Sáng kiến “Một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm đem lại hiệu quả về hoạt động ngoại khóa đối với học viên tại Trung tân Giáo dục thường xuyên huyện Văn Bàn hiện nay” đánh giá được thực trạng của công tác hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay, thông qua đó đề ra biện pháp để hoạt động một cách có hiệu quả giúp cho các học viên trở thành những người tốt trong xã hội. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN VĂN BÀN HIỆN NAY
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong cho học viên trong nhà trường bao gồm nhiều hình thức hoạt động muôn hình, muôn vẻ: thông qua các giờ dạy trên lớp, thông qua các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn thể và nói một cách chung nhất là qua toàn bộ các hoạt động sinh hoạt của nhà trường Thông qua các hoạt động
đó, học sinh sẽ được rèn luyện những hành vi đạo đức, tích luỹ được nhiều “kinh nghiệm” đạo đức Dần dần những hành vi và kinh nghiệm đó trở thành nhu cầu và thói quen của học viên Từ đó, các em sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa về mặt xã hội Tâm lí, thể chất, có cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội
Điều đó chứng tỏ rằng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập
ở trên lớp với giáo dục học viên ở ngoài lớp Đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về chuẩn mực hành
vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng Muốn có sự chuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn
bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh
Mặt khác, con người sống bằng tình cảm Vì thế mà hoạt động ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp người học làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống Đồng thời hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của người học Và đây cũng là con đường để giúp người học hình thành, phát triển toàn diện nhân cách
Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là cần thiết, là một bộ phận không thể thiếu của quá
Trang 3trình sư phạm tổng thể của các trung tâm GDTX nói riêng và ở trường phổ thông nói chung Để đạt được yêu cầu thì đòi hỏi người quản lí giáo dục phải quan tâm đến việc chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, một hoạt động có vai trò quyết định đến kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường Chính vì thế mà tôi đã thực hiện hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với nội dung “ một số biện pháp trong công tác quản
lý nhằm đem lại hiệu quả về hoạt động ngoại khóa đối với học viên tại Trung tân giáo dục thường xuyên huyện Văn Bàn hiện nay” để
nghiên cứu, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra làm cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tạo được sự phấn khởi, tự tin của học viên khi tham gia
2 Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được thực trạng của công tác hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay, thông qua đó đề ra biện pháp
để hoạt động một cách có hiệu quả giúp cho các học viên trở thành những người tốt trong xã hội
3 Cơ sở lý luận, thực tiễn:
3.1- Về mặt lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục và Đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục)
Chất lượng giáo dục là một khái niệm “động” Người quản lí cần đưa
ra câu hỏi: “chất lượng giáo dục” là gì? Chất lượng giáo dục là cái tạo lên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật Như vậy, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục,
Trang 4chất lượng ở đây phải được hiểu theo 2 mặt của một vấn đề: phẩm chất của con người gắn liền với đòi hỏi của xã hội Vậy nên người quản lí có
kế hoạch, hợp quy luật của người làm công tác để làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng đường lối và nguyên tắc giáo dục, đó là hội tụ qúa trình dạy học, giáơ dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội Để thực hiện việc quản lí giáo dục có hiệu quả thì phải tổ chức mô hình quản
lí phù hợp với đặc điểm và điều kiện giáo dục của nước ta nói chung và của trường mình nói riêng Bên cạnh đó người quản lí cần phối kết hợp với các tổ chức Đoàn thể Tổ chức đánh giá, xếp loại các hoạt động ngoài giờ lên lớp, từ đó hoàn thiện việc quản lí, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp,nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mục tiêu nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho người học về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn… Như thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên sẽ có phần gắn bó hoạt động ngoài giờ lên lớp “Hoạt động ngoại khoá” hẳn không phải là một cụm từ xa lạ gì đối với người học, các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, liệu rằng các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay đã được thực hiện đến đâu và thực sự phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập hay chưa thì vẫn còn là một vấn đề nan giải
3.2-Về mặt thực tiễn
Chỉ có qua hoạt động ngoại khóa học viên mới bộc lộ hết những tính cách, nảy sinh tình cảm gắn bó với trường lớp, phát huy được yếu tố tinh thần này vào việc học tập sẽ có những kết quả rõ rệt Truyền thống của một ngôi trường khởi nguồn từ những hoạt động thực tiễn của tập thể sư
Trang 5phạm trong đó những hoạt động của học sinh là một phần rất quan trọng, chính các em sẽ viết nên truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa của mình Thực tế cho thấy các trường có chất lượng giáo dục cao đều có mảng hoạt động ngoại khoá phong phú, đa dạng và có bề dày truyền thống, và khi học sinh cảm thấy
tự hào vì truyền thống ngôi trường mà mình đang học sẽ nảy sinh ý thức gìn giữ, phát huy truyền thống ấy, đó là điều kiện thuận lợi cho sứ mệnh dạy và học, tình cảm đạo đức cho học viên Một trong các tiêu chí đánh giá đạo đức học viên là mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trường
Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động giáo dục ngoại khóa là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn
đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, tự điều khiển
Trong hoạt động ngoại khóa học viên xây dựng tinh thần đồng đội, kỹ năng làm
việc hợp tác Những kỹ năng này lại giúp họ thành công ở học đường và trong
Trang 6nghề nghiệp tương lai
3.3- Về cá nhân
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học viên trung tâm trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học viên, tôi nhận thấy việc nắm
rõ thực trạng và đề ra những biện pháp về hoạt động ngoại khóa nhằm đem lại hiệu quả trong giáo dục là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ Quản lý giáo dục Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này
PHẦN NỘI DUNG Chương I TỔNG QUAN Thực trạng về công tác quản lý hoạt động ngoại khóa của nhà trường hiện nay
1 Thuận lợi
* Đội ngũ Giáo viên của nhà trường có phẩm đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đội ngũ Giáo viên đoàn kết, nhất trí trong toàn trường
* Học sinh đa số là ngoan, không mắc những tệ nạn xã hội
2 Khó khăn
Đội ngũ giáo viên trẻ không ổn định Về công tác chủ nhiệm của một vài giáo viên còn hạn chế nên chất lượng của các hoạt động giáo dục ngoại khóa chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng đặt ra Học viên của trường còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn như mất cả cha lẫn mẹ, sống với ông hoặc bà đã già yếu, có em thì không được gia đình quan tâm do bố
mẹ phải đi kiếm việc làm xa, không có thời gian chăm lo cho con cái Chính vì vậy mà cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp trầm trọng nhưng việc xã hội hóa cũng như sự hỗ trợ của phụ huynh còn hạn chế nên
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn gặp
Trang 7nhiều khó khăn, không đáp ứng được điều kiện hiện đại hoá các phương tiện trong hoạt động ngoại khóa Đối tượng người học không đồng đều về lứa tuổi, số học viên là cán bộ ít có điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, nhiều học viên phải vừa học vừa tham gia lao động giúp đỡ gia đình nên không thường xuyên tham gia đủ các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong trung tâm chưa thực sự hiệu quả, nội dung chưa phong phú Công tác quả lý chỉ đạo của nhà trường chưa sát sao, việc đầu tư về
cơ sở vật chất cho các hoạt động ngoại khóa còn hạn chế Trong nhà trường hiện nay, các hoạt động ngoại khoá chưa thực sự được chú trọng, sau mỗi hoạt động ngoại khóa chưa được đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc Trong hoạt động ngoại khóa nội dung còn nghèo nàn chưa thực sự đa dạng và phong phú
• Nguyên nhân:
1 Trong chương trình giáo dục thường xuyên không quy định giờ
cho hoạt động ngoại khoá Ban Giám đốc các trường phần lớn chỉ tập trung cho giờ học chính khoá và quan niệm ngoại khoá chỉ là vui chơi, giải trí
nên không chú trọng, ai làm cũng được, không làm cũng chẳng sao
2 Tổ chức ngoại khoá cần phải có kinh phí mà nguồn kinh phí còn
rất hạn hẹp, do hàng năm tiết kiệm được từ ngân sách nhà nước cấp
3 Hoạt động ngoại khoá chưa có một kế hoạch, chương trình hướng
dẫn chung cho các trường, các Trung tâm nên không có định hướng cụ thể, các đơn vị trường tự biên tự diễn
Từ những thực trạng, nguyên nhân nêu trên đòi hỏi nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc giáo dục toàn diện cho học viên, trong đó có hoạt động giáo dục ngoại khóa
Chương II NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 8I Nhận thức về công tác quản lý các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường:
1 Người quản lý phải nắm chắc nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngoại khóa giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa vào mục tiêu của giáo dục
Mục tiêu giáo dục : “Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Với mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đó được quán triệt, đưa vào hoạt động giáo dục ngoại khóa ( ngoài giờ lên lớp) trong nhà trường bao gồm:
Một là: nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng lực
trí tuệ, năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học Thái độ, tình cảm được hình thành dựa trên cơ sở, nền tảng của thế giới quan và niềm tin của con người Nhiệm
vụ này thực hiện tốt sẽ có tác dụng tốt, có tính chất quyết định đối với sự hình thành thái độ, tình cảm, đạo đức, tình cảm trí tuệ, tính cảm thẩm mĩ và hoạt động xã hội
Hai là: Nhận thức, ý nghĩa của con người được thể hiện, bộc lộ qua thái độ, tình
cảm Thái độ tình cảm được biểu hiện ở hành vi Thông qua các hoạt động sống hằng ngày tạo thành các kỹ năng, thói quen được hình thành trở thành phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất cho việc bổ sung, tăng cường nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết ở mức độ cao và sâu sắc hơn
Ba là: Sự kết hợp giữa kiến thức, tình cảm, niềm tin và biểu lộ ở thói quen và
hành vi lối sống của con người trong mọi mối quan hệ xã hội chính là thước đo, là hiệu quả của hoạt động giáo dục
Vậy ba nhiệm vụ đó là: củng cố tăng cường nhận thức, bồi dưỡng hệ thống thái
độ, hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau
2 Phải xác định rõ nội dung chủ yếu của hoạt động giáo dục ngoại khóa bao gồm:
Một là: Nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra
Hai là: Nội dung phải phù hợp với đặc điểm học viên như: Lứa tuổi, trình độ
Trang 9nhận thức, giới tính, sức khoẻ
Ba là: Nội dung phải phù hợp với điều kiện kinh tế
II Những nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại khóa ( ngoài giờ lên lớp)
mà nhà trường đã triển khai:
1 Hoạt động văn hoá nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học viên Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ,
ca, kịch ngắn, tấu vui, thi kể chuyện
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia trình diễn chương trình văn nghệ “Tôn sư trọng đạo”, tổ chức báo ảnh, báo tường giữa các lớp (các khối) với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” Tổ chức cuộc thi kể chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2 Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của học viên, đồng thời là quyền lợi của người học Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học viên Hoạt động này nhằm làm thoả mãn về tinh thần cho học viên sau những giờ học căng thẳng Góp phần rèn luyện một số phẩm chất, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái
Trong học những năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho các em giao lưu phòng chống ma tuý, tổ chức tham gia giải việt dã cấp huyện
3 Hoạt động xã hội:
Bước đầu đưa các học viên vào các hoạt động xã hội để giúp học viên nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người với các hình thức hoạt động mà nhà trường đã triển khai: mua tăm tre ủng hộ người mù , mua xổ số ủng hộ quỹ xây dựng, tổ chức cho học viên toàn trường “góp những đồng tiền nhỏ vì nghĩa lớn”, xây dựng quỹ “vòng tay bè bạn”, tặng quà cho học viên nghèo, con gia đình chính sách trong các dịp lễ tết, sơ kết cuối kì Tổ chức chăm sóc, tu bổ di tích địa phương Tổ chức các cuộc giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao với các đơn vị trong và ngoài huyện
4 Hoạt động tiếp cận khoa học kĩ thuật:
Đây là hoạt động giúp các học viên được tiếp cận những thành tựu khoa học, công
Trang 10nghệ tiên tiến Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn
Nhà trường đã tổ chức các đợt học viên tham quan như: xí nghiệp lâm trường, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy thủy điện
III Một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm đem lại hiệu quả về hoạt động ngoại khóa trong Trung tâm:
1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội khác:
Cần làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội khác nhận thức một cách đúng đắn mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của rnhà trường
Để nâng cao nhận thức, cần phải thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau như
tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học Nghị quyết, họp hội đồng giáo dục, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm quản lí, tổ chức ngoại khoá các chuyên đề về văn hoá giáo dục, đạo đức, pháp luật, phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền vận động mọi lực lượng tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Từ đó, tác động đến tâm lí, nhận thức của cán
bộ, giáo viên học sinh và các lực lượng xã hội khác về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục toàn diện nhân cách người học sinh
2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho cán bộ, giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn:
Nếu kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên, cán bộ
lớp, cán bộ Đoàn không đổi mới, không có sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ không đạt được hiệu quả cao Vì vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, cán
bộ Đoàn, lớp là nội dung cần thiết trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người quản lý Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng các kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, lớp, cần dựa trên
kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có để đội ngũ này có điều kiện giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm, từ đó nâng