Tìm hiểu quá trình nhận thức của học sinh dân tộc là tìm hiểu sự vận động và phát triển của các biểu hiện tâm lý người dưới tác động của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, trong sự tiếp nhận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
Nguyễn Việt Hùng và Hà Thế Truyền (Chủ biên )
Lê Thanh Bình - Huỳnh Thị Ngọc Lan
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
(Tài liệu dành cho sinh viên cao đẳng sư phạm năm cuối)
HÀ NỘI -2011
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 5 BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 5 BÀI 2 ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU CỦA HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC 14 BÀI 3 ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH DÂN TỘC 24 PHẦN II NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 33 BÀI 4 NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 34 BÀI 5 NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 39 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 75 BÀI 6 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LỚP CHỦ NHIỆM 75 BÀI 7 PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CHA MẸ HỌC SINH VÀ CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ, CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC KHÁC THAM GIA GIÁO DỤC 99 BÀI 8 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC TỔ CHỨC XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP 119
Trang 3BÀI 9 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC 132 BÀI 10 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP 168 BÀI 11 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHÁC 171 PHẦN IV YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 193 BÀI 12 CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 193 BÀI 13 NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 208 PHẦN V MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 240 BÀI 14 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DTTS Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 240 BÀI 15 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 282 PHẦN VI MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO 300 TÀI LIỆU THAM KHẢO 362
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội (Khóa X) về phổ cập GDTHCS, một bài học kinh nghiệm phổ biến được nhiều địa phương khẳng định là: Muốn thực hiện thành công mục tiêu phổ cập GDTHCS đối với những địa bàn đất rộng, người thưa, giao thông đi lại khó khăn thì giải pháp hữu hiệu nhất là tổ chức bán trú cho HS ở xa trường, không
đi về được trong ngày
Việc tổ chức bán trú cho HS đòi hỏi phải kết hợp nhà trường và gia đình , trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng ,sự huy động sự đóng góp của gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách của Trung ương và địa phương để phục vụ cho ăn, ở, học hành, luyện tập, vui chơi giải trí cho các em
Cũng có ý kiến cho rằng, thay vì tổ chức bán trú cho HS thì có thể chia nhỏ trường THCS thành nhiều điểm để “đưa trường gần dân”, HS không phải
đi học quá xa Nhưng thực tế cho thấy, đối với cấp THCS giải pháp đó tuy không loại trừ, nhưng không phải là cách phù hợp nhất Vì việc chia nhỏ trường
sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học, bố trí đội ngũ GV… và hơn thế nữa mỗi điểm trường nhỏ lẻ chỉ
có ít HS, chất lượng dạy và học khó bảo đảm Có nơi ở vùng nhiều kênh rạch sông nước như một số huyện của tỉnh Cà Mau, thay vì tổ chức bán trú, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ tiền đò cho các em HS đi học hằng ngày, nhất là HS con em các gia đình nghèo.
Năm học 2008-2009, trên phạm vi 24 tỉnh trong cả nước đã có trên 144.000 HS bán trú ở 1.657 trường phổ thông bán trú dân nuôi Trong đó, cấp THCS có tỷ lệ HS bán trú cao nhất, trên 55% tổng số HS bán trú 3 cấp học và trong số HS bán trú chủ yếu là DTTS (trên 96% tổng số HS bán trú) Các tỉnh
có đông HS bán trú tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên Theo tổng kết của các địa phương, nhờ có
mô hình bán trú dân nuôi mà tỷ lệ HS chuyên cần, HS khá giỏi, tỷ lệ lên lớp, chuyển cấp hàng năm cao hơn trước Mô hình này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GDTHCS của các xã vùng khó khăn.
Các nghiên cứu về công tác phổ cập GDTHCS trong thời gian qua đều đi đến kết luận: hiện nay và trong nhiều năm tới, nếu không coi trọng đúng mức
mô hình bán trú và công tác giáo viên chủ nhiệm ở cấp THCS thì nhiều xã vùng khó khăn sẽ đứng trước nguy cơ mất chuẩn phổ cập GDTHCS, chứ chưa nói đến củng cố vững chắc kết quả đó
Trang 5Chính vì lý do đó cuốn tài liệu Công tác chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn đã được Dư án GD THCS VKKN biên soạn cho sinh viên cao đẳng sư phạm năm cuối
1 Mục tiêu của tài liệu:
- Về kiến thức : Nắm được các yêu cầu , vai trò , chức năng nhiệm vụ của công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn.
- Về kỹ năng : Vận dụng lý luận giáo dục kinh nghiệm thực tiễn vào công tác của người giáo viên chủ nhiệm để giải quyết có hiệu quả các tình huống trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn.
- Về thái độ : Ý thức được các yêu cầu về công tác của người giáo viên chủ nhiệm, từ đó có ý chí và hành động trong thực hiện chức trách nhiệm vụ đuợc phân công Có ý thức phấn đấu trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi
ở lớp có học sinh DTTS
2.Nội dung và cấu trúc của tài liệu:
Tài liệu gồm 6 phần :
Phần 1 Đặc điểm của học sinh DTTS ở trường THCS
Phần 2 Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn
Phần 3 Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn
Phần 4 Những yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn
Phần 5 Một số bài học kinh nghiệm và tình hưống trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn
Phần 6 Tư liệu và tài liệu tham khảo
Cấu trúc của tài liệu có các Bài.
Trang 6- Trong từng Bài có : Mục tiêu ; Nội dung.Nội dung được thiết kế thành các hoạt động, bao gồm : Hoạt động,Thông tin cho hoạt động,Nhiệm vụ ; Câu hỏi
tự đánh giá; Thông tin phản hồi cho hoạt động
- Đánh số các bài từ bài 1 đến bài 15, đánh số hoạt động theo số bài Đối với các bài có nhiều hơn một hoạt động, cách đánh số hoạt động là số bài và có
“.1,2,3…” Ví dụ: hoạt động 13.2, hiểu là hoạt động 2 của bài 13
- Các thông tin cho hoạt động được đánh số theo số hoạt động, ví dụ: thông tin 13.2.3 được hiểu là thông tin 3 của hoạt động 13.2.
- Kết hợp trình bầy lý luận từ chung đến riêng và các bài tập tình huống để vừa cung cấp những hiểu biết cần thiết , vừa rèn luyện kỹ năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp học sinh DTTS ở trường THCS vùng khó khăn.
- Kèm theo một số tranh , ảnh minh hoạ
4.Cách sử dụng tài liệu :
Sinh viên sử dụng tài liệu theo trình tự sau:
1) Đọc lời giới thiệu, mục lục, để nắm vững mục đích, yêu cầu, phương pháp sử dụng và nắm cấu trúc của tài liệu: tài liệu gồm bao nhiêu phần, mỗi phần nội dung được cấu trúc thành mấy bài
2) Đọc, nghiên cứu bài học:
a Nghiên cứu mục tiêu của bài học, cấu trúc nội dung của bài học
b Nghiên cứu yêu cầu của các câu hỏi/bài tập trong phần nhiệm vụ
c Nghiên cứu thông tin tương ứng với câu hỏi ở phần nhiệm vụ để trả lời câu hỏi/ bài tập được giao cho mỗi hoạt động
d Nghiên cứu, thực hiện yêu cầu của câu hỏi tự đánh giá
e Đọc thông tin phản hồi tương ứng với nhiệm cụ của hoạt động Trong trường hợp kết quả nghiên cứu/trả lời của mình không phù hợp với thông tin phản hồi, SV cần xem lại câu hỏi yêu cầu của nhiệm vụ, nghiên cứu lại thông tin nguồn ( thông tin cho hoạt động) để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu trả lời cho câu hỏi/bài tập
Trang 73) Trong các bài học thiết kế nhiều câu hỏi mở nhằm mục đích giúp cho
SV tích cực hơn trong học tập và giúp SV gắn bó với thực tiễn địa phương Đối với các câu hỏi mở, không có thông tin phản hồi, SV nếu có vướng mắc, khó khăn cần tăng cường trao đổi với bạn học/nhóm bạn học để tìm được câu trả lời/lời giải phù hợp
4) Câu hỏi tự đánh giá là các câu hỏi/bài tập đòi hỏi SV có khả năng tổng hợp, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện Câu hỏi tự đánh giá cũng đòi hỏi SV gắn liền với thực tiễn giáo dục của địa phương nên để thực hiện được các câu hỏi/bài tập tự đánh giá, SV cần nắm vững kiến thức, kĩ năng của bài học Câu hỏi tự đánh giá cũng là các câu hỏi mở nên không có thông tin phản hồ SV cần trao đổi nhóm và sau này, thông qua thực tiễn hoạt động chủ nhiệm để hoàn thiện phần trả lời cho các câu hỏi/bài tập tự đánh giá.
