Luận Văn: Xã hội học gia đình
TRƯỜNG I H C TRÀ VINHĐẠ Ọ KHOA KINH T - LU T - NGO I NGẾ Ậ Ạ Ữ LỚP: DA10LB BÀI TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH GVHD: PHẠM THỊ TỐ THY NSVTH: NHÓM 2 1. HỒ THỊ LÀNH 2. LÝ TẤN HUỲNH 3. TRẦN THỊ THẢO NGÂN 4. NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN 5. LÊ VĂN TÂN 6. NG- LÊ PHƯỚC THIỆN 7. ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG 8. NGUYỄN THANH HIỂU 1 Trà vinh, năm 2011 MỤC LỤC Mục .trang I.ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU XHH GIA ĐÌNH .3 1.Nghiên cứu sự sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình 3 2.Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 3 3. Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình 3 4. Nghiên cứu về các chức năng của gia đình .3 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .4 1. Gia đình hạt nhân 4 2. Gia đình mở rộng .4 3. Gia đình gốc 5 4. Gia đình ph hệ 5 5. Gia đình mẫu hệ .5 6. Gia đình lưỡng hệ 5 7. Gia đình phụ quyền .5 8. Gia đình mẫu quyền 5 9. Gia đình đơn hôn .5 10. Gia đình đa hôn 5 11. Gia đình tái hôn .5 III.SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA GIA ĐÌNH 6 1. Giai đoạn thành lập 6 2. Giai đoạn mở rộng 8 3. Ly hôn 8 4. Giai đoạn chia tách 9 5. Giai đoạn tan rã .9 IV.GIỚI TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH .10 1. Phân công lao động .10 2. Ra các quyết định gia đình .10 3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng 10 V.CÁC VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC ĐỂ CỦNG CỐ GIA ĐÌNH HIỆN NAY 11 1. Các vấn đề của gia đình .11 2. Việc phát triển khoa học để củng cố gia đình hiện nay 11 VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIA ĐÌNH .12 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .14 ã hội học gia đình là một nhánh của xã hội học chuyên biệt, xã hội họcgia đình là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của gia đình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - văn hóa cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng trong xã hội. X I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH 2 1. Nghiên cứu sự sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình trong các chế độ xã hội đã qua. Trong phạm vi này xã hội học gia đình xem xét sự ra đời của gia đình gắn liền vớii sự phát triển của xã hội, với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. nghiên cứu các hình thức cơ bản của gia đình trong quá khứ; gia đình trong chế độ cộng đồng nguyên thủy, gia đình trong chế độ nô lệ, gia đình trong chế độ phong kiến, gia đình trong chế độ tư bản và gia đình trong các chế độ khác. 2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội – Đây là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học gia đình, vì thực tế, những vấn đề của gia đình,nhất là gia đình hiện nay đều là một phần trong những vấn đề của toàn xã hội và cơ sở cho việc giải quyết cá vấn đề này của gia đình là nằm trong mối quan hệ lẫn nhau giữa gia đình và xã hội. Cụ thể ở đây là mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa gia đình và các yếu tốcủa cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội hay mối quan hệ của gia đình với cơ cấu xã hội như: nhóm các giai cấp xã hội (gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình trí thức, gia đình nông thôn,…), nhóm dân tộc hoặc theo cơ cấu lãnh thổ,… 3. Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình – Xã hội gia đình, trước hết là cần xét tới các điều kiện cũng như nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến hôn nhân như lá cơ sở, hạt nhân cho sự tồn tại và phát triển của gia đình. Khi nghiên cứu về gia đình,xã hội học gia đình xem xét không chỉ về số lượng người, thành phần và số lượng các thế hệ cùng chung sống mà còn nghiên cứu về vị trí, vai trò xã hộicủa họ trong mối quan hệ gia đìnhcũng như những điều kiên xã hổianh hưởng tới các mối quan hệ này. Trong gia đình tồn tại hàng loạt các mối quan hệ: quan hệ vợ - chồng, quan hệ bố mẹ với con, quan hệ bố mẹ với ông bà, quan hệ ông bà với các cháu, quan hệ giữa anh chị em với nhau,… Bên cạnh đó nếu xét từ khía cạnh các lĩnh vực hoạt động sống của gia đình có thể nói tới mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với các lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh sản, điều kiện nhà ở, trang thiết bị, v.v… Trong lĩnh vực này, xã hội học còn nghiên cứu vấn đề mối quan hệ ly hôn như các điều kiện, nguyên nhân dẫn đến ly hôn, quá trình ly hôn và hậu quả của nó đối với con cái, các bậc cha mẹ và xã hội. 4. Nghiên cứu về các chức năng của gia đình – Hai chức năng cơ bản nhất của gia đình đối với xã hội là “tái tạo ra một thế hệ mới” (bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo) và “nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình”. Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình (chức năng kinh tế, giao tiếp tinh thần, tổ chức thời gian rỗi, giải trí,…). Nói chung, các chức năng của gia đình chỉ có thể thực hiện có kết quả trong những gia đình được tổ chức tốt, có bầu không khí hòa thuận tôn trọng nhau luôn hướng tơi việc giao dục thế hệ mới. Thực tế, khi các gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình là đã đáp ưng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, và điều đó có nghĩa là gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. 3 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.Gia đình hạt nhân. Gia đình hạt nhân là đơn vị gia đình nhỏ nhất và cơ bản nhất, bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn của họ. Gia đình hạt nhân chỉ gồm hai thế hệ: cha mẹ và con cái. Ngày nay, trong bản thân xã hội học, còn có những hình thái gia đình nhỏ hơn hình thái hạt nhân, chẳng hạn gia đình cha (mẹ) đơn thân. Tuy nhiên, thuật ngữ gia đình hạt nhân vẫn đang được sử dụng rộng rãi như là hình thái nhỏ nhất và hiện thời chúng ta cứ chấp nhận nó. Trong hình thái hạt nhân này gia đình bao gồm ít nhất ba trục quan hệ cơ bản sau đây: - Quan hệ vợ chồng. - Quan hệ cha mẹ - con cái. - Quan hệ anh chị em (nếu gia đình có từ hai con trở lên). Nếu hai người đã kết hôn hoặc chung sống với nhau mà chưa hoặc không có con, họ là một cặp hôn nhân hay nôm na là cặp vợ chồng. Đó không phái là một gia đình; họ chỉ trở thành một gia đình khi họ có con. Đây là sự phân biệt cần lưu ý để tránh nhầm lẫn hay qyu giản thái quá về lý thuyết. Điểm mạnh của gia đình hạt nhân là ở chỗ nếu được thành lập do kết quả của tự do hôn nhân và tinh yêu, nó tạo ra nhiều lợi thế về tình cảm cho quan hệ vợ chồng và giảm khả năng mâu thuẩn thế hệ. Nhưng mặt yếu của nó là dễ bị tác động của nhiều khó khăn, khủng hoảngtrong các giai đoạn của đường đời. 2.Gia đình mở rộng. Gia đình mở rông là những đơn vị gia đình lớn hơn gia đình hạt nhân. Nó có thể là sự mở rộng hạt nhân cơ bản theo chiều dọc hay theo chiều ngang. Ưu thế của gia đình là việc tập trung nhân lực cho sản xuất gia đình, và các thế hệ có thể giup đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn trong đường đời, khắc phục sức ép tái sinh sản. Tuy nhiên, loại hình gia đình này dễ dẫn đến sự khác biệt và mâu thuẫn thế hệ, và để duy trì nó , cần có sự nổ lực rất lớn của các thành viên để vượt qua xu hướng chia tách. 3.Gia đình gốc. Gia đình gốc là là những gia đình có cơ cấu gồm cha mẹ già sống với một trong nhiều con trai của họ, cùng với vợ con của anh ta. 4. Gia đình phụ hệ. Gia đình phụ hệ là gia đình mà đứa trẻ mới sinh ra được tính là dòng dõi của người đàn ông (tức nố nó), và mang họ bố. Gia đình xuất thân của bố được coi là gần gũi hơn. 5.Gia đình mẫu hệ. 4 Gia đình mẫu hệ là gia đình mà con cái tính theo dòng dõi người phụ nữ (tức người mẹ), và mang họ mẹ. Trong xã hội mẫu hệ, nam giới vẫn có thể nắm địa vị chính trị và kiểm soát kinh tế. Con cái gắn với anh em trai của mẹ, quyền lực và địa vị xã hội của nam giới được truyền lại qua người phụ nữ. 6.Gia đình lưỡng hệ. Con cái được tính theo dòng dõi và mang họ của cả bố lẫn mẹ. 7.Gia đình phụ quyền Quyền lực, tiếng nói cao nhất trong nhà thuộc về người cha hay người đan ông nhiều tuổi nhất. 8.Gia đình mẫu quyền. Người mẹ hay người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong gia đình có tiếng nói và uy quyền cao nhất. Hình thái gia đình này phổ biến ở một số dân tộc ít người vùng Tây Nguyên của Việt Nam. 9.Gia đình đơn hôn. Gia đình đơn hôn hay còn đưôc gọi là gia đình một vợ một chồng. Là hình thái có nhiều ưu thế về mặt cân bằng tương đối trong quan hệ giới giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn tăng cao và nhiều người ly hôn lại tái hôn, sau đó lại ly hôn nữa. Với trường hợp này , hình thái một vợ một chồng đã bị biến thành một biến thể của chế độ đa hôn hay chế độ lấy lần lượt nhiều vợ nhiều chồng, vì một người có thể có vai ba chồng (vợ) trong đời mình. Xã hội học phương Tây gọi hình thái này là “chế độ nhiều lần lấy một vợ một chồng”. 10. Gia đình đa hôn. Hình thái gia đình này bao gồm từ ba người trở lên tham gia vào một liên minh hôn nhân. Gồm hai biến thể: - Đa thê tức là một người đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ. Hình thái này là một biểu hiện cụ thể của tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa một người chồng và nhiều người vợ. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy ngay trong nội bộ giới nữ cũng có tình trạng áp bức nhau, và tiếp tay cho sự áp bức giới mà mà nam giới thực hiện với phụ nữ. - Đa phu tức là một người vợ có nhiều chồng 11. Gia đình tái hôn Gia đình tái hôn là hình thái gia đình trong đó ít nhất một trong hai vợ chồng đã từng kết hôn, nhưng ly hôn rồi tái hôn. Đây chính là loại gia đình đa hôn biến dạng, hay chế độ một vợ một chồng nhiều lần. III. SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA GIA ĐÌNH. 1. Giai đoạn thành lập. Giai đoạn này cho biết phải chọn vợ chọn chồng như thế nào? Thời hiện đại chúng ta quan niệm chọn vợ chọn chồng trên cơ sở tình yêu, là quyền tự do cá nhân và nhiều người tưởng đây hoàn toàn là chuyện riêng tư của hai trái tim, nhưng vẫn có những nhân tố chi phối đến việc này. Các nhân tố đó liên quan 5 đến sự so đo, cân nhắc, trao đổi và thậm chí mặc cả, trong cái có thể gọi là “thị trường hôn nhân”. Tương tự như thị trường thương mại, thị trường hôn nhân cũng có phần nào tương tự. Nhưng không hoàn toàn giống thị trường thương mại, thị trương hôn nhâncó nhân tố tình cảm, và không phải là một nơi chốn mà là một quá trình. Bản thân chúng ta khi đến với thi trường này là một món hàng, chúng ta có những nguồn lực nhất định như giai cấp xã hội của chúng ta, địa vị, ngoại hình và nhân cách,v.v… Chúng ta dùng nguồn lực này để mặc cả, so đo, cân nhắc, trao đổi những đặc điểm xã hội và nhân cách của mình. a) Các lý thuyết cá nhân Thuyết nguyên mẫu vô thức cho rằng bản nănglà cái chỉ đạo cho việc một người đàn bà. Mỗi người đàn ông kế thừa một bản năng được gọi là “nguyên mẫu vô thức”, nguyên mẫu này là một hình ảnh phụ nữ cụ thể nào đó mà anh ta mang sẵn trong gen của mình. Khi gặp đúng “nguyên mẫu vô thức” anh yêu liền. Đây còn gọi là “tình yêu từ cái nhiàn đầu tiên” hay “tình yêu sét đánh”. Lý thuyết phân tâm học cho rằng người ta chọn vợ chọn chồng giống theo hình ảnh cha mẹ mìnhvề khí chất và hình dáng bên ngoài. Một chàng trai chọn ai đó giống mẹ mình làm vợ, và ngược lại một cô gái chọn người giống bố làm chồng. Mặc dù vậy, những trường hợp này là không nhiều, và chưa có bằng chứng chắc chắn để chứng minh cho lý thuyết này. Sự hấp dẫn của những tính cách giống nhau (hợp nhau) tạo nên sự ổn định cho hôn nhân về sau. Nguyên lý bổ sung nhu cầu hay là sự hấp dẫn của những cái trái ngược nhau thì cho rằng mỗi cá nhân đều đi tìm người nào thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình. Nhân cách của người này là sự bổ sung cho người kia. b, Các lý thuyết văn hóa xã hội. Sự gần gũi và tác động qua lại đóng vai trò quan trọng trong trong việc chọn vợ chọn chồng vì trong mọi trường hợp đây là điều kiện tiên quyết để gặp nhau và tác động qua lại với nhau. Tuy nhiên, sự toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin đã đặt ra thách thức lớn cho lý thuyết này. Lý thuyết trao đổi cho rằng các cá nhân chọn làm vợ làm chồng với những người nào có thể mang lợi cho họ và hai bên cùng có lợi. Chúng ta có xu hướng chịn những người tương xứng với ta về ngoại hình, trí tuệ, học vấn, v.v…Song không có cặp đôi nào là tương xứng về mọi đặc điểm. Các hình mẫu về giá trị và niềm tin. Việc người khác cùng chia sẽ các giá trị và niềm tin với chúng ta làm tăng khả năng họ hấp dẫn chúng ta. Sự phân tầng và chế độ nội hôn theo giai cấp. Phạm vi những người có thể chọn để kết hôn thường bó hẹp ở cùng tầng lớp xã hội với gia đình xuất thân của họ. Chế độ nội hôn theo giai cấp không những đóng vai trò quan trọngtrong quá trình chọn vợ chọn chồng, mà còn giúp lý giải các hình thức khác của việc chọn vợ chọn chồng cùng giai cấp. 6 Tóm lai, có rất nhiều nhân tố chi phối việc lựa vợ chọn chồng.ta cần tính đến sự đan xen, tác động qua lại và kết hợp các nhân tố cá nhân cũng như văn hóa xã hội. Quá trình từ những kẻ xa lạ với nhau trở thành người thân diễn ra như thế nào? Khi gặp một người lạ khác giới, cá nhân thường chú ý đến ngoại hình người đó, nhưng mỗi giới gắn cho ngoại hình một tầm quan trọng khác nhau. Một khi hai cá nhân bắt đầu tác động qua lại với nhau, mục tiêu cơ bản hàng đầu của họ là xác định điều mà họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý về nhau và đánh giá ý nghĩa của những điều giống nhau và khác nhau giữa họ. Suốt trong thời kỳ này, các cá nhân nam nữ có xu hướng đưa ra hình ảnh tốt đẹp về mình và che giấu những thông tin mà họ cho rằng có thể sẽ làm hạiviệc xác lập quan hệ đồng thời tìm cách khai thác thông tin về người kia. Khi mối quan hệ vượt quá thời điểm tự bộc lộ và các cá nhân nghiêm túc tìm hiểu nhau, họ bước sang thời kỳ phụ thuộc qua lại và gắn bó lẫn nhau. Quan hệ của cặp này không còn là việc riêng của họ nữa, họ được công chúng công nhận là một đôi. Họ tiến hành nhiều hoạt động cho thấy mức độ gắn bó ngày càng tăng. Một số khó khăn có thể nảy sinh trong giai đoạn này, xét theo quan điểm giới, nam giới có thể coi việc chấp nhận quan hệ lâu dài với một người phụ nữ là từ bỏ sự tự do và độc lập của họ; còn phụ nữ thì cố tìm sự an toàn cho quan hệ của mình với người nam giới bằng cách biến nó thành sự gắn bó lâu dài. Giai đoạn các cặp vợ chồng thỏa mãn nhất chính là vào thời kỳ bắt đầu cuộc sống gia đình. Điều quan trọng ở đây là mối quan hệ dẫn tới việc thành lập một gia đình không tĩnh tại, không như một sự vật, mà là một quá trình qua đó những người xa lạ với nhau trở thành thân thiết. Cần biết rằng, điểm khởi đầu của giai đoạn thành lập gia đình có ý nghĩa khác nhau ở các xã hội khác nhau. Kết hôn là một sự chuyển đoạn hết sức quan trọng ở hầu hết các xã hội và nó có thể thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Trong giai đoạn thành lập này, các cặp vợ chồng có các nhiệm vụ: - Thứ nhất, cần điều chỉnh trong quan hệ nội bộ. Quá trình điều chỉnh này được gọi là “mặc cả bản sắc” gồm có ba bước: Mỗi người phải đồng nhất vai trò mình đang thực hiện. Mỗi người phải được người kia đối xử như thể họ đang thực thi vai trò. Hai người phải thương lượng để thay đổi vai trò của mỗi người. - Thứ hai, họ cần điều chỉnh trong quan hệ của họ với bên ngoài. Tóm lại, gia đình mới phải lập những ranh giới của mình thông qua việc xác định xem họ sẽ giữ quan hệ qua lại với gia đình gốc ở mức nào, và gia đình có thể gây ảnh hưởng với họ đến đâu. Xã hội học gọi đây là việc “xác lập ranh giới” và nó có thể gây ra nhiều khó khăn, thậm chí xảy ra xung đột. 2. Giai đoạn mở rộng. Đây là giai đoạn mà các cặp vợ chồngthường có xu hướng gặp nhiều khó khăn do sự ra đời của những đứa con và nhu cầu phải làm việc cũng như tìm 7 kiếm thu nhập nhằm đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Sự xuất hiện của đứa con đầu lòng khiến quan hệ hôn nhân thay đổi sâu sắc. Việc chuyển từ trạng thái một cặp “vợ chông son” sang một gia đình là một thay đổi lớn, đòi hỏi sự thích nghi cao của cặp vợ chồng với tình huống mới. Mọi người đều mong đợi có con sau khi kết hôn, sinh đẻ là một trong những mục đích cơ bản của hôn nhân. “Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”. 3: Ly hôn Sự tan rã của hôn nhân thông qua ly hôn xảy ra ở mọi xã hội , nhưng mỗi xã hội chấp nhân điều đó ở mức độ khác nhau. Lý thuyết của levinger (1976) cho rằng sự tan vở của hôn nhân do tác động của ba nhân tố:sự hấp dẫn của hôn nhân, những điều thay thế hôn nhân, và trở ngại đối với ly hôn. Dựa trên thuyết trao đổi, nó coi sức cố kết hôn nhân là một trường hợp đặc biệt của sức cố kết nhóm. Sự hấp dẫn của hôn nhân là sự được và mất mà người ta cân nhắc theo xác xuất chủ quan. Những trở ngại thường giữ những cuộc hôn nhân được nguyên vẹn, nhưng đôi khi dẫn đến tình trạng nhà xã hội học này gọi là “cái vỏ không” ,tức là vợ chồng vẫn chung sống với nhau, nhưng thực ra hôn nhân đã chết. những điều thay thế hôn nhân bao gồm bạn tình khác , hay những cách thức khác để thỏa mãn ý nguyện. Phạm vi những điều này rộng rãi đối với nam giới hơn là phụ nữ. 3.1.Ly hôn là một quá trình Một nhà xã hội học người mỹ đã nghiên cứu và đưa ra kết quả như sau : một cá nhân – người mà bà gọi là “người khởi xướng”- trở nên không hài lòng với quan hệ vợ chồng. Tuy không hạnh phúc nhưng người khởi xướng lại giữ điều đó cho riêng mình, người khởi xướng có thể cố gắng thay đổi người còn lại ,nếu như không hành công. Đến một lúc nào đó, người khởi xướng nhận thấy rằng cố gắng này đã thất bại, và quan hệ vợ chồng đã hỏng, không thể sửa được. một trong hai vợ chồng sẽ phát triển một cách sống mới, bắt đầu quan tâm theo đuổi người mới mà người kia không tham gia, thậm chí không biêt. Người khởi xướng tạo ra một “lãnh địa” hoàn toàn độc lập với những hoạt động chung của cả hai. Trong khi đó, cả hai vọ chồng có thể vẫn cố che dấu sự bất mãn đằng sau những vấn đề vụn vặt của đời thường hằng ngày. - Người khởi xướng thực sự cân nhắc việc phá vở hôn nhân. Sau khi suy nghĩ về những vấn đề này và nhiều vấn đề khác, một số người quyết định thử một lần nữa để cứu vẵn cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, rút cục người khởi xướng quả quyết rằng họ không thể tiếp tục như thế. 3.2Tác động của ly hôn đối với con cái • Về kinh tế: phần lớn con cái chịu sự suy giảm mức sống sau khi ly hôn, điều đó ảnh hưởng đến nhận thức và thành tích học tập của con cái. • Vắng cha hoặc mẹ: Cha mẹ sau khi ly hôn chịu nhiều đau khổ và phải thích nghi với lối sống mới, họ không có nhiều thì giờ và không sẵn lòng thực hiện vai trò làm cha làm mẹ. 8 • Tác động của sung đột giữa cha với mẹ cả khi đang kết hôn và sau khi ly hôn. 4. Giai đoạn chia tách Gia đình bước vào thời kỳ mà các nhà xã hội học phương tây gọi là “cái tổ trống rổng”theo nghĩa chim non đã lớn,có thể rời khỏi tổ. Hầu hết các mục tiêu chính của cuộc hôn nhân đến thời kỳ này đều đã đạt được, các cặp vợ chồng có thể sống cho mình và cho nhau. Gần đây, với sự cải thiện mức sống cuả một số nhóm xã hội, sự thuê mướn người ở cộng với tâm lý hưởng thụ sống gấp của những người đã từng khổ quá lâu và chỉ giàu lên khi đã qua tuổi trung niên một số gia đình đi vào giai đoạn cái tổ trống rổng. 5.Giai đoạn tan rã Khi một trong hai vợ chồng chết đi, người còn lạ sống trông tình trạng góa . Góa là một giai đoạn mang rõ giới tính: nó tác động đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, hơn nữa, phj nữ gá dễ có khả năng nghèo đi hơn nam giới. Khi mất vợ mất chồng, ngoài việc phải chịu đau khổ về tình cảm, đương sự còn phải thích nghi với tình trạng góa bụa của mình. Thời kỳ đau khổ có thể bắt đầu từ tình trạng sốc, không tin ,thậm chí phủ nhận đặc biệt là đối với những cái chết bất ngờ. Sau đó người người còn sống trong gia đình có thể có cảm giác tội lỗi nếu họ nghĩ rằng họ chưa hết lòng biểu thị tình yêu của với người đã khuất khi người đó còn sống. Một số người khác có thể trải qua một thời kỳ giận giữ, nhất là khi người thân chết là vì tai nạn hay do một bên khác gây ra. Một số thì nhớ người đã khuất đến mức không sao khuây khỏa được trong một thời kỳ dài,trong khi người khác lại cảm ơn người đã khuất về những năm tháng sống bên nhau. Điểm lại những khái niệm then chốt và nội dung chính Gia đình không phải một cấu trúc tỉnh, mà là một quá trình theo nghĩa nó biến đỏi theo thời gian. Đường đời là quá trình theo đó đời sống của cá nhân trải qua nhiều giai đoạn, nhiều sự kiện có ý nghĩa khác nhau. Đường đời gia đình của một cá nhân từ khi kết hôn cho đến khi chết có ít nhất 4 đến 5 giai đoạn: thành lập, mở rộng,chia tách,tan rã. ở mỗi giai đoan gia đình phải giai quyết những nhiệm vụ khác nhau với những giai đoạn khác nhau. Chương IV: Giới tính và vai trò của gia đình 1. Phân công lao động Ở nhiều xã hội, phân công lao động phổ biến theo giới là giao việc nấu ăn cho phụ nữ. Người ta tin rằng phụ nữ co khả năng thiên bẩm về nấu ăn, và nam giới không có khả năng sinh học đó. Do vậy vị trí của người phụ nữ là trong 9 bếp, không những việc phân công này tách biệt rạch ròi hai giới mà còn thể hiện địa vị thấp kém của việc nấu nướng và của người phụ nữ. Nếu nhìn nhận việc nấu nướng theo quan niệm giới, ta thấy những điều sau đây. Thứ 1. Nhiều đầu bếp giỏi là nam giới, nhất là ở những nơi công cộng. Thứ 2.thực ra quan niệm trên đây muốn giữ nguyên trạng sự phân công lao động theo giới hiện nay. Điều đó thể hiện ở chổ: - Coi nấu nướng là việc của phụ nữ và nếu nam giới có tham gia thì chỉ phụ giúp, tam thay thôi. - Quan hệ quyền lực của hai giới trông nấu ăn. 2. Ra các quyết định gia đình Khi xét đến vấn đề này thì vẫn cần chú ý đến nhiều nhân tố cần xét xem quyền quyết định của phụ nữ. Thứ 1.vấn đề cần quyết định thuộc lĩnh vực nào? Thứ 2.gia đình đó thuộc tầng lớp xã hội nào? Thứ 3. tuổi tác và giai đoạn trong đường đời của người phụ nữ có tác động rõ rệt đến quyền quyết định của người phụ nữ trong gia đình. 3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng Đối với nhiều phụ nữ gia đình không hề là thiên đường, trái lại , nếp nhà lại là nơi nguy hiểm vô cùng , và nguy cơ phụ nữ bị thành viên trong gia đình và người thân đánh còn cao hơn là bị người ngoài đánh. Lý do: đây là nơi họ bị đánh đập, trở thành nạn nhân của nạn bạo hành, mà người đánh lại chính là chồng họ. Gần đây, những tác giả theo quan điểm thủ cựu hơn ở phương tây lập luận rằng bạo lực vợ chồng không phải do quyền gia trưởng như những nhà nữ quyền tuyên bố , mà do một số gia đình trở nên”loạn chức năng”, và là sự phả ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, sự suy thoái của các chuẩn mực đạo đức . Vì sao bạo lực vợ chồng khá phổ biến? Có nhiều lý do, một lý do là ở nhiều xã hội, nhiều nền văn hóa, người ta dung thứ thậm chí tán thành bạo lực trông quan hệ vợ chồng, nhất là việc chồng đánh vợ. trong khi ở bên ngoài nếp nhà, có một quy tắc rằng không ai có quyền đánh người khác, thì trong nhà , tình hình khac hẵn. Lý do thứ hai liên quan đến bản chất quan hệ gia đình. Thêm một lý do khác là nhiều xã hội thường có su hướng coi bạo lực là chuyện riêng tư, không nên can thiệp. Cùng với bạo lực giữa cha mẹ với con cái, bạo lực giữ anh chị em , thì bạo lực vợ chồng là dạng phổ biến nhất của bạo lực gia đình. Điểm lại những khái niệm then chốt và nội dung chính Gia đình thường bao gồm thành viên của hai giới nam và nữ. Hai giới này không chỉ có những nét chung và sự giống nhau nhất định, mà còn có nhiều khác biệt. Những khác biệt này về cả sinh học lẫn văn hóa xã hội. Trong nhiều trường hợp, hai giới không bình đẵng với nhau, dù họ sống trông cùng một gia đình, và sự không bình đẳng này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. 10 [...]... khoa học đã góp phần rất lớn đối với các vấn đề được xem là nan giải của các gia đình hiện nay, việc phát triển đó đã làm cho các cập vợ chồng hay gia đình trở nên hạnh phúc hơn, tránh các cuộc tan vỡ của các cập vợ chồng vì các vấn đề nêu trên MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIA ĐÌNH: 12 BẠO LỰC GIA ĐÌNH: 13 VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH – MAI HUY BÍCH- Nhà xuất bản khoa học xã hội 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIA. .. VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC ĐỂ CỦNG CỐ GIA ĐÌNH HIỆN NAY 1) Các vấn đề của gia đình: 1.1 Mối quan hệ với phụ huynh: Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề của mọi thời đại Khi giữa mẹ chồng và nàng dâu có trục trặc hoặc xảy ra cãi vã, nếu người chồng không biết cách “điều tiết” mối quan hệ này thì rất dễ làm mất lòng một trong hai bên 1.2 Gánh nặng kinh tế: Thời gian đầu mới... HỌC GIA ĐÌNH – MAI HUY BÍCH- Nhà xuất bản khoa học xã hội 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY - TS Phạm Công Nhất, Trung tâm, Đào tạo Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị 3 www.doanhnhan.net - 6 vấn đề nan giải của gia đình hiện đại- Thứ Ba, 27-042010 - 05:39 CH - Theo Afamily 4 Nhập môn xã hội học – Trần Tuấn Phát, Tạ Minh, nhà xuất bản THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 14 ... nối dõi tông đường ở một số gia đình cồn nặng phong kiến vẫn còn đè nặng lên các cập vợ chồng đã làm không ít gia đình tan ra hay mất hạnh phúc 1.6 Thiếu lửa: Rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau bởi mối tình sét đánh, nhưng cơ sở của tình yêu lại rất mong manh vì phần nhiều họ chỉ bị hấp dẫn bởi sức hút của một mặt nào đó trong đối phương Sau khi chung sống với nhau một thời gian, sức hút này sẽ dần nhạt... chung sống với nhau một thời gian, sức hút này sẽ dần nhạt đi 1.7 Ngoại tình: Tuy được xếp sau cùng nhưng ngày nay, ngoại tình đang là mối đe dọa không nhỏ tới hạnh phúc của mỗi gia đình 2) Việc phát triển khoa học để củng cố gia đình hiện nay: 2.1 Đối với một số cập vợ chông bất hạnh không có khả năng sinh con (vô sinh, hiếm muộn) đối với họ đó là tai họa Nhưng với công nghệ hiện nay thì việc vô sinh... nề: mua nhà, chi phí sinh hoạt hàng ngày, quả thật không hề dễ dàng chút nào nếu thiếu đi sự nhẫn nại thì rất dễ dẫn đến cãi vã, xung đột 1.3.Vấn đề giáo dục con cái: Đây cũng là vấn đề phổ biến của xã hội hiện đại Các cặp vợ chồng trẻ hiện đại đều có mong muốn giáo dục con cái thành thiên tài, nhưng giữa vợ chồng lại thiếu đi sự thống nhất, và thế là lại nảy sinh phiền phức Phiền phức hơn là vợ, chồng, . hóa, xã hội của xã hội hay mối quan hệ của gia đình với cơ cấu xã hội như: nhóm các giai cấp xã hội (gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình. của gia đình trong các chế độ xã hội đã qua. Trong phạm vi này xã hội học gia đình xem xét sự ra đời của gia đình gắn liền vớii sự phát triển của xã hội,