Phân tích việc thực hiện chương trình Marketing cho một sản phẩm năm 2011 của công ty Dệt may Thái Tuấn.
Trang 1MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang trong xu thế phát triển mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều hướng tớihội nhập để phát triển Xét ở góc độ hẹp hơn, quản trị kinh doanh của các doanh nghiệpphát triển gắn với quản trị Marketing Quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng đối vớitừng doanh nghiệp, mà quản trị Marketing là yếu tố lớn đóng góp nên sự quan trọng đó.Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào kinh doanh thì đều mong muốn chiến thắngtrong thị trường mà họ tham gia Vì thế họ cố gắng làm mọi công việc của họ cho thậthoàn hảo, tạo ra sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng Marketing quyết định vàđiều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường.Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thịtrường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyếtđịnh kinh doanh
Các nghiên cứu đã chứng minh cho các doanh nghiệp thấy rằng chìa khoá để chiến thắng
đó là việc biết và thoả mãn các khách hàng mục tiêu với những sản phẩm siêu hạng cótính cạnh tranh cao Để các chiến lược Marketing được thực hiện một cách có hiệu quả thìvấn đề mà chúng ta không thể không quan tâm đó là tiến hành đó là Quản trị Marketing.Quản trị Marketing là một vấn đề quan trọng mà bất cứ nhà quản lý nào cũng không được
bỏ qua, quản trị Marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi vớingười mua mà doanh nghiệp hướng đến để đạt được những mục tiêu của tổ chức: tối đahóa lợi nhuận, tạo sự thỏa mãn cho khách hàng và tối đa hóa sự lựa chọn
Ngày nay Marketing hiện đại còn được ứng dụng vào cả những hoạt động chính trị xã hội.Tính phổ biến đó một mặt phản ánh vai trò của Marketing trong đời sống kinh tế xã hội,mặt khác còn khẳng định tính không thể thay thế được của phương pháp Quản trị kinhdoanh đối với doanh nghiệp Để vận dụng kiến thức lý luận quản trị marketing vào hoạt
động của một doanh nghiệp, em được giao đề tài: Phân tích việc thực hiện chương trình Marketing cho một sản phẩm năm 2011 của công ty Dệt may Thái Tuấn Các nội dung
chủ yếu sẽ được giải quyết trong bài thiết kế của em là:
1 Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm gần đây
2 Phân tích tình hình thực hiện Marketing đối với sản phẩm cụ thể của công ty năm 2011
Trang 2CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY THÁI TUẤN
1.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY THÁI TUẤN
* Tên công ty: Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn
* Tên giao dịch: Thai Tuan Textile & Garment Co., Ltd
* Trụ sở chính: 1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố
Đầu quý 2 năm 1995, công ty đầu tư Nhà Máy Dệt số 1 với diện tích khoảng 6.000m2 trêntổng diện tích mặt bằng là 21.000m2 với chi phí đầu tư là 5 triệu USD
Đến đầu tháng 4/ 1996, Nhà Máy Dệt số 1 đã đi vào hoạt động, sản xuất với những métvải mộc đầu tiên và chính thức giới thiệu với thị trường trong nước loại sản phẩm cao cấplần đầu được sản xuất tại Việt Nam - Vải gấm, nhằm đáp ứng nhu cầu vải cao cấp củangười tiêu dùng, xâm nhập vào phân khúc thị trường vốn là độc quyền của Hàn Quốc
Trang 3Tháng 04/1997, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy nhuộm trên diện tích 2.600m2,nhằm khép kín quy trình sản xuất.
Tháng 11/1998, công ty đưa sản phẩm đến người tiêu dùng qua cửa hàng Hai Bà Trưng.Đây là thời điểm bắt đầu xây dựng kênh phân phối trực tiếp
Sau ba năm hoạt động có hiệu quả, tháng 3/1999, công ty quyết định đầu tư Phân xưởngDệt số 2 với tổng diện tích khoảng 2.800m2, tổng số vốn đầu tư là 8,6 tỷ đồng và 2,6 triệuUSD Cũng trong thời gian này, Thái Tuấn tiệp tục phát triển hệ thống kênh phân phốitrực tiếp: 3 Showroom được mở (showroom Đồng Khởi, Showroom Nguyễn Oanh,Showroom Lê Văn Sỹ) và đồng thời chi nhánh tại Hà Nội cũng được hình thành và đi vàohoạt động
Tháng 7/2001, công ty Thái Tuấn quyết định mua lại công ty dệt T&T với giá trị trên 20
tỷ đồng Đây chính là Nhà Máy Dệt 2 của công ty được xây dựng trên tổng diện tích20.000m2 gồm 350 máy móc thiết bị hiện đại, nâng sản lượng cung cấp lên 10 triệumét/năm
Từ năm 2001 đến năm 2005, công ty đã tiến hành mở hàng loạt các kênh phân phối gồmcác chi nhánh, showroom, các trung tâm thương mại, các cửa hàng (chi nhánh Đà Nẵng,showroom Ba Tháng Hai )
Cho đến nay, công ty vừa sản xuất vừa trực tiếp kinh doanh các sản phẩm của chính mình.Sản phẩm của công ty được tín nhiệm và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường toàn quốc Nhằmđáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm Thái Tuấn ngày càng đa dạng, hệ thốngphân phối gồm các chi nhánh và đại lý liên tục mở rộng khắp toàn quốc nhằm đưa sảnphẩm tới người tiêu dùng theo một giá thống
1.1.2 CÁC SẢN PHẨM HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY
Để thực hiện mục tiêu trở thành "Công ty cung cấp vải và quần áo thời trang hàng đầuViệt Nam", Thái Tuấn hiện đang duy trì hai loại sản phẩm: vải và quần áo may sẵn
1, Vải
Là dòng sản phẩm đầu tiên gắn liền với thương hiệu Thái Tuấn, vải áo dài vẫn đang là sảnphẩm chủ lực của Công ty Vào mỗi thời điểm mùa vụ, công ty thường tung ra thị trườngcác bộ sưu tập vải áo dài phù hợp với xu hướng thời trang Các sản phẩm áo dài của công
Trang 4ty đã có vị trí xứng đáng trên Thái Tuấn với các nhãn hiệu vải áo dài như Hoa Áo Trắng,Lencii, Lời Của Hoa, Hương Thu
Dòng sản phẩm Lencii dành cho nữ sinh cấp 3, được áp dụng các
kỹ thuật dệt sợi mới, làm cho sản phẩm có khả năng hút ẩm cao, có
độ co giãn, hơn hẳn sản phẩm vải áo dài cho nữ sinh của các sảnphẩm cạnh tranh trên Thái Tuấn Với những ưu điểm của sản phẩm cộng hoa văn đượcđặc biệt thiết kế cho tuổi học trò, nên mặc dù đây là dòng sản phẩm vải cao cấp, chủ yếunhắm vào nữ sinh có gia đình khá giả nhưng Lencii rất được thị trường ưa chuộng Theobáo cáo của bộ phận nghiên cứu thị trường, Lencii chiếm hơn 80% sản phẩm tiêu thụ củacác kênh phân phối, bao gồm các chợ, đại lý, showroom Đây là một trong những thànhcông đầu tiên của Thái Tuấn trong việc thực hiện mục tiêu đề ra Thành công này cầnđược phuy huy và duy trì cho các dòng sản phẩm khác
Dòng sản phẩm vải công sở ra đời năm 2004 đang từng bước khẳng định mình với cácsản phẩm dành cho nữ nhân viên văn phòng như PLT - sản phẩm thun co giãn, SBN - vải
áo sơ mi, SBL - vải quần tây có mình hàng cứng, đứng quần Đây là sản phẩm mang tínhchiến lược của công ty trong việc định vị trên thị trường từ một công ty chuyên sản xuất
và kinh doanh vải áo dài sang các sản phẩm dành cho công sở
hiện mới chỉ xuất hiện trên thị trường với sản phẩm là áo
sơ mi trắng dành cho học sinh nam có gia đình trung bìnhkhá
Việc đa dạng hóa sản phẩm của mình cho thấy Thái Tuấn đã và đang nỗ lực để tiếp cậnnhiều hơn với khách hàng mới Từ lúc đầu là học sinh nữ, giáo viên đến nhân viên văn
Trang 5phòng nữ với vải áo dài, rồi trang phục công sở, các sản phẩm may sẵn và đã quan tâmđến người tiêu dùng là nam giới.