SV sử dụng tài liệu với định hướng tự học ,tự nghiên cứu, thường xuyên liên hệ thực tiễn, chủ động và sáng tạo trong học tập.
Tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và các bạn sinh viên
Nhóm tác giả
Trang 8PHẦN I ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I MỤC TIÊU
Sau bài học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinhcủa học sinh người dân tộc thiểu số
- Đánh giá được ảnh hưởng của đặc điểm tâm lí tới quá trình học tập củahọc sinh người dân tộc thiểu số
II NỘI DUNG
Tìm hiểu đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh người dân tộc thiểu số
HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình họctập của học sinh người dân tộc thiểu số
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1.
Tìm hiểu quá trình nhận thức của học sinh dân tộc là tìm hiểu
sự vận động và phát triển của các biểu hiện tâm lý người dưới tác động của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, trong sự tiếp nhận và thích ứng của cá nhân Trong quá trình học tập, sự biến đổi nhận thức của người học chịu sự tác động của các lực lượng giáo dục, của nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học, trong điều kiện dạy và học cụ thể, dưới ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, lối sống đã được hình thành ở học sinh Như vậy, đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh dân tộc bao gồm những yếu tố đã ổn định và những yếu tố mới hình thành
Trang 9và phát triển trong quá trình dạy học và giáo dục Trước hết là sự chuẩn bị tâm lý đến trường: có thể coi sự chuẩn bị này là tiền đề, thế năng quan trọng cho quá trình nhận thức trước khi đi học của học sinh ở miền núi, các tổ chức xã hội, gia đình, trường học chưa tạo ra một bước chuyển tiếp rõ nét về mặt tâm lý đến trường cho học sinh cũng như việc tạo ra nhu cầu, hứng thú thích đi học Đặc biệt là môi trường học tập, môi trường giáo dục trước tuổi học của các em hầu như chưa có Việc huy động trẻ em đến trường trong độ tuổi là một sự cố gắng lớn của giáo dục miền núi Các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỷ luật của học sinh dân tộc chưa được chuẩn bị chu đáo Việc học chưa được coi trọng vì thiếu động cơ thúc đẩy, hay nói cách khác, quá trình chuyển hoá nhiệm vụ, yêu cầu học tập, cũng như cơ chế chuyển vào bản thân học sinh diễn ra chậm chạp Đối với học sinh dân tộc, từ hoạt động chủ đạo "chơi",
"làm" hoặc "học" (trong điều kiện khó khăn, thiếu động cơ học tập) chuyển sang trạng thái 'học" với những yêu cầu cao về tri thức, tính kỷ luật chặt chẽ của nhà trường là một khó khăn không
dễ khắc phục ngay Nhiều biểu hiện: lười học, kết quả không cao,
vi phạm kỷ luật của học sinh dân tộc không phải là bản chất mặc
dù diễn ra thường xuyên, có thể là do các em chưa có sự thích ứng, "hoà nhập tâm lý" với môi trường học tập mới
Một trong những điều kiện quan trọng để trẻ em phát triển ngôn ngữ (với tư cách là phương tiện, công cụ của tư duy), là sự phụ thuộc vào sự phong phú của thế giới đồ vật và môi trường giao tiếp Do vậy, đối với trẻ em miền núi có vốn từ hạn chế, khả năng sử dụng tiếng Việt còn thấp, một phần là do các em chưa có điều kiện tốt và môi trường học tập thuận lợi Điều này tuyệt nhiên không phải do khả năng trí tuệ của các em thấp hơn Từ nhận định khoa học này, lại càng cho thấy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc thiểu số là một giải pháp cơ bản, quan trọng, lâu dài
Trang 10và nhờ đó, sẽ giải quyết triệt để các vấn đề khó khăn của sự nghiệp giáo dục miền núi
Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển khá tốt Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng Quá trình tri giác thường gắn với hành động trực tiếp, sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật
đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây con, thiên nhiên Nhờ vào việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, nghiên cứu tài liệu, tăng cường cách dạy học trực quan sẽ làm tăng hiểu biết cho học sinh, uốn nắn lệch lạc, tạo ra phương pháp nhận thức cảm tính tích cực làm tiền đề cho nhận thức ở mức độ chính xác hơn, cao hơn
Quá trình chú ý của học sinh dân tộc ở độ tuổi trung học cơ sở
đã phát triển, song lại hay quên Các em hay chú ý đến các đối tượng và sự vật ở động cơ gần Trạng thái chú ý không bền khi giao tiếp, giao lưu, đặc biệt trong các giờ học chính khoá Nhiều hiện tượng "chú ý giả tạo" xuất hiện trong giờ học đối với học sinh Đó là sự chú ý có tính chất hình thức, tuân theo kỷ luật, nhưng thực chất học sinh không tập trung tư tưởng, cũng không biểu hiện chán nản, phản ứng hoặc hưng phấn Lí do có thể khác nhau, song có thể hiểu một phần là do cách dạy của giáo viên.
Do vậy, giờ học cần được tổ chức linh hoạt, có sự tham gia tích cực của học sinh, tăng cường dạy học có trọng tâm, trọng điểm, không nên dài dòng, đơn điệu Các hình thức học tập ngoại khoá
ở nhiều môn có tác dụng phát triển chú ý có mục đích cho học sinh nhiều hơn hoạt động trên lớp Đặc điểm nổi bật trong tư duy của một số học sinh dân tộc là thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ ,ngại động não
Trong học tập, nhiều em không biết lật đi lật lại vấn đề, phát
Trang 11hiện thắc mắc, suy nghĩ thiếu sâu sắc về vấn đề học tập Nhiều
em không hiểu bài nhưng không biết mình không hiểu ở chỗ nào Các em có thói quen suy nghĩ một chiều ,dễ thừa nhận những điều người khác nói Khi nêu kết luận hay hiện tượng, học sinh dân tộc ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa hoặc những diễn biến và hậu quả của sự việc, hiện tượng đó Trong phạm vi bài trắc nghiệm, có thể thấy tư duy của học sinh dân tộc còn kém nhanh nhạy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc dập khuôn Có thể sống trong điều kiện tự cấp
tự túc, cuộc sống ít va chạm, ít phức tạp, ít giao tiếp, nên học sinh dân tộc thường thoả mãn với những cái có sẵn, ít động não đổi mới, khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tết hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic Những vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ trừu tượng và phức tạp, các em gặp khó khăn một phần do vốn ngôn ngữ phổ thông bị hạn chế
Về các thao tác tư duy của học sinh dân tộc, thông qua thực nghiệm có thể rút ra nhận xét như sau: khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát ở học sinh dân tộc còn phát triển chậm, điểm yếu cơ bản là thiếu toàn diện khi các em phân tích, tống hợp, khái quát Ví dụ: khái niệm "Tính cách nhân vật" được các em định nghĩa và mô tả là "Các biểu hiện về hành vi hoạt động của nhân vật", trong khi tính cách nhân vật còn biểu hiện ở các mặt khác như: tâm trạng, ngôn ngữ, dáng vẻ, trong quan hệ xã hội thì không được đề cập đến một cách đầy đủ
Như vậy có thể nói, các em mới chỉ nắm được một vài thuộc tính hoặc liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng có khi chỉ là do cảm xúc, vì vậy các em khó tổng hợp hoặc khó khái quát Mặt khác, cùng với sự phát triển của lứa tuổi, khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá của học sinh miền núi cũng được nâng cao dần từ lớp dưới lên lớp trên Điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của tâm lý trẻ em nói chung
Trang 12Thực tế cho thấy qua việc kiểm tra và thi của học sinh cũng có thể rút ra một nhận xét khái quát rằng: khả năng tư duy nói chung và khả năng tiến hành các thao tác trí óc nói riêng hình thành khó khăn Khi làm bài, rất ít học sinh làm dàn ý, hoặc không phân tích sâu sắc câu hỏi nêu ra, từ đó suy nghĩ vận dụng những tri thức nào để trả lời câu hỏi cho hợp lý nhất Hiện tượng còn phổ biến là chép đề xong, không làm đề cương, các em chỉ nghĩ qua loa dăm ba phút và cứ thế là viết, nhiều câu không có nội dung, không đúng ngữ pháp Do vậy bài làm của học sinh thường không đảm bảo tính hệ thống, những kiến thức thiếu logic; bài viết thiếu cấu trúc (cách học này đã trở thành thói quen, thậm chí đối với cả sinh viên đại học, đặc biệt ở các hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ)
Quá trình tư duy thực chất là một quá trình hoạt động trên cơ
sở sử dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội khái niệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Sự lĩnh hội khái niệm của học sinh dân tộc có những đặc điểm đáng quan tâm Đối với khái niệm khoa học và khái niệm thông thường, thì sự hiểu thuộc tính bản chất khái niệm
và sự vận dụng các khái niệm đó vào thực tế ở học sinh dân tộc chỉ đạt tới mức gần trung bình Các em hay nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và thuộc tính không bản chất của khái niệm Thuộc tính không bản chất nhưng quen thuộc thường gây cho học sinh lầm tưởng là thuộc tính bản chất Trái lại những thuộc tính bản chất, nhưng quá hiển nhiên, thì nhiều em lại cho là thuộc tính không bản chất, không thuộc phạm trù khái niệm
Vì vậy, khi định nghĩa khái niệm, học sinh dân tộc thường thiếu thuộc tính bản chất, lại vừa thừa những thuộc tính khác không cần thiết Những khái niệm gần gũi, học sinh dân tộc nắm vững hơn khái niệm xa lạ Thực tế trong việc học các môn Hoá, Lý, Toán và khái niệm khoa học, học sinh dân tộc thường cho rằng
"khó hiểu" Điều này cho chúng ta rõ hơn việc học sinh hiểu và nắm vững khái niệm có sự phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sẵn có
Trang 13của họ
Từ sự phân tích đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc cho thấy: khả năng tư duy kinh nghiệm của học sinh dân tộc đạt mức cao so với trình độ chung của lứa tuổi; khả năng tư duy lý luận còn thấp so với yêu cầu; trình độ các thao tác tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát nhiều khi thiếu toàn diện, hệ thống Tri thức, thói quen được hình thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các thao tác trí tuệ của học sinh dân tộc
Đồng thời, những đặc điểm của quá trình nhận thức của học sinh dân tộc chi phối mạnh mẽ các thuộc tính tâm lý khác như: khả năng ghi nhớ có chủ định chậm được hình thành, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học sinh còn yếu Do kinh nghiệm nghèo nàn, nên tưởng tượng của học sinh dân tộc còn mờ nhạt, thiếu sinh động (thể hiện rõ nhất trong các bài văn) Đặc biệt, sự tác động qua lại giữa quá trình nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh dân tộc có một điểm cần hết sức lưu ý: ngôn ngữ phát triển thì quá trình nhận thức cũng phát triển và
nó làm cho vốn ngôn ngữ càng phong phú thêm Song đối với học sinh dân tộc lại gặp khó khăn: trước khi các em đi học là dùng tiếng mẹ đẻ, quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt Như vậy, ở một góc độ nhất định, sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăn cho hoạt động nhận thức khi mà công cụ tư duy bị hạn chế.
Thông qua các hoạt động và giao tiếp ở những tình huống khác nhau, cảm xúc thái độ của học sinh dân tộc bộc lộ một cách khá sâu sắc Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi Tình cảm của học sinh dân tộc thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ Những tác động của giáo dục, dạy học có tính chuẩn mực, hoặc xúc cảm (ví dụ trong giờ học văn), vậy mà các em vẫn giữ một thái độ bình thường, giáo viên khó đoán biết được sự diễn biến
Trang 14tình cảm của học sinh Tuy nhiên, chỉ khi nào xuất hiện tình huống đặc biệt mới rõ tình cảm của các em là rất chân thành Mặt khác, sự hồn nhiên, cảm tính, hưng phấn cao của nhiều em
dễ dẫn đến hành vi thiếu cân nhắc Tình bạn của các em rất bền vững, gắn bó, ít thay đổi, do vậy các nhóm hình thành từ địa phương khi học trường phổ thông vẫn bền vững có tác động nhiều mặt đến sự phát triển nhân cách học sinh Học sinh dân tộc rất gắn bó với quê hương, làng bản, muốn thoát ly, bay nhảy nhưng khi xa quê lại nhớ nhung da diết Nhìn chung, học sinh dân tộc ưa chuộng tình cảm và muốn được giải quyết vấn để bằng tình cảm Đây là đặc điểm cần chú ý trong công tác chủ nhiệm, công tác quản lý, giáo dục ở các trường ở miền núi Sự phát triển nhân cách của học sinh dân tộc lứa tuổi trung học cơ sở đã tương đối ổn định Lứa tuổi của học sinh dân tộc so với người Kinh có trội hơn về thể lực, sức khoẻ Mặc dầu chịu ảnh hưởng từ nhỏ điều kiện sống khó khăn, nhưng học sinh dân tộc có tính cách riêng, yêu lao động, quý trọng tình thầy trò, tình bạn, trung thực, dũng cảm
Bên cạnh những học sinh rụt rè, mặc cảm, tự ti, nhiều em có lòng
vị tha, ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu theo tấm gương Học sinh dân tộc thường nghĩ thế nào thì nói như thế, không có chuyện thêm bớt, có lòng tự trọng cao nhưng hay bảo thủ, tự ái Trong lối sống, các em ưa phóng khoáng, tự do, không thích gò
bó, nhiều thói quen chưa tốt như tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học khi các em học ở trường phổ thông, cũng như khi học ở các trường chuyên nghiệp
NHIỆM VỤ
Đọc thông tin cho hoạt động 1, Anh/chị:
Trang 151 Hãy nêu rõ đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh
người dân tộc thiểu số như thế nào?
2 Hãy làm rõ:
a Quá trình tri giác của học sinh người dân tộc có đặc điểm gì nổi bật
b Các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh dântộc thiểu số có hạn chế gì, cách khắc phục?
3 Những đặc điểm tâm lí nào ảnh hưởng tới quá trình nhận thức của học
sinh, tại sao?
4 Phân tích và nhận xét nhận định “học sinh dân tộc ưa chuộng tình cảm và muốn được giải quyết vấn để bằng tình cảm”? nhận định này có ảnh
hưởng gì đến phương pháp công tác chủ nhiệm của anh/chị?
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Từ việc nghiên cứu đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở trườngTHCS vùng khó khăn nhất, Anh/chị rút ra bài học kinh nghiệm gì có thể vậndụng được khi ở vị trí người giáo viên chủ nhiệm? Hãy nêu 03 ví dụ cụ thể?
U THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG BÀI 1
1. Hãy nêu rõ học sinh dân tộc thiểu số có sự chuẩn bị tâm lí đếntrường như thế nào, điều đó có ảnh hưởng gì tới quá trình học tập của họcsinh?
Học sinh dân tộc thiểu số có sự chuẩn bị tâm lí đến trường còn yếu, bớicác tổ chức xã hội, gia đình, trường học chưa tạo ra một bước chuyển tiếp rõnét về mặt tâm lý đến trường cho học sinh cũng như việc tạo ra nhu cầu, hứngthú thích đi học mặc dù sự chuẩn bị tâm lý đến trường là tiền đề, thế năngquan trọng cho quá trình nhận thức trước khi đi học của học sinh ở miền núi
Đối với học sinh miền núi có vốn từ hạn chế, khả năng sử dụng tiếngViệt còn thấp, một phần là do các em chưa có điều kiện tốt và môi trường họctập thuận lợi Điều này cũng thể hiện sự chuẩn bị tâm lí cho học sinh khi đếntrường còn hạn chế
Trang 162. Những đặc điểm tâm lí nào ảnh hưởng tới quá trình nhận thứccủa học sinh, tại sao?
Những đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình nhận thức của học sinhdân tộc thiểu số là:
- Quá trình nhận thức cảm tính phát triển mạnh, trong khi đó quátrình nhận thức lí tính lại bị hạn chế
- Có lòng tự trọng cao nhưng lại hay tự ti, bảo thủ
- Là những con người phóng khoáng, rộng lượng, thích tự donhưng tác phong lại lề mề, chậm chạm, thiếu tính kỉ luật
- Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tínnghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi Tình cảm của học sinh dân tộc thầm kín,
ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ
3 Anh/chị có ý kiến gì về nhận định “học sinh dân tộc ưa chuộng
tình cảm và muốn được giải quyết vấn để bằng tình cảm”
Quá trình tri giác của học sinh người dân tộc có ưu điểm nổi bật là rất
cụ thể, rõ ràng, khả năng quan sát sự vật, hiện tượng rất tốt nhưng việc phântích, tổng hợp, khái quát hóa để giải thích nguyên nhân, vận dụng trong cuộcsống lại có nhiều hạn chế
BÀI 2 ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU CỦA HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC
I MỤC TIÊU
Sau bài học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được các nhu cầu của học sinh người dân tộc
- Phân tích được mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ học tập
Trang 17- Phương pháp kích thích nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc
- Có điều tra nhu cầu trong lớp chủ nhiệm
II NỘI DUNG
Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu của học sinh người dân tộc
Hoạt động 2 Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm nhu cầu của học sinh người dân tộc thiểu số
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2.
Thông tin 2.1.
Hoạt động học tập của học sinh, nguồn gốc cơ bản là xuất phát
từ một nhu cầu - nhu cầu hiểu biết và tự hoàn thiện mình Theo L.I Baxơtjic: "nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu do con người cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển" Học thuyết mác- xít về nhân cách cho rằng nhu cầu trực tiếp thúc đẩy tính tích cực của con người là kích thích bên trong của hành vi và hoạt động Đầu tiên, nhu cầu xuất hiện như một điều kiện, tiền đề cho hoạt động, nhưng khi chủ thể hoạt động, lập tức nhu cầu có
sự chuyển hoá Sự phát triển nhu cầu thông qua sự thay đổi vị trí của con người trong cuộc sống, trong những quan hệ qua lại của con người với xung quanh, nhu cầu thay đổi do điều kiện thay đổi diễn ra trong lối sống và trong bản thân con người Nhu cầu mới nảy sinh do lĩnh hội được những hình thức mới của hành vi và hoạt động, do chiếm lĩnh được những đối tượng có sẵn của nền văn hoá Đồng thời, sự phát triển bên trong của nhu cầu được diễn ra từ những hình thức sơ đẳng đến phức tạp và có tính độc
đáo Giữa nhu cầu và động cơ có quan hệ tương tác, chi phối lẫn nhau
Thông tin 2.2.
Trang 18Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và học tập quan trọng cho
học sinh dân tộc Nếu như con người muốn mở mang về kiến thức thì cần phải có phương tiện để nhận thức, giao lưu rộng hơn, do đó cần biết nhiều ngôn ngữ
Đối với học sinh dân tộc, hình thành nhu cầu học tập tiếng Việt là rất quan trọng bởi tiếng Việt như một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn khoa học khác, phải trở thành nhu cầu không chỉ dừng ở ý nghĩa chỉ là học tập như học một tri thức môn học Tuy nhiên, đối với học sinh dân tộc, tiếng mẹ đẻ "ngữ cảm
đã có chiều sâu nhất định", do vậy không thể hạn chế, cưỡng ép, xoá bỏ ngay thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em trong giao tiếp, trong học tập, bởi vì việc học tập bằng tiếng mẹ đẻ đã được quy định trong Luật giáo dục Điều quan trọng là hình thành cho học sinh một cách nhìn mới về giá trị của ngôn ngữ công cụ và ngôn ngữ mẹ đẻ trong học tập và đời sống xã hội
Thông tin 2.3.
Đối với học sinh dân tộc nói riêng, đến trường đi học là sự thay đổi căn bản của hoạt động chủ đạo Lúc này, nhận thức của các em
có sự chuyển biến tích cực, ý thức về mình là học sinh, là những cán
bộ tương lai của địa phương, đất nước Vì vậy nhà trường cần phải
duy trì được nhu cầu thích học, khẳng định vị trí mới cho người học là một trong những yêu cầu sư phạm cần thiết để giáo dục
học:sinh ý thức tập thể, kỷ luật học tập phải trở thành nếp sống mới, thói quen mới và dần được khắc sâu trong học sinh Đồng thời với yêu cầu trên, những tác động bên ngoài có vai trò quan trọng vì
nó đáp ứng nhu cầu của học sinh Nhu cầu được khen, có được uy
Trang 19tín trước bạn bè, hoặc nhu cầu được chơi, hoạt động ngoại khoá đều có tác dụng tích cực đối với hoạt động học tập của học sinh dân tộc Do vậy, việc mở rộng phạm vi nhu cầu qua các hoạt động như:
tổ chức hoạt động tập thể, lao động, vui chơi, giao lưu hoạt động xã hội, văn hoá thể thao là tiền đề nảy sinh nhu cầu mới - nhu cầu nhận thức Tổ chức học tập theo các hình thức khác nhau như tự học, học ngoài giờ chính khoá, học qua tình huống, họe qua hoạt động ngoại khoá đều có tác dụng bổ sung tri thức, mỏ ra những nhu cầu mới cho học sinh dân tộc
Đối tượng cơ bản của hoạt động học tập là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà học sinh cần chiếm lĩnh, "đối tượng ấy, vật chất hay tinh thần, đồng thời cũng là cái" vật thể hoá "nhu cầu thúc đẩy hoạt động” Bằng cách chiếm lĩnh đối tượng một cách vật chất hay tinh thần, chủ thể thoả mãn nhu cầu của mình, tức là thực hiện được xu hướng
cơ bản của hoạt động được tiến hành Đây là luận điểm quan trọng trong việc định hướng tổ chức học tập cho học sinh dân tộc hiện nay
Trong môi trường mới - môi trường học tập ở trường phổ thông, hoạt động của bản thân học sinh là động lực để thúc đẩy họ trở thành thành viên của xã hội, phát triển nhân cách Các dạng hoạt động khác như: học tập, vui chơi, hoạt động xã hội đều thông qua giao lưu quan hệ với người khác (thầy - trò, bạn bè, gia đình, xã hội ) Trong đó, nhu cầu tự khẳng định mình trong học tập và rèn luyện ngày càng chiếm ưu thế và là một đặc điểm quan trọng của học sinh Đồng thời, nhu cầu của học sinh dân tộc ở cuối cấp hướng vào sự thành đạt, nhu cầu học nghề, nhu cầu tình bạn, tình yêu so với học sinh người Kinh có sự đa dạng và phân hoá về mức độ và tính chất Sự phát triển nhu cầu của học sinh dân tộc cũng diễn ra theo quy luật chung: từ những quá trình và chức năng trực tiếp thành gián tiếp từ không chủ định thành chủ định, từ chưa có ý thức trở thành có ý thức.
Trang 20Quá trình hình thành nhu cầu, động cơ học tập không tách rời phương pháp, biện pháp tổ chức học tập Do đó, mọi hoạt động của học sinh dân tộc, dưới sự chỉ đạo của người thầy phải xác định học sinh là chủ thể của hoạt động học tập Trong các hình thức tổ chức học tập, coi trọng thực hành, tổ chức học tập độc lập, dạy học trực quan, sử dụng tối đa lợi thế môi trường trường giáo dục hiện nay Nếu như trước khi đến trường học, học sinh chưa có nhu cầu, động
cơ học tập rõ rệt thì quá trình hình thành nhu cầu của học sinh tại các trường, đặc biệt là trường phổ thông dân tộc nội trú
Như vậy, đi học là do sức hút của kinh tế và sư phạm Qua nghiên cứu tác giả Lê Bình cho thấy chỉ có 4,6% học sinh cho rằng đi học các trường nội trú là để "học tập được tốt hơn", 78,2% học sinh thích học các môn vì cho rằng: "có học đủ các môn thì sau này mới phục vụ tốt ở địa phương" Như vậy, khi thực hiện các biện pháp thu hút học sinh vào hoạt động tập thể, làm cho học sinh nào cũng nhìn thấy rõ kết quả học tập của mình thì các em sẽ yên tâm học tập hơn Trong môi trường này, nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội có những đặc điểm, tính chất riêng Theo tác giả Lê Bình thì động cơ, nhu cầu của học sinh dân tộc khi đi học trường phổ thông dân tộc nội trú (được nhà nước bao cấp mọi mặt) rất đa dạng, phong phú: 96,6% học sinh cho rằng đi học là do
"được nhà nước nuôi dạy, bao cấp", 13,8% học sinh trả lời là để
"ra trường được làm cán bộ" –( theo Lê Bình - Nhu cầu và nguyện
vọng của học sinh H'mông trường phổ thông dân tộc nội trú Bắc
Hà Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 12/1989 Tr.12 - 13 )
Nhu cầu đặc trưng của đối tượng học sinh THCS là nhu cầu việc làm và nhu cầu sáng tạo (ở các lớp cuối cấp) Kết quả nghiên cứu trên các trường miền núi cho thấy: hiện nay ở miền núi, học sinh có những nhu cầu liên quan trực tiếp đến cuộc sống cá nhân như: việc làm sau khi ra trường (100%), tình yêu (99,5%), học nghề (32%) mạnh hơn các nhu cầu có tính hướng ngoại như: tìm hiểu đời sống chính trị xã hội; phê phán lên án tiêu cực xã hội Trong lựa chọn
Trang 21nghề, tính chất thực dụng đã xuất hiện, có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về "việc làm" (100%) với nhu cầu chiếm tỷ lệ thấp khi "học nghề (32%) Sự lựa chọn nghề, đặc biệt là nghề sư phạm của học sinh dân tộc hiện nay có biến động, đang đặt ra cho công tác giáo dục hướng nghiệp những vấn đề mới
Về nhu cầu sáng tạo - một trong những yếu tố quan trọng để hình thành tư duy sáng tạo của người cán bộ khoa học kỹ thuật phải có
từ khi họ là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
Như vậy, nhu cầu sáng tạo của học sinh dân tộc không chỉ có tầm quan trọng trong học tập, nhận thức, mà còn có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động sáng tạo của họ với tư cách là những trí thức trong hoạt động thực tiễn sau này
Từ những đặc điểm nhu cầu của học sinh dân tộc, có thể nhận xét như sau: nhu cầu học tập của học sinh dân tộc đã được đáp ứng và phát triển tích cực nhờ vào giải pháp xây dựng trường phổ thông nội trú và phổ thông dân tộc nội trú Đây là một giải pháp có tính chiến lược, quan trọng xét về mọi mặt, đặc biệt là khía cạnh phát triển nhu cầu học tập Vấn đề quan trọng tiếp theo là tổ chức học tập có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm nhận thức, hứng thú của học sinh Hình thành và phát triển nhu cầu cho học sinh dân tộc gắn liền với việc cải tiến nội dung phương pháp, các hình thức tổ chức học tập thích hợp để nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua các dạng học tập có hiệu quả là hướng đi quan trọng của các lực lượng giáo dục Nhu cầu giao tiếp của học sinh dân tộc phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ công cụ Do vậy, trang bị cho học sinh ngôn ngữ phổ thông là cung cấp cho các em phương tiện giao tiếp cực kỳ quan trọng để mở rộng phạm vi nhu cầu, hiện thực hoá những nhu cầu đặc trưng lứa tuổi và những nét riêng trong nhu cầu của học sinh dân tộc hiện nay
( Những quan hệ giao lưu nhóm và sự hình thành nhân cách thiếu niên Báo cáo khoa học, H, 1990 TL kỷ yếu )
Trang 22Một quy luật quan trọng cũng được rút ra là việc hình thành và phát triển nhu cầu học tập trước hết phụ thuộc vào yếu tố điều kiện môi trường bên ngoài; tiếp đến là động cơ học tập của chủ thể (học sinh) được duy trì và phát triển nhờ vào sự tham gia tích cực của họ vào quá trình học tập
NHIỆM VỤ
1 Nghiên cứu thông tin 2.1:
a Làm rõ khái niệm nhu cầu
b Quan niệm về nhu cầu của Học thuyết mác- xít về nhân cách?
c Tại sao lại nói ” Giữa nhu cầu và động cơ có mối quan hệ tương hỗ, thúc
đẩy lẫn nhau”
2 Nghiên cứu thông tin 2.2:
a Hãy đặt tên cho thông tin
b Nêu ý nghĩa của việc hình thành nhu cầu học tập tiếng Việt cho họcsinh người dân tộc
3 Nghiên cứu thông tin 2.3:
a Hãy liệt kê các nhu cầu mà nội dung thông tin đề cập
b Theo anh/chị, nhu cầu nào là quan trọng nhất trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh người dân tộc
c Anh/chị hãy phác thảo nội dung phiếu hỏi tìm hiểu về nhu cầu củahọc sinh lớp anh/chị sẽ chủ nhiệm
d Anh/chị hãy lập bảng thể hiện nhu cầu của học sinh lớp anh/chị sẽchủ nhiệm, theo anh chị, bảng đó có tác dụng gì đối với giáo viênchủ nhiệm?
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Giáo viên chủ nhiệm nắm được đặc điểm nhu cầu của học sinh trong lớp
có ý nghĩa như thế nào, tại sao?
