1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

24 917 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 562,41 KB

Nội dung

Dinh dưỡng là nuôi dưỡng, tập hợp những chức năng của cớ thể để biến đổi và sử dụng thức ăn nhằm giúp sinh vật tăng trưởng và hoạt động bình thường. Như vậy dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn từ lấy thức ăn cho đến tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.

CHƯƠNG MỘT Tổng Quan Về Dinh Dưỡng Thức Ăn Thủy Sản I. Đònh nghóa Dinh dưỡng là nuôi dưỡng, tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi sử dụng thức ăn nhằm giúp sinh vật tăng trưởng hoạt động bình thường. Như vậy dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn từ lấy thức ăn cho đến tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất - Lấy thức ăn (feed ingestion) là thuật ngữ chỉ quá trình sinh vật săn đuổi, bắt mồi hay bắt lấy thức ăn đưa thức ăn vào ống tiêu hóa. - Tiêu hóa thức ăn là một quá trình biến đổi các đại phân tử thức ăn trong giai đoạn đầu sử dụng thức ăn trước khi có thể được hấp thụ. - Biến dưỡng là tập hợp các quá trình biến đổi sinh hóa từ một dưỡng chất sau khi qua sự tiêu hóa cho đến các sản phẩm bài tiết thải loại ra ngoài cơ thể sinh vật. Dưỡng chất (nutrient) là các sản phẩm của sự biến dưỡng từ thức ăn hấp thụ như glucose, amino acids Thức ăn tự nhiên, thiên nhiên (natural feed) như các loài rong tảo các sinh vật phù du động vật là những cơ thể sinh vật sống phát triển trong hệ thống nuôi Thức ăn nhân tạo (artifical feed) cũng đượïc gọi thức ăn khô (dry feed), thức ăn viên (pellet). Thức ăn sống (live feed) đối lập với thức ăn khô là các cơ thể sinh vật sống có thể dùng làm thức ăn cho thủy sản II. Lòch sử phát triển dinh dưỡng học thủy sản - Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây so sánh với lòch sử rất lâu đời môn dinh dưỡng học cho người gia súc. - Những nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào những năm 40 bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản phát triển rất nhanh - Thức ăn nhân tạo thủy sản đầu tiên do sự phối trộn các thành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50. Cho đến cuối thập niên 50 loại thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ Châu Âu III. Những đặc điểm dinh dưỡng của động vật thủy sản Thủy sản bao gồm các loài cá xương (finfish) giáp xác (crustacean), có những đặc điểm dinh dưỡng rất chuyên biệt rất khác so với các động vật trên cạn: Download» http://Agriviet.Com 1 - Số lượng các loài cá nuôi rất phong phú nhưng hiện chỉ có khoảng 20 loài được nghiên cứu về dinh dưỡng mà đa số tập trung vào những loài cá ôn đới - Cá có nhiều thay đổi cấu trúc ống tiêu hóa đa số thủy sản phải trải qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng ấu trùng thay đổi rất lớn nên nghiên cứu dinh dưõng sẽ khó khăn hơn so với các động vật trên cạn. - Cá là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng thấp hơn lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường sinh sống nên tỉ lệ giữa năng lượng protein hay tỉ lệ năng lượng các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều. Kế đến thủy sản là sinh vật bài tiết ammonia rất khác với sinh vật trên cạn bài tiết urea hay uric acid. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá trò sử dụng năng lượng của protein. - Môi trường sinh sống của cá rất khác với môi trường không khí. Do đó cá phải có những kiểu thích nghi như khả năng biến dưỡng ở điều kiện oxy thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn giảm khối lượng bộ xương, khung chống đỡ cơ thể. Như vậy, nhu cầu Ca P của cá thấp hơn, thường chỉ cần ¼ so với động vật trên cạn. III.1. Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng giữa thủy sản động vật trên cạn tuy giống nhau cơ bản nhưng chúng có một số khác nhau như sau:  Nhu cầu năng lượng của thủy sản thấp hơn nhiều so với động vật trên cạn dẫn đến tỉ lệ protein/năng lượng của cá cao hơn các động vật trên cạn  Thủy sản có một số nhu cầu các dưỡng chất khác với động vật trên cạn như cá có nhu cầu các acid béo họ n3 chức nhiều nối đôi như PUFA hay tôm giáp xác có nhu cầu sterols  Thủy sản có khả năng hấp thụ các muối khoáng trong nước nên nhu cầu các muối khoáng rất khác với động vật trên cạn  Thủy sản có một khả năng tổng hợp giới hạn vitamin nên chúng lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ thức ăn. III.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn Các kết quả nghiên cứu cho thấy cá sử dụng thức ăn hiệu quả hơn gia súc nuôi trên cạn. Chúng thường có hệ số thức ăn thấp hơn nhiều lần như cá trơn Mỹ để tăng trọng một kg thể trọng cá cần 1,2 kg thức ăn trong khi gà công nghiệp, gia súc sử dụng thức ăn hiệu quả nhất phải cần 2,0-2,1 kg thức ăn để tăng trọng 1 kg. Lý do giải thích hệ số thức ăn của cá thấp hơn gia súc gia cầm trên cạn  cá có khả năng hấp thụ biến dưỡng hiệu quả protein thức ăn do cá có cơ chế thải loại trực tiếp ammonia không qua chuyển hóa thành urea hay acid uric như các gia súc gia cầm  cá có một nhu cầu năng lượng thấp hơn gia súc gia cầm do đó chi phí năng lượng để gia tăng một đơn vò protein của chúng thường thấp Download» http://Agriviet.Com 2 IV. Dưỡng chất (nutrient) thành phần dinh dưỡng của thức ăn Dưỡng chất là chất hữu cơ hay vô cơ có trong thức ăn dùng để xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng chất xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể sinh vật. Bằng phương pháp phân tích, thành phần hóa học của thức ăn thủy sản bao gồm nước, chất hữu cơ, chất vô cơ theo sơ đồ phân tích sau Vật chất khô Thức ăn thực hay động vật Nước (độ ẩm) Nước trong sinh vật thay đổi theo I. Tuổi II . Bộ phận cơ thể sinh vật Hữu cơ I. Cabohydrate Thực vật:75-80% Động vật: <1% II. Lipid III. Protein IV. Nucleic acid V. Acid hữu cơ VI. Vitamin Vô cơ Đa lượng: Ca,K,Mg Na, Cl, S P Vi lượng: Fe, Mn Co, I, Zn, Si, Mo, Cr, F, V, Sn, As Hình 1. Thành phần hóa học của thức ăn gốc thực vật hay động vật Theo cách xếp loại của Weendle thành phần dinh dưỡng của cá bao gồm nước, protein, lipid, khoáng, xơ dẫn xuất không đạm (nitrogen free extract). Sấy ở 105 0 C Đốt ở 550 o C Kjeldahl Chiết xuất với Ether acid base Phần còn lại protein, amino dầu mỡ Cellulose acids, amid, phospholipid hemicellulose đường peptid, purine steroids, sáp lignin tinh bột Nucleic acid carotenoid cutin glycoge n nitrate acid béo fructans vitamin B xantoph yll pectin vitamin A, D, E, K acid hữu cơ Mẫu thức ăn Vật chất khô Nước Chất hữu cơ Muối khoáng Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm Download» http://Agriviet.Com CHƯƠNG MỘT Tổng Quan Về Dinh Dưỡng Thức n Thủy Sản Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây so sánh với lòch sử rất lâu đời môn dinh dưỡng học cho người gia súc. Thật vậy vào đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản còn rất đơn giản, chỉ là những khảo sát về cấu trúc ống tiêu hóa một số nghiên cứu về sinh lý tiêu hóa hay khảo sát tập tính dinh dưỡng trong điều kiện tự nhiên. Thức ăn nhân tạo thủy sản đầu tiên do sự phối trộn các thành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50 với “thức ăn