Đảng CSVN, những đặc trưng cơ bản của NNPQXHCN của dân, do dân và vìdân gồm có những nội dung cơ bản sau:

Một là: NNPQXHCNVN là NN thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền

lực NN thuộc về nh/dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Đây là một nguyên tắc hiến định (Điều 2 Hiến

pháp 1992) thể hiện rõ nét và sâu sắc bản chất của nền dân chủ XHCN chân chính,triệt để, đảm bảo thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân trong chế độ XHCN.Dân chủ và phát huy dân chủ luôn được xác định là mục tiêu trọng tâm của nhànước pháp quyền XHCN, chính vì vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước từ Trung ương đến địa phương, cũng như của các cơ quan lập pháp, hànhpháp và tư pháp

Hai là: NNPQXHCNVN là NN tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con

người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người, tất

cả vì hạnh phúc của con người Các quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và

pháp luật quy định Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của đất nước giai đoạn đầu thời

kỳ đổi mới, đã dành 34 trong tổng số 147 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân Tiêu chí về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận

Trang 21

như một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam, trong đó, Nhà nước pháp quyền XHCN giữ vai trò gópphần tạo dựng một không gian chính trị - pháp lý nhằm đảm bảo và phát huy cácquyền cơ bản của con người

Ba là: NNPQXHCNVN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, PL

và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội Nhà nước

ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăngcường pháp chế XHCN; Hiến pháp và các đạo luật có vị trí tối cao trong việc điềuchỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đặc trưng nổi bậtnày thể hiện sự thay đổi căn bản mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, theo đó,tuy pháp luật do nhà nước ban hành nhưng pháp luật lại có vai trò thống trị đối vớichính nhà nước đã ban hành ra nó

Bốn là: NNPQXHCNVN là NN tổ chức theo nguyên tắc quyền lực NN là

thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực NN

về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp Quyền lực nhà nước là thống nhất chính là

sự khẳng định tất cả quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, trong đó, yêu cầuphân công, phối hợp quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước bảođảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, loại bỏ sự chồng chéo, đảm bảo cho tổchức lao động quyền lực nhà nước khoa học, hiệu quả, góp phần ngăn chặn mộtcách có hiệu quả sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước

Năm là: NNPQXHCNVN là NN chịu trách nhiệm trước công dân về mọi

hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước NN và

XH Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ

quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sựgiám sát của nhân dân Đồng thời, Nhà nước có cơ chế và biện pháp kiểm tra, ngănngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền,xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trịmọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân Điều 8 Hiến pháp 1992

(…) qui định: “Các CQNN, cán bộ, viên chức NN phải tôn trọng nhân dân, tận tụy

phục vụ nh/dân, liên hệ chặt chẽ với nh/dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nh/dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Sáu là: NNPQXHCNVN là NN do Đảng CSVN lãnh đạo, nói cách khác là

bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyềnXHCN, sự giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức chính trị - xã hội Đây cũng là một nguyên tắc Hiến định (Điều 4,Điều 9 Hiến pháp 1992) nhằm khẳng định vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhà nước

và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò giám sát xã hội của nhân dân, chứcnăng phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị

Trang 22

và tinh thần trong nhân dân của Mặt trận Tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị

-xã hội

Bảy là: NNPQXHCN là NN thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu

nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển với nhân dân các dân tộc và các nước trên toàn thế giới, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở,

đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết và gia nhậpnhiều điều ước quốc tế và trở thành thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực vàquốc tế Chính vì vậy, trong quá trình hội nhập và hợp tác, Nhà nước Việt Nam cótrách nhiệm thực hiện đầy đủ, có thiện chí và tận tâm các cam kết quốc tế của mình

Câu hỏi 9: Trình bày các quan điểm xây dựng NNPQ:

1 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về NN và PL kiểu mới.

C.Mác và Ăngghen có những tư tưởng cốt lõi và đặc trưng cơ bản của NNPQmột cách khoa học và cách mạng, đó là xây dựng một NN kiểu mới hợp hiến, hợppháp thể hiện chủ quyền của nhân dân; một hệ thống PL dân chủ triệt để, pháp chếnghiêm minh theo hướng giải phóng con người, bảo vệ quyền con người => Tưtưởng C-Ă tập trung vào các yếu tố chủ yếu liên quan đến NNPQ, đó là PL, NNgắn với chủ quyền và quyền tự do dân chủ của nhân dân

Lênin đã khái quát nhiều quan điểm về xây dựng Nn kiểu mới, đó là “NNkhông còn nguyên nghĩa”, “NN nửa NN”, “NN quá độ” để rồi chuyển dần đến mộtchế độ tự quản của nh/dân Lênin cũng khẳng định vai trò của pháp luật và phápchế trong quản lý XH mới, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để xâydựng thành công CNXH, rằng NNXHCN phải dùng phương pháp “căn cứ vào luật

lệ của mình là điều kiện cần và đủ cho CNXH thắng lợi triệt để”

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về NN và PL.

Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về NN pháp quyền thể hiệntrình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của CN M-L với việc kế thừa, tiếp thu

có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vàođiều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam Có thể khái quát trên những nộidung cơ bản sau:

- NNXHCN là NN thực sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm nền dân chủthực sự; là NN hợp hiến, hợp pháp, thực hiện quản lý XH theo PL và kết hợp chặtchẽ với giáo dục đạo đức

- PL trong NNXHCN là PL dân chủ, thể hiện được tự do, ý chí và lợi ích củanh/dân

Trang 23

- NNXHCN là NN có trách nhiệm và chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệmtrước nh/dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với NN và XH.

- NNXHCN của dân, do dân, vì dân là NN trong sạch; ngăn chặn, loại trừđược quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong bộmáy NN

- NNXHCN phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy NN,cán bộ, công chức NN

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011):

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng

là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.

Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng NNPQXHCN là quá trìnhnhận thức, kết tinh quan điểm, tư tưởng tích cực, tiến bộ về NNPQ trong lịch sử tưtưởng nhân loại với quan điểm của CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh về NN và PLkiểu mới và thực tiễn yêu cầu khách quan của việc xây dựng NNXHCN ở nước tahiện nay

3 Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQXHCNVN cần phải thường xuyên quán triệt những quan điểm chỉ đạo, có ý nghĩa phương pháp luận sau:

Một là, Xây dựng NNPQXHCNVN của dân, do dân, vì dân phải dựa trên

nền tảng CN M-L và tư tưởng HCM

Hai là, Xây dựng NNPQXHCNVN là NN của dân, do dân, vì dân là quá

trình khám phá, xây dựng mô hình NN thích hợp với VN, vì thế phải thường xuyêntổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, sửa đổi, điều chỉnh tổ chức, hoạt động của NN

Ba là, Xây dựng NNPQXHCNVN của dân, do dân, vì dân nhưng phải giữ

vững bản chất gc của NNXHCN, nghĩa là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng CSVN đối với NN; bảo đảm quyền lực NN thuộc về nh/dân, tất cả vì hạnh

Trang 24

phúc của nh/dân đồng thời chuyên chính với các thế lực thù địch, với những âmmưu, hành động đi ngược lại lợi ích của TQ và nh/dân.

Bốn là, Xây dựng NNPQXHCNVN của dân, do dân, vì dân là vấn đề rộng

lớn, phức tạp, nhạy cảm, các thế lực thù địch và bọn cơ hội dễ lợi dụng vì thế phảihết sức thận trọng, phải tiến hành từng bước, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giữvững ổn định chính trị, ổn định KTXH, ngăn chặn được những âm mưu, hành độnglợi dụng của các thế lực thù địch và bọn cơ hội

Năm là, Xây dựng NNPQXHCNVN của dân, do dân, vì dân theo nguyên tắc

tập trung, thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các CQNNtrong việc thực hiện quyền lực NN về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp vànguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhấtcủa TW đồng thời phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương cơ sở

Sáu là, Xây dựng NNPQXHCNVN của dân, do dân, vì dân phù hợp với thực

tiễn Việt Nam, phù hợp với điều kiện KT, VHXH, kết hợp các yếu tố dân tộc vàthời đại, học tập, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, thành tựu, tinh hoa củanhân loại trong xây dựng NNPQ

Câu hỏi 10: Phương hướng, giải pháp xây dựng NNPQXHCN Việt Nam

Thứ nhất, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nh/dân trong xây

dựng NN và quản lý XH

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống PL và tổ chức thực hiện

PL

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội theo

yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách nền hành chính NN theo yêu cầu xây dựng

NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng NNPQ

của dân, do dân, vì dân

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp

ứng yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân

Thứ bảy, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện

tượng tiêu cực khác trong bộ máy NN

Thứ tám, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN trong điều

kiện xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân

Xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân là quá trình lâu dài, đòi hỏiphải thực hiện đổi mới đồng bộ trên các mặt hoạt động lập pháp, hành pháp, tư

Trang 25

pháp; đổi mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, VH-XH, KH-CN… đổimới tổ chức bộ máy NN, xây dựng đội ngũ cán bộ… Chính vì vậy, ngoài việc xâydựng chiến lược, xác định chủ trương, giải pháp đúng đắn phải có kế hoạch vàbước đi thích hợp Đồng thời điều quan trọng nhất là thống nhất nhận thức và biếnthành quyết tâm thực hiện trong toàn bộ hệ thống chính trị Chỉ trên cơ sở đó mớitừng bước xây dựng thành công NNPQXHCN thực sự của dân, do dân, vì dân.

