1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuong1 tổng quan về dinh dưỡng học thủy sản

9 803 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 471,53 KB

Nội dung

1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DINH DƯỢNG HỌC THỦY SẢN Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây so với lòch sử rất lâu đời của môn dinh dưỡng học cho người và gia súc. Thật vậy, vào đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản còn rất đơn giản, chỉ là những khảo sát về cấu trúc ống tiêu hóa, một số nghiên cứu về sinh lý tiêu hóa hay khảo sát tập tính dinh dưỡng trong điều kiện tự nhiên. Thức ăn nhân tạo thủy sản đầu tiên do sự phối trộn các thành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50 với “thức ăn viên Oregon”. Cho đến cuối thập niên 50, loại thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ. Tại châu Âu, thức ăn viên bắt đầu được sử dụng từ thập niên 60. Những nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào những năm 40. Bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản phát triển rất nhanh, do sử dụng các thành quả nghiên cứu trước đây ở các động vật trên cạn. Tuy nhiên, những hiểu biết về dinh dưỡng thủy sản còn hạn chế, trước hết là do giống loài thủy sản rất phong phú, trên 100 loài cá và gần 20 loài tôm được thuần hóa nuôi dưỡng trên thế giới. Hơn thế nữa, những loài thủy sản mới thuần hóa vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Ngoài ra, việc nghiên cứu dinh dưỡng gặp những khó khăn trở ngại, do môi trường sinh sống trong nước và những đặc điểm chuyên biệt dinh dưỡng của sinh vật nước. Nuôi thủy sản có lòch sử trên 2000 năm, nhưng lòch sử về dinh dưỡng học thủy sản còn rất non trẻ, do từ lâu nay nuôi thủy sản chủ yếu là hình thức nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tự nhiên, nên nhu cầu nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản cũng không được đặt nặng. Nếu có, cũng chỉ là những nghiên cứu về hình thức bón phân gây màu nước, làm thế nào để tận dụng hết thức ăn tự nhiên. Chỉ đến khi hình thức nuôi thâm canh với việc sử dụng thức ăn công nghiệp xuất hiện, việc nghiên cứu dinh dưỡng thủy sản mới được quan tâm, để giải đáp câu hỏi: loại thức ăn nào giúp cá tăng trưởng tốt, không bệnh tật và giá thành sản xuất rẻ nhất. Trong nuôi thâm canh, chi phí thức ăn thường chiếm 60-70% tổng chi phí sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, người nuôi cá phải sử dụng loại nguyên liệu nào để nuôi cá? Ngoài việc xác đònh nguồn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá, người sản xuất và đặc biệt, nhà quản lý còn phải lưu ý yếu tố môi trường. Chất thải từ phân và sản phẩm biến dưỡng của cá là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Do đó, sử dụng loại nguyên liệu nào để cá dễ hấp thụ và tiêu hóa, cũng đồng nghóa với 2 việc làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước. I.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỢNG CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Cá và giáp xác có những đặc điểm dinh dưỡng rất chuyên biệt và rất khác so với động vật trên cạn. Bảng 1 tóm tắt và nêu lên những đặc điểm chuyên biệt này: Bảng I.1. Những đặc điểm chuyên biệt về dinh dưỡng của động vật thủy sản so với động vật trên cạn (Guillaume et al, 1999) Những đặc điểm chuyên biệt của thủy sản trong nghiên cứu dinh dưỡng Các khó khăn và trở ngại khi so sánh với động vật trên cạn Phân loại - Số lượng loài rất lớn, 40 000 loài - Trên 100 loài cá đã thuần hóa Sự đa dạng rất lớ n về nhu cầu dinh dưỡng Sinh học - Có giai đoạn ấu trùng trong quá trình phát triển cá thể - Không có dạ dày ở một số cá Nhu cầu dinh dưỡng rất phức tạp thay đổi tùy theo từng giai đoạn Hình thành những kiểu tiêu hóa ph ức tạp và chuyên biệt Sinh lý - Biến nhiệt - Bài tiết Ammonia Nhu cầu năng lượng của thủy sản thấp, nhưng thay đổi lớn, khi nhiệt độ môi trường dao động Hiệu quả cao trong việc sử dụng protein làm nguồn năng lượng Sinh thái - Môi trường nước có tỉ trọng cao so với không khí - Sự khuếch tán chậm trong nước của những phân tử - Môi trường nước chứa nhiều muối hòa tan. Đặc biệt môi trường biển Cá có khuynh hướng giảm bộ khung chống đỡ và nhu cầu Ca, P thấp hơn Vai trò rất quan trọng của những chất dẫn dụ hiện diện trong thức ăn Sự hấp thụ một số muối khoáng trong dinh dưỡng của một số loài cá. Trước hết, số lượng loài cá rất lớn, ước tính số lượng chỉ của những loài cá xương cũng đã nhiều bằng tổng số loài bò sát, hoặc chim và hữu nhũ. Mức độ tiến hóa của những loài cá khác nhau và chúng thích nghi với môi trường sống cũng khác nhau. Do đó, tập tính dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cá cũng khác xa nhau. Đến nay, chỉ một số lượng rất nhỏ loài cá được nghiên cứu về dinh dưỡng, ước tính khoảng 20 loài, đa số tập trung vào những loài cá ôn đới, trong khi cá nhiệt đới ít được quan tâm. Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu trên một số loài, để suy luận cho những loài 3 tương tự, đã cung cấp rất nhiều thông tin cho việc tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của những loài cá mới thuần hóa hay những loài cá nhiệt đới chưa đưọc nghiên cứu. Tuy nhiên, cần cân nhắc cẩn thận, vì rất nhiều trường hợp không tương đồng, ngay khi cả hai loài cá cùng họ và cùng giống. Cấu trúc ống tiêu hóa của cá thay đổi nhiều như: cá không có dạ dày ở một số bộ cá chép, hay cá không có sự chuyên biệt ruột trước và ruột sau. Ngoài ra, cá tăng trưởng liên tục và có giai đoạn phát triển ấu trùng ở đa số các loài. Mặc dù vẫn có những trường hợp cá đẻ con (ovoviviparous) thay vì đẻ trứng. Đa số trứng cá kích thước bé và cá nở ra phải qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng ấu trùng thay đổi lớn, nên rất khó ương nuôi. Vì thế, việc nghiên cứu dinh dưỡng khó khăn hơn so với động vật trên cạn. Về khía cạnh sinh lý, cá có hai đặc điểm chuyên biệt so với động vật trên cạn. Trước hết, cá là động vật biến nhiệt. Nhu cầu năng lượng của cá thấp hơn và lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường sinh sống. Các tỉ lệ giữa năng lượng và protein hay tỉ lệ giữa năng lượng và các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều. Ngoài ra, thân nhiệt của cá thấp hơn thân nhiệt động vật biến nhiệt. Cá có thể sống ở điều kiện nhiệt độ rất thấp, là nhờ sự hiện diện phong phú của những acid béo không no trong lớp lipid màng tế bào giúp duy trì tính đàn hồi của tế bào ở nhiệt độ thấp. Đặc điểm dinh dưỡng này cũng được nhận thấy ở các động vật thủy sinh khác. Hơn nữa, Ammonia là dạng bài tiết đạm trong nước tiểu của đa số cá xương. Điều này, ảnh hưởng rất nhiều đến giá trò sử dụng năng lượng của protein. Môi trường sinh sống của cá rất khác với môi trường không khí. Nơi đó, hàm lượng oxy thấp hơn, nhưng độ nhớt và tỉ trọng của môi trường nước cao hơn không khí. Do đó, cá có những kiểu thích nghi như: khả năng biến dưỡng ở điều kiện Oxy thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn và giảm khối lượng bộ xương, khung chống đỡ cơ thể. Như vậy, nhu cầu Calcium và Phospho của cá thấp hơn, thường chỉ bằng 1/4, so với động vật trên cạn. Môi trường nước chứa những những phân tử hữu cơ và các muối khoáng mà cá có thể hấp thụ trực tiếp. Đặc biệt, muối Calci và Phospho là những nguồn cung cấp quan trọng, bổ sung cho nguồn cung cấp từ thức ăn. Những phân tử hữu cơ hòa tan trong nước, như acid amin, có tác dụng dẫn dụ các động vật thủy sinh đến gần hơn. Đó là những chất dẫn dụ thức ăn. Chất này giữ vai trò rất quan trọng trong thức ăn của cá tôm. Điều đó, rất khác biệt so với những động vật trên cạn. Trên đất liền cũng như trong các thủy vực, chuỗi dinh dưỡng bắt đầu từ sự quang hợp của thực vật. Số lượng những thú ăn cỏ trên đất liền rất phong phú so với động vật thủy sinh. Những thú ăn cỏ này sử dụng đa số các thực vật thượng đẳng. Trái lại, trong thủy vực, các loài cá ăn thực vật rất hiếm, đặc biệt là những loài cá ăn thực vật thủy sinh thượng đẳng (rong, bèo ). Do đó, những nghiên cứu dinh dưỡng động vật trên cạn thường quan tâm đến khả năng sử dụng năng lượng từ tinh bột, hay 4 từ sự biến dưỡng chất xơ trong khi các nghiên cứu dinh dưỡng trên cá, thường tập trung hơn về sự chuyển đổi giữa protein và lipid. Những thống kê các đặc điểm dinh dưỡng trong bảng I.1 chủ yếu rút ra từ lớp cá. Do đó, nếu xét đến các loài giáp xác, đặc điểm dinh dưỡng sẽ phức tạp hơn. Thực vậy, cấu trúc ống tiêu hóa của giáp xác có những thay đổi khác, so với động vật xương sống như: gan và tụy tạng nhập chung thành một cơ quan được gọi là thể gan- tụy tạng. Vỏ mai tôm cua có thành phần hóa học khác xa bộ xương cá, nên nhu cầu muối khoáng của giáp xác khác rất xa các động vật xương sống. Sự tăng trưởng không liên tục qua các lần lột xác cho thấy: nhu cầu dinh dưỡng của giáp xác cũng không liên tục. Tuy nhiên, những đặc điểm như động vật biến nhiệt, bài tiết Ammonia hay chủ yếu là động vật ăn thòt, dẫn đến một số tương đồng về dinh dưỡng của giáp xác và của cá. I.2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Dinh dưỡng (Nutrition) có nguồn gốc từ La Tinh “nutrire” có nghóa là nuôi dưỡng, là tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi và sử dụng thức ăn, nhằm giúp sinh vật tăng trưởng và hoạt động bình thường (theo Larousse). Như vậy, dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn: từ lấy thức ăn cho đến tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất (giai đoạn tiêu hóa của quá trình dinh dưỡng), kế đến là hàng loạt phản ứng biến dưỡng chất hấp thụ và sau cùng là bài tiết, thải bỏ các sản phẩm biến dưỡng (giai đoạn biến dưỡng của dinh dưỡng). Dinh dưỡng vừa là khoa học nhưng cũng vừa là một nghệ thuật, nhằm cung cấp thức ăn, thỏa mãn nhu cầu tức thì và liên tục của vật nuôi. Thức ăn phải hấp dẫn để vật nuôi ăn nhiều thức ăn. Lấy thức ăn (Feed ingestion), thuật ngữ chỉ quá trình sinh vật săn đuổi, bắt mồi hay lấy thức ăn và đưa thức ăn vào ống tiêu hóa. Lấy thức ăn không có nghóa là sự hấp thụ thức ăn. Mặc dù, một số phân tử hữu cơ đặc biệt là muối khoáng hòa tan trong nước, có thể được cơ thể các động vật thủy sinh hấp thụ trực tiếp qua da hay qua mang. Quá trình này không được xem là lấy thức ăn. Sự tiêu hóa thức ăn là một quá trình biến đổi các đại phân tử thức ăn ở giai đoạn đầu, sau khi sử dụng thức ăn và trước khi được cơ thể hấp thụ. Đánh giá khả năng tiêu hóa một thành phần dưỡng chất trong thức ăn, người ta dùng thuật ngữ độ tiêu hóa (Digestibility). Hệ số tiêu hóa (Coefficient of digestibility) là tỉ lệ dưỡng chất được tiêu hóa so với thành phần có trong thức ăn. Thuật ngữ này được sử dụng và đònh nghóa trong các chương tiếp theo. Giai đoạn biến dưỡng của sự dinh dưỡng là tập hợp các quá trình biến đổi sinh hóa, từ một dưỡng chất qua tiêu hóa, đến các sản phẩm bài tiết và thải loại ra ngoài cơ thể sinh vật. Để đánh giá hiệu quả của sự biến dưỡng, người ta thường đánh giá hiệu quả tích lũy hay lưu giữ một số dưỡng chất (retention) như hiệu quả tích lũy protein, tích lũy năng lượng. Đó thường là hiệu số giữa số lượng hấp thụ (sau khi qua 5 tiêu hóa) và số lượng bài tiết ra ngoài. Trong dinh dưỡng, người ta thường đề cập đến từ dưỡng chất (nutrient) cũng như thức ăn (feed). Như vậy, dưỡng chất là chất trung gian giữa thức ăn và các sản phẩm của sự biến dưỡng, như: glucose, acids amin là những dưỡng chất. Trong khi đó, protein, lipid hay glucid thường được lạm dụng khi gọi là các dưỡng chất. Thức ăn có thể là những sinh vật hay các vật chất khác, phát triển trong cùng hệ thống nuôi thủy sinh vật. Đó là những thức ăn tự nhiên, thiên nhiên (Natural feed) như các loài tảo, zooplankton… Trái với thức ăn tự nhiên là thức ăn nhân tạo (Artifical feed) cũng đượïc gọi thức ăn khô (Dry feed), thức ăn viên (Pellet). Việc phân chia trên có tính tương đối, vì với những thành tựu mới, người sản xuất có thể nuôi tảo hay Brachionus trong môi trường nuôi riêng biệt. Hàng ngày, vớt cho ăn hay sấy khô, rồi cho ăn như thức ăn nhân tạo. Trường hợp này xếp vào thức ăn nhân tạo hay thức ăn tự nhiên? Do đó, xuất hiện thuật ngữ thức ăn sống (Live feed) để chỉ nhóm thức ăn này, đối lập với thức ăn khô. I.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DINH DƯỢNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN Dinh dưỡng học thủy sản là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên nuôi thủy sản cũng như chương trình cao học nuôi trồng thủy sản. Lòch sử nghiên cứu dinh dưỡng có thể chia ra làm ba giai đoạn:  Giai đoạn sơ khai: Chủ yếu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của các loài cá, cấu trúc của hệ thống tiêu hóa. Giai đoạn này gắn liền với dinh dưỡng học thủy sản, là một phần của môn sinh thái học  Giai đoạn phát triển thứ hai: Với sự xuất hiện thức ăn viên cho cá hồi tại Châu Âu. Trong giai đoạn này, sự phát triển mạnh của nghiên cứu để làm cơ sở cho việc thâm canh hóa các loài cá nuôi. Mỗi quốc gia có một thế mạnh riêng trong nghiên cứu dinh dưỡng thủy sản. Các quốc gia châu Âu tập trung nghiên cứu dinh dưỡng các loài cá hồi, cá tầm, cá chép. Trong khi Mỹ nghiên cứu nhiều về cá hồi, cá da trơn Mỹ (Ictalurus punctatus), tôm thẻ chân trắng. Nhật Bản tập trung nghiên cứu dinh dưỡng cá chình Nhật, cá vền biển (Sea bream), tôm he Nhật… Đài Loan có nhiều công trình nghiên cứu dinh dưỡng tôm sú và cá biển như cá mú, cá bớp…  Giai đoạn phát triển thứ ba: Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện các loại thức ăn cho các ấu trùng cá, và giáp xác. Sự thương mại hóa nhanh chóng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về dinh dưỡng học của các ấu trùng thủy sản, nhằm cung cấp cho thò trường các loại thức ăn ấu trùng thủy sản thay thế tảo tươi sống và thay thế Artemia. Việc nghiên cứu nhu cầu các acid béo, và các amino acid thiết yếu cũng như công nghệ sản xuất các thức ăn vi nang, đã sản xuất những loại thức ăn có thể thay thế một phần hay gần như hoàn toàn các loại tảo tươi sống, dùng trong nuôi ấu trùng nhuyễn thể, hay thay thế gần 6 như hoàn toàn thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá và tôm biển. Tại Việt Nam, các đối tượng nuôi chủ yếu được nghiên cứu về dinh dưỡng như: cá da trơn, cá rô phi, tôm sú… được thực hiện tại các Viện và trường Đại học. Việc nghiên cứu chưa tập trung đồng bộ và mang lại hiệu quả nhiều. Hình I.1. Thức ăn viên nổi sản xuất tại Việt Nam Trước năm 1990, thức ăn cho thủy sản Việt Nam chủ yếu là cá tạp, phân bón cho ao hồ và thức ăn đơn lẻ như cám gạo… Thức ăn công nghiệp chỉ bắt đầu xuất hiện trong thập niên 90, với việc nhập khẩu thức ăn viên cho tôm sú nuôi công nghiệp. Việt Nam bắt đầu sản xuất thức ăn viên cho tôm năm 1996 và cho cá năm 1998 (chủ yếu viên nổi). Năm 2005, Việt Nam có 23 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản. Trong đó, 13 nhà máy sản xuất thức ăn viên cho tôm như: Công ty Uni-President, CP group, Grobest. Đây là những công ty đầu tư của nước ngoài, là những nhà sản xuất lớn tại Việt Nam. Sản lượng hàng năm của thức ăn tôm khoảng 150.000-200.000 tấn (2005). Về thức ăn cho cá, trên 15 nhà máy tham gia sản xuất. Trong đó Proconco, Cargill, Uni-President, Việt Thắng là những nhà sản xuất lớn. Năm 2005, tổng sản lượng hàng năm thức ăn viên cho cá khoảng 400.000- 500.000 tấn (Hung, L. T. và H. P. Việt Huy, 2006). I.4. DƯỢNG CHẤT (NUTRIENT) VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỢNG CỦA THỨC ĂN Dưỡng chất là chất hữu cơ hay vô cơ trong thức ăn, dùng để xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và chất xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể sinh vật. Thành phần dưỡng chất của thức ăn bao gồm: nước, chất hữu cơ, chất vô cơ, theo sơ đồ phân tích trên. Để đơn giản, vào thế kỷ 16, các nhà dinh dưỡng học đồng ý theo cách sắp xếp và phân loại các chất dinh dưỡng trong thức ăn, theo mô tả của Weendle. Trong đó, thành phần dinh dưỡng của thức ăn bao gồm 6 thành phần cơ bản là: nước, protein, lipid, khoáng, xơ và dẫn xuất không đạm (Nitrogen free extract). - Hàm lượng nước trong thức ăn thay đổi tùy theo trạng thái và loại thức ăn. Những thức ăn tươi sống có hàm lượng nước rất cao. Hàm lượng nước trong cá khoảng 70%, trong các loại rong tảo đến 90-95%. Hàm lượng nước cao nên không thể 7 bảo quản lâu các thức ăn này. Các loại thức ăn khô như: bột cá, cám gạo, tấm. Thức ăn viên thuộc nhóm thức ăn khô có hàm lượng nước (thường gọi là độ ẩm thức ăn) thấp 10-13%. Có thể bảo quản nhóm thức ăn này lâu dài. Tiêu chuẩn thức ăn viên của Việt Nam có độ ẩm dưới 11%. - Protein thô bao gồm: protein, các amino acid tự do… được xác đònh bằng phương pháp Kjeldalh. Trong đó, nitrogen tổng số được xác đònh và suy ra hàm lượng protein thô. Protein thô có trò số thấp ở khoai mì (0,9-3%) và cao ở bột cá (50-70%). Đây là thành phần dinh dưỡng q giá của thức ăn, vì hàm lượng protein càng cao thì giá cả thức ăn sẽ cao. Bảng I.2. Thành phần dinh dưỡng cơ bản của các nguyên liệu sản xuất thức ăn viên (% khô) Nguyên liệu Độ ẩm Protein thô Lipid thô Xơ thô Khoáng Dẫn xuất không đạm Bắp vàng 12,0 8,5 3,6 2,3 1,3 72,3 Gạo 10,0 12,8 4,6 5,3 7,4 59,9 Cám gạo 9,0 12,8 13,7 11,1 11,6 41,8 Khoai lang khô 13,0 3,2 1,7 2,2 2,6 77,3 Khoai mì 13,0 0,9 1,7 0,8 0,7 82,9 Tấm 13,0 9,5 1,9 0,8 2,1 72,7 Cao lương 10,0 12,4 3,1 2,6 2,0 69,9 Lúa mì 12,0 12,9 1,7 2,5 1,6 69,3 Bột mì 12,0 11,7 1,2 1,3 0,4 73,4 Cám lúa mì 11,0 16,4 4,0 9,9 5,3 53,4 Vật chất khô T hức ăn thực hay động vật NƯỚC (ẩm độ) Nước trong sinh vật thay đổi theo I. Tuổi II. Bộ phận cơ thể sinh vật HỮU CƠ I. Cabohydrate Th ực vật: 75-80% Động vật: < 1% II. Lipid III. Protein IV. Nucleic acid V. Acid h ữu cơ VI. Vitamin VÔ CƠ Ngun tố Đa lượng: Ca, K, Mg, Na, Cl, S và P Ngun t ố Vi lượng: Fe, Mn, Co, I, Zn, Si, Mo, Cr, F, V, Sn, As 8 - Muối khoáng là tổng các nguyên tố khoáng đa và vi lượng trong thức ăn. Muối khoáng được xác đònh là lượng tro đốt, sau khi nung cháy thức ăn lên 550 o C. Do đó, có tài liệu còn gọi muối khoáng là hàm lượng tro của thức ăn. Hàm lượng muối khoáng của thức ăn thay đổi trong khoảng 1-2% (bột mì, bột gạo) đến 20-25% (bột cá, bột xương thòt) - Lipid thô bao gồm tất cả dầu mỡ có trong thức ăn. Phương pháp xác đònh đó là các thành phần hòa tan trong dung môi hữu cơ. Ngoài dầu mỡ, lipid thô còn chứa Phospholipid, các acid béo tự do, Sterol, các vitamin tan trong chất béo. Lipid có trò số thấp, khoảng 1-2% ở khoai củ và có thể đạt 100% ở dầu tinh luyện. - Xơ thô bao gồm Cellulose, Hemicellulose, Chitin. Đây là những thành phần không tiêu hóa được trong thức ăn. Hàm lượng xơ thô cao trong thức ăn gốc thực vật như cám gạo, cám mì… - Dẫn xuất không đạm (N free extract) là thành phần còn lại của thức ăn sau khi trừ đi độ ẩm, protein thô, lipid thô, muối khoáng, và xơ thô. Dẫn xuất không đạm có thể tạm gọi là chất bột đường, bao gồm chủ yếu là tinh bột và một tỉ lệ nhất đònh các đường đa trong thức ăn. Chất bột đường có tỉ trọng khá cao trong khoai mì, bột bắp, bột gạo (70-80%) và hầu như không hiện diện trong các thức ăn động vật. Phần còn lạiAcid và bazeChiết xuất với EtherKjeldahl Sấy ở 105 o C Lipid thơ Xơ thơ Mẫu thức ăn Vật chất khơ Chất hữu cơ Protein thơ Dẫn xuất khơng đạm Nước Muối khống Protein , amino acids, amid, peptid, purime Nucleic acid Nitrate Vitamin B Dầu và mỡ Phospholipid steroids, sáp Carotenoid acid béo Xantophyll Vitamin A, D, E, K Cellulose Hemicellulose Lignin Cutin Đường Tinh b ột Glycogen Fructans Pectin Acid h ữu cơ Đốt ở 550 o C Hình I. 2. Sơ đồ phân tích 6 thành phần dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn, theo Weendle 9 TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Guillaume, J., Kaushik S., Bergot P., Metailler R. (1999). Nutrition and feeding of Fish and Crustaceans. Praxis Publishing, Chichester, UK. 407ps 2. Hung L. T., Huy H. P. V. (2007). Analysis of feeds and fertilizers for sustainable aquaculture development in Viet Nam 331-363. In: Hasan et al., (eds.) Study and analysis of feeds and fertilizers for sustainable aquaculture development, FAO FISHERIES TECHNICAL PAPER, 497. FAO, Roma, 2007. 510ps. . 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DINH DƯỢNG HỌC THỦY SẢN Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây so với lòch sử rất lâu đời của môn dinh dưỡng học cho người và gia súc CỨU DINH DƯỢNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN Dinh dưỡng học thủy sản là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên nuôi thủy sản cũng như chương trình cao học nuôi trồng thủy sản. Lòch sử nghiên cứu dinh. đặc điểm chuyên biệt dinh dưỡng của sinh vật nước. Nuôi thủy sản có lòch sử trên 2000 năm, nhưng lòch sử về dinh dưỡng học thủy sản còn rất non trẻ, do từ lâu nay nuôi thủy sản chủ yếu là hình

Ngày đăng: 15/04/2014, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN