1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng xã hội học tập ở nước ta (36 trang).

35 977 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 588,5 KB

Nội dung

Tiểu Luận: Xây dựng xã hội học tập ở nước ta (36 trang).

Xay dung xa hoi hoc tap o nuoc taXây dựng hội học tập nước taND - Xây dựng hội học tập (XHHT) vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HÐH nước ta, của quá trình đưa nền kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế tri thức, đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái như Bác Hồ hằng mong muốn, đưa hội Việt Nam thành một hội trí tuệ, hiện đại, hội nhập kinh tế thế giới.Nhiệm vụ trung tâm của xây dựng XHHT nước taNhiệm vụ trọng tâm của XHHT là làm cho mọi người từ trẻ đến già đều thấy cần phải học, và học suốt đời, xem học tập là một nhu cầu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc, tạo môi trường học tập đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập ban đầu và học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi và cả người cao tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ, trong đó đặc biệt chú ý nhu cầu học tập của người cao tuổi, người bị khuyết tật, người bị thiệt thòi về giáo dục và có thể học mọi nơi (tại trường, tại nơi làm việc, tại nhà .), mọi lúc, học bằng nhiều cách: trên lớp, học từ xa qua phát thanh, truyền hình, học trên máy tính, trên mạng in-tơ-nét, hội nghị, hội thảo, trò chơi . theo nguyên tắc tự học là chính.Bản chất XHHT là một môi trường giáo dục, trong đó mọi người đều được cung cấp cơ hội học tập, với thiết chế giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng điều kiện học của từng người, từng cơ quan, đơn vị . một môi trường trong đó mọi lực lượng hội, mọi tầng lớp hội đều tự giác học hành và tích cực tạo ra các cơ hội, điều kiện học hành cho hội sao cho cả hội trở thành một trường học lớn, mỗi người dân là một học trò, nhu cầu học luôn được đáp ứng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều năng lực khác nhau đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế trong một thị trường lao động luôn biến động dưới sự tác động tiến bộ của khoa học và công nghệ.Trong XHHT, quan niệm về học được mở rộng. Học không chỉ là học văn hóa mà còn phải học các kiến thức khác để làm việc, để sáng tạo, để làm người, để sống tốt hơn, thích ứng sự thay đổi của hội. Và, học không chỉ học trong nhà trường, học tập trung theo niên chế mà còn học trong cuộc sống hội, tập thể, gia đình, bạn bè, . Học được ý thức là con đường làm tăng trưởng trí tuệ, giá trị đạo đức, tinh thần, thể chất, thẩm mỹ, . cho con người. XHHT là một hội cung cấp cho con người đầy đủ các điều kiện, các cơ hội để học tập, phát triển, bảo đảm cho con người luôn có được các phẩm chất: trí tuệ, kỹ năng, thái độ thích ứng đòi hỏi của một hội luôn biến đổi.Học là quá trình thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình, "phù sa" tri thức, làm phong phú cho bản thân. Trong điều kiện ngày nay, thông tin là tài nguyên của sự học; con người trong XHHT là con người có kỹ năng thu thập, xử lý sử dụng thông tin bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Giáo dục và việc học hành của con người trong hội hiện đại không thể chỉ dựa vào nguồn tri thức của người thầy trường như trước đây, mà phải mở ra toàn không gian sống của con người trong hội thông tin. Do vậy, XHHT chỉ hình thành và phát triển được dựa trên nền công nghệ thông tin phát triển, trong đó, truyền thông đa phương tiện phục vụ người học rộng rãi trong cả nước là quan trọng hàng đầu.XHHT Việt Nam được xây dựng trên quan điểm nào? XHHT phải là một thiết chế giáo dục mở, một môi trường giáo dục thỏa mãn nhu cầu học tập của mọi người trong hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ với các hình thức học tập đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt: học nhà trường tập trung theo niên chế, tự học, học có hướng dẫn, bổ túc văn hóa (BTVH), tại chức, học từ xa theo triết lý tự họchọc suốt đời.Theo quan niệm trên, mô hình hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT phải cơ cấu lại căn bản. XHHT yêu cầu một cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức một cách khoa học, bảo đảm việc học tập của con người được diễn ra liên tục, dễ dàng, tiện lợi suốt đời người từ bé đến lúc chết. Bên cạnh hay song song với giáo dục trong nhà trường truyền thống, hay giáo dục ban đầu (GDBÐ) cho lứa tuổi thanh niên, thiếu niên, được tổ chức học tập trung theo niên chế, chủ yếu cung cấp các kiến thức văn hóa phổ thông, tạo nguồn cho hoạt động đào tạo nghề và cán bộ khoa học chuyên môn giai đoạn tiếp theo, ắt phải có hệ thống giáo dục tiếp tục (GDTT) dành cho những người đã nhận được chương trình GDBÐ phổ thông hoặc đại học, đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - hội khác nhau và những người không có điều kiện nhận được chương trình giáo dục ban đầu (do bỏ học, nghèo túng, xa cách địa lý, tâm lý hội .) có nhu cầu học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực làm việc, tìm kiếm việc làm hoặc thay đổi công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống . mà không cần hoặc không có điều kiện đi học tập trung, theo niên chế. Hệ thống giáo dục tiếp tục phải là một thiết chế độc lập (tương đối) mở, có mục tiêu đào tạo, cách tổ chức dạy - học, tài liệu dạy - học riêng, khác với hệ thống giáo dục ban đầu như: không học tập trung, không theo niên chế, không học "giáp mặt", học từ xa bằng các dạng học liệu riêng được cung cấp qua hệ thống truyền thông đa phương tiện với hình thức học tập chủ đạo là tự học.Hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục là hai hợp phần của một chính thể là hệ thống giáo dục quốc dân, có mối liên hệ qua lại rất mật thiết, bổ trợ cho nhau, mang tính liên thông đan xen dọc - ngang nhịp nhàng và làm tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển, thay đổi. Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung ban hành năm 2005 đã ghi: "Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời .". Hệ thống giáo dục ban đầu có chức năng tổ chức dạy - học cho thế hệ trẻ (khoảng 22 - 23 triệu). Hệ thống giáo dục tiếp tục có chức năng tổ chức dạy - học chủ yếu cho người lớn và cao tuổi (khoảng 60 triệu). Nếu hệ thống giáo dục chính quy (giáo dục trong nhà trường) có cả một hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh, một bộ máy tổ chức điều hành, quản lý chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, có đội ngũ hơn một triệu giáo viên được đào tạo qua trường lớp chính quy và với chương trình sách giáo khoa được biên soạn và quản lý cấp quốc gia và được Nhà nước cấp ngân sách thì hệ thống giáo dục không chính quy (giáo dục tiếp tục) với nhiệm vụ tổ chức giáo dục cho gần 60 triệu người lớn trong cả nước nhất thiết cũng phải có các điều kiện cần và đủ mới vận hành có hiệu quả. Và, việc xây dựng XHHT, môi trường học tập thuận lợi cho mọi người mới thành công.Hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục có đối tượng, mục tiêu, phương pháp dạy - học, tài liệu dạy - học, hình thức dạy - học riêng và cung cấp cho hội các sản phẩm giáo dục hướng theo các yêu cầu khác nhau. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý luận, nhất là lý luận về giáo dục học người lớn, tâm lý học lứa tuổi, cũng như những kinh nghiệm làm chương trình, tài liệu học tập, cách thức đánh giá chất lượng học tập, v.v . trong và ngoài nước để làm căn cứ khoa học cho việc tổ chức và triển khai các mảng công việc trong quá trình xây dựng XHHT.Phác thảo cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT Hệ thống giáo dục quốc dân trong hội học tập gồm hai tiểu hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu được tổ chức theo các cấp học, bậc học, từ thấp lên cao: Nhà trẻ - mẫu giáo, mầm non, tiểu học, THCS, THPT, ÐH-CÐ, sau ÐH và học tập trung, "mặt giáp mặt", học theo niên chế. Hệ thống này đã có từ lâu, đã vận hành hơn một thế kỷ nay mang tính khép kín, khoa cử, cứng nhắc, thiếu tính liên thông, ít gắn với nhu cầu hội, cần phải thay đổi nhiều về tổ chức, quản lý nội dung, chương trình, tài liệu học tập, đặc biệt là phương pháp dạy và học để thích ứng hệ thống giáo dục trong XHHT, bên cạnh hệ thống giáo dục tiếp tục. Hệ thống giáo dục tiếp tục có mô hình tổ chức linh hoạt, mềm dẻo; chương trình, nội dung dạy - học theo nhu cầu của người học, lấy tự học, học từ xa làm hình thức học tập chủ đạo; việc dạy - học được tiến hành trong các cơ sở giáo dục tổ chức theo các mục đích, yêu cầu của người học gồm các lớp xóa mù chữ, trường hay lớp bổ túc văn hóa, khoa hay lớp tại chức, trung tâm giáo dục thường xuyên trường hay TT dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng, lớp học gia đình, lớp học dòng họ .Trên đây là một vài suy nghĩ bước đầu về vấn đề xây dựng XHHT, một vấn đề quá mới và quá khó. Chúng tôi mong bạn đọc tham gia trao đổi ý kiến về vấn đề này để dần đi đến một quan niệm chung, cùng góp sức xây dựng mô hình XHHT nước ta.(Có thể hình dung mô hình hệ thống giáo dục quốc dân trong XHHT theo sơ đồ dưới đây).NGUYỄN MẠNH CẦMChủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Xay dung xa hoi hoc tap la tam nguyen cua vbacXây dựng hội học tập chính là thực hiện ý nguyện của Bác(Dân trí) - Có rất nhiều bài học về tấm gương đạo đức Bác Hồ mà chúng ta cần phải học tập, trong đó có tấm gương về học tập suốt đời đã hình thành "Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời".Học mọi lúc, mọi nơiSinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống hiếu học, Bác Hồ đã được học hành từ thuở niên thiếu quê hương và sau đó là những năm tháng theo gia đình vào kinh đô Huế. Năm 1911, Bác trở thành thầy giáo Nguyễn Tất Thành daỵ học trường Dục Thanh, Phan Thiết, lúc hai mươi mốt tuổi. Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học nhiều trường đại học cuộc đời. Bác đã học nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, học nhiều lĩnh vực, đặc biệt là học nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, học ngoại ngữ, học cách viết báo, làm báo. Bác đã học mọi nơi, mọi lúc. Học trong hầm tàu thuỷ viễn dương, học khi làm phụ bếp, học trong nhà tù của đế quốc, học thư viện, học giảng đường . trong suốt ba mươi năm xa Tổ quốc. Trong điều kiện không có sự đùm bọc chăm sóc của gia đình, không có học bổng, không có cơ quan, tổ chức tài trợ, luôn bị đế quốc săn lùng, ám hại, song Bác vẫn học được và tìm ra được con đường cứu nước, con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng hội chủ nghĩa.Hai sắc lệnh về sự học được ký cùng ngàyBác Hồ đã học tập suốt đời nên càng thấm thía cảnh lầm than, thất học của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Khi còn hoạt động hải ngoại, năm 1919 Bác đã gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách gồm tám điểm, trong đó điểm thứ sáu là: "Tự học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ khắp các tỉnh".Khi trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Bác chỉ có ham muốn và ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Điều mong muốn của Bác đã được thể hiện những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước ta, trong các lời dạy của Người.Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã coi việc diệt giặc dốt quan trọng và cấp bách như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bác đã nhận ra trên 90% số dân ta mù chữ, thất học, đó là một quốc nạn. Bác còn cảnh báo: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Bác động viên khích lệ đồng bào: "Đi học là yêu nước". Ngày 8/9/1945 Hồ Chủ tịch đã ký hai sắc lệnh về thanh toán nạn mù chữ và thành lập Nha Bình dân học vụ. Đây là sắc lệnh đầu tiên về giáo dục của Nhà nước non trẻ vừa giành được độc lập.Mối quan hệ kinh tế - giáo dụcTiếp đó ngày 15/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã quyết định mở lại Trường Đại học Đông Dương và đổi tên thành Trường Đại học Quốc gia Việt Nam, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bác Hồ đã đến dự lễ khai giảng đại học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 của Bác có đoạn viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em". Và sau này Bác lại nêu lên một triết lý sâu sắc thông qua một sự việc cụ thể, đơn giản, dễ nhớ là: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Bác nêu ra nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành"; Bác coi việc phát triển kinh tế và phát triển giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau: Không có kinh tế thì không có giáo dục, nhưng không có giáo dục thì cũng không có kinh tế. Học tập suốt đời là làm theo tấm gương của BácTư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời đã bắt gặp xu thế của thời đại khi trên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tốt quyết định tương lai của mỗi dân tộc, của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trong thời đại ngày nay Đảng ta cũng đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu". Đại hội Đảng lần thứ IX, X đã khẳng định mục tiêu: "Xây dựng cả nước trở thành một hội học tập" nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước. Xuất phát từ các nghị quyết của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đười, Bộ Chính trị đã có chỉ thị số 50 - CT/TW ngày 24/8/1999 và chỉ thị số 11- CT/TW ngày 13/4/2007 về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng hội học tập và các chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục, để thực hiện việc xây dựng hội học tập Việt Nam. Chúng ta đã và đang phấn đấu để đưa nghị quyết của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời vào cuộc sống, nhằm xây dựng thành công hội học tập. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi người dù cương vị nào, ngành nghề gì cũng cần phải học thường xuyên, học suốt đời, học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một hội học tập.Đặng Văn Cao(Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình)Xay dung xa hoi hoc tap den nam 2010Xây dựng hội học tập từ nay đến năm 2010(HCM CityWeb) - Xây dựng hội học tập nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, liên tục và huy động mọi nguồn lực hội để phát triển giáo dục. Phó Chủ tịch Thường trực UBND.TPHCM Nguyễn Thành Tài đã chỉ đạo như trên tại cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng hội học tập TP. UBND.TP chủ trương thành lập các Trung tâm học tập các huyện ngoại thành, phường vùng ven; các phường trong nội thành cần tham khảo mô hình tổ chức Trung tâm học tập cộng đồng quận Tân Bình và 12 để xây dựng mô hình phù hợp. Việc thành lập Trung tâm học tập cộng đồng phải có kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động cụ thể; phường cần phối hợp tổ chức và tạo mọi điều kiện cho mọi người, mọi giới tham gia tích cực việc học; phổ biến kịp thời các thông tin liên quan đến phát triển nghề nghiệp và kinh nghiệm sản xuất. Trung tâm giáo dục cộng đồng phường - không nhất thiết phải có trụ sở riêng, nên sử dụng có hiệu quả các cơ sở giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao tại địa phương cho hoạt động của Trung tâm.Đề án xây dựng hội học tập giai đoạn 2006 - 2010 của TP cần đánh giá thực trạng học tập của người dân TP; so sánh kết quả thực hiện với các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án xây dựng hội học tập của Chính phủ để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Đề án cần xác định rõ lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2010; trong đó chú trọng xây dựng giải pháp về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, nội dung hoạt động và nhân rộng các mô hình thích hợp đã triển khai. Giám đốc các sở - ngành, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND quận - huyện, phường - xã, thị trấn phải đề ra kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức, có kế hoạch triển khai chương trình xây dựng hội học tập tại địa phương từ nay đến cuối năm 2010De xay dung mot xa hoi hoc tapĐể xây dựng một hội học tập 03:51' PM - Thứ ba, 18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003. Để rộng đường dư luận, góp phần vào sự nghiệp lớn lao và cao quí này, Diễn đàn Hànội mới Điện tử mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và tất cả những ai quan tâm đến cuộc vận động “Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT”. Mở đầu, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Để mỗi người là một chủ thể sáng tạo trong một hội văn hóa và văn minh.GS. TS Phạm Tất Dong.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi căn bản kỹ thuật và công nghệ sản xuất, giúp cho loài người tạo ra một lượng của cải vật chất công nghiệp từ năm 1970 trở lại đây bằng lượng của cải công nghiệp đạt được trong suốt 270 năm trước đó. Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ này đã tạo ra những điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đồng thời nó buộc chúng ta phải đổi mới tư duy kinh tế và tư duy kỹ thuật của thời đại. Để sống với thế giới hiện đại, sánh vai với các nước phát triển, các quốc gia đều phải xây dựng cho mình một kho tàng trí tuệ đồ sộ và phong phú, phải có được nguồn nhân lưc chất lượng cao, có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, phải có đội ngũ lao động tri thức thích ứng cao độ với thế giới công nghệ hiện đại. Muốn vậy, mỗi con người trong hội phải lấy sự học hỏi làm lẽ sống của mình. XHHT hình thành từ những lý do đó. Trong XHHT, mỗi con người đều phải được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời. Khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” được thay đổi bằng khẩu hiệu “Đào tạo liên tục trong suốt đời người”. Trong XHHT, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: Học tập nhà trường, học tập trong đời sống kinh tế, hội và văn hóa. Do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình nhà trường, mà còn trong các hình thức học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của các ngành học, hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình khác nhau. Có thể nói, XHHT là một hiện tượng có tính qui luật của sự phát triển, là vấn đề chung của thời đại. Song mỗi nước lại có chiến lược xây dựng XHHT của riêng mình. nước ta, theo quan điểm của tôi, khi xây dựng XHHT phải chú ý đến mấy điểm sau: Giai đoạn phát triển đầu tiên của XHHT phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng hội. Phát triển học tập là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để làm được điều đó thì phải dựa vào khoa học và công nghệ, dựa vào một nền sản xuất bền vững. Bảo đảm sự tăng trưởng nhất thời đã là một việc khó, còn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững lại càng khó hơn. Đối với bài toán tăng trưởng, dữ kiện quan trọng nhất là trí tuệ của dân tọc. Không ít quốc gia chủ trương khai thác triệt để môi sinh tăng trưởng. Tất nhiên tăng trưởng kinh tế chưa hẳn đã mang lại sự phát triển hội, bởi thu nhập tăng nhưng hội thiếu công bằng, thiếu dân chủ, văn minh . thì chỉ là hội lạc hậu. hội phát triển phải là hội có nhiều khả năng lựa chọn đối đối với người dân trong đời sống hàng ngày của họ. Chúng ta cũng cần phải hiểu cho đúng khái niệm giảm nghèo, trên cả 3 phương diện: giảm nghèo về tri thức, giảm nghèo về sức khỏe và giảm nghèo về cơ sở vật chất. Giai đoạn thứ hai của việc xây dựng XHHT là phát triển kinh tế tri thức dựa trên trên nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đầu tư vào một số vấn đề: Nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục sau trung học trong cộng đồng để trí thức hóa công, nông, tạo đội ngũ lao động tri thức. Đại chúng hóa giáo dục sau trung học phải được coi là một hướng phát triển giáo dục quan trọng; tăng đầu tư cho giáo dục để tăng tư bản con người (vốn con người). Muốn làm được điều này thì ngay từ bây giờ phải đổi mới tư duy giáo dục, xóa quan niệm chi phí cho giáo dục là chi phí tiêu dùng, thay vào đó là quan niệm về chi phí cho giáo dục mang tính sản xuất. Tư bản con người là tổng hợp các khả năng của người lao động và đồng thời là các khoản chí phí của Nhà nước, của doanh nghiệp và của mỗi người cho việc hình thành và thường xuyên hoàn thiện những khả năng đó; phải có đội ngũ nhân tài đông đảo về các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ, quân sự, quản lý kinh tế và quản lý hội, có đủ năng lực sáng tạo ra những công nghệ mới, làm chủ những công nghệ cao, bình đẳng với các quốc gia trong vấn đề trao đổi, chuyển giao công nghệ, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực cho sự phát triển hội học tập, xây dựng con người Việt Nam hiện đại; thực hiện nền giáo dục 100% dân cư với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Đó là nền giáo dục phát triển mạnh mẽ các tính con người, phát huy năng lực con người, làm cho mỗi người là một chủ thể sáng tạo trong một hội văn hóa và văn minh.Tóm lại, để xây dựng và hình thành được một XHHT, phải tập trung thực hiện 4 thay đổi lớn:Thứ nhất: Phải chuyển từ nhà trường dạy kiến thức sang dạy tri thức. Tạo điều kiện để học sinh chuyển từ học để hiểu được sang học để làm được, biến kiến thức thành tri thức của mình. Thay đổi tình trạng học sinh, sinh viên nước ta hiện nay vẫn thiên về lý thuyết mà kém khả năng thực hành. Thứ hai: Chuyển từ nền giáo dục chính quy, chỉ chú ý đến việc học của trẻ em mà coi nhẹ việc học tập của người lớn sang nền giáo dục chăm lo việc học tập cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Nền giáo dục đó bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân được đăng ký học phi chính quy, học tập ngoài nhà trường, học bất cứ cái gì mà người dân cần. Thứ ba: Chuyển từ nền giáo dục thuần túy chạy theo văn bằng như hiện nay sang nền giáo dục coi trọng việc hình thành và phát triển nhân cách, không chạy theo bằng cấp. Nếu không người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp là thôi, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc. Thứ tư: Chuyển từ khẩu hiệu "Giáo dục cho mọi người" sang khẩu hiệu "Cả nước là một hội học tập". Nghĩa là chuyển từ cơ chế chỉ có nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện học tập cho người dân sang cơ chế mọi người dân đều phải có trách nhiệm học tập, học tập để khỏi bị thất nghiệp, bị hội đào thải, để không bị lạc hậu và theo kịp các bước tiến của khoa học và công nghệKiến tạo một hội học tập Việt Nam - những hạn chế từ lịch sửTrần Ngọc VươngTạp chí Tia Sáng 07:02' PM - Chủ nhật, 20/08/2006Nền kinh tế tri thức quy mô toàn hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động của đối tượng, lại chỉ muốn đề cập chủ yếu tới những hạn chế, những khía cạnh không thuận, nói khác, những khó khăn trong việc xây dựng một hội như thế, ta.1. Giới tri thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam – những đặc điểm có thể thành chướng ngại cho việc xây dựng một hội học tập.Những người được coi là thuộc giới tri thức sớm nhất Việt Nam mà tên tuổi còn lưu lại, còn có thể khảo chứng được đa số lại là người Hán hoặc gốc Hán. Lý do thật đơn giản: cho đến nay một khi chưa có bằng chứng đầy đủ để khẳng định một thứ văn tự trước Hán và khác Hán từng tồn tại trong quá khứ Việt Nam thì đội ngũ những người dùng chữ viết sớm nhất là những người dùng chữ Hán (sử dụng "công cụ lao động" là chữ viết tuy không phải là tiêu chí duy nhất, nhưng chắc chắn là tiêu chí quan trọng nhất để xác định thành phần cho người tri thức. Có thể có những trường hợp đặc thù, ít hay thậm chí không dùng đến chữ viết để "hành” vẫn có thể là tri thức, nhưng đó chỉ là cái cá biệt làm sáng tỏ hơn quy luật). Nếu bắt đầu sự khảo sát của chúng ta về lịch sử tầng lớp trí thức Việt Nam từ sau khi Ngô Quyền giành lại độc lập, thì giới trí thức đầu tiên góp mặt đông đảo nhất đến từ đội ngũ các võ tướng và các nhà sư, rồi dàn nhà nho có số lượng áp đảo. (Tuy đã thuộc về một thời đại lịch sử xa xôi, giai đoạn Lý - Trần rất đáng được nghiền ngẫm trở lại bởi theo cảm nhận của tôi, đó là một giai đoạn còn tiềm tàng nhiều bài học cho cả thời nay). Như đã rõ, trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX, mẫu hình tri thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần hội là nhà nho. Tinh thần văn hóa Nho giáo thấm sâu vào thành truyền thống, thậm chí thành bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Về mặt tổng thể, nền văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XIX là nền văn hóa Nho giáo. Nếu lưu ý đến "đặc điểm lớn nhất của hội Việt Nam thời đại ngày nay" là sự phát triển bỏ qua (hay ít nhất cho đến nay cũng chưa thành một phương thức sản xuất một hình thái kinh tế - hội hoàn chỉnh) đối với hình thái kinh tế hội TBCN, thì phải đồng ý với nhiều nhà khoa học rằng Vệt Nam đi từ Nho giáo lên chủ nghĩa cộng sản. Trước khi có nền học vấn Âu hoá của thời hiện đại và cả khi nền học vấn đó đã, đang trở thành xu thế chủ đạo thì quán tính của nền học vấn truyền thống vẫn chi phối từng bước của lịch sử một cách mạnh mẽ, khá vô hình nhưng vẫn khá quyết liệt. Cái chết đang túm lấy cái sống. Sự "túm lấy" này, tuy không hoàn toàn chỉ mang nghĩa tiêu cực, nhưng nhũng tác động tiêu cực của nó là điều không thể xem thường.Trong vòng bảy, tám thế kỷ, đội ngũ ttrí thức nhà nho Việt Nam đã dần dần thay thế và cuối cùng là thay thế hẳn đội ngũ trí thức Phật giáo, tạo ra một nền học vấn kiểu nhà nho, và vì thế, ngả theo mô hình của nền học vấn Trung Hoa. Nhưng khác với giới trí thức Trung Hoa nói chung, tầng lớp nhà nho Trung Hoa nói riêng, chưa bao giờ tầng lớp nhà nho Việt Nam thực sự có thực sự độc lập tương đối về chính trị, nhất là trong quan hệ với chế độ chuyên chế, để có thể có được những thành tựu độc lập trong sáng tạo tri thức và những giá tinh thần đủ để vinh danh chỉ riêng tầng lớp của mình. Lý luận Nho giáo không được khái quát lên từ thực tế Việt Nam mà lý luận đó chỉ phù hợp nên có thể vận dụng được trên thực tế Việt Nam những thời gian lịch sử nhất định, do quãng thời gian lịch sử ấy có thể và trên thực tế đã kéo dài, thậm chí quá dài. Theo cách nhìn nhận cá nhân, tôi cho rằng phật giáo Việt Nam thật thịnh trong một khoảng thời gian không dài, nhưng lại có những thành tựu về sáng tạo tinh thần đột xuất và có những gương mặt trí tuệ đỉnh cao, khả dĩ vinh danh và đại diện cho trí tuệ Việt hơn cả những đóng góp mà nhà Nho tạo nên trong một thời kỳ lịch sử dài hơn nhiều.Nhìn vào nhũng sản phẩm đỉnh cao cuối cùng theo cách nhìn cầu trúc đồng đại hóa, sẽ thấy trong đội ngũ tri thức nhà nho Việt Nam thiếu một cách nghiêm trọng những trí tuệ lý thuyết, những xung năng sáng tạo lớn. Các tác giả Trần Văn Giàu, Trần Định Hươu, Hà Văn Tấn đã nhiều lần lưu ý đến sự thiếu hụt áy. Nói thiếu vắng hoàn toàn thì không phải, nhưng chắc chắn đội ngũ những người như vậy trong lịch sử Việt Nam khá thưa thớt, có nhũng thế kỷ hầu như không thể tìm thấy được. Điều đáng cảm thán không chỉ là "ôi thương sao những thế kỷ vắng anh hùng" như Chế Lan Viên từng thốt lên, mà cũng cả “ôi thương sao những thế kỷ vắng thiên tài"! Nhận xét tương đối tỉ mỉ hơn cả về điều này là ý kiến của cố học giả Trần Đình Hượu.a) Không có ai có hứng thú đi vào những tư tưởng triết học. Chưa có tác phẩm, tác giả chuyên về tư tưởng triết học. Nhũng người mà ta phải tính là các nhà tư tưởng như Nguyên Trãi, Nguyên Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhậm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh . đều là như vậy.Loại hình chính là những nhà hoạt động Nhà nước, những người làm văn học, học thuật (chủ yếu là sử học) và thông qua hoạt động chính trị, học thuật hay nghệ thuật của mình mà đề cập những vấn đề tư tưởng. Những ông thầy khi giảng kinh, sử cũng bàn những vần đề tư tưởng, mà nhiều khi chính những ông thầy đó lại nói tư tưởng nhiều hơn, nói nhiều nhưng là nói lại, có hay không sửa chữa chút ít.b) đây chưa hình thành mối quan hệ tác động tương hỗ giữa khoa học kỹ thuật và triết học, tức là triết học làm cơ sở lý luận cho khoa học và phát triển theo sự phát triển của khoa học . Có thay đổi thì cũng chỉ là lấy, bỏ, thêm, bớt từ những cái có sẵn trong và ngoài từng hệ thống .Nhìn chung, tư duy lý luận không phát triển. Nhũng vấn đề nhận thức, logic, phương pháp không được bàn bạc. đây phát triển một cách tư duy thực tiễn nhằm không phải vào sự chính xác mà sự hợp lý (phải khoảng). Cái ngự trị trong nhiều phạm vi là một cái lý - lẽ phải thông thường. Triết học không tách khỏi tôn giáo, học thuật. Về căn bản, trong lịch sử chưa xảy ra một sự thay đổi đến nền móng sản xuất, tổ chức hội, văn hóa, học thuật. Tôi nói cả văn hóa, học thuật vì khi còn học theo, bắt chước, nói lại thì chưa chưa gây ra tác động [...]... “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi lực lượng hội cần nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một hội học tập sẽ góp phần thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Dân tộc ta phải là một dân tộc thông thái” (NGuồn VOV)-TT Xây dựng một hội học tập Thứ năm, 02.10.2008,... khuyến tài, xây dựng hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi lực lượng hội cần nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một hội học tập sẽ góp phần thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Dân tộc ta phải là một dân tộc thông thái” (NGuồn VOV)-TT Làm rõ thêm về khái niệm hội học tập 03:51' PM... tiêu của Đề án xây dựng XHHT: đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân Hồng Hạnh hội học tập và nguồn nhân lực Việt Nam 10/1/2008 7:42:07 AM Học để biết , học để làm, học để chung sống và học để tồn tại Nền giáo dục trong hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sản xuất, truyền bá, sử dụng… những thông tin để hội có những... (Flagmentation); Sự công nghệ hoá (Technologization) Với những vấn đề đặt ra trước hội học tập, có thể kết luận rằng, chủ đề cơ bản đây là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Hướng đào tạo nguồn nhân lực nước ta hiện nay Việt Nam, vấn đề xây dựng hội học tập đã được trong văn kiện Đại hội X của Đảng ghi: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình hội học. .. số; Mở rộng các hình thức học tập tới người dân không có điều kiện trực tiếp đến trường học / Chu Miên Động lực xây dựng hội học tập • • • • 1 2 3 • • 4 5 (4 phiếu) 12/01/2008 (HNM) - Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 11 -CT/TƯ ngày 13-4-2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng hội học tập , Thành ủy Hà Nội đã xây dựng. .. cả nước trở thành một hội học tập? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại thời kỳ hậu công nghiệp, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển đất nước, của tiến bộ khoa học công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người thời đại mới Như vậy, hội học tập. .. nước trở thành một hội học tập? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại thời kỳ hậu công nghiệp, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển đất nước, của tiến bộ khoa học công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người thời đại mới Như vậy, hội học tập là... tới nay, vốn là bất khả và từ giờ trở đi, vẫn cứ là "chưa phải lúc"? Theo ý tôi, cái hội học tập ta mong muốn kiến tạo, cần trước hết tập trung vào đối tượng này Nguồn: Tạp chí Tia Ðể hội học tập thành hiện thực sinh động và hiệu quả Khái niệm hội học tập (XHHT) đang ngày càng trở nên quen thuộc với những ai vốn quan tâm đến sự học Nhưng XHHT trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế muốn phát... - Học viên bổ túc tiểu học : 40.130 - Học viên bổ túc trung học cơ sở : 119.981 - Học viên bổ túc trung học phổ thông : 346.717 - Học viên các lớp tin học : 207.240 - Học viên các lớp ngoại ngữ : 268.812 - Học viên theo học từ xa : 127.758 - Học viên các lớp chuyên đề : 9.215.116 - Học viên các lớp dạy nghề ngắn hạn tư nhân : 173.720 - Học viên trung cấp chuyên nghiệp tại chức : 207.240 - Học viên học. .. tổ chức hội tham gia đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Khuyến học, khuyến tài Quyết định này cũng là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những kết quả mà Hội Khuyến học Việt Nam đạt được trong suốt 12 năm qua, đưa hoạt động Khuyến học, khuyến tài phát triển nhanh chóng, trở thành . Xay dung xa hoi hoc tap o nuoc taXây dựng xã hội học tập ở nước taND - Xây dựng xã hội học tập (XHHT) vừa là một nhiệm vụ cấp bách,. phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Đặng Văn Cao (Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình)Xay dung xa hoi hoc tap den nam 201 0Xây dựng xã hội học tập

Ngày đăng: 25/12/2012, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w