Câu hỏi 11: Phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của, do, vì

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là từ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng

đến nay đã khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Đó chính

là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điềukiện mới Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, pháttriển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, củadân tộc Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật,không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễnđổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thếkhách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giaolưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.Trong đó phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thứchoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vìdân là nhằm xây dựng QH đảm bảo thực hiện được vai trò chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Hiến pháp và luật qui định; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả tính chuyênnghiệp, hiện đại, tính minh bạch, công khai trong tổ chức và hoạt động của QH

Trang 26

- Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả Luật hoạt động giám sát của QH và chứcnăng giám sát tại các kỳ hợp và ngoài kỳ họp, chú ý các vấn đề bức xúc xảy ratrong XH và việc ban hành các văn bản QPPL

- Hoàn thiện hoạt động làm luật của QH;

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp

vụ hoạt động của ĐB QH.

- Làm rõ vai trò, xác định đầy đủ địa vị pháp lý, đại biểu chuyên trách vàkhông chuyên trách, tăng dần số đại biểu chuyên trách để đạt được một tủ lệ thíchhợp trong QH, phù hợp với thực tiễn

- Đổi mới chế độ bầu cử ĐBQH, vừa đảm bảo số lượng đại diện theo cơ cấu,nâng cao chất lượng, phải có năng lực, bản lĩnh thực sự, nói đi đôi với thực hiệncác ý kiến, nguyện vọng của cử tri phản ánh

Ba là, tiếp tục kiện toàn các CQ của QH.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng vai trò của các UB và Hội đồng dân tộccủa QH

- Các nội dung đưa ra QH cần được các UB và Hội đồng dân tộc liên quanchuẩn bị kỹ trong thời gian QH không họp bằng việc phát huy đại biểu chuyêntrách và thành viên UB hoặc Hội đồng kiêm nhiệm

Bốn là, tăng cường mối quan hệ giữa QH với nhân dân.

- Việc tăng cường mối quan hệ giữa QH với nhân dân là yêu cầu khách quancấp bách

- Kịp thời thông tin đầy đủ cho nhân dân biết những công việc QH bàn vàquyết định; tạo điều kiện cho đại diện nhân dân dự hoặc theo dõi các kỳ họp, hoạtđộng của QH

- Có cơ chế phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng, ý chí của nhân dân vàviệc thực hiện những nội dung đó của QH

Liên hệ thực tiễn và kết luận.

Câu hỏi 12: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh cải cách nền hành chính NN theoyêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã

khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Đó chính là sự tiếp

tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới.Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhànước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân

Trang 27

dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngphát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễn đổi mới trongnhững năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tínhquy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả cácnước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Trong đó, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh cải cách nền hành chính NNtheo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân là vấn đề thiết thựcquan trọng hiện nay

Nền hành chính NN là hệ thống các CQHCNN ở TW và chính quyền địa phương, cơ sở, gắn với hệ thống thể chế HC, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản lý tài chính công, tài sản công, thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống XH.

Vị trí, vai trò của nền HCNN:

Thứ nhất, nền HCNN là bộ phận lớn nhất trong hệ thống các CQ của bộ máy

NN, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ theo ngành và cấp TW đến cơ sở

Thứ hai, nền HCNN có vai trò là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường

lối, chính sách và pháp luật bảo đảm cho đường lối, chính sách PL đi vào cuộcsống; góp phần vào việc cụ thể hóa và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiệnđường lối, chính sách và PL

Thứ ba, hệ thống các CQHCNN, nhất là ở địa phương, cơ sở có vai trò trực

tiếp xử lý công việc hàng ngày, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, làcầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Thứ tư, nền HCNN bảo đảm cho hoạt động quản lý NN đối với các lĩnh vực

đời sống XH được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra; xử lý các tìnhhuống, diễn biến phát sinh trong đời sống XH, bảo đảm TTATXH; từng bước nângcao đời sống vật chất tinh thần của nh/dân

Cải cách nền HCNN phải hướng tới mục tiêu chung là: “xây dựng một nền

HC dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của NNPQXHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng,xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầucủa công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”

Nội dung CC nền HCNN: cải cách nền HCNN đòi hỏi cải cách đồng bộ 4

yếu tố của nền HCNN:

Trang 28

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế của nền HC Bao gồm các nội

dung sau:

+ Về xây dựng và hoàn thiện các thể chế, tập trung cải cách thể chế KT củanền KTTT định hướng XHCN, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thốngHCNN Gồm các thể chế then chốt sau:

- Thể chế liên quan đến hoạt động KT

- Thể chế liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống HC

- Thể chế về quan hệ giữa NN với nhân dân, các thể chế liên quan đến quyền

và nghĩa vụ công dân

- Thể chế về thẩm quyền quản lý NN đối với DN nói chung và DNNN nóiriêng

+ Về tiếp tục cải cách thủ tục HC:

- Tiếp tục CC thủ tục HC nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch vàcông bằng trong khi giải quyết công việc HC, loại bỏ những thủ tục rườm rà,chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân dân

Hai là, cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy HCNN ở TW và chính

quyền địa phương Bao gồm các giải pháp:

+ Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của CP, các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc

CP và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu QLNN trong tìnhhình mới

+ Từng bước điều chỉnh những công việc mà CP, các Bộ, CQ ngang Bộ, CQthuộc CP và chính quyền địa phương đảm nhiệm

+ Bố trí lại cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang bỘthuộc CP

+ Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, chú ý những đặc điểmcủa đô thị hải đảo, nông thôn để tổ chức chính quyền hợp lý

+ Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của CQHCNN các cấp

+ Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền HC

Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc mà mìnhđảm nhiệm

+ Tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo đức công vụkhi thực hiện công việc được giao Có tinh thần hợp tác, giúp đở đồng nghiệp.+ Thực hiện đúng các qui định PL với ý thức tự giác và kỷ luật nghiêm minh,không làm điều gì trái với lương tâm và trách nhiệm công vụ

Trang 29

+ Kính trọng, lễ phép với nh/dân; tôn trọng quyền con người, quyền côngdân; gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nh/dân và khiêm tốn học hỏinh/dân.

+ Gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách, PL; tự giác rènluyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, phong cách làm việc

Bên cạnh đó, cần thực hiện những việc trọng tâm sau:

+ Xác định rõ và cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp

lý của từng chức danh, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các CQHC

+ Đổi mới công tác quản lý CB, CC

+ Cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với CB, CC

+ Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức CB, CC

Bốn là, tiếp tục đổi mới chế độ tài chính công và tài sản công: bảo đảm thu,

chi hợp lý; quản lý chặt chẽ; sử dụng tiết kiệm, công bằng, minh bạch, có hiệu quả

Liên hệ thực tiễn và kết luận.

Câu hỏi 13: Phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêucầu xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân

Đề cương:

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã

khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Đó chính là sự tiếp

tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới.Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhànước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngphát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễn đổi mới trongnhững năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tínhquy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả cácnước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Trang 30

Trong đó vấn đề về phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách tưpháp theo yêu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân, vì dân là nội dung thiết thực

và quan trọng hiện nay

Tư pháp là một nội dung quyền lực NN, trong đó các CQNN có thẩm quyền

áp dụng PL để phát hiện, xem xét, đánh giá các hành vi vi phạm PL hoặc các sựkiện, các tranh chấp PL để phán xét và đưa ra các quán quyết, tổ chức thi hành cácphán quyết đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan

Cải cách TP phải quán triệt các nguyên tắc của việc thực hiện quyền TP như:

- Nguyên tắc khách quan, vô tư, công bằng, độc lập và chỉ tuân theo PL củacác chức danh TP khi thực hiện quyền TP;

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm của các CQ, chức danh TP về các quyết địnhcủa mình;

- Nguyên tắc bảo đảm việc nhân dân tham gia và giám sát hoạt động TP;

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ cácquyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự;

- Nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, của các đương sự vànguyên tắc hai cấp xét xử;

- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự;

- Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước PL, trước các CQ tố tụng

Đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp cần thực hiện đồng bộ các phươnghướng, giải pháp sau:

Một là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống PL tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp.

- Xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung các luật tố tụng và luật nội dung liênquan đến các lĩnh vực

- Các luật được sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng yêu cầu các lĩnh vực trong tìnhhình mới và các yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp

Hai là, đổi mới tổ chức hoạt động của các CQ tư pháp.

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động TAND

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của CQ Điều tra, thi hành án

Trang 31

- Từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu xây dựng NNPQXHCN.

Văn bản Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của BCT

đạt được mục tiêu là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét

xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Và quan điểm thực hiện là:

+ Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự

ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp

+ Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cáchhành chính

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tưpháp Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát củacác cơ quan dân cử và nhân dân

+ Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thànhtựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọcnhững kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủđộng hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai

Liên hệ thực tiễn và kết luận.