Sản phẩm của Thái Tuấn được làm từ chất liệu polyester, visco CD Cotton , lên cácmình vải như gấm, voan, phi, thượng hải, thun công sở Sản phẩm của Thái Tuấn đượcđánh giá rất cao về chất lượng
1.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA BÊN NGOÀI MÔI TRƯỜNG
1.2.1 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Việt Nam đang dần tiến sâu hơn vào nền kinh tế thị trường cùng hòa nhập với nền kinh tếtoàn cầu, cùng chơi theo những luật chơi chung của thị trường thế giới Vì vậy mà môitrường kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng biến đổi không ngừng,khó mà lường trước được Trong bối cảnh như thế, mỗi doanh nghiệp cần thiết phải phântích những yếu tố của môi trường bên ngoài để thấy được các cơ hội cũng như các rủi ro
có thể đến với doanh nghiệp mình để từ đó tranh thủ tận dụng được các cơ hội và đối phóđược với những nguy cơ, đe dọa từ môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là tập hợp các yếu tố khách quan bên ngoài công ty có ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty Việc phân tích môi trườngbên ngoài là việc cần thiết để tìm ra cơ hội và mối đe dọa cho sự phát triển của công tyhay sản phẩm của công ty
Cơ hội marketing: là một lĩnh vực nhu cầu mà công ty có thể kiếm lời ở đó Đánh giá các
cơ hội bằng tính hấp dẫn tiềm tàng, và xác suất thành công của công ty đối với sản phẩm.Xác suất thành công của công ty phụ thuộc vào sức mạnh của dây chuyền sản xuất sảnphẩm có tương xứng với yêu cầu then chốt để thành công không, có vượt lên trên đượcđối thủ cạnh tranh không
Mối đe dọa của môi trường: là một thách thức do một xu hướng hay một bước phát triển
bất lợi tạo ra sẽ gây thiệt hại cho công ty nếu không có biện pháp marketing để bảo vệ.Đánh giá mối đe dọa bằng tính nghiêm trọng tiềm tàng và xác suất xuất hiện đe dọa đốivới sản phẩm
Các yếu tố của môi trường bên ngoài mà công ty cần phân tích được đề cập ở mục 1.2.2.1.2.2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNGĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trang 61 Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển vượt bậc, đánh dấu Việt Nam hội nhậpvới kinh tế thế giới Việt Nam ra nhập WTO đã mở ra những cơ hội và thách thức mớicho các doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, không còn bị khống chế quota, không còn chịu đối
xử phân biệt về thuế như trước đây Đồng thời thuế nhập khẩu máy móc và nguyên vậtliệu giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cải thiện công nghệ kỹthuật sản xuất của mình, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất
Song song với cơ hội thì thách thức là không nhỏ Hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trongnước giảm dần theo cam kết Từ ngày 11-01-2007, Việt Nam chấm dứt trợ cấp xuất khẩucho các doanh nghiệp dệt may trong nước Bên cạnh đó sản phẩm vải và quần áo may sẵnnội địa chịu sự tấn công ồ ạt của doanh nghiệp nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam
do thuế vải giảm từ 40% xuống còn 12%, thuế quần áo giảm từ 50% xuống còn 20% Đểtiếp tục tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàcác doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng cần phải có chiến lược phát triển mới, linhhoạt với các yêu cầu hội nhập
2 Môi trường xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam cũng có nhữngthay đổi rõ rệt Tiêu dùng của người dân, nhất là người dân thành thị dần hướng đến cácsiêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi do ưu thế về cách trang trí, giá cảniêm yết rõ ràng, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo tươngđối hơn Thế hệ người tiêu dùng mới tiêu xài nhiều hơn, nhưng đòi hỏi khắt khe hơn vềnhu cầu sản phẩm sạch, an toàn
Quan điểm tiêu dùng mới đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải có quan điểm mới trongviệc xây dựng các sản phẩm của mình Sự thành bại trong mỗi hoạt động bán hàng khôngchỉ còn phụ thuộc vào các sản phẩm mà còn phụ thuộc vào các hoạt động diễn ra trước,trong và sau khi bán hàng
3 Môi trường chính trị pháp luật
Ngành dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta và làngành được Nhà nước khuyến khích phát triển thông qua các chính sách thuế Chính điều
Trang 7này đã mang lại cho công ty một nguồn lợi không nhỏ từ việc được miễn giảm các loạithuế, giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể, các thủ tục hành chính đốivới các doanh ngiệp đã thuận lợi hơn Trong thời gian tới, môi trường kinh doanh cũngnhư các thủ tục về mặt hành chính liên quan đến doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiệnphù hợp với hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa
4 Môi trường kỹ thuật công nghệ
Hiện nay ngành dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn về nguyên liệu, phần lớnnhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí đầu vào rất cao, do đó việc áp dụng tiến bộ kỹ thuậtvào sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả là điều hết sức quan trọng
5 Môi trường cạnh tranh
Trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất vải và quần áo may sẵn, làm cho thị trườngngành hàng này sôi động, đồng thời tạo nên áp lực cạnh tranh cũng rất lớn
Trên lĩnh vực sản xuất vải, ngoài Thái Tuấn còn một số nhà cung cấp đã có vị trí nhấtđịnh trên thị trường như: Phước Thịnh, Thành Công, Thế Hòa, các nhà sản xuất từ TrungQuốc, Hàn Quốc, và các hãng tư nhân nhỏ
Thế mạnh sản phẩm vải của các đối thủ cạnh tranh là màu sắc đa dạng, hoa văn phongphú Đặc biệt là các sản phẩm từ Trung Quốc và Hàn Quốc thường xuyên có hàng lạ, phùhợp với thị hiếu Tuy nhiên, chất lượng của các sản phẩm này không được đánh giá cao
Về giá bán, so với Thái Tuấn, sản phẩm vải của các đối thủ cạnh tranh thấp hơn vàokhoảng 15%, do không đầu tư vào hệ thống phân phối trực tiếp hoặc không có hoạt động
Trang 8marketing quy mô như Thái Tuấn Mặc dù vậy, mức giá thấp là lợi thế thu hút người tiêudùng có thu nhập trung bình khá Phước Thịnh với chiến lược đa dạng hóa của mình tậptrung vào nhiều nhóm khách hàng với giá bán có thể chia làm 3 nhóm:
Về kênh phân phối, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tập trung chủ yếu ở các chợ vải đầumối như chợ vải Soái Kình Lâm, Đồng Xuân các đại lý vải sỉ và lẻ trong các chợ nhỏhơn Ngoài ra, Phước Thịnh, Thành Công, Thái Hòa và các hãng tư nhân khác còn phânphối sản phẩm của mình tại các siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc các điểm bán hàng trựctiếp của công ty như showroom
Về hoạt động chiêu thị, nhìn chung các nhà sản xuất và cung cấp vải khác trên thị trườngchưa có chiến lược marketing quy mô, ngoại trừ Phước Thịnh đang thực hiện các chiếnlược chiêu thị có bài bản hơn
Trên lĩnh vực quần áo may sẵn, thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều doanh nghiệp sảnxuất quần áo may sẵn tập trung vào khách hàng có thu nhập khá trở lên như Sifa, JoJo,Vera Với sản phẩm chủ yếu là từ chất liệu cotton, kate, thun, len, sợi
Ngoài các cửa hàng và showroom, các nhà sản xuất này còn đưa sản phẩm của mình vàocác siêu thị, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn Với chiến thuật này, cácdoanh nghiệp không chỉ có cơ hội mở rộng và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm củamình, mà còn tranh thủ quảng bá sản phẩm với khách du lịch trước khi chính thức bước rathị trường nước ngoài
6 Khách hàng
Khách hàng mục tiêu của công ty Thái Tuấn gồm 3 nhóm:
Trang 9- Học sinh và sinh viên
- Nhân viên văn phòng
- Nội trợ từ 35 tuổi trở lên
NV văn phòng 15,6% Công nhân
3,7%
Sinh viên 10,5%
Học sinh 33,2%
Hình 1: Nghề nghiệp của khách hàng mục tiêu
Từ 15 - 22 tuổi 44%
Từ 23 - 34 tuổi 29%
Từ 35 - 45 tuổi 27%
Hình 2: Nhóm tuổi của khách hàng mục tiêu
Hình 2 cho thấy, nhóm khách hàng có độ tuổi từ 15 - 22 chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng sốkhách hàng mục tiêu mua sản phẩm của Thái Tuấn Theo đó ở hình 1, học sinh chiếm tỷ
lệ 33,2% và sinh viên là 10,5% Đây là nhóm khách hàng chủ yếu với các sản phẩm áo
Trang 10dài của Thái Tuấn Phân khúc thị trường này, khách hàng chưa độc lập về tài chính,nhưng là nhóm khách hàng chiến lược của công ty trong việc xây dựng và phát triển cácsản phẩm mới.Ở nhóm khách hàng còn lại, nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 15,6% lànhóm khách hàng đặc biệt trong chiến lược phát triển thành công ty thời trang trung vàcao cấp của Thái Tuấn Phân khúc này đòi hỏi cao về sản phẩm, hoa văn, màu sắc và cácdịch vụ chăm sóc khách hàng Khác với sản phẩm thiết kế cho khách hàng là học sinh,sinh viên phải trẻ trung và cá tính, khác hàng là nhân viên văn phòng coi trọng yếu tốsang trọng trong trang phục của mình (37%), sau đó là độ co giãn (25%), hút ẩm (17%),chất lượng vải tốt (11%)
7 Các nhà cung ứng
Là công ty sản xuất vải và áo quần thời trang nên nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào hếtsức quan trọng, công ty Thái Tuấn phụ thuộc rất nhiều nguyên liệu phụ của nước ngoài vìtrong nước không thể đáp ứng hoặc đáp ứng không đủ nhu cầu Ngoài lợi thế lao động ra,còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, 100% xơ sợi hóahọc, 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ, 67% sợi dệt Nhập khẩu các loại phụliệu như: chỉ may, mex đựng, khóa kéo cũng chiếm tỷ lệ từ 30 đến 70% tổng chu cầu.Sau khi phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới Công ty, ta có thể rút ra nhận xétnhư sau:
* Những thuận lợi (cơ hội)
Công ty có rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển của mình Nền kinh tế Việt Nam đang có
sự phát triển mạnh mẽ và đang cố gắng vươn ra xa trên thị trường thế giới, điều đó tạo cơhội cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Thái Tuấn nói riêng có cơ hội mở rộng thịphần của mình trên thị trường nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ViệtNam với các nước bạn Người tiêu dung hiện nay đang dần coi trọng chất lượng sản phẩmhơn là giá cả, Thái Tuấn với những sản phẩm chất lượng ngày càng được cải thiện vànâng cao không ngừng sẽ tạo thời cơ cho Công ty có thêm những khách hàng mục tiêu và
mở rộng nhanh thị phần của mình so với các đối thủ canh tranh
* Những khó khăn (rủi ro)
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty Thái Tuấn cũng đang đối diện với không ít nhữngkhó khăn Khó khăn lớn nhất cũng là khó khăn lâu dài mà Thái Tuấn phải đối mặt chính
Trang 11là vấn đề nguyên vật liệu đầu vào Qua tìm hiểu cho thấy, 100% nguyên vật liệu công tyđều nhập từ nước ngoài, do đó việc chủ động về đầu vào là rất khó khăn, mặt khác vấn đề
đó còn ảnh hưởng đến giá của sản phẩm trên thị trường Thực tế cho thấy, sản phẩm củaThái Tuấn có giá cao hơn so với các đối thủ canh tranh, ngoài ra sản phẩm của Thái Tuấncòn hạn chế về màu sắc và hoa văn, do đó nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thịtrường của công ty
1.3 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG
1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT CÁC NGUỒN LỰC CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM XÉT
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có tiền
để mua sắm các tài sản như nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào
Đặc biệt một doanh nghiệp sản xuất thì việc mua công nghệ là không thể thiếu được Cáckhoản tiền này được gọi là vốn Và như vậy, nhìn vào quy mô của vốn ta có thể đánh giáđược phần nào năng lực cạnh tranh của công ty Ngoài các yếu tố về tài chính, để thànhcông công ty cần có các yếu tố cần thiết khác như: con người, bộ máy tổ chức… Như vậy,khi xem xét nhận định về một công ty thì không thể bỏ qua việc xem xét các yếu tố bêntrong của công ty đó Từ đó ta có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của công ty để cónhững quyết định cho phù hợp.Các nguồn lực cần được xem xét bao gồm:
- Vốn và tài sản của công ty
- Tình hình lao động của công ty
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
- Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.2 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
1 Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh
Tình hình tiền mặt và số vốn kinh doanh của công ty tính đến 31/12/2011 được thể hiện
cụ thể ở bảng số 01:
Trang 12Bảng 01: Đơn vị: VNĐ
Cơ cấu tổng số vốn kinh doanh của công ty thể hiện ở bảng số 02:
Trang 13Bảng số 02 cho ta thấy, phần lớn nguồn vốn của công ty là các khoản nợ phải trả, chiếm
tỷ lệ 84,82%, tương ứng là 283.380.079.908 đồng và trong đó chủ yếu là các khoản nợngắn hạn (274.887.780.100 đồng, chiếm 82,27%) Điều này chứng tỏ, vốn kinh doanh củacông ty chủ yếu từ các nguồn đi vay
Vốn chủ sở hữu của công ty 100% là vốn đầu tư của chủ sở hữu với giá trị50.729.332.770 đồng ứng với mức tỷ lệ là 15,18%
2 Tài sản của công ty
Tình hình tài sản của Công ty thể hiện ở bảng số 03
STT TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ ĐÃ KHẤU HAO
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
Trang 14phòng…Để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất công ty nên mua sắmnhững thiết bị hiện đại tân tiến để có thể tăng khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THÁI TUẤN
Lao động là một yếu tố then chốt, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp, góp phần hiệu quả của doanh nghiệp Năng lực, trình độ, tay nghề củangười lao động cũng như việc sử dụng, bố trí lao động một cách hợp lý là điều mà tổ chứcluôn hướng tới Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, tài sản lao động là một phầnqua trọng trong nguồn lực chung của mọi doanh nghiệp
Tổng số lao động của Thái Tuấn tính đến 31/12/2011 là 1.350 công nhân, cơ cấu được thểhiện cụ thể dưới bảng số 04:
Do là công ty sản xuất nên phấn lớn là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông Trong
cơ cấu lao động năm 2011, số lượng lao động này chiếm tỷ lệ 82,81% với 1.118 côngnhân, so với năm 2010 thì đã tăng 53 công nhân, tốc độ phát triển là 104,98% Nhìnchung, số công nhân xét theo từng trình độ đều có sự tăng lên Điều đó cho thấy, quy môsản xuất của Công ty được mở rộng, đòi hỏi một lượng lao động nhiều hơn, ngoài ra công
ty cũng tuyển thêm những nhân viên có chuyên môn cho chiến lược phát triển sản phẩm
Trang 15công sở thành sản phẩm chủ đạo và đứng đầu trên thị trường Thực tế cũng cho thấy, sốlượng công nhân có trình độ đại học - cao đẳng cũng tăng lên, năm 2011 là 162 côngnhân, tăng 12 công nhân và chiếm 12% trong cơ cấu lao động.
1.3.4 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 162 Chức năng bộ máy quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Thái Tuấn theo dạng trực tuyến chức năng Hội đồngquản trị, Tổng Giám Đốc và các Phó Tổng Giám Đốc chỉ đạo trực tuyến mọi hoạt độngcủa công ty và được sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng
P.TGĐ Nội chính
GĐ KD Xuất khẩu
GĐ KD Nội địa
GĐ Hành chính Quản trị
GĐ Quản lý chất lượng
GĐ Nhân sự
GĐ TT Tin học kỹ thuật
GĐ TT R&D
GĐ Nhà máy dệt 2
GĐ Nhà máy dệt 1
GĐ Nhà máy nhuộm
GĐCung ứng
- gia công
Trang 17* Tổng Giám Đốc
Đề ra các chiến lược của công ty nhằm đạt được mục tiêu chung của công ty, tác động vềmặt nhân sự đối với các Phó tổng giám đốc và các giám đốc đơn vị, phê duyệt ngân sáchhoạt động và quyết toán của công ty
* Các Phó Tổng Giám Đốc và Giám Đốc
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính, nhân sự, thay mặt tổng giámđốc giải quyết các vấn đề cấp thiết khi tổng giám đốc vắng mặt, tập trung các nguồn lực(nhân lực, tài lực, ) hướng vào các chiến lược đã đề ra nhằm đạt được mục tiêu cuốicùng của công ty
* Các phòng ban chức năng
Thực hiện các quyết định mang tính chuyên môn của lĩnh vực mình hoạt động, bao gồm:Phòng Hành Chính Quản Trị, Phòng Nhân Sự, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng XuấtKhẩu, Phòng Nghiên Cứu Phát Triển, Phòng Thiết Kế Hoa Văn, Phòng Tiếp Thị, PhòngKinh Doanh Nội Địa ( Bộ phận bán hàng công sở, Bộ phận bán hàng công nghiệp, Bộphận kinh doanh sản phẩm may, Bộ phận điều phối), Phòng Tin Học, Nhà máy Dệt 1,Nhà máy Dệt 2
Nhược điểm của cấu trúc tổ chức: chi phí cho việc ra quyết định quản trị rất lớn
Ưu điểm của cấu trúc tổ chức: phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chứcnăng, nhưng vẫn đảm bảo quyền chỉ huy thống nhất Các bộ phận phối hợp làm việc hiệuquả, thực hiện đầy đủ các chức năng của mình giúp công ty ngày một đi lên Giữa cácphòng ban có sự cạnh tranh lành mạnh, giúp đỡ nhau đảm bảo công việc luôn được hoànthành tốt và kịp lúc
Trang 18Kết luận: Công ty có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phát huy được năng lực chuyên môn của
các bộ phận phòng ban chức năng Có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sưđược đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Đây là mộtđiểm mạnh để Thái Tuấn tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín vàchất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng
1.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
1.4.1 CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINHDOANH CỦA CÔNG TY
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của một công ty thường dựa vào các chỉ tiêu vềcác mục tiêu sau:
1 Mục tiêu kinh tế:
- Mục tiêu về lợi nhuận: đây là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Lợi nhuận tối đa sẽtạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt ngĩa vụ đóng góptheo luật định và tăng thu nhập cho người lao động
- Mục tiêu phát triển: là mục tiêu kinh tế lâu dài của doanh nghiệp
- Mục tiêu sản xuất tối đa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội Đây vừa là mục tiêuvừa là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu trên
2 Mục tiêu xã hội:
Nó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Bảo vệ và thỏa mãn nhu cầu về quyền lợi của mọi thành viên trong doanh nghiệp như cơhội thăng tiến, khả năng tự lập, ổn định việc làm
- Bảo vệ quyền lợi của bạn hàng và người tiêu dùng
- Thực hiện các việc chăm lo xã hội, công tác từ thiện, an ninh quốc phòng
3 Mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐNĂM GẦN ĐÂY
Để thấy được tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Tuấn trong nhữngnăm gần đây ta có bảng số 05:
S
Trang 19kế hoạch của năm 2011 thì đã đạt 109,81%
Các khoản nộp ngân sách năm 2011 so với kế hoạch và so với năm 2010 cũng tăng,nhưng tốc độ tăng chậm hơn Cụ thể như sau: nộp ngân sách năm 2010 là 102 tỷ đồng, kếhoạch năm 2011 là nộp 116 tỷ đồng, và kết quả thực hiện là Công ty đã nộp ngân sách117,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 1,12% so với kế hoạch
1.5 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TY
1 Cơ may và rủi ro sau khi phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài
* Cơ may
- Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam
- Mức sống và thu nhập của người dân đang dần được nâng cao
- Nhu cầu về hàng may sẵn ngày càng tăng do tính tiện lợi
- Khoa học - kỹ thuật ngành dệt may trong nước có nhiều tiến bộ Nguồn nguyên vật liệuđang được nội địa hóa
Trang 20- Người tiêu dùng ngày càng tiếp cận với nhiều thông tin
* Rủi ro
- Nhiều chất liệu thoáng mát hơn xuất hiện, thay thế cho Polyester
- Quần áo may sẵn từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc vào Việt Nam ngày một nhiều
- Sức cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam ra nhập WTO
- Vải nhập lậu giá rất rẻ
- Các đối thủ tăng năng lực sản xuất và liên kết chuỗi hợp tác cùng phát triển
2 Điểm mạnh và điểm yếu sau khi phân tích các yếu tố từ môi trường bên trong
* Điểm mạnh
- Thái Tuấn là một thương hiệu rộng trên toàn quốc
- Mạng lưới phân phối rộng, bao phủ thị trường
- Hoạt động Marketing có quy mô
- Chất lượng sản phẩm vải áo dài vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình
- Tổ chức tốt việc khai thác hết năng lực thiết bị máy móc
- Có nhiều khách hàng lớn, trung thành với thương hiệu
* Điểm yếu
- Đội ngũ nhân viên bán hàng còn yếu kém về nghiệp vụ
- Các bộ phận còn thiếu chủ động trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng
- Sản phẩm chuyên về chất liệu Polyester
- Phần lớn nguyên liệu là nhập khẩu
- Chưa có kinh nghiệp nhiều trong sản xuất quần áo may sẵn
- Sản phẩm chưa được đánh giá cao về hoa văn và màu sắc
3 Các vấn đề đặt ra
* Mục tiêu chiến lược: "Trở thành tập đoàn cung cấp sản phẩm và dịch vụ thời trang hàngđầu Châu Á"
* Chiến lược phát triển
- Tập trung củng cố thị trường nội đia
- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và một số nước Châu Âu
Trang 21- Đầu tư phát triển theo chiều sâu trước khi phát triển theo chiều rộng, tập trung tiếp nhậnchuyển giao những công nghệ tiên tiến của nước ngoài gắn chặt với tiến trình nhập khẩumáy móc thiết bị hiện đại để trở thành công ty sản xuất và cung ứng hàng đầu các loại vảithời trang cao cấp phụ nữ Việt Nam.
- Tiếp tục đầu tư thêm nhiều nhà máy với máy móc thiết bị hiện đại sản xuất ra những sảnphẩm cao cấp, chuyên biệt mà hiện nay đang phải nhập khẩu nhằm phụ vụ tốt hơn chongười tiêu dùng và tiết kiệm ngoại tệ
Trong năm 2012, Công ty có chiến lược phát triển như sau:
- Tổng doanh số bán: 500.000 triệu đồng
- Tổng lợi nhuận sau thuế: 15.000 triệu đồng
Để đạt được các mục tiêu đó, năm 2011 vừa qua Công ty đã đầu tư tổng số vốn là:374.110.123.738 đồng
Trong đó:
- Đầu tư cho sản phẩm Vải áo dài Lencii là: 163.466.071.028
Cụ thể tại các thị trường vốn dầu tư cho các sản phẩm như sau:
Miền Bắc: 57.937,25 triệu
Miền Trung : 51.313,8 triệu
Miền Nam 54.215,02 triệu
Vải_là sản phẩm truyền thống của Công ty, và cũng là sản phẩm chủ đạo trong sản xuất,
vì vậy số vốn đầu tư cho nó chiếm 43,69% trong tổng vốn đầu tư
Trang 22CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN MARKETING ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM VẢI ÁO DÀI LENCII NĂM 2011 CỦA CÔNG TY
2.1.1.2 PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN DOANH SỐ CHUNG
Để phân tích chi tiết doanh số đạt được đối với sản phẩm Vải áo dài Lencii của Thái Tuấnnăm 2011, ta lập bảng phân tích số 06:
Bảng 06:
ĐOẠN THỊ
TRƯỜNG CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
CHÊNH LỆCH
Số tuyệt đối (+;-)
Sơ tương đối (%)