Nghiên cứu và phát triển vật liệu composit đi từ sợi tự nhiên thuộc công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ .Nội dung
Trờng ĐH Bách khoa Hà Nội Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu và phát triển vật liệu composit đi từ sợi tự nhiên Cnđt: Bùi Chơng 7966 Hà nội 2009 MỤC LỤC PHẦN I. BÁO CÁO KỸ THUẬT PHÍA VIỆT NAM Chương 1. Tổng quan Chương 2. Khảo sát các nguồn sợi tự nhiên Việt Nam Chương 3. Thực nghiệm Chương 4. Tách và xác định các đặc tính sợi tự nhiên Chương 5. Xử lý và biến tính sợi tự nhiên Chương 6. Chế tạo compozit sợi tự nhiên – nhựa nhiệt dẻo Chương 7. chế tạo compozit sợi tự nhiên – nhựa nhiệt rắn KẾT LUẬN PHẦN BÁO CÁO KỸ THUẬ T PHẦN II. TÓM TẮT BÁO CÁO KỸ THUẬT PHÍA BỈ PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 1. Trao đổi cán bộ 2. Đào tạo 3. Sinh hoạt học thuật PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung 2. Kiến nghị PHỤ LỤC 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Mở đầu Vật liệu composite đã có mặt từ khá lâu trong hầu hết các lĩnh vực: từ công nghiệp dân dụng, y tế, thể thao, xây dựng, giao thông vận tải cho đến các ngành công nghiệp nặng (đóng tàu, hóa chất, điện lực…) và đặc biệt trong ngành hàng không vũ trụ. Vật liệu composite có nhiều ưu điểm nổi bật như khối lượng riêng nhỏ (nhẹ hơn thép 4-6 l ần), độ bền cơ học cao, chịu mài mòn, không dẫn điện, chịu hóa chất và bền khí hậu. Ở Việt Nam, hiện nay tiêu thụ khoảng 5.000 tấn/năm với nhiều sản phẩm đã đi vào đời sống, với các mặt hàng gia dụng như bàn, ghế, bồn tắm, đồ chơi và các sản phẩm công nghiệp như thuyền bè, canô, bồn chứa hoá chất đem lại nhiều lợi ích và hi ệu quả trong kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu polyme compozit gia cường bằng sợi tổng hợp đã đặt ra những thách thức to lớn đối với nhân loại do sự gia tăng lượng chất thải khó phân hủy vào môi trường. Chính vì vậy trong hai thập kỷ gần đây, việc sử dụng sợi tự nhiên để thay thế một phần hoặc toàn bộ cho sợi tổng h ợp đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc mở rộng nghiên cứu ứng dụng loại sợi tre nói riêng và sợi tự nhiên nói chung vào lĩnh vực vật liệu PC với các loại nhựa nền khác nhau là một hướng ứng dụng mới không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đáng kể việc bảo vệ môi trường. Trong số những sợi tự nhiên được sử d ụng gia cường trong vật liệu compozit, tre nứa là vật liệu có tỷ trọng thấp và độ bền cơ lý cao, lại sẵn có, rẻ tiền, nguồn nguyên liệu dồi dào có khả năng tái tạo và phân hủy sinh học. Hiện nay, vật liệu PC sợi tre/nền PEKN có nhiều ưu điểm như dễ gia công, giá thành rẻ, tính chất cơ lý khá tốt đã được chú trọng nghiên cứu và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên sợi tre cũng như các loại sợi tự nhiên khác đều có nhược điểm chung là độ bám dính với nhựa nền kém. Tính chất cơ học của vật liệu còn thấp cần phải khắc phục mới có thể cạnh tranh được với PC sợi tổng hợp. 2 Như chúng ta đã biết cơ tính của vật liệu composite gia cường sợi phụ thuộc chủ yếu vào những đặc tính sau: cơ tính của các vật liệu thành phần, luật phân bố hình học của vật liệu cốt, tác dụng tương hỗ giữa các vật liệu thành phần. Vật liệu cốt và nền phải liên kết chặt chẽ với nhau mới có khả năng tăng cường và b ổ sung tính chất cho nhau. Đối với compozit gia cường sợi tre nói riêng và sợi tự nhiên nói chung, xử