Trang 23U THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG BÀI 2
U Nghiên cứu thông tin 2.1:
a Làm rõ khái niệm nhu cầu ?
"Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu do con người cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển"
b Quan niệm về nhu cầu của Học thuyết mác- xít về nhâncách?
Học thuyết mác- xít về nhân cách cho rằng nhu cầu trực tiếp thúc đẩy tính tích cực của con người là kích thích bên trong của hành vi và hoạt động
c Tại sao lại nói ” giữa nhu cầu và động cơ có mối quan hệtương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau” ?
Đầu tiên, nhu cầu xuất hiện như một điều kiện, tiền đề cho hoạt động, nhưng khi chủ thể hoạt động, lập tức nhu cầu có sự chuyển hoá Sự phát triển nhu cầu thông qua sự thay đổi vị trí của con người trong cuộc sống, trong những quan hệ qua lại của con người với xung quanh, nhu cầu thay đổi do điều kiện thay đổi diễn ra trong lối sống và trong bản thân con người Nhu cầu mới nảy sinh do lĩnh hội được những hình thức mới của hành vi và hoạt động, do chiếm lĩnh được những đối tượng có sẵn của nền văn hoá Đồng thời, sự phát triển bên trong của nhu cầu được diễn ra từ những hình thức sơ đẳng đến phức tạp và có tính độc đáo Giữa nhu cầu
và động cơ có quan hệ tương tác, chi phối lẫn nhau
U Nghiên cứu thông tin 2.2:
a Hãy đặt tên cho thông tin ?
Ý nghĩa của việc hình thành nhu cầu học tập tiếng Việt cho học sinh người dân tộc
b Nêu ý nghĩa của việc hình thành nhu cầu học tập tiếng Việt cho học sinh người dân tộc ?
Trang 24Đối với học sinh dân tộc, hình thành nhu cầu học tập tiếng Việt là rất quan trọng bởi tiếng Việt như một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn khoa học khác, phải trở thành nhu cầu không chỉ dừng ở ý nghĩa chỉ là học tập như học một tri thức môn học
U Nghiên cứu thông tin 2.3:
a Hãy liệt kê các nhu cầu mà nội dung thông tin đề cập ?
-Nhu cầu thích học, khẳng định vị trí mới cho người học
-Nhu cầu được khen, có được uy tín trước bạn bè, hoặc nhu cầu được chơi, hoạt động ngoại khoá
-Nhu cầu tự khẳng định mình trong học tập và rèn luyện ngày càng chiếm ưu thế và là một đặc điểm quan trọng của học sinh
-Nhu cầu của học sinh dân tộc ở cuối cấp hướng vào sự thành đạt, nhu cầu học nghề nhu cầu tình bạn, tình yêu so với học sinh người Kinh
có sự đa dạng và phân hoá về mức độ và tính chất
-Nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội
họ là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
Như vậy, nhu cầu sáng tạo của học sinh dân tộc không chỉ có tầm quan trọng trong học tập, nhận thức, mà còn có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động sáng tạo của họ với tư cách là những trí thức trong hoạt động thực tiễn sau này
c Anh/chị hãy phác thảo nội dung phiếu hỏi tìm hiểu về nhu cầu của học sinh lớp anh/chị sẽ chủ nhiệm
Trang 25d Anh/chị hãy lập bảng thể hiện nhu cầu của học sinh lớp anh/chị sẽ chủ nhiệm, theo anh chị, bảng đó có tác dụng gì đối với giáo viên chủ nhiệm ?
Thành phần và hoàn cảnh gia điình
Sở thích
Nguyện vọng
Ghi chú
1 Lò văn A
2 Hoàng thị B
Trang 26
BÀI 3 ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH DÂN TỘC
I MỤC TIÊU
Sau bài học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được đặc điểm giao tiếp của học sinh người dân tộc thiểu số
- Đánh giá được ảnh hưởng của đặc điểm giao tiếp tới quá trình học tập củahọc sinh
- Có kĩ năng sửa lỗi cho HS trong giao tiếp
II NỘI DUNG
Đặc điểm tâm lí ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh người dân tộc thiểu số
HOẠT ĐỘNG 3 Tìm hiểu đặc điểm giao tiếp ảnh hưởng tới quá trình học tậpcủa học sinh người dân tộc thiểu số
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3.
Tâm lý học mác-xít đã xem xét "Bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" Từ luận điểm này, A.N Leonchev xây dựng luận điểm cơ bản của tâm lý học về nhân cách và sự hình thành nhân cách: "nhân cách con người là phẩm chất đặc biệt mà cá thể tự nhiên thu nhận được trong hệ thống những quan
hệ xã hội trên cơ sở hoạt động và giao lưu" Tâm lý học giao tiếp
được hiểu và định nghĩa rất khác nhau, song có những điểm chung :
giao tiếp là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng, nhận thức lẫn nhau giữa các chủ thể giao lưu Giao tiếp là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự thống nhất mục đích, sự phân công trách nhiệm, nhờ đó mới tổ chức được những dạng hoạt động chung, hoạt động tập thể.
Theo tác giả Đặng Xuân Hoài, trong nhiều trường hợp, ở lứa tuổi
Trang 27thiếu niên, giao tiếp bạn bè (cá nhân, nhóm) có ảnh hưởng đến thái độ hứng thú, động cơ học tập nhiều hơn bản thân hoạt động học tập Thiếu niên không chỉ vươn lên chiếm lĩnh tri thức mà còn chiếm lĩnh quan hệ (uy tín, sự cảm tình, lòng tin yêu) thoả mãn nhu cầu tự khẳng định vị trí bản thân trong nhóm bạn, trong tập thể? chiếm lĩnh tri thức cũng như chiếm lĩnh quan hệ
Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ
đẻ Các phương tiện giao tiếp khác hầu như hạn chế Do đó, lối nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kỹ năng định vị Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát Kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc Đặc điểm này thể hiện rõ ngay cả khi các em đã học ở trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
Quá trình học tập ở trường, học sinh được mở rộng tầm nhìn do môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập: học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội, trong và ngoài nhà trường, môi trường giao lưu ngày càng mở rộng Đối tượng giao tiếp của học sinh trường phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú có đa dạng hơn so với các trường phổ thông khác, như: quan hệ giáo viên - học sinh, quan
hệ bạn - nhóm bạn (cùng nhóm, khác nhóm); với các nhân viên nhà trường; các đối tượng ngoài nhà trường được trực tiếp hơn và quan
Trang 28trọng là được định hướng sư phạm Trong học tập và giao tiếp, cường
độ tiếp xúc của học sinh dân tộc cũng nhiều hơn so với học sinh các trường khác Do tính chất nội trú cùng những đặc điểm quản lý tập trung cho nên giờ tự học, sinh hoạt của học sinh dân tộc có sự giao tiếp thường xuyên với các lực lượng giáo dục Toàn bộ hoạt động diễn
ra trong 24h/ngày, trong không gian nội trú là một môi trường giao tiếp sư phạm có ý nghĩa lớn đối với học sinh dân tộc Đây là nét đặc thù của trường phổ thông nội trú, khác với các hệ trường phổ thông khác không có được nét đặc thù này Tuy nhiên, tính chất "nội trú" của trường phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú cũng có nhiều điểm khác với các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp (có tính chất học nghề, ý thức tự quản của sinh viên đã cao hơn)
Phương tiện giao tiếp chủ yếu của học sinh dân tộc trong trường phổ thông hiện nay (kể cả học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú)
là dùng tiếng Việt Đây là bước chuyển đổi căn bản về phương thức giao tiếp trong nhà trường Do vốn từ hạn chế, khả năng diễn đạt trôi chảy chưa phải là phổ biến đối với hầu hết học sinh dân tộc, nên nhiều
em ngại tiếp xúc, thiếu mạnh dạn trong trao đổi thông tin Trên lớp, các em ngại phát biểu, thảo luận, bảo vệ ý kiến vì sợ sai, xấu hổ Trong khi đó, theo tác giả Mông Ký SLay: "tỷ lệ học sinh dân tộc dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp còn khá cao: 58,2% ở bậc trung học phổ thông ; 77,13% ở bậc tiểu học"
Tính tích cực giao tiếp của học sinh dân tộc chưa cao Trong việc thiết lập quan hệ mới, học sinh dân tộc gặp khó khăn, thiếu chủ động Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ chi phối, đã hình thành cho học sinh dân tộc thái độ giao tiếp thờ ơ (mặc dù bên trong khá tích cực), các em không biết sử dụng phối hợp giữa ngôn ngữ và
cử chỉ, biểu cảm thái độ đứng lúc đúng chỗ Trong học tập, học sinh dân tộc còn bị động trong cách học, ngại trao đổi với bạn bè, với thầy
cô, một phần do tính tính cực giao tiếp chi phối Giữa nhu cầu nhận thức của học sinh dân tộc với nhu cầu giao tiếp nhiều khi thiếu thống nhất Học sinh dân tộc mong muốn được đánh giá tốt, được khen
Trang 29nhưng ngại bộc lộ mình, ngại nói, ngại viết, thích mở rộng tầm nhìn, ham hiểu biết nhưng ngại suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng
Thông qua các dạng hoạt động như: hoạt động tự học, vui chơi, thể thao, văn hoá, lao động học sinh dân tộc được tiếp xúc với các phương tiện của xã hội văn minh, các em rất ham thích Tuy nhiên, khả năng định hướng trong giao tiếp thiếu trọng tâm, biểu hiện ở hiện tượng nhiều em mải vui quên học, chỉ thích hoạt động bề nổi, ít chú trọng việc ứng dụng tri thức đã học vào các tình huống hoạt động Như vậy, giữa khả năng giao tiếp của học sinh dân tộc có quan hệ hữu
cơ với trình độ nhận thức, với khả năng ngôn ngữ Nhu cầu giao tiếp tích cực, chủ động mở rộng phạm vi giao tiếp phụ thuộc vào năng lực trí tuệ và động cơ
Như vậy, phạm vi giao tiếp của học sinh dân tộc khi đi học đã được
mở rộng; phương tiện giao tiếp chủ yếu của các em là tiếng phổ thông mặc dù tính tích cực giao tiếp chưa cao; khả năng giao tiếp và nhận thức, nhu cầu còn có mâu thuẫn Giao tiếp của học sinh dân tộc đã được định hướng bởi mục đích, nội dung các hoạt động, phương thức giáo dục nhà trường Từ những đặc điểm này, đòi hỏi cách thức tổ chức học tập cho học sinh dân tộc phải đổi mới cho phù hợp với nhu cầu đúng đắn của các em, tạo ra môi trường rèn luyện giao tiếp cho học sinh Nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc từ bình diện nhận thức, nhu cầu, giao tiếp, theo quan điểm của tâm lý học dạy học
đã cho thấy: giữa nhận thúc - nhu cầu - giao tiếp có quan hệ mật thiết, hình thành những nét, phẩm chất tâm lý đặc trưng của học sinh dân tộc Những đặc điểm trên có thể đại diện cho một số thành phần dân tộc, biểu thị những nét khái quát về tâm lý dân tộc Theo cách tiếp cận
xã hội học, mỗi dân tộc lại có những đặc điểm tâm lý tiêu biểu, theo tác giả Tô Ngọc Thanh, có thể nhận xét như sau: Người H'mông là dân tộc có tính cộng đồng mạnh, dũng cảm sôi nổi, có niềm tin vững chắc theo "một cái lý" nhất định Họ thích dân chủ trong các mối quan
hệ, tư duy gắn liền với thực tế, sống vô tư và phóng khoáng, yêu văn hoá văn nghệ, trọng tình thương và lẽ phải Người Dao rất mến
Trang 30khách, cần cù, chịu khó tự tin, lạc quan, giàu tình cảm với thiên nhiên,
tư duy suy lý - logic phát triển, có niềm tin lớn vào thần linh, ma quỷ Người Thái yêu lao động, quy vọng thành quả lao động của mình, có chí hướng giàu sang, coi trọng tình thương lẽ phải, tính cộng đồng chặt chẽ trong dòng họ gia tộc, tình cảm - đời sống tinh thần có tính chất phong tình 1
Tóm lại, từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc về nhận thức, nhu cầu, giao tiếp có thể nhận xét như sau: Tâm
lý, ý thức con người không phải do tác động trực tiếp một chiều của thế giới khách quan vào óc người mà là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người và thế giới khách quan Những đặc điểm tâm lý dân tộc đã in sâu vào tâm tư, tình cảm và trở thành phong tục, tập quán, thói quen của họ Nó có tính ổn định tương đối, tuy nhiên dưới sự tác động thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội đã dẫn tới sự thay đổi nhất đinh tới đời sông tâm lý, tính cách của dân tộc đó Học sinh dân tộc trước khi đì học phần lớn sống trong môi trường kinh tế - xã hội có quan hệ sản xuất chưa phát triển, môi trường học tập bị hạn chế nhiều mặt, khi học ở trường phổ thông v à phổ thông nội trú để học tập có nhiều thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường tác động tích cực trong hoạt động học tập.
Do vậy, xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp học tập đa dạng phong phú nhằm phát triển các đặc điểm tâm lý tích cực của học sinh
và khắc phục, hạn chế những tiêu cực là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng của giáo dục nhà trường Điều này chứng tỏ chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc mở hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú là hết sức quan trọng, có ý nghĩa khoa học trong việc tạo nguồn cán bộ cho miền núi cũng như có giá trị khoa học lớn về mặt lí luận dạy học
Để phát triển năng lực nhận thức, mở rộng phạm vi nhu cầu tăng cường giao tiếp cho học sinh dân tộc, cảm tổ chức các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khoá, văn hoá văn nghệ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm lý học sinh dân tộc và điều kiện môi trường
Trang 31Công cụ cơ bản của tư duy, phương tiện cơ bản để phát triển nhu cầu học tập, giao tiếp của học sinh dân tộc là trình độ tiếng phổ thông Trình độ phát triển tâm lý của học sinh dân tộc phụ thuộc vào khả năng sử dụng tiếng Việt Khả năng này nó chi phối các quá trình
và thuộc tính tâm lý, hướng vào mục tiêu hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mức độ cao hơn
NHIỆM VỤ
Nghiên cứu các thông tin trên, anh/chị hãy:
1 Làm rõ khái niệm giao tiếp, giao tiếp có ý nghĩa như thế nào đối với họcsinh người dân tộc ?
2 Hãy nêu các đặc điểm về đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp, ngôn ngữgiao tiếp hiện nay của học sinh người dân tộc ở địa phương của anh/chị ?Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình học tập của học sinh?
3 Anh/ chị có đồng tình với nhận định:”Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiều dân
tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc Đặc điểm này thể hiện
rõ ngay cả khi các em đã học ở trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”? Tại sao? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể để chứng minh
cho nhận định trên ?
4 So sánh khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển giáo dục giao tiếp chohọc sinh người dân tộc ở trường DTNT với các trường phổ thông khác?
5 Anh/chị hãy lập bảng thống kê các lỗi trong giao tiếp của HS lớp anh/chị
sẽ chủ nhiệm và cách khắc phục của giáo viên ?
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Theo anh/chị, để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh người dân tộctrên địa bàn địa phương, người giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng các hoạtđộng nào, tại sao?
Trang 32U THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG BÀI 3
1.Làm rõ khái niệm giao tiếp, giao tiếp có ý nghĩa như thế nào đối với họcsinh người dân tộc ?
Giao tiếp là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng, nhận thức lẫn nhau giữa các chủ thể giao lưu Giao tiếp là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự thống nhất mục đích, sự phân công trách nhiệm, nhờ đó mới tổ chức được những dạng hoạt động chung, hoạt động tập thể.
Trong nhiều trường hợp, ở lứa tuổi thiếu niên, giao tiếp bạn bè (cá nhân, nhóm) có ảnh hưởng đến thái độ hứng thú, động cơ học tập nhiều hơn bản thân hoạt động học tập Thiếu niên không chỉ vươn lên chiếm lĩnh tri thức mà còn chiếm lĩnh quan hệ (uy tín, sự cảm tình, lòng tin yêu) thoả mãn nhu cầu tự khẳng định vị trí bản thân trong nhóm bạn, trong tập thể? chiếm lĩnh tri thức cũng như chiếm lĩnh quan hệ
2.Hãy nêu các đặc điểm về đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp, ngônngữ giao tiếp hiện nay của học sinh người dân tộc ở địa phương anh/chị? Đặcđiểm đó có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình học tập của học sinh?
3.Anh/ chị có đồng tình với nhận định:”Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiềudân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn
về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc Đặc điểm này thể hiện rõ ngay cảkhi các em đã học ở trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”? Tạisao? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định trên ?
Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ Các phương tiện giao tiếp khác hầu như hạn chế Do đó, lối nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh dân tộc có những
Trang 33nét riêng Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kỹ năng định vị Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát
Kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn Mặc dù
cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc Đặc điểm này thể hiện rõ ngay cả khi các em đã học ở trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
4.So sánh khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển giáo dục giao tiếp chohọc sinh người dân tộc ở trường DTNT với các trường phổ thông khác ?
5.Anh/chị hãy lập bảng thống kê các lỗi trong giao tiếp của HS lớpanh/chị sẽ chủ nhiệm và cách khắc phục của giáo viên ?
thường gặp
Cách khắc phục
Trang 34PHẦN II NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG
THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
BÀI 4 NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG
KHÓ KHĂN NHẤT
III MỤC TIÊU
Sau bài học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được nhiệm vụ chung của giáo viên chủ nhiệm lớp luôn gắnliền với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông ở vùng khó khănnhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo
- Hiểu được giáo viên chủ nhiệm lớp luôn quán triệt, nắm vữngđường lối, nguyên lý, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, quychế, điều lệ, mục tiêu giáo dục của trường phổ thông, của khối lớp về kếhoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học
kì để trên cơ sở đó vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục cho họcsinh;Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận
Trang 35giáo dục nói chung và bổ sung thường xuyên trí thức giáo dục hiện đại,cập nhật, làm chỗ dựa cho hoạt động giáo dục trong thực tiễn
- Có kĩ năng vận dụng lí luận vào thực tiễn tổ chức các hoạt độnggiáo dục tại lớp chủ nhiệm
IV NỘI DUNG
Nhiệm vụ chung của giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh dân tộc thiểu số ở trường
Thông tin 4.3
ĐIỀU LỆ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trang 36Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1 Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục,
kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2 Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản
1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên
bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc
Trang 37hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
NHIỆM VỤ
1 Hãy đặt tiêu đề cho các thông tin 4.1 và 4.2
2 Theo anh/chị, các đoạn văn bản chứa đựng trong thông tin 4.1 và 4.2được trích dẫn từ văn bản nào, có hiệu lực thi hành kể từ ngày, thángnăm nào?
3.Nghiên cứu thông tin 4.3, anh/chị hãy trình bày nhiệm vụ chung củagiáo viên chủ nhiệm lớp ?
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁTheo anh/chị, nhiệm vụ nào đối với giáo viên chủ nhiệm được qui địnhtrong điều lệ là khó thực hiện ở trường THCS vùng khó khăn, tại sao?anh/chị đề xuất giải pháp gì, lí do lại cần có các giải pháp đó?
U THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO BÀI 4
1.Hãy đặt tiêu đề cho các thông tin 4.1 và 4.2
Tiêu đề cho thông tin 4.1 : Mục tiêu giáo dục phổ thôngTiêu đề cho thông tin 4.2 : Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở2.Theo anh/chị, các đoạn văn bản chứa đựng trong thông tin 4.1
và 4.2 được trích dẫn từ văn bản nào, có hiệu lực thi hành kể từ ngày,tháng năm nào?
Luật Giáo dục Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo
Trang 38dục có hiệu lực thi hành từ ngày01 tháng 7 năm 2010
3.Nghiên cứu thông tin 4.3, anh/chị hãy trình bày nhiệm vụchung của giáo viên chủ nhiệm lớp ?
Nhiệm vụ chung của giáo viên chủ nhiệm:
1) Quán triệt, nắm vững đường lối, nguyên lý, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước để trên cơ sở đó vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh
Hoạt động giáo dục luôn gắn liền với những biến đổi về chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội, nhưng tất cả những biến đổi này được học sinhtiếp nhận thông qua kinh nghiệm sống và khả năng nhận thức của bảnthân họ Do đó, để sự tiếp nhận của học sinh được dễ dàng hơn, đạt tớimục đích của định hướng giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm lớp với
tư cách là người “cố vấn chính trị, xã hội” cho học sinh phải hiểu rõđược những định hướng quan trọng đói với từng bước đi của xã hội doĐảng và Nhà nước lãnh đạo, đặc biệt là những quan điểm phát triểngiáo dục trong từng giai đoạn lịch sử để từ đó soi sáng vào những hoạtđộng cụ thể của nhà trường, của lớp học, tạo cơ sở lý luận khoa học choviệc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục do mình phụtrách
2) Nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận giáo dục nói chung và
bổ sung thường xuyên trí thức giáo dục hiện đại, cập nhật, làm chỗ dựacho hoạt động giáo dục trong thực tiễn
Đây là công việc thường xuyên rất cần thiết của người giáo viênchủ nhiệm lớp nhằm củng cố bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụmột cách có hệ thống, liên tục, là cơ sở cho quá trình hình thành taynghề và nghệ thuật sư phạm
3) Nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dục của trường phổ thông, của khối lớp về kế hoạch, chương trình
Trang 39hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học kì
Những nội dung về những vấn đề nêu trên được thể hiện trongcác văn bản của trường phổ thông (mục tiêu cấp học, chỉ thị năm học,chương trình giảng dạy môn học: kế hoạch năm học của trường )
Nội dung của những văn bản này vừa mang tính định hướngchung, vừa mang tính cụ thể trong khi triển khai công tác giáo dục,đồng thời nó còn như là cơ sở pháp lý của Nhà nước trong việc chỉ đạo,xem xét, đánh giá hoạt động của tập thể cá nhân học sinh của giáo viênchủ nhiệm lớp
Trang 40BÀI 5 NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS
VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
I MỤC TIÊU
Sau bài học, sinh viên có khả năng
- Hiểu được các nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm
- Phân tích được khó khăn, thuận lợi của từng nhiệm vụ cụ thể khi thựchiện chủ nhiệm lớp có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùngkhó khăn nhất
- Nắm được một số kĩ thuật tác nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệmlớp
II NỘI DUNG
1 Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm
HOẠT ĐỘNG 5.1
Nghiên cứu, đề xuất nội dung, phương pháp nắm tình hình lớp chủnhiệm
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 5.1
Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ
để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây:
- Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lý, kinh tế,