Câu hỏi 14: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy NN

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã

khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Đó chính là sự tiếp

tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới.Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhànước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng

Trang 32

phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễn đổi mới trongnhững năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tínhquy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả cácnước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Trong đó, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu,tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy NN để xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân làyêu cầu cấp thiết, nóng bỏng hiện nay của đất nước

- Cần có biện pháp kiên quyết trong vấn đề này đạt được kết quả tốt hơn

- Tuy đã đấu tranh nhưng tình hình này cho đến nay chưa tạo được sự chuyểnbiến lớn

Nguyên nhân của tình hình trên:

- Khách quan: do tác động mặt trái của nền KTTT

- Chủ quan (chủ yếu): là do Đảng, NN ta chưa lường hết mặt trái của KTTTđịnh hướng XHCN để có những giải pháp kịp thời ngăn chặn

- Do những yếu kém trong công tác cán bộ

- Chậm cụ thể hóa những chủ trương, giải pháp đồng bộ có hiệu quả về Pl cơchế, chính sách, những biện pháp xử lý kỷ luật khi cán bộ vi phạm;

- Chậm tăng cường xây dựng các CQ bảo vệ PL và tổ chức cán bộ thật sựtrong sạch, vững mạnh

- Việc tự giác rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, công chức chưa thường xuyên

và nghiêm túc

- Chưa thật sự dựa vào dân, chưa thu hút cả hệ thống chính trị và cả XH

Hai là, nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy NN.

- Hội nghị lần thứ 9 (khóa IX) cũng chỉ rõ tình trạng quan liêu, tham nhũng,

tiêu cực nghiêm trọng và khá phổ biến hiện nay “làm cho nhân dân bất bình và lo

lắng”, “là những điều XH bức xúc hiện nay và đang hạn chế việc phát huy những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được”, “là nhân tố tiêu cực lớn đang hạn chế, kìm

Trang 33

hãm bước tiến của công cuộc đổi mới; là nnguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng

và NN ta”

- Phải làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên thấy được những vấn đề bức xúchiện nay và tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chốngnhũng nhiễu dân, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối

sống có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đổi mới, với sinh mệnh của Đảng, Nhà

- Cần có thái độ kiến quyết, kiên trì và liên tục đấu tranh

Bốn là, triển khai đồng bộ các giải pháp thích hợp trong đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng và tiêu cực khác trong bộ máy NN.

- Phải gắn các biện pháp đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực vớicông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách NN và hệ thống chính trị

- Xây dựng các thiết chế đấu tranh ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực

“từ gốc”, không để cho chúng dễ dàng phát sinh, phát triển

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn XH trong cuộc đấu tranh phòngchống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy NN cũng như hệ thống chínhtrị, nhất là sự tham gia của nh/dân, các đoàn thể XH, các phương tiện thông tin đạichúng

- Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi trường hợp đã phát hiện, thựchiện nguyên tắc mọi người bình đẳng trước PL

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xác định trách nhiệm củangười đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị nơi xảy ra quan liêu, tiêu cực gây hậuquả nghiêm trọng

- Nghiên cứu xây dựng CQ chuyên trách đấu tranh chống tham nhũng

Liên hệ thực tiễn và kết luận

Trang 34

Câu hỏi 15: Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN trong điều kiện xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân.

Đề cương:

Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã

khẳng định nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Đó chính là sự tiếp

tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới.Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhànước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngphát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễn đổi mới trongnhững năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tínhquy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả cácnước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

- Xuất phát từ bản chất CM khoa học, vai trò sứ mệnh lịch sử của Đảng vàmục đích, lý tưởng đấu tranh của Đảng CS;

- Xuất phát từ thực tiễn lịch sử đấu tranh CM của Đảng CSVN;

- Xuất phát từ trọng trách lãnh đạo xây dựng xã hội mới - XHCN của Đảng.Được thể hiện những nội dung cơ bản sau:

Một là, đường lối, chính sách của Đảng là định hướng chính trị và nội dung hoạt động của NN.

Hai là, Đảng xác định những quan điểm, phương hướng, nội dung cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức hoạt động của NN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

CM trong từng giai đoạn.

Ba là, Đảng lãnh đạo hoạt động bầu cử QH, HĐND các cấp bảo đảm thật

sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan này.

Bốn là, Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các CQNN, cán bộ công chức NN trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và PL của NN.

Năm là, Đảng lãnh đạo hoạt động xây dựng PL và tổ chức thực hiện PL, tăng cường pháp chế trong đời sống XH và hoạt động của NN, cán bộ công chức NN.

Ngày đăng: 06/09/2016, 00:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w