lý bề mặt sợi là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường khả năng liên kết với nền nhựa. Có nhiều phương pháp xử lý đã được đề cập đến như: xử lý kiềm, biến tính bề mặt sợi bằng các phương pháp hóa học hay vật lý, v.v… Cho đến nay, phương pháp xử lý kiềm vẫn là ph ương pháp hiệu quả. Hiện nay, phương pháp xử lý plasma lạnh là một trong những phương pháp xử lý vật lý thân thiện với môi trường và có hiệu quả cao. Với bề mặt sợi, việc xử lý bằng plasma sẽ làm tăng các liên kết ngang trên bề mặt sợi, năng lượng bề mặt tăng hoặc giảm, các gốc nhóm hoạt động có thể được tạo thành, Tùy vào từng loại plasma và từng loại sợi mà hi ệu quả xử lý thu được là khác nhau. Gần đây, những tiến bộ trong kỹ thuật xử lý sợi cùng với việc sử dụng các chất liên kết, các phương pháp gia công phù hợp và đặc biệt sử dụng compozit lai tạo giữa sợi tre và sợi thủy tinh đã làm tăng đáng kể tính chất cơ lý của chúng [1,2,3,4]. 1.1. Khái niệm về vật liệu compozit Thiên nhiên đã tạo ra những vật liệu composite từ hàng triệ u năm nay. Gỗ và xương được coi như những vật liệu composite từ tự nhiên. Gỗ bao gồm các sợi xenlulo bền kéo và uốn, được hóa cứng nhờ liên kết với nền lignin. Còn xương với độ dai và độ bền nhờ sự phân tán các mảng xương cứng dạng tinh thể của hydroxyapatit (khoáng) trong dạng nền mềm dẻo với các sợi collagen (protein). Áp dụng composite thật ra đã có từ thời kỳ mông muội của nhân loại. Người cổ Ai Cập biết dùng rơm rạ trộn với bùn làm gạch xây nhà. Các loại cung nỏ được làm bằng gỗ với những lớp sừng, gân động vật dán lên để làm tăng sức bật. Ngày nay, composite hiện diện từ những kiến trúc xây dựng to 3 lớn như cầu đường, nhà cao tầng, những phương tiện di chuyển như phi cơ, tàu thủy, ô tô đến những vật gia dụng bình thường. Về mặt cấu tạo, vật liệu composite bao gồm một hay nhiều pha gián đoạn phân bố đều trên một pha nền liên tục. Nếu vật liệu có nhiều pha gián đoạn ta gọi là composite hỗn tạp. Pha gián đoạn thường có tính chất trội hơn pha liên tục. Pha liên tục gọi là nền. Pha gián đoạn gọi là cốt hay vật liệu tăng c ường. Những ưu điểm của vật liệu composite khi so sánh với những vật liệu truyền thống khác gồm: - Độ bền và độ cứng cao so với khối lượng. - Khối lượng riêng thấp. - Bền ăn mòn. - Có thể thiết kế tính dẻo. - Giá thành sản xuất giảm. - .v v 1.2. Thành phần của vật liệu compozit Những thành phần c ủa vật liệu composite bao gồm: vật liệu nền, cốt gia cường, chất độn và phụ gia Vật liệu nền (matrix) vật liệu nền (kết dính) là pha liên tục, đảm bảo cho sự liên kết và làm việc hài hòa giữa các thành phần của composite với nhau, đảm bảo tính liền khối của vật liệu, tạo ra các kết cấu composite, phân bố lại chịu tải khi một phần cốt đã bị đứt gãy để đảm bảo tính liên tục của kết cấu. Ngoài ra, vật liệu nền cũng quyết định một ph ần lớn khả năng chịu nhiệt, chịu ăn mòn của vật liệu và nó cũng là cơ sở để xác định phương thức công nghệ chế tạo sản phẩm. Chức năng chính của nhựa nền là truyền ứng suất tới các cốt gia cường, nó liên kết và bảo vệ các cốt khỏi sự phá hủy cơ lý và môi trường. Phụ thuộc vào tính chất của composite cần chế t ạo, người ta chọn loại nền phù hợp trong 4 nhóm: kim loại, ceramic, polyme và hỗn hợp. Thành phần cốt gia cường (reinforcement) là pha không liên tục (các sợi, hạt,…) nhằm đảm bảo cho composite có được những tính năng cơ học cần thiết, đồng thời cốt phải nhẹ để tạo nên độ bền riêng cao. Cốt có thể được làm 4 bằng tất cả các loại vật liệu : kim loại, ceramic và polyme. Tính chất cơ của vật liệu composite phụ thuộc nhiều vào loại và khối lượng của vật liệu gia cường. Với vật liệu gia cường là sợi thì tính chất cơ lý còn phụ thuộc vào hướng của nó. Chất độn và phụ gia được sử dụng không chỉ làm giảm giá thành của sản phẩm mà còn nhằm giúp cho sản phẩm đạt được những tính chất riêng mà nếu sản phẩm composite không có nó thì không thể có được như tăng độ bền cơ, giảm độ co ngót, tăng độ bền cháy ,… của sản phẩm composite. 1.3. Sợi tự nhiên Việc sử dụng rộng rãi các vật liệu polyme compozit từ các loại sợi truyền thống như sợi thủy tinh, cacbon, bo và kevlar đã gây những tác động xấu tới môi trường do phế thải sau khi sử dụng rất khó bị phân hủy. Vì vậy trong vài thập kỷ gần đây việc nghiên cứu và phát triển những loại vật liệu PC có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện môi trường đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Một trong những giải pháp đó là sử dụng sợi có nguồn gốc tự nhiên như sợi đay, sợi tre, xơ dừa, xidan và dứa,… làm vật liệu gia cường. Ưu điểm của sợi tự nhiên : - Có nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể tái tạo với chi phí thấp. - Tỷ trọng thấp, dẫn đến độ bền và độ cứng riêng cao hơn sợi thủy tinh. - Chịu uốn dẻo cao, thích hợp cho các sản phẩm chịu uốn. - Sợi có khả năng biến đổi hóa học bề mặt cao. - Dễ gia công hoặc tái chế, không mài mòn thiết bị, vốn đầu tư thấp. - Không độc hại, không gây kích thích da. - Phế thải sau sử dụng có thể phân hủy sinh học hoặc phân hủy hoàn toàn bằng nhiệt. Nhược điểm: - Tính chất cơ học thấp hơn so với sợi tổng hợp, tuy nhiên có thể nâng cao độ bền vật liệu compozit nhờ lai tạo với sợi tổng hợp. 5 - Có độ hút ẩm cao (với hàm lượng hơi ẩm từ 3-13%) dẫn đến làm giảm độ bền của sản phẩm. Có thể khắc phục bằng cách axetyl hóa bề mặt sợi hoặc sơn phủ bề mặt sản phẩm. - Sợi có độ phân cực khá lớn nên tương hợp kém với đa số nền nhựa không ưa nước dẫn đến tính chất cơ lý, hóa củ a sản phẩm không cao. - Nhiệt độ gia công sản phẩm thấp (< 200 o C) do tính chịu nhiệt kém. 1.3.1. Phân loại sợi tự nhiên Sợi tự nhiên có thể được phân loại theo nguồn gốc như sau: 1.3.2. Thành phần hóa học của sợi tự nhiên Thành phần hóa học của sợi tự nhiên thay đổi phụ thuộc vào từng loại sợi. Thành phần hóa học cũng như cấu trúc của sợi thực vật khá phức tạp. Phần lớn các sợi thực vật, trừ sợi bông, đều bao gồm những thành phần chính là xenlulo, hemixenlulo và lignin. Tính chất của những thành phần này đều góp phần vào tất cả các tính chất c ủa sợi. Hemixenlulo là nguyên nhân chính gây phân hủy sinh học, thấm ẩm và phân hủy nhiệt của sợi, trong khi đó lignin góp phần chịu nhiệt nhưng lại dễ phân hủy bởi tia UV. Tỷ lệ phần trăm thành phần cấu tạo của các thành phần trên thay đổi theo từng loại sợi. Thông thường, sợi có từ 60-80% xenlulo, 5-20% lignin và 10- Sợi gỗ mềm (cây hạt trần) Sợi từ vỏ cây (lanh, gai, đay, dâm bụt,…) Sợi gỗ cứng (cây hạt kín) Sợi từ lá cây (xidan, chuối abaca,…) Sợi gỗ Các loại sợi tự nhiên Sợi phi gỗ Sợi từ quả (xơ dừa,…) Sợi từ hạt (bông, ) Sợi từ thân cây (tre nứa, rơm, cọ,…) Hình 1.1. Phân loại sợi tự nhiên. 6 20% hơi ẩm. Lớp vỏ của sợi chịu sự nhiệt phân khi tăng nhiệt gia công và góp phần tạo nên dạng than. Những lớp than này giúp bảo vệ cho lignoxenlulo khỏi bị phân hủy nhiệt thêm nữa. Thành phần hóa học của một số loại sợi tự nhiên được thể hiện ở Bảng 1.1. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của một số loại sợi tự nhiên. Thành phần theo % khối lượng Loại sợi Xelulo Hemixelulo Lignin Pectin Sáp Nước Đay 61,0 20,4 13,0 0,2 0,5 12,6 Lanh 71,0 18,6 2,2 2,3 1,7 10,0 Gai 74,4 17,9 3,7 0,9 0,8 10,8 Gai dầu 68,6 13,1 0,6 1,9 0,3 8,0 Xidan 78,0 10,0 8,0 - 2,0 11,0 Xơ dừa 48,0 0,3 45,0 4,0 - 8,0 1.3.3. Cấu trúc của sợi Bản thân sợi tự nhiên cũng là vật liệu compozit. Sợi cấu thành từ các vi sợi xenlulo dạng tinh thể gia cường cho nền vô định hình của lignin và hemixenlulo. Xenlulo cung cấp độ bền trong khi lignin và hemixenlulo cung cấp độ dai và bảo vệ sợi. Những sợi xenlulo này gồm có nhiều sợi nhỏ chạy dọc theo chiều dài của sợi. Liên kết hydro và những liên kết khác giúp cho sợi có độ bền và độ cứng cần thi ết. 1.3.4. Tính chất cơ lý của sợi Tính chất cơ học và vật lý của sợi tự nhiên thay đổi phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc, loại sợi và điều kiện sinh trưởng. Bảng 1.2 cho thấy sự so sánh giữa một số loại sợi tự nhiên với sợi tổng hợp. Như đã thấy ở Bảng 1.2, độ bền kéo của sợi thủy tinh về c ơ bản cao hơn các sợi tự nhiên. Tuy nhiên, với tỷ trọng thấp thì các tính chất riêng, độ bền và độ cứng của sợi tự nhiên có thể so sánh giá trị với sợi thủy tinh. Có thể nhận thấy là các khoảng giá trị của sợi tự nhiên là khá lớn khi so với các sợi tổng hợp. Đây là một hạn chế và nguyên nhân là do sợi có cấu trúc 7 khác nhau trong những điều kiện môi trường phát triển khác nhau cũng như do thay đổi theo từng phần của cây. Những nghiên cứu đã cho thấy những sợi tự nhiên có hiệu quả là những sợi có hàm lượng xenlulo cao cùng với góc xoắn của các vi sợi nhỏ. Trong số sợi tự nhiên, sợi gai và gai dầu có độ bền kéo và môđun cao hơn nhờ lượng xenlulo cao và góc vi sợi thấp. Những yếu tố khác cũng góp phần ả nh hưởng tới tính chất sợi đó là độ tuổi cây, quá trình gia công tách sợi, các khuyết tật,… Bảng 1.2. Tính chất một số sợi tự nhiên và sợi tổng hợp. Sợi Tỷ trọng (g/cm 3 ) Độ bền kéo (MPa) Môđun E (GPa) Độ dãn dài khi đứt (%) Hấp thu hơi ẩm (%) Thủy tinh E 2,6 2000 76 2,6 - Tre nứa 1,4 450-800 18,5-30 1,3 13 Lanh 1,4 800-1500 60-80 1,2-1,6 7 Gai dầu 1,48 550-900 70 1,6 8 Đay 1,3 393-773 26,5 1,5-1,8 12 Xơ dừa 1,25 220 6 15-25 10 Bông 1,51 400 12 3-10 8-25 Xidan 1,33 600-700 38 2-3 11 Dâm bụt Đông ấn Độ 1,5 350-600 40 2,5-3,5 - Sợi tự nhiên có thể được gia công xử lý theo nhiều cách khác nhau, từ đó tạo ra những tính chất cơ lý khác nhau. Lấy ví dụ môđun đàn hồi của sợi tự nhiên dạng khối như gỗ là khoảng 10GPa. Còn sợi xenlulo tách ra từ gỗ bằng quá trình nghiền hóa học có môđun tới 40GPa. Những sợi này có thể được chia nhỏ tiếp thành các sợi nhỏ có môđun đàn hồi tới 70GPa bằng việc thủy phân rồi tách bằng cơ học. Theo tính toán lý thuyết môđun đàn hồi của chuỗi xenlulo có thể tới 250GPa, tuy nhiên chưa có công nghệ nào có thể tách thành những dạng sợi nhỏ như vậy. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm trong tương lai. Bản chất hút nước của mọi sợi xenlulo là vấn đề chính khi sử dụng gia 8 cường cho compozit. Hàm lượng hơi ẩm của sợi trong điều kiện tiêu chuẩn có thể tới 10% phần trọng lượng, còn phụ thuộc vào số lượng các phần phi tinh thể và độ rỗng của sợi. Khả năng hút nước của sợi tự nhiên ảnh hưởng tới các tính chất cơ lý cũng như vật lý của sợi [1, 4-9,14]. 1.3.5. Các phương pháp xử lý bề mặt của sợi tự nhiên Như chúng ta đã biết compozit sợi tự nhiên có tính chất cơ lý thấp hơn compozit sợi thủy tinh, đặc biệt là độ bền va đập. Nguyên nhân chính là do sợi tự nhiên có tính chất cơ lý thấp. Thêm nữa là do ảnh hưởng bởi tính thấm, hút ẩm và phân hủy nhiệt của sợi, bám dính sợi/nhựa kém. Chất lượng của bề mặt tương tác giữa sợi / nền đóng vai trò quan trọng cho việc sử dụng sợi tự nhiên làm sợi gia cường cho compozit. Vì vậy những phương pháp vật lý và hóa học đã được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề này, từ đó tính chất của compozit được nâng cao. Sự truyền ứng suất ở bề mặt phân chia giữa hai pha sợi-nền nhựa được xác định bởi mức độ kết dính, đây là yếu tố cần thiết để truyền hiệu quả ứng su ất và phân bố tải tác động lên hệ thông qua bề mặt phân chia pha. Do đó, để có một cơ tính tốt của vật liệu composite này, sự cải thiện tương tác trên bề mặt phân chia pha trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nghiên cứu ứng dụng sợi xenlulo. Theo hướng này, bề mặt sợi sẽ được bọc phủ một màng chất liệu có tính tương thích với nhựa nền. Màng chất liệu chứa các chấ t gắn kết (coupling agent) đóng vai trò như một cầu nối hóa học trung gian giữa nhựa nền và sợi. Việc biến tính cho sợi có thể thực hiện bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học. Một số phương pháp xử lý hóa học được sử dụng nhằm mục đích biến đổi tính chất bề mặt của sợi và tăng cường tính năng của nó như: a. Xử lý kiềm (Akali treatment - Mercerization) Như đã nói ở phần trước (1.3.2.) trong sợi tự nhiên ngoài xenlulô là thành phần chính còn có những thành phần khác như lignin và hemixelulô, cũng đóng một vai trò quan trọng trong tính chất đặc trưng của sợi. Tuy nhiên chúng lại làm giảm khả năng kết dính giữa sợi và nhựa nền. [...]... [4,11,13,14,19,24] 1.4 Compozit sợi tự nhiên 1.4.1 Một vài loại compozit dựa trên sợi tự nhiên Dựa trên những loại sợi và nhựa nền khác nhau có thể phân loại compozit sợi tự nhiên thành các loại sau: 1.4.1.1 Compozit lai tạo từ sợi tự nhiên và sợi thủy tinh hoặc sợi cacbon Thông thường, tính chất cơ lý và vật lý của compozit gia cường sợi tự nhiên kém hơn nhiều so với gia cường sợi thủy tinh Vì vậy việc... Ứng dụng của compozit sợi tự nhiên Khoảng một thế kỷ trước đây, gần như mọi nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiều sản phẩm trong gia đình và sản phẩm công nghệ đều từ các nguyên liệu dệt tự nhiên Ví dụ như vải dệt, lều, dây thừng và cả giấy đều làm từ sợi tự nhiên như sợi lanh, sợi gai Với việc ra đời và phát triển nhanh chóng của các loại chất dẻo thì những ứng dụng của sợi tự nhiên đã bị hạn chế rất... VIETNAM 21 Hình 2.2 Nguồn sợi dứa dại ở Việt Nam 2.4 Các cơ sở nghiên cứu về polyme compozit sợi tự nhiên ở Việt Nam Một số cơ sở nghiên cứu của Việt Nam hiện đang tiến hành nghiên cứu polyme compozit sợi tự nhiên Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại 3 cơ s : Đại học Bách khoa Hà Nội (HUT), Đại học Bách khoa Hồ Chí 7 Minh (HCM UT) và Đại học Cần Thơ (CTU), nội dung nghiên cứu được trình bày ở... KHẢO SÁT CÁC NGUỒN SỢI TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUT) và Đại học Cần Thơ (CTU) đã tiến hành khảo sát một số nguồn sợi tự nhiên nh : tre, đay, dứa dại (HUT), dừa/xơ dừa (CTU),… cũng như tình hình nghiên cứu về polyme compozit sợi tự nhiên ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có tiềm năng khai thác sợi tự nhiên tre và sợi dừa/xơ dừa, với diện tích các vùng đất có tre và dừa tương đối... compozit sợi tự nhiên Đơn vị Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh Đại học Cần thơ Nội dung nghiên cứu - Tách sợi, chế tạo mat - Nghiên cứu xử lý sợi: bằng kiềm, Ca(OCl)2, axetyl hóa, sử dụng chất kết dính silan, axit, ghép MA và xử lý bằng plasma - Nghiên cứu các laọi sợi: tre, đay, dứa dại, bột gỗ… - Cac loại nhựa kết dính: PP, PEKN, Epoxy, PF, Melamine … - Nghiên cứu sợi. .. chế tạo từ vật liệu polyme compozit gia cường sợi tự nhiên khác nhau [16,17,20,21,24] 18 Hình 1.2 Hai tấm mẫu sợi tự nhiên dạng sandwich ứng dụng trong xây dựng (Trái: lõi foam; phải: lõi tre) Hình 1.3 Canô làm từ compozit gia cường sợi lanh a) b) Hình 1.4 Mẫu xe Premacy Hydrogen RE Hybrid của Hãng Mazda được trang bị nội thất cao cấp ứng dụng sợi thực vật (a) và gia cường bình cầu PVC với vải sợi đay... lý bề mặt đều ở đi u kiện áp suất thấp Tuy nhiên nghiên cứu này được tiến hành ở đi u kiện áp suất khí quyển và đi u kiện nhiệt độ phòng nhằm đơn giản hóa đến mức công nghệ xử lý có thể đạt tính khả thi thực tế Các bộ phận kết cấu chính của thiết bị plasma tự chế dùng trong nghiên cứu này là một buồng kín và một nguồn phát (hình 3.4) nối với ống dẫn gas, bơm chân không và bộ phận đi u áp Sợi được đặt... tích rừng và diện tích trồng của hai loài cây này chỉ giảm nhẹ kể từ năm 2000 do quá trình khai hóa 2.1 Nguồn tài nguyên cho sợi tre Tre là một nhóm bao gồm các loài cây thuộc họ Poaceae (Bambusoideae) và là loài cây nông nghiệp rất phong phú ở nhiều nước đang phát triển và được sử dụng khá phổ biến làm vật liệu xây dựng, các vật dụng hàng ngày v.v… Tuy nhiên, cần phát triển công nghệ tách sợi để có... nước cất và làm khô Những sợi đã qua xử lý được giữ ở độ ẩm RH 63 ± 2 % - Đã áp dụng hai cách chính để xử lý kiềm sợi luồng: trước khi cán và cào tách và sau khi cán và cào tách Tre và sợi tre được xử lý với nồng độ kiềm thay đổi (từ 0,1 đến 1,5 N), thời gian hay đổi từ 1 giờ đến 72 giờ và ở nhiệt độ xử lý khác nhau (nhiệt độ phòng và 70-90 oC) - Để khảo sát đi u kiện xử lý thích hợp, ngâm sợi dừa trong... hưởng rõ rệt bởi từng nền khác nhau và khả năng bám dính giữa sợi và nhựa nền Bảng 1.4 Tính chất cơ lý của sợi lanh gia cường một số polyme có khả năng phân hủy sinh học sợi lanh dạng vải dệt, hàm lượng sợi =50% thể tích) Sợi – nhựa Độ bền kéo (MPa) Môđun Young (MPa) Sợi lanh-Bioceta 65,7 1400 Sợi lanh-Sconacell A 106,9 8180 Sợi lanh- Mater Bi 124,3 10580 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vật liệu compozit . Sợi gỗ Các loại sợi tự nhiên Sợi phi gỗ Sợi từ quả (xơ dừa,…) Sợi từ hạt (bông, ) Sợi từ thân cây (tre nứa, rơm, cọ,…) Hình 1.1. Phân loại sợi tự nhiên. 6 20% hơi ẩm. Lớp vỏ của sợi. compozit sợi tự nhiên thành các loại sau: 1.4.1.1. Compozit lai tạo từ sợi tự nhiên và sợi thủy tinh hoặc sợi cacbon Thông thường, tính chất cơ lý và vật lý của compozit gia cường sợi tự nhiên. các nguồn sợi tự nhiên Việt Nam Chương 3. Thực nghiệm Chương 4. Tách và xác định các đặc tính sợi tự nhiên Chương 5. Xử lý và biến tính sợi tự nhiên Chương 6. Chế tạo compozit sợi tự nhiên –