Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO

115 610 1
Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI HOÀNG THỊ HIỀN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM HẬU WTO LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HOÀNG THỊ HIỀN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM HẬU WTO Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Quốc Bảo HÀ NỘI - 2008 - 1 - LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để chúng em có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Bùi Quốc Bảo – người đã động viên và giúp đỡ cho chúng em nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện tốt cho chúng em làm việc, học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn tất cả các bạn học cùng khoá đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và những kiến thức quý báu, giúp chúng tôi có thể làm tốt công việc của mình. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ bảo. Một lần nữa xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. - 2 - MC LC Trang ph bỡa Trang Li cm n 1 Mc lc .2 Danh mục các bảng và hình vẽ 4 mở đầu 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Ph-ơng pháp nghiên cứu 6 5. Những điểm mới của luận văn 7 6. Kết cấu của luận văn 7 Ch-ơng 1: một số vấn đề lý luận cơ sở về chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng 8 1. 1. Tổng quan về chiến l-ợc kinh doanh 8 1.1.1. Khái niệm chiến l-ợc 8 1.1.2. Phân loại chiến l-ợc 10 1.1.3. Cơ sở hoạch định chiến l-ợc 15 1.1.4. Các nội dung quản trị chiến l-ợc 20 1.1.5. Mô hình chiến l-ợc 23 1.1.6. Vai trò của chiến l-ợc 25 1.2. Chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng 27 1.2.1. Khái niệm 27 1.2.2. Vai trò của chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng 28 1.2.3. Nội dung các chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng. 30 Ch-ơng 2: thực trạng chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng của ngành Thép việt nam hiện nay 39 2.1. Tổng quan về ngành Thép Việt Nam 39 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ 42 2.1.3. Cơ cấu, chất l-ợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm 49 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Thép Việt Nam 53 2.2. Thực trạng phát triển Thị tr-ờng ngành Thép Việt Nam 57 2.2.1. Tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị tr-ờng nội địa 57 2.2.2. Quá trình mở rộng thị tr-ờng theo các địa bàn 59 2.2.3. Quá trình mở rộng thị tr-ờng ra n-ớc ngoài 62 2.2.4. Phát triển sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu mới 63 - 3 - Ch-ơng 3: Giải pháp phát triển thị tr-ờng của ngành Thép việt nam hậu wto 74 3.1. Cơ sở cho chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng trong thời gian tới 74 3.1.1. Dự báo khả năng phát triển kinh tế và nhu cầu về sản phẩm thépViệt Nam đến năm 2025 74 3.1.2. Tài nguyên cho phát triển sản phẩm 77 3.1.3. Khả năng công nghệ 79 3.1.4. Môi tr-ờng chính trị và luật pháp 79 3.1.5. Môi tr-ờng ngành (đối thủ cạnh tranh) 81 3.2. Định h-ớng phát triển thị tr-ờng ngành Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 87 3.2.1. Mục tiêu 87 3.2.2. Nhiệm vụ 88 3.2.3. Các chỉ tiêu cụ thể 89 3.2.4. Các yêu cầu có tính nguyên tắc 91 3.3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chiến l-ợc phát triển thị tr-ờng của ngành Thép Việt Nam hậu WTO 93 3.3.1. Đối với các doanh nghiệp 93 3.3.2. Các giải pháp ở cấp ngành và Hiệp hội 99 3.3.3. Một số kiến nghị với Nhà n-ớc 103 Kết luận 110 Tài liệu tham khảo 111 - 4 - DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Tr an g Hình 1: Mô hình chiến lược phổ biến 2 3 Bảng 1: Danh mục các cơ sở luyện gang hiện có 4 0 Bảng 2: Danh mục các cơ sở gia công sau cán chủ yếu 4 3 Bảng 3: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền cán thép 4 6 Bảng 4: Kết quả sản xuất giai đoạn 1995 – 2006 5 1 Bảng 5: Ngành Thép trong phân ngành “sản xuất kim loại” năm 2000- 2003 5 2 Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng, giá 1994) của ngành sản xuất kim loại trong giai đoạn 1995 – 2005 52 Bảng 7: So sánh một số chỉ tiêu của toàn ngành công nghiệp và ngành Thép trong năm 2000-2003 53 Bảng 8: Nộp ngân sách và Thu nhập bình quân đầu người của ngành Thép trong những năm 2000-2003 54 Bảng 9: Tiêu thụ thép thành phẩm của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2005 55 Bảng 10: Phôi thép vuông nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 56 Bảng 11 : Nhu cầu thép của các ngành chủ yếu thời kỳ 2000 – 2005 63 Bảng 12: Diễn biến chỉ số giá một số hàng hoá trên thị trường thế giới 66 Bảng 13: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2025 70 Bảng 14: Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến 2025–Phương án cao 72 Bảng 15: Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến 2025 – Phương án cơ sở và phương án thấp 72 - 5 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang thực hiện đường lối công nghiệp hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, Việt Nam cần phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản, trong đó, xây dựng ngành công nghiệp Thép vững mạnh có vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, ngành Thép Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu về thép của nền kinh tế ngày càng tăng, trong tương lai gần sẽ đạt tới hàng chục triệu tấn mỗi năm. Với năng lực sản xuất còn thấp (khoảng 6 – 7 triệu tấn/năm) và chủng loại sản phẩm nghèo nàn, hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều thép cả về số lượng và chủng loại. Bên cạnh đó, thị trường thép Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các lực lượng cạnh tranh lớn. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường, với xuất phát điểm thấp, ngành Thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển. Nếu không có những biện pháp và chiến lược phù hợp, nguy cơ mất cơ hội ngay trên thị trường nội địa là hoàn toàn có thể xảy ra Do vậy, việc xây dựng một chiến lược phát triển thị trường phù hợp là một trong những nội dung quyết định để phát triển ngành Thép Việt Nam trong thời kỳ hậu hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay. Đã có một số nghiên cứu về ngành Thép Việt Nam, như: “Chính sách phát triển công nghiệp thép – Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc” của Ban Quản lý Dự án Thạch Khê thuộc VSC; “Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; “ Công nghiệp gang - 6 - thép Việt Nam: một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới” của Nozomu Kawabata (Nhật Bản)…. Các công trình trên đây đã đề cập đến một số nội dung về thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành Thép Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập và chuyên biệt về chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, là người đã từng làm việc trong ngành Thép Việt Nam và nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của ngành Thép trong quá trình phát triển, tôi chọn chủ đề: “Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động của ngành Thép Việt Nam nói chung và thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển thị trường thép Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Thép Việt Nam, các doanh nghiệp trực thuộc VSC (VSC) và các doanh nghiệp ngoài VSC trong thời gian từ những năm 1960 đến nay và một số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin, đồng thời lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối phát triển kinh tế đất nước làm cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, phân tích kinh tế, điều tra khảo sát, v.v…. - 7 - 5. Những điểm mới của luận văn 1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược phát triển thị trường nói riêng của các doanh nghiệp. 2. Đánh giá thực trạng kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tổng kết những bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường ngành Thép Việt Nam. 3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung cơ bản của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ sở về chiến lược phát triển thị trường Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO. - 8 - Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG 1. 1. Tổng quan về chiến lƣợc kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chiến lƣợc Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự từ thời xa xưa, xuất phát từ “strategos”, nghĩa là “vai trò của vị tướng trong quân đội”. Thuật ngữ “chiến lược” được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Xuất phát từ thuật ngữ dùng trong quân sự, “chiến lược” đã dần được sử dụng phổ biến trong kinh doanh. Các doanh nghiệp phải cố gắng sử dụng những điểm mạnh của mình để khai thác những điểm yếu của đối thủ. Sự thành công trong kinh doanh không phải là kết quả ngẫu nhiên tình cờ mà nó là kết quả của sự chú tâm liên tục đến những điều kiện thay đổi bên trong và bên ngoài đến việc hình thành, thực thi những thích nghi sáng suốt với những điều kiện đó. Yếu tố bất ngờ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn lao trong các chiến lược kinh doanh. Các hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu về các đối thủ hay các chiến lược và nguồn lực của địch thủ cạnh tranh cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về chiến lược kinh doanh. Có thể nêu ra một số quan niệm về chiến lược kinh doanh chủ yếu sau đây: Năm 1962, Chandler – một trong những người đầu tiên khởi xướng lý thuyết quản trị chiến lược đã định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” Theo Micheal Porter, một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh của Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ), chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh. “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” [3, tr.45]. [...]... Như vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển thị trường - 26 - của ngành nói riêng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay 1.2 Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng 1.2.1 Khái niệm Là một trong ba chiến lược bộ phận trong chiến lược tăng trưởng tập trung, Chiến lược phát triển thị trường là phương thức... hoạch định cho từng ngành cụ thể phù hợp với tình hình của ngành trong mỗi giai đoạn nhất định Ví dụ: Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2025… c Chiến lược cấp doanh nghiệp: là những chiến lược của mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động kinh... và phát triển thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm - 27 - 1.2.2 Vai trò của chiến lƣợc phát triển thị trƣờng Vai trò của chiến lược phát triển thị trường ở cấp độ vĩ mô và vi mô được thể hiện trên các khía cạnh sau: 1.2.2.1 Vai trò của chiến lược phát triển thị trường ở cấp vi mô a Chiến lược phát triển thị trường giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tối đa các cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ... tiêu của việc xác lập kế hoạch 1.1.2.1 Căn cứ vào cấp độ chiến lược, chiến lược gồm có: a Chiến lược cấp quốc gia: là các chiến lược liên quan đến sự phát triển các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo… của quốc gia, bao gồm: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược về dân số, hợp tác kinh tế quốc tế… b Chiến lược cấp ngành: là các chiến lược được hoạch định cho từng ngành. .. tiêu thụ sản phẩm Thông thường, chiến lược marketing gồm các chiến lược cụ thể như: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếp và khuếch trương (chiến lược yểm trợ bán hàng) Các nội dung chủ yếu của chiến lược marketing là các chiến lược cạnh tranh, bao gồm: - Chiến lược cạnh tranh chi phối bằng chi phí thấp: thực chất của chiến lược này là dẫn đầu hạ giá thành... với từng thị trường * Thực hiện chiến lượcchiến thuật tiếp thị, xúc tiến phù hợp trên thị trường, bao gồm việc xác định thị trường mục tiêu mà tổ chức sẽ phục vụ thông qua việc phân đoạn thị trường và xác định vị trí thị trường, tìm kiếm các cơ hội thị trường, thông qua đó, xây dựng chiến thuật cạnh tranh trên thị trường * Nghiên cứu và thực hiện chiến lược về sản phẩm và tung ra thị trường những... qua chiến lược phát triển thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước, từ đó, mở rộng được đầu tư b Chiến lược phát triển thị trường tạo điều kiện để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu rủi ro, khai thác tối đa lợi thế trong kinh doanh Khi thị trường. .. Chiến lược phát triển thị trường: là phương thức tăng trưởng bằng con đường đưa sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào thị trường mới Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm tổ chức đang sản xuất, như tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, thị trường trong nước ở các khu vực tổ chức chưa khai thác được hoặc mở rộng giá trị sử dụng của sản phẩm + Chiến lược phát triển. .. phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là một phương pháp phân chia một thị trường tổng thể theo những tiêu chí nhất định thành nhiều thị trường con để xác định ra được thị trường mục tiêu Phân đoạn thị trường nghĩa là xác định mục tiêu của thị trường, từ đó vạch ra được cơ sở của sách lược kinh doanh có hiệu quả Việc phân đoạn thị trường là nhằm sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực của doanh... việc tìm kiếm thị trường mới còn bỏ trống ở trong nước và tìm thị trường mới ở nước ngoài Việc tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài còn gọi là chiến lược phát triển thị trường bằng con đường hướng ngoại (xuất khẩu hàng hoá) Đối với các doanh nghiệp, việc giữ vững và phát triển thị trường trong nước là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đồng thời, việc chủ động tìm kiếm thị trường ngoài . trong ngành Thép Việt Nam và nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của ngành Thép trong quá trình phát triển, tôi chọn chủ đề: Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu WTO . hình của ngành trong mỗi giai đoạn nhất định. Ví dụ: Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển ngành. doanh và chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tổng kết những bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường ngành Thép Việt Nam.

Ngày đăng: 16/04/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

    • 1. 1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh

      • 1.1.1. Khái niệm chiến lược

      • 1.1.2. Phân loại chiến lược

      • 1.1.3. Cơ sở hoạch định chiến lược

      • 1.1.4. Các nội dung quản trị chiến lược

      • 1.1.5. Mô hình chiến lược

      • 1.1.6. Vai trò của chiến lược

      • 1.2. Chiến lược phát triển thị trường

        • 1.2.1. Khái niệm

        • 1.2.2. Vai trò của chiến lược phát triển thị trường

        • 1.2.3. Nội dung các chiến lược phát triển thị trường

        • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY

          • 2.1. Tổng quan về ngành Thép Việt Nam

            • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

            • 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ

            • 2.1.3. Cơ cấu, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

            • 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Thép Việt Nam

            • 2.2. Thực trạng phát triển thị trường ngành Thép Việt Nam

              • 2.2.1. Tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa

              • 2.2.2. Quá trình mở rộng thị trường theo các địa bàn

              • 2.2.3. Quá trình mở rộng thị trường ra nước ngoài

              • 2.2.4. Phát triển sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu mới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan