1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN NUÔI THỦY SẢN TỐT (BAP) TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

12 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 306,25 KB

Nội dung

Các trang trại nuôi tôm sú đạt CN không sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh cấm; các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN NUÔI THỦY SẢN

TỐT (BAP) TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus

monodon) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lâm Thái Xuyên và Trương Hoàng Minh 1

ABSTRACT

BAP has been certificated for shrimp, tilapia and catfish commodities by Global GAA and ACC since 2002 Certification for shrimp (Penaeus monodon) farms in the Mekong Delta is presented in this study A survey was carried in five certified shrimp farms-CSFs (BAP ** & BAP *** ) and five non-certified shrimp farms (non-CSFs) in Soc Trang and Kien Giang provinces from May to October 2010 A number of 11/16 processing plants, 5/7 shrimp farms (BAP ** and BAP *** ), and one of four shrimp hatcheries in the Mekong Delta are certified BAP standard in whole country These CSFs have met 100% the requirement of BAP’s certification standards, while only one of five non-CSFs has met 22/45 criteria of the requirements Banned chemicals and drugs, anti-biotics have not been used for shrimp culture in the CSFs Social security policies, environmental protection, food security and sanitation, and tracebility are applied in CSFs, but these are not implemented in non-CSFs Stocking density and yield in the CSFs were higher than that in non-CSFs Although shrimp’s harvest size in CSFs was smaller, farm-gate price was higher (11%) than that in the non-CSFs Production cost of shrimp and B/C in the CSFs were lower and higher than that in the non-CSFs, respectively In general, the production efficiency of the CSFs is better than that in the non-CSFs

Keywords: BAP certification, shrimp farm, Penaeus monodon, Mekong Delta

Title: Current status of best aquaculture practices (BAP) certification apply for the black tiger shrimp (Penaeus monodon) culture in the Mekong River Delta

TÓM TẮT

Tiêu chuẩn BAP do tổ chức GAA phát triển từ năm 2002 và được Hội đồng ACC cấp chứng nhận cho các ngành hàng tôm, cá rô phi và cá da trơn Nghiên cứu này chỉ tập trung đối với chứng nhận cho các trại nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở ĐBSCL Việc điều tra đã được thực hiện đối với 5 trang trại nuôi tôm sú được chứng nhận (CN) BAP ** và BAP *** và 5 trang trại nuôi tôm sú chưa được chứng

Trang 2

nhận (CCN) này ở các tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang từ tháng 5-10/2010 ĐBSCL

có 11/16 nhà máy chế biến tôm, 5/7 trang trại nuôi tôm (đạt CN BAP ** và BAP *** )

và 1 trong 4 trại sản xuất giống tôm so với cả nước Các trang trại nuôi đạt CN đáp ứng 100% các quy định BAP, nhưng chỉ có 1 trong 5 trang trại CCN chỉ đáp ứng được 22/45 tiêu chí này Các trang trại nuôi tôm sú đạt CN không sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh cấm; các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt, nhưng điều này chưa được thể hiện ở các trang trại nuôi tôm CCN Mật độ và năng suất tôm nuôi ở các trang trại được CN cao hơn so với các trang trại CCN Mặc dù kích cỡ tôm thu hoạch ở các trang trại nuôi đạt CN nhỏ hơn, nhưng giá bán cao hơn đáng kể (11%) so với các trại nuôi CCN Giá thành sản xuất và tỷ suất lợi nhuận của các trang trại nuôi được CN lần lượt thấp và cao hơn so với các trang trại CCN Nhìn chung, hiệu quả sản xuất của các trang trại nuôi tôm đạt CN BAP cao hơn so với các trang trại nuôi tôm CCN

Từ khóa: Chứng nhận BAP, nuôi tôm sú, Penaeus monodon, ĐBSCL

1 GIỚI THIỆU

Thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, giá trị xuất khẩu và sản lượng liên tục tăng trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 4,2 tỉ USD trong năm 2009 (Tổng Cục Hải Quan, 2010), tăng gấp 6 lần so với năm 1986 Xuất khẩu thủy sản chiếm 7,65% giá trị GDP năm 2009 (ARTEX, 2010) Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 4,5 tỉ USD (Y Nhung, 2010)

Ở ĐBSCL, diện tích và sản lượng tôm sú nuôi là 584.000 ha và 293.829 tấn năm

2008, tương ứng chiếm 94% và 95% so với cả nước Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt 191.550 tấn và 1.625 triệu USD (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009) Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến chiếm 51,9%/tổng diện tích nuôi thủy sản của vùng, nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh chỉ chiếm 6,8%/tổng diện tích nuôi tôm năm 2008 (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009) Nuôi tôm theo tiêu chuẩn BAP cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng với quy mô nhỏ và mang tính chất thử nghiệm (VASEP, 2004; ARTEX, 2010) Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP) do tổ chức Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) phát triển từ năm 2002 và được Hội đồng chứng nhận thủy sản (ACC) cấp chứng nhận Tiêu chuẩn BAP áp dụng cho các nhà chế biến xuất khẩu tôm, cá rô phi và cá da trơn vào hệ thống bán lẻ và nhà hàng lớn ở Mỹ và một số các nhà nhập khẩu của Canada và Châu Âu Theo ACC (2010c, d, e và f), có 128 nhà máy chế biến, 132 trại nuôi, 29 trại sản xuất giống và 9 công ty đóng gói lại các sản phẩm thủy sản tại 17 quốc gia được cấp chứng nhận (CN) BAP Tại Việt Nam, có 16 nhà máy chế biến tôm, 6 trang trại nuôi và 4 trại sản xuất giống tôm được cấp CN BAP từ

2005 đến nay Nghiên cứu này nhằm (i) mô tả và đánh giá thực trạng việc áp

Trang 3

dụng tiêu chuẩn CN BAP trong nuôi tôm sú ở ĐBSCL; và (ii) so sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú đạt CN và CCN

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sóc Trăng và Kiên Giang là 2 tỉnh có các trang trại nuôi tôm sú đạt tiêu chuẩn BAP ở khu vực ĐBSCL và được chọn trong nghiên cứu này Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang, các website và các báo cáo có liên quan Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 5 trang trại nuôi tôm sú đạt tiêu chuẩn BAP** và BAP*** gồm: Kim Lộc(**), Vĩnh Thuận(**), Tây Nam(***), Minh Phú(***), BIM(***), chiếm 100% số trang trại nuôi tôm đạt tiêu chuẩn này

ở ĐBSCL và 5 trang trại nuôi tôm sú chưa đạt tiêu chuẩn BAP là Seaco, Lê Phillip, Nguyễn Đăng Chung ở tỉnh Sóc Trăng, Kisemex và Toàn Cầu thuộc tỉnh Kiên Giang Các số liệu được xử lý thống kê thông qua sử dụng phần mềm SPSS (Ver 13.0), với mức ý nghĩa 95%

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận BAP tại ĐBSCL

Ở ĐBSCL có 11/16 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, 5/7 trang trại nuôi tôm và 1/4 trại sản xuất tôm giống của Việt Nam được cấp CN

Faquimex) được cấp CN BAP đầu tiên ở khu vực châu Á, nhưng hiện nay không còn hiệu lực Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các trang trại nuôi tôm đạt CN đáp ứng tất cả 45 tiêu chí nuôi tôm theo chuẩn BAP, trong khi chỉ có 1/5 số trang trại nuôi tôm (Seaco) chưa được chứng nhận (CCN) BAP chỉ đáp ứng được 22/45 tiêu chí này Kết quả này cho thấy rằng, việc nuôi tôm đạt CN BAP là rất khó đối với các trại nuôi tôm hiện nay ở ĐBSCL Các điểm quan trọng trong bộ tiêu chuẩn BAP là được trình bày ở Bảng 1 Truy xuất nguồn gốc là chỉ tiêu đặc biệt được áp dụng ở các trang trại nuôi tôm đạt CN, nhưng điều này chưa được thực hiện ở các trang trại nuôi tôm CCN

Nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2006) có đề cập đến việc sử dụng nước đá bảo quản tôm và chất lượng nước đá cũng như các dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tất cả các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo chuẩn Global GAP có xử lý rác thải, chai,

lọ nhựa, tạo công nhân, xử lý nước thải, và không sử dụng thuốc và hóa chất tùy tiện (Nguyễn Thị Hồng Công, 2010) Nhìn chung, nuôi tôm theo chuẩn BAP thể hiện rõ ưu điểm là trách nhiệm của người nuôi tôm đối với môi trường và xã hội

Trang 4

Bảng 1: Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn BAP của trang trại nuôi tôm ở ĐBSCL

Diễn giải Trại nuôi CN Trại nuôi CCN

N Trung bình (%) N Trung bình (%)

1 Kiểm tra mẫu tôm 5 100 0 0

2 Kiểm tra nhà cung cấp 5 100 0 0

3 Kiểm tra nước thải 5 100 0 0

4 Ngăn cản sinh kế cộng đồng 0 0 0 0

5 Lưu hồ sơ 2 năm 5 100 1 20

6 Đánh giá rủi ro 5 100 1 20

7 Lưu hồ sơ đào tạo 5 100 1 20

8 Nhân viên thú y 5 100 0 0

9 Nhân viên y tế (%) 5 100 0 0

10 Có chỗ cho khách rửa tay 5 100 0 0

11 Bảo hiểm lao động 5 100 0 0

13 Thu gom rác hữu cơ 5 100 0 0

14 Xử lý rác hữu cơ 5 100 0 0

15 Quản lý động vật hoang dã 5 100 1 20

17 Tiết kiệm năng lượng 5 100 0 0

18 Mẫu giấy khiếu nại 5 100 0 0

19 Họp định kỳ và đột xuất 5 100 1 20

20 Ghi nhãn tôm nguyên liệu 5 100 1 20

21 Vùng nuôi nằm trong khu bảo tồn 0 0 0 0

22 Chặt, phá rừng 0 0 0 0

24 Hợp đồng lao động 5 100 5 100

25 Lưu trữ hồ sơ lao động 2 năm 5 100 5 100

26 Lao động cưỡng bức 0 0 0 0

27 Bảng chấm công 5 100 0 0

29 Thỏa ước lao động 5 100 1 20

30 Cách thỏa ước bằng văn bảng 5 100 1 20

31 Biển báo nguy hiểm 5 100 0 0

32 Sử dụng lao động trẻ em 0 0 0 0

33 Quyền sử dụng đất 5 100 5 100

34 Nhà ở cho công nhân 5 100 5 100

35 Sử dụng nước ngầm 0 0 5 100

36 Sử dụng con giống tự nhiên 0 0 0 0

37 Nhà kho 5 100 1 20

38 Xả dầu, nhớt, hóa chất ra môi trường 0 0 0 0

39 Sử dụng kháng sinh cấm 0 0 0 0

40 Sử dụng thuốc trừ sâu 0 0 0 0

41 Xử lý chai, lọ nhựa 5 100 5 100

42 Cách xử lý (bán cho đơn vị xử lý) 5 100 0 0

43 Kiểm soát chất lượng nước đá 5 100 1 20

44 Ướp tôm với tỷ lệ 1 đá: 1 tôm 5 100 5 100

45 Đáp ứng truy suất nguồn gốc 5 100 0 0

Trang 5

3.2 Khía cạnh kỹ thuật và kinh tế trong nuôi tôm sú CN và CCN BAP

Tổng diện tích của 5 trang trại nuôi tôm đạt CN BAP là 2.294 ha, lớn nhất là công ty BIM và nhỏ nhất là công ty Tây Nam Trong đó, diện tích bình quân nuôi tôm sú chiếm 27,8%/tổng diện tích của các trang trại đạt CN, và 72,2% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (Bảng 2) Năm trang trại chỉ nuôi tôm sú CCN có tổng diện tích là 555,6 ha Trong đó, trang trại nuôi lớn nhất là Toàn Cầu (300 ha), Seaco (120 ha), Kisimex (50 ha), Nguyễn Đăng Chung (43 ha)

và Lê Phillip (42 ha)

Bảng 2: Các công ty nuôi tôm đạt CN BAP *** và BAP ** ở ĐBSCL

TT Tên đơn vị Tổng diện trại

(ha)

Diện tích nuôi tôm sú (ha)

Chứng nhận lần đầu

Nơi thực hiện

Tổng 2.294 637

Số năm nuôi tôm sú của các trang trại đạt CN là 6,6 ± 3,9 năm, ít hơn (2,8 năm) so với các trang trại CCN Trang trại có số năm kinh nghiệm nuôi tôm sú

đạt CN ít nhất là Tây Nam Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008), nông

dân nuôi tôm ở huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên có số năm kinh nghiệm từ 3–

12 năm, trong đó số hộ có kinh nghiệm nuôi từ 6 năm trở lên chiếm 85% Theo

Lê Xuân Sinh và ctv (2006), kinh nghiệm nuôi tôm sú của các hộ ở ĐBSCL

dao động 8,5 ± 6,2 năm Số lao động ở bình quân của trang trại đạt CN và CCN lần lược là 1,25 và 0,3 người/ha Tất cả các trang trại nuôi tôm đạt CN và CCN đều có nhật ký nuôi tôm, nhưng mức độ ghi chép khác nhau

Công trình nuôi: Tỷ lệ diện tích mặt nước, ao chứa (bùn và nước thải) và bờ

bao của các trang trại nuôi tôm đạt CN lớn hơn, nhưng diện tích ao lắng nhỏ hơn các trại nuôi tôm CCN (Bảng 3) Diện tích trung bình ao nuôi, độ sâu của

ao và mức nước trong ao nuôi tôm của các trang trại CN và CCN là tương đương Cả 2 nhóm trang trại nuôi tôm này đều có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt Theo tiêu chuẩn ngành (28 TCN 171:2001), tỷ lệ ao lắng, lọc và xử

lý nước cấp là 20-25%/tổng diện tích ao nuôi; ao xử lý nước thải chiếm 10-15% Nuôi tôm theo tiêu chuẩn GAP thì ao lắng chiếm 20-30%/tổng diện tích,

ao chứa chất thải chiếm 10-15% (NAFIQAVED, 2005) Theo Nguyễn Thanh

Phương và ctv (2008), có 7,5% hộ nuôi tôm thâm canh ở huyện Vĩnh Châu và

Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) không có ao lắng, 51,4% số hộ có ao lắng nhỏ hơn

Trang 6

20%/tổng diện tích nuôi, 27% số hộ có diện tích ao lắng từ 20-30%, 21,7% số

hộ có diện tích ao lắng lớn hơn 30%

Bảng 3: Thiết kế công trình của các trang trại nuôi tôm CN và CCN BAP ở

ĐBSCL

Trang trại CN Trang trại CCN Diễn giải

Trung bình (ha) Tỷ lệ DT (%) Trung bình (ha) Tỷ lệ DT (%)

DT mặt nước 252 ± 242 56,3 ± 3,9 22 ± 13 45,6 ± 19,3

DT ao lắng 33,6 ± 38,0 7,3 ± 1,3 4,3 ± 1,9 9,8 ± 5,2

DT ao chứa 57,7 ± 72,1 11,5 ± 3,0 4,2 ± 2,0 9,5 ± 4,8

DT bờ 95,5 ± 82,2 23,2 ± 3,4 8,7 ± 3,6 19,2 ± 8,7

(Ghi chú: DT: diện tích)

Mùa vụ nuôi tôm: Tất cả các trang trại nuôi tôm sú đạt CN chỉ thả nuôi 1 vụ/năm,

trong khi đó có 3/5 trang trại CCN nuôi 1 vụ tôm/năm và 2/5 trang trại nuôi 2 vụ tôm/năm Theo Bùi Quang Tề (2006), các tỉnh ĐBSCL chỉ nên nuôi tôm sú 1 vụ chính từ tháng 4 - 5 đến tháng 8 - 9 thu hoạch Hầu hết các hộ nuôi tôm sú bị bệnh đốm trắng và các bệnh khác đã gây chết hàng loạt (70-90%) khi thả tôm nuôi từ

tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv

(2008), có 90% số hộ nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng thả nuôi 1 vụ/năm,

và 10% số hộ thả nuôi 2 vụ/năm Vụ 1 được xem là vụ chính vì thời tiết và độ mặn thuận lợi hơn Theo khuyến cáo của Ngành thủy sản thì nông dân chỉ nên nuôi tôm

vụ này

Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm: Tất cả các trang trại nuôi sú đạt CN đều tuân thủ quy

định về xử lý bùn thải từ ao nuôi Có 3/5 trang trại nuôi tôm đạt chuẩn BAP thải bùn vào ao chứa, và 2/5 trang trại nuôi tôm đưa bùn từ ao nuôi lên bờ ao và ao chứa Ngược lại, có 3/5 trang trại nuôi tôm CCN đưa bùn lên bờ và ao chứa, và 2/5 trang trại khác thải bùn vào ao chứa Theo Nguyễn Trung Chánh (2008), có 76%

số hộ nuôi tôm sú sinh thái ở tỉnh Cà Mau thải bùn lên bờ ao, chỉ 24% số hộ nuôi bơm bùn vào ao xử lý

Nguồn tôm giống và mật độ nuôi: Nguồn tôm giống cung cấp cho trang trại

nuôi đạt CN & CCN chủ yếu từ các tỉnh miền Trung Ngoại trừ 1 trang trại nuôi tôm đạt chuẩn BAP*** (BIM) sử dụng tôm giống từ trại sản xuất giống ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Có 3 trang trại nuôi tôm đạt chuẩn BAP*** sử dụng nguồn tôm giống của công ty Tất cả các trang trại nuôi đều thả tôm giống đã

qua kiểm dịch Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008), có 90% số hộ nuôi

Trang 7

tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng mua con giống từ các đại lý trong tỉnh (nguồn gốc từ miền Trung), 7,5% số hộ mua tôm giống từ các trại giống ở tỉnh Cà Mau và 2,5% số hộ mua giống trực tiếp từ miền Trung Trong đó, có 52,5% số mẫu tôm giống đã được xét nghiệm PCR và 47,5% số mẫu tôm giống được xét nghiệm và đánh giá bằng cảm quan, sốc độ mặn hay formol Mật độ nuôi bình quân của các trang trại nuôi tôm đạt CN cao hơn đáng kể so với các trang trại

BIM*** và thấp nhất là 30 con/m2 ở công ty Tây Nam và Kim Lộc Theo Bùi

nuôi tôm sú thâm canh sẽ cho hiệu quả cao nhất; và theo khuyến cáo của Ngành thì mật độ nuôi tôm sú thâm canh từ 25-40 con/m2 (Bộ Thủy sản, 2001)

Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm: Thức ăn viên được sử dụng ở cả 2 nhóm

trang trại nuôi tôm sú đạt CN và CCN Lượng thức ăn sử dụng bình quân của trang trại nuôi tôm đạt CN cao hơn so với các trang trại nuôi tôm CCN FCR tương đương ở cả 2 nhóm trang trại này (Bảng 4) Theo Nguyễn Thanh Phương

và ctv (2008), FCR trung bình trong nuôi tôm sú thâm canh là 1,59, nếu FCR

từ 1,2 -1,5 thì người nuôi có lãi, cao hơn 1,5 ở những hộ có tôm chậm lớn, hoặc

có cá tạp, tôm bị bệnh, tỉ lệ sống thấp hoặc kích cỡ thu hoạch nhỏ Theo Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn (2008), FCR trong nuôi tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu với mật độ 27 con/m2 và 35 con/m2 lần lượt là 1,82 và 1,79

Bảng 4: Chăm sóc và quản lý ao của các trang trại nuôi tôm sú đạt CN và CCN

BAP

Diễn giải Trại nuôi đạt CN Trại nuôi CCN

Các chữ cái trong cùng 1 hàng giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05)

Việc thay nước cho ao nuôi tôm được thực hiện ở cả 2 nhóm trang trại nuôi đạt

CN và CCN Tuy nhiên, việc kiểm tra nước thải chỉ được áp dụng ở tất cả các

Trang 8

trang trại nuôi tôm đạt CN, nhưng không được thực hiện ở tất cả các trang trại nuôi CCN Nồng độ các chất thải từ ao nuôi của tất cả các trang trại nuôi tôm

CN đều đạt quy định (Bảng 5) Các trang trại nuôi tôm CCN chỉ kiểm tra các chỉ tiêu pH, độ mặn và độ kiềm trong ao nuôi tôm Theo tiêu chuẩn BAP, các trang trại nuôi tôm phải kiểm tra chất lượng nước thải từ ao nuôi, nhưng không quy định kiểm tra nước trong ao nuôi tôm Thời gian kiểm tra nước thải từ các

ao nuôi tôm đạt CN đối với chỉ tiêu pH và oxy hòa tan là hàng ngày, TAN và phospho hòa tan là hàng tháng, TSS và BOD5 là hàng quý, và không được phép thải nước có nồng độ chlorine trên 550 mg/l vào môi trường nước ngọt Hiện nay, hầu hết các hộ nuôi tôm chỉ kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm, nhưng không kiểm tra nước thải ra môi trường Theo Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn (2008), pH nước dao động trong các ao nuôi tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu từ 6,5-7,9, oxy hòa tan từ 1,7-6,1, độ kiềm từ 38,8-132,5 mg/l, TAN từ 0,01- 4,3 mg/l, lân hòa tan từ 0,088-0,535 mg/l và TSS từ 75,9-746,6 mg/l

Bảng 5: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu nước thải của trang trại nuôi tôm sú đạt CN

Chỉ tiêu kiểm tra Giá trị Quy định BAP

Các trại nuôi CCN không có kiểm tra các chỉ tiêu nước thải nêu trên

Sử dụng thuốc và hóa chất: Tất cả các trang trại nuôi tôm sú CN đều tuân thủ

quy định về sử dụng thuốc, không sử dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu và hóa chất cấm Việc giám sát sử dụng thuốc và hóa chất của trang trại đạt CN rất chặt chẽ như: có kho thuốc hóa chất, có người chuyên trách có chuyên môn quản lý, có kệ để hóa chất, sắp xếp hợp lý, có bảng hướng dẫn các sử dụng và thời hạn sử dụng thuốc, hóa chất, có sổ theo dõi việc sử dụng cho từng ao nuôi,

có bảng cảnh báo hóa chất độc hại, cách xử lý khi người sử dụng bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, xăng dầu phải trữ trong kho tránh rò rỉ, cách xử lý thuốc hóa chất hết hạn sử dụng Trong khi đó, các trang trại nuôi tôm CCN thì chứa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này

Chlorine, thuốc cá, vôi, chế phẩm sinh học và phân bón (hữu cơ và vô cơ) đều được sử dụng ở cả 2 nhóm trang trại nuôi tôm này Tuy nhiên, tiêu chuẩn BAP không cấm và không quy định việc sử dụng các loại thuốc hóa chất này Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004), tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú rất đa dạng và vẫn còn sử dụng ở các tỉnh ven biển ĐBSCL Tuy

Trang 9

nhiên, việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất cấm chưa phát hiện trong nuôi tôm sú tỉnh Trà Vinh và Kiên Giang (Nguyễn Đình Xuân Quý, 2005)

Năng suất tôm nuôi: Năng suất tôm nuôi của các trang trại đạt CN cao hơn so

với các trang trai nuôi tôm CCN, nhung sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Mặc dù kích cỡ tôm thu hoạch bình quân ở các trang trại đạt CN nhỏ hơn, nhưng giá bán cao hơn (11%) đáng kể so với các trang trại nuôi tôm CCN Theo Nguyễn Thanh Toàn (2006), giá bán tôm nuôi sinh thái cao hơn so với tôm nuôi thông thường khoảng 20-30% Tôm nuôi ở các trang trại đạt CN được bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến Điểm quan trọng là các nhà máy chế biến này có vùng nuôi riêng hoặc liên kết với trang trại nuôi tôm Do đó, sản phẩm đầu ra của trang trại nuôi đạt CN BAP được ổn định Ngược lại đối với các trang trại nuôi tôm CCN, chỉ có 1/5 số trang trại bán tôm nguyên liệu trực tiếp cho nhà máy chế biến, và 4 trang trại nuôi tôm khác được bán cho thương lái hoặc vựa tôm Nhìn chung, đầu ra sản phẩm tôm nguyên liệu của các trang trại đạt CN luôn ổn định và giá bán cao hơn so với các trang trại nuôi tôm CCN Hơn nữa, kênh phân phối tôm nguyên liệu của các trang trại nuôi tôm đạt

CN được khép kín và không bị chi phối bởi các thương lái Đây là một trong những ưu điểm của nuôi tôm theo chuẩn BAP

Về khía cạnh kinh tế: Tổng chi phí nuôi tôm giữa các trang trại đạt CN và CCN

khác biệt không đáng kể (P>0,05) Tỷ lệ chi phí biến đổi của các trang trại nuôi tôm đạt CN (0,8%) thấp hơn so với các trang trại CCN Mặc dù các trang trại nuôi tôm đạt CN phải tốn thêm khoản chi phí cấp CN, nhưng giá thành sản xuất thấp hơn so với các trang trại CCN (Bảng 6) Đây là ưu điểm của trang trại nuôi tôm đạt CN Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của các trang trại đạt CN cao hơn so với các trang trại CCN Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại nuôi tôm đạt CN cao hơn so với các trang trại CCN, nghĩa là nếu đầu tư 100 triệu đồng trong nuôi tôm sú sẽ cho lợi nhuận là 60 triệu đồng, trong khi các trang trại nuôi tôm CCN chỉ đạt 40 triệu đồng/ha/vụ Theo

Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008), tỷ suất lợi nhuận trong nuôi tôm sú thâm

canh ở tỉnh Sóc Trăng đạt từ 0,6-0,8 Nhìn chung, hiệu quả nuôi tôm sú đạt CN BAP cao hơn so với nuôi tôm CCN

Cơ cấu chi phí sản xuất (chỉ tính chi phí biến đổi): thức ăn, thuốc, hóa chất và

cải tạo ao chiếm tỷ trọng lớn nhất ở cả 2 nhóm trang trại này (Bảng 6) Tỷ lệ chi phí thức ăn của các trang trại đạt CN thấp hơn so với các trang trại CCN Theo Thái Thị Thanh Thúy và Võ Văn Bé (2010), tỷ lệ chi phí thức ăn trong nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng là 56,4% Tỷ lệ chi phí tôm giống của các trang trại đạt CN cao hơn so với các trang trại CCN Nguyên nhân là do mật độ nuôi và giá tôm giống (51 ± 7,4 đ/con) của các trang trại nuôi tôm đạt

CN cao hơn so với trang trại CCN (44 ± 5,5 đồng/con) Các trang trại đạt CN phải tốn thêm chi phí cấp CN là 3,7 tr.đ/ha/năm (364 đ/kg tôm) Theo Nguyễn Duy Dương (2006), chi phí nuôi tôm theo CN GAP tại Cà Mau là 1.344 đ/kg

Trang 10

tôm Theo ACC (2009), chi phí để được cấp CN BAP cho các trang trại nuôi

tôm trên thế giới là 0,07 USD/kg tôm, tương đương 2.285 đ/kg tôm (1 USD =

19.800 đồng) Như vậy, chi phí CN BAP của các trang trại nuôi tôm ở ĐBSCL

chỉ chiếm 16,7% so với thế giới

Bảng 6: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các trang trại nuôi tôm sú đạt CN và

CCN BAP

Diễn giải Trại đạt CN Trại CCN

Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 625,3 ± 109,9 a 622,9 ± 40,1 a

Cơ cấu chi phí (triệu đồng/ha)

- Chi phí biến đổi (%)

+ Cải tạo ao

+ Con giống

+ Thức ăn

+ Thuốc, hóa chất

+ Nhiên liệu

+ Nhân công

+ Khác

90,6

6,6 3,8 55,2 14,7 7,5 4,7 7,5

91,4

7,7 2,7 58,8 15,3 5,6 4,3 5,6

Giá thành sản xuất (đồng/kg tôm) 71.712 72.067

Tổng doanh thu (triệu đồng/ha) 976,2 ± 181,1 a 874,1 ± 163,6 a

Tổng lợi nhuận (triệu đồng/ha) 350,9 ± 114,7 a 216,0 ± 99,2 a

Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) 0,6 ± 0,3 a 0,4 ± 0,2 a

Các chữ cái trong cùng 1 hàng giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

* Được tính trong chi phí khác

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

ven biển ở ĐBSCL, đặc biệt là các trang trại nuôi tôm đạt tiêu chuẩn BAP**

và BAP*** tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang Tôm nuôi đạt tiêu

chuẩn này được xuất chủ yếu sang thị trường Mỹ Hiện tại, hầu hết các

trang trại nuôi tôm sú CCN chưa đáp ứng đầy đủ các quy định CN BAP

người nuôi tôm đối với môi trường, cộng đồng và xã hội, cũng như chia sẽ

những lợi ích và rủi ro trong kinh tế của người nuôi đối với xã hội

- Hiệu quả sản xuất của các trang trại nuôi tôm sú đạt CN cao hơn so với các

trang trại nuôi tôm CCN, thể hiện qua việc liên kết giữa trang trại nuôi với

nhà máy chế biến thủy sản và trại sản xuất tôm giống để khép kín các khâu

Ngày đăng: 08/07/2016, 03:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w