viên Oregon”. Cho đến cuối thập niên 50, loại thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ ở Châu u thức ăn viên bắt đầu được sử dụng từ thập niên 60. Những nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào những năm 40 bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản phát triển rất nhanh do sử dụng các thành quả nghiên cứu trước đây trên các động vật trên cạn. Tuy nhiên những hiểu biết về dinh dưỡng thủy sản còn rất hạn chế trước hết là do giống loài thủy sản rất phong phú, trên 100 loài cá gần 20 loài tôm được thuần hóa nuôi dưỡng trên thế giới. Hơn thế nữa, những loài thủy sản mới thuần hóa vẫn còn đang tiếp tục. Ngoài ra, việc nghiên cứu dinh có những khó khăn trở ngại do chính môi trường sinh sống trong nước những đặc điểm chuyên biệt dinh dưỡng của sinh vật nước. I. Những đặc điểm dinh dưỡng của động vật thủy sản C á giáp xác có những đặc điểm dinh dưỡng rất chuyên biệt rất khác so với các động vật trên cạn. Bảng 1 tóm tắt nêu lên những đặc điểm chuyên biệt này: Trước hết lớp Cá có số lượng loài rất lớn, ước tính số lượng chỉ của những loài cá xương nhiều bằng tổng cộng số loài của bò sát, chim hửu nhủ. Những loài cá có mức độ tiến hoá khác nhau thích nghi khác nhau với môi trường sinh sống, do đó tập tính dinh dưỡng các nhu cầu dinh dưỡng cũng khác xa nhau. Cho đến ngày nay chỉ có một số lượng rất nhỏ những loài cá được nghiên cứu về dinh dưỡng, ước tính khoảng 20 loài mà đa số tập trung vào những loài cá ôn đới trong khi những loài cá nhiệt đới ít được quan tâm. Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu trên một số loài để suy ra cho những loài tương tự đã cung cấp rất nhiều thông tin cho việc tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng những loài cá mới thuần hoá hay những loài cá nhiệt đới chưa đưọc nghiên cứu. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc cẩn thận vì có rất nhiều trường hợp không tương đồng ngay khi cả hai loài cùng một họ cùng giống. Cá có nhiều thay đổi cấu trúc ống tiêu hóa như cá không có dạ dày tìm thấy ở một số cá bộ cá chép, hay cá không có sự chuyên biệt ở ruột trước ruột sau. Ngoài ra, cá có sự tăng trưởng liên tục có giai đoạn phát triển ấu trùng ở đa số các loài cá mặc dù vẫn thấy có những trường hợp cá đẻ con (ovoviviparous) thay vì đẻ trứng. Đa số trứng cá có Download» http://Agriviet.Com kích thước bé cá nở ra phải trải qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng ấu trùng thay đổi rất lớn nên rất khó ương nuôi nên việc nghiên cứu dinh dưõng sẽ khó khăn hơn so với các động vật trên cạn. Trên khía cạnh sinh lý, cá có hai đặc điểm chuyên biệt so với động vật trên cạn. Trước hết cá là động vật đồng nhiệt nên nhu cầu năng lượng thấp hơn lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường sinh sống. Các tỉ lệ giữa năng lượng protein hay tỉ lệ năng lượng các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều. Ngoài ra, thân nhiệt của cá thấp hơn thân nhiệt động vật biến nhiệt. Cá có thể sống ở điều kiện nhiệt độ rất thấp là nhờ sự hiện diện phong phú những acid béo không no trong lớp lipid của màng tế bào giúp duy trì tính đàn hồi của tế bào ở nhiệt độ thấp. Đặc điểm dinh dưỡng này cũng thấy ở các động vật thủy sinh khác. Kế đến, ammonia là dạng bài tiết đạm trong nước tiểu của đa số cá xương. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến giá trò sử dụng năng lượng của protein. Bảng 1. Những đặc điểm chuyên biệt về dinh dưỡng của động vật thủy sản so s1nh với động vật trên cạn Những đặc điểm chuyên biệt của thủy sản trong nghiên cứu dinh dưỡng Các khó khăn trở ngại khi so sánh với những động vật trên cạn Phân loại - Số lượng loài rất lớn, 40 000 loài - Trên 100 loài cá đã thuần hóa Sinh học - Có giai đoạn ấu trùng trong quá trình phát triển cá thể - Không có dạ dày ở một số cá Sinh lý - Đồng nhiệt - Bài tiết ammonia Sinh thái - Môi trường nước có tỉ trọng cao so với không khí - Sự khuyến tán chậm trong nước của những phân tử - Môi trường nước chứa nhiều muối hòa tan. Đặc biệt môi trường biển Sự đa dạng rất lớn về nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng rất phức tạp thay đổi tùy theo từng giai đoạn Hình thành những kiểu tiêu hóa phức tạp chuyên biệt Nhu cầu năng lượng của thủy sản thấp nhưng thay đổi lớn khi có giao động nhiệt độ môi trường Hiệu quả cao trong việc sử dụng protein làm nguồn năng lượng Cá có khuynh hướng giãm bộ khung chống đở nhu cầu Ca, P thấp hơn Vai trò rất quan trọng của những chất dẩn dụ hiện diện trong thức ăn Sụ hấp thụ một số muôí khoáng trong dinh dưỡng của một số loài cá. Môi trường sinh sống của cá rất khác với môi trường không khí, nơi đó hàm lượng oxy thấp hơn nhưng độ nhớt tỉ trọng của môi trường nước thì cao hơn không khí. Do đó cá phải có những kiểu thích nghi như khả năng biến dưỡng ở điều kiện oxy thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn giãm khối lượng bộ xương, khung chống đở cơ thể. Như vậy, nhu cầu Ca P của cá thấp hơn, thường chỉ cần ¼ so với động vật trên cạn. Download» http://Agriviet.Com Môi trường nước chứa những những phân tử hửu cơ các muối khoáng mà cá có thể hấp thụ trực tiếp, đặc biệt các muối Ca, P… là nguồn cung cấp quan trọng bổ sung cho nguồn cung cấp từ thức ăn. Những phân tử hửu cơ hòa tan trong nước như acid amins có tác dụng dẩn dụ các động vật thủy sinh đến gần hơn, đó là những chất dẩn dụ thức ăn. Chất này có vai trò rất quan trọng trong thức ăn của cá tôm, rất khác biệt so với những động vật trên cạn. Trên đất liền cũng như trong các thủy vực, chuổi dinh dưỡng bắt đầu từ sự quang hợp của thực vật. Số lượng những thú ăn cỏ trên đất liền rất phong phú so với động vật thủy sinh. Những thú ăn cỏ này sử dụng đa số các thực vật thượng đẳng. Trái lại trong thủy vực, các loài cá ăn thực vật rất hiếm đặc biệt là những loài cá ăn thực vật thủy sinh thượng đẳng (rong, bèo ). Do đó, những nghiên cứu dinh dưỡng trên động vật trên cạn thường quan tâm đến khả năng sử dụng năng lượng từ tinh bột hay từ sự biến dưỡng chất xơ trong khi các nghiên cứu dinh dưỡng trên cá thường tập trung hơn về sự chuyển đổi giữa protein lipids. Những thống kê các đặc điểm dinh dưỡng trong bảng 1 chủ yếu rút ra từ lớp cá. Do đó nếu xét đến giáp xác thì các đặc điểm dinh dưỡng sẽ phức tạp hơn. Thực vậy, cấu trúc ống tiêu hóa của giáp xác có những thay đổi khác so với động vật xương sống như gan tụy tạng nhập chung thành một cơ quan gọi thể gan-tụy tạng hay vỏ mai tôm cua có thành phần hóa học khác xa bộ xương cá nên nhu cầu muối khoáng của giáp xác rất khác xa với các động vật xương sống. Sự tăng trưỏng không liên tục qua các lần lột xác cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của giáp xác cũng sẽ không liên tục. Tuy nhiên, những đặc điểm như động vật biến nhiệt, bài tiết ammonia hay chủ yếu là động vật ăn thòt dẩn đến một số tương đồng về dinh dưỡng của giáp xác của cá. II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Dinh dưỡng (nutrition) có nguồn gốc từ la tinh “nutrire” có nghóa là nuôi dưỡng, là tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi sử dụng thức ăn nhằm giúp sinh vật tăng trưỏng hoạt động bình thường (theo Larousse). Như vậy dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn từ lấy thức ăn cho đến tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất (giai đoạn tiêu hóa của quá trình dinh dưỡng), kế đến là hàng loạt phản ứng biến dưỡng chất hấp thụ sau cùng là sự bài tiết, thải bỏ các sản phẩm biến dưỡng (giai đoạn biến dưỡng của dinh dưỡng). Lấy thức ăn (feed ingestion) là thuật ngữ chỉ quá trình sinh vật săn đuổi, bắt mồi hay bắt lấy thức ăn đưa thức ăn vào ống tiêu hóa. Lấy thức ăn không có nghóa là sự hấp thụ thức ăn mặc dầu một số phân tử hửu cơ đặc biệt là muối khoáng hòa tan trong nước có thể được cơ thể các động vật thủy sinh hấp thụ trực tiếp qua da hay qua mang. Quá trình này không được xem là lấy thức ăn. Sự tiêu hóa thức ăn là một quá trình biến đổi các đại phân tử thức ăn trong giai đoạn đầu sử dụng thức ăn trước khi có thể đưọc hấp thụ được. Để đánh giá khả năng tiêu hóa một thành phần dưỡng chất trong thức ăn, thuật ngữ khả năng tiêu hóa (digestibility) được sử dụng cho các đại phân tử thức ăn. Hệ số tiêu hóa (coefficient of digestibility) là tỉ Download» http://Agriviet.Com lệ dưỡng chất được tiêu hóa so với thành phần có trong thức ăn. Thuật ngữ này được sử dụng đònh nghóa trong các chương tiếp theo. Giai đoạn biến dưỡng của sự dinh dưỡng là tập hợp các quá trình biến đổi sinh hóa từ một dưỡng chất sau khi qua sự tiêu hóa cho đến các sản phẩm bài tiết thải loại ra ngoài cơ thể sinh vật. Để đánh giá hiệu quả sự biến dưỡng, người ta thường đánh giá hiệu quả tích lủy hay lưu giử một số dưỡng chất (retention) như hiệu quả tích lủy protein, tích lũy năng lượng. Đó thường là hiệu số giữa số lượng hấp thụ (sau khi qua tiêu hóa) số lượng bài tiết ra ngoài. Trong dinh dưỡng, người ta thường đề cập đến dưỡng chất (nutrient) cũng như trong cho ăn thường đề cập đến thức ăn (feed). Như vậy, dưỡng chất là chất trung gian giữa thức ăn các sản phẩm của sự biến dưỡng như glucose, acids amins được gọi là những dưỡng chất. Trong khi đó protein, lipids hay glucids thưòng được lạm dụng khi gọi là các dưỡng chất. Thức ăn có thể là những sinh vật hay các vật chất khác phát triển trong cùng hệ thống nuôi thủy sinh vật, đó là những thức ăn tự nhiên, thiên nhiên (natural feed) như các loài tảo, zooplankton… Trái với thức ăn tự nhiên là thức ăn nhân tạo (artifical feed) cũng đượïc gọi thức ăn khô (dry feed), thức ăn viên (pellet). Việc phân chia trên là tương đối vì với những thành tựu mới người sản xuất có thể nuôi tảo hay Brachionus trong một môi trường nuôi riêng biệt hàng ngày vớt cho ăn hay sấy khô cho ăn như thức ăn nhân tạo, trường hợp này xếp vào thức ăn nhân tạo hay thức ăn tự nhiên ? Do đó, có thuật ngữ thức ăn sống (live feed) để chỉ nhóm thức ăn này, đối lập với thức ăn khô. Download» http://Agriviet.Com 39 CHƯƠNG SÁU Carbohydrate Trong Thức n Thủy Sản I. Giới Thiệu Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O hiện diện phổ biến trong thực vật. Công thức tổng quát của carbohydrate (CH 2 O) n hay C x (H 2 O) y . Carbohydrate được chia làm 2 nhóm: sugar (đường) non-sugar (không đường). Nhóm sugar bao gồm monosaccharide như glucose, galactose, mannose, fructose. Nhóm này không phải thành phần thức ăn thủy sản. Nhóm non-sugar bao gồm tinh bột, dextrin, glycogen, cellulose, pectin ., trong đó bốn loại đầu giữ vai trò quan trọng trong thức ăn thủy sản. Tinh bột Hiện diện trong tế bào thực vật dưới dạng các hạt tinh bột bao gồm amylose (25%) amylosepectin (75%). Amylose: gồm chuỗi không phân nhánh (α-1,4) các đơn vò glucose Amylosepectin: gồm chuỗi chