Phần 1: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khănPhần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có HS DTTS ở trường THCS vùng khó khăn
Bùi Ngọc Diệp (chủ biên), Hồ Mộng Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Thanh Xuân CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP HỌC CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN 1 Hµ Néi - 3/ 2012 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Bài mở đầu 7 Phần 1: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn 10 Phần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có HS DTTS ở trường THCS vùng khó khăn 35 Bài 1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học 35 Bài 2. Xây dựng những quy ước rõ ràng, nhất quán 43 Bài 3. Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái, tin tưởng, tôn trọng 50 Bài 4. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh 59 Bài 5. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp học 68 Bài 6. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà 78 Bài 7. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán 86 Bài 8. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh 95 Bài 9. Động viên, khen thưởng và trách phạt kịp thời 102 Bài 10. Làm gương trong cách cư xử 111 Bài 11. Phối hợp kịp thời với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường 117 Phần 3: Phụ lục 130 Phụ lục I. Giới thiệu về một số nét văn hóa, phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào dân tộc 130 Phụ lục II: Một số hoạt động, trò chơi, trò chơi dân gian 195 Phụ lục III: Lời một số bài hát sinh hoạt 206 Phụ lục IV. Một số văn bản pháp lý của nhà nước về bản sắc văn hóa dân tộc 212 Danh mục tài liệu tham khảo 234 2 LỜI NÓI ĐẦU Các bạn giáo sinh sư phạm thân mến! Các bạn đang cầm trên tay cuốn tài liệu “Công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn”, một trong số những cuốn sách nằm trong khuôn khổ Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất. Đây là tài liệu được biên soạn dành riêng cho đội ngũ giáo sinh cao đẳng sư phạm, nhằm mục đích cung cấp một số kiến thức cơ bản liên quan đến công tác quản lý lớp học nói chung, đặc biệt là lớp học có các em học sinh dân tộc thiểu số, giúp các bạn sinh viên CĐSP sắp ra trường có được sự chuẩn bị nghề nghiệp tốt hơn trước khi bước vào con đường dạy học. Cấu trúc của tài liệu gồm ba phần chính: - Phần I: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh DTTS ở trường THCs vùng khó khăn - Phần II: Một số biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. Phần này được trình bày theo từng bài học, mỗi bài học nói về một biện pháp cụ thể giúp quản lý lớp học hiệu quả. Tài liệu đề cập đến 9 biện pháp cơ bản có thể giúp bạn bước đầu nắm được những nội dung cốt lõi giúp quản lý một lớp học hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh lớp học có học sinh DTTS. - Phần III: Phụ lục - Giới thiệu một số nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi bài học/biện pháp ở Phần II được trình bày theo trình tự: 1) Mục tiêu của bài học; 2) Nội dung bài học: bao gồm các hoạt động của bài để giúp giáo sinh tự học; 3) Tự đánh giá sau bài học, gồm một số câu hỏi hoặc hoạt động tiếp nối giúp các bạn củng cố, ôn lại kiến thức. Sau đây là gợi ý để các bạn có thể sử dụng tài liệu một cách hiệu quả: 3 - Đọc kỹ các thông tin cơ bản trong phần đầu của tài liệu (phần I) và phần phụ lục (phần III) để nắm được bối cảnh vấn đề, những kiến thức chung liên quan đến lý thuyết quản lý lớp học, và một số đặc điểm văn hóa, tập quán của đồng bào DTTS. - Nghiên cứu cấu trúc, nội dung của từng biện pháp quản lý lớp học theo các hướng dẫn cụ thể của từng hoạt động, tự liên hệ và đối chiếu với thực tiễn học tập, thực tập của mình để rút ra những nhận định riêng hoặc ý kiến bổ sung cho tài liệu. Ngoài ra, trong quá trình đọc tài liệu và tự học, bạn cũng có thể tự đưa ra và suy ngẫm, đánh giá về những biện pháp quản lý lớp học của riêng mình mà tài liệu chưa đề cập tới hoặc trình bày chưa đầy đủ. - Một số nhiệm vụ/câu hỏi nêu trong phần “Tự đánh giá sau bài học” ở mỗi biện pháp quản lý lớp học giúp bạn hệ thống lại, đào sâu hơn các kiến thức đã tiếp thu. Bạn hãy cố gắng dành thời gian thực hiện các phần tự đánh giá này để tăng hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của mình. Cuốn sách hy vọng cung cấp cho bạn một số kiến thức nền tảng làm hành trang ban đầu trong quá trình trở thành một nhà sư phạm thực thụ, có vốn tri thức vững vàng và lòng yêu nghề. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học, giáo dục mà bạn sẽ trải nghiệm trong tương lai cũng sẽ là một ‘cuốn sách mở’ vô cùng hữu ích, thú vị, giúp bạn trau dồi và mở rộng thêm những gì đã học. Chúc các bạn thành công! Với lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến góp ý, phản biện của các bạn để hoàn thiện tài liệu trong những lần tái bản sau. Xin cảm ơn! - Nhóm tác giả - 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Quản lý lớp học QLLH Trung học cơ sở THCS Học sinh HS Giáo viên Giáo viên chủ nhiệm GV GVCN Dân tộc thiểu số DTTS 5 BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung : Tài liệu cung cấp cho sinh viên ngành Sư phạm (thuộc phạm vi dự án GD THCS vùng khó khăn nhất) những nội dung cơ bản về quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn, đồng thời gợi ý về cách hướng dẫn, tổ chức hoạt động, quản lý giáo dục đối với học sinh THCS vùng khó khăn, góp phần năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 1.2. Mục tiêu cụ thể: Tài liệu giúp cho sinh viên CĐSP: - Biết được một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn như: + Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn + Tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. + Trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. + Những điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. - Biết và vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. - Có được các kỹ năng quản lý lớp học đối với học sinh DTTS vùng khó khăn góp phần năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục II. Đối tượng sử dụng tài liệu Đối tượng chính sử dụng tài liệu “Công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS” là các sinh viên năm cuối ngành Sư phạm. Tài liệu 6 này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS có học sinh DTTS. III. Cấu trúc nội dung tài liệu Tài liệu được cấu trúc theo các phần sau: Phần 1: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 1. Vài nét về công tác quản lý lớp học. 2. Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 3. Tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 4. Trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 5. Những điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. Phần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học 2. Xây dựng những quy ước rõ ràng, nhất quán 3. Tạo môi trường tâm lý thoải mái, hòa đồng, bình đẳng, chia sẻ, tôn trọng. 4. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh: 5. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp học 6. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập ở lớp, ở nhà 7. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán 7 8. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh 9. Động viên, khuyến khích, khen thưởng và trách phạt kịp thời 10. Làm gương trong cách cư xử 11. Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Phần 3: Phụ lục IV. Phương pháp học tập chuyên đề Tài liệu được trình bày với hình thức kết hợp thông tin về lý thuyết với các câu hỏi tự học để vừa cung cấp những hiểu biết cần thiết, vừa tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn và các kỹ năng quản lý lớp học đối với học sinh DTTS vùng khó khăn góp phần năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Cách trình bày này khuyến khích sinh viên học tích cực qua việc: • Làm việc cá nhân • Thảo luận nhóm • Đặt câu hỏi • Thực hành rèn kỹ năng quản lý lớp học cho sinh viên. * * * 8 Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP HỌC CÓ HỌC CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN I. Mục tiêu Sau bài học, học viên có khả năng: - Nêu được một số nét cơ bản về công tác quản lý lớp học nói chung và công tác quản lý lớp học có HS DTTS ở trường THCS vùng khó khăn nói riêng - Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. - Liệt kê được trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn và những điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn - Vận dụng được các kiến thức cơ bản về công tác quản lý lớp học để thực hiện tốt việc quản lý lớp học của mình. II. Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về công tác quản lý lớp học 1. Thông tin cơ bản cho hoạt động 1: Vài nét về công tác quản lý lớp học * Lớp học và quản lý lớp học Lớp học, theo khái niệm thông thường, là một không gian đặc thù trong mỗi nhà trường để GV cùng HS tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục. Song, nếu nhìn nhận từ góc độ tâm lí học dạy học và lý luận giáo dục, thì lớp 9 học còn là một môi trường tâm lí, môi trường sư phạm đặc biệt, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động ở nhà trường của HS. Trong các lý luận về quản lý và lãnh đạo thường phân biệt sự khác nhau giữa “quản lý” và “lãnh đạo”, theo đó nhà quản lý là người tổ chức, thực hiện, giám sát công việc, còn nhà lãnh đạo vạch ra tầm nhìn, hướng đi chung, cách giải quyết cho vấn đề tổng thể. Người quản lý thực hiện đúng công việc, người lãnh đạo làm được việc đúng đắn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý lớp học, dường như cả hai vai trò ‘quản lý’ và ‘lãnh đạo’ này đều thuộc về một đối tượng duy nhất và phải chịu trách nhiệm cao nhất: đó là người GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp. Quản lý lớp học (QLLH) là việc sử dụng các phương pháp sư phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi không thích hợp, và xử lí các tình huống có thể xảy ra nếu hành vi đó xuất hiện. Nói cách khác, QLLH là những cách thức, kỹ thuật mà GV sử dụng để duy trì sự kiểm soát của mình trong lớp học và xây dựng được một tập thể lớp học tích cực. Mục tiêu của việc QLLH là khuyến khích và thiết lập khả năng tự quản của HS thông qua việc phát huy những thế mạnh và hành vi tích cực của các em. Các nghiên cứu về lớp học cho thấy những vấn đề về kỷ luật lớp học, hành vi của HS có tác động rất lớn đến hiệu quả chung của việc dạy và học. Các nghiên cứu này còn cho thấy những GV nào hay phải đối mặt với các vấn đề khó khăn trong việc quản lý lớp học thường sẽ khó có thể tập trung tốt vào việc lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động giảng dạy phù hợp. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực với cả hiệu quả công việc của GV lẫn chất lượng và thành tích học tập của HS. Ngược lại, đối với những GV có kỹ năng tổ chức, QLLH vững vàng, họ sẽ duy trì được một lớp học hiệu quả, hợp tác, và ít xảy ra các vấn đề liên quan đến kỷ luật, hành vi xấu. Có 3 yếu tố chính tạo nên một người GV hiệu quả là: 10 [...]... có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn 1 Thông tin cơ bản cho hoạt động * Lớp học ở trường THCS vùng khó khăn Ngoài những đặc điểm thông thường của một lớp học cấp THCS, các lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn có một số đặc điểm khác biệt Cụ thể là: - Vị trí địa lí: Lớp học nằm ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của các địa phương Các lớp học này tập... hết các lớp học ở vùng khó khăn nước ta có số lượng học sinh không đồng đều, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 35 em, nhưng có nơi lớp học chỉ có khoảng 6 – 10 học sinh; cũng có nơi lớp học lên tới 40 – 43 học sinh Số lượng học sinh của mỗi lớp phụ thuộc nhiều vào mật độ cư trú của người dân và số trẻ em nằm trong độ tuổi đến trường của dân cư Lớp học nằm ở vùng khó khăn miền núi thường có số học sinh thấp... số học sinh thấp hơn ở vùng đồng bằng - Trong lớp có nhiều học sinh thuộc các dân tộc thiểu số: Vùng khó khăn nhất nước ta thường là địa bàn sinh sống và cư trú của các dân tộc ít người Chính vì thế trong mỗi lớp học thường có nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác nhau hay nói cách khác lớp học có nhiều thành phần dân tộc Mặc dù nhiều dân tộc có chung địa vực cư trú lâu đời thường có những điểm chung... tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn ? Hoạt động 4 Tìm hiểu về trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn 1 Thông tin cơ bản cho hoạt động Để có thể trở thành một người quản lý lớp học hiệu quả trong các lớp học ở vùng khó, người giáo viên cần... khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn 1 Thông tin cơ bản cho hoạt động - Đảm bảo sự công bằng: Đảm bảo sự công bằng đối với học sinh nói chung và lớp học sinh THCS có nhiều dân tộc là điều vô cùng quan trọng Sự công bằng bởi đây không đồng nghĩa với sự cào bằng, nó thể hiện trên nguyên tắc các em trong lớp đều được chú ý, quan tâm, đối xử, như nhau, không có sự... duy trì sĩ số trong lớp học không phải là vấn đề lớn đối với các cấp quản lí và các thầy cô giáo, nhưng lại là một yêu cầu khá thách thức với các vùng khó khăn Cũng như các trường 18 tiểu học, ở các trường THCS vùng khó do học sinh thường xuyên bỏ học nên số lượng học sinh trong một lớp có sự biến động rất lớn Xu hướng càng đến cuối cấp, số học sinh bỏ học càng nhiều, số lượng học sinh trong lớp càng... việc hỗ trợ con cái học hành, khó khăn về kinh tế, thông tin liên lạc khó khăn, địa hình trở ngại,… cũng là những tác động tiêu cực đến việc đi học và tham gia vào các hoạt động tập thể của HS DTTS, làm cho việc QLLH của GV càng trở nên thách thức hơn (xem thêm mục 2 “Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn ) Do vậy, để có thể quản lý tốt một lớp học với thành phần... thường ngày ở xung quanh Nhưng ở nhiều trường THCS vùng khó, hầu hết học sinh vào lớp 6 trình độ chỉ tương đương với học sinh lớp 1, lớp 2 ở thành phố vì còn chưa đọc thông, viết thạo, nhiều nơi học sinh không hiểu được tiếng phổ thông (tiếng Việt) Đứng trước tình trạng này, ở nhiều trường THCS vùng khó khi tuyển sinh lớp 6 thường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu vào của học sinh Những học sinh đã hoàn... các dân tộc ở địa phương; biết huy động các lực lượng sẵn có tại địa bàn; biết đặt mình vào hoàn cảnh của người dân và chính học sinh để từ đó để gần gũi, hòa đồng với học sinh và gia đình các em, tích cực vận động họ cho con em đi học * Học sinh - Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số có tính cách hiền lành, thật thà, chất phác và có tính tự tôn dân tộc cao Do đặc điểm môi trường sống, các em ít có điều... lượng đầu vào của học sinh, giúp cho công tác dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra mà một lần nữa là yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng trong dạy học ở các trường Tiểu học (bậc học tạo nguồn học sinh cho các trường THCS) Môi trường sống đặc thù và những bất đồng về ngôn ngữ giữa thầy và trò cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh dân tộc thiểu số bị hạn chế . lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn như: + Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn + Tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học. quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. - Biết và vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. - Có. cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. Phần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn. 1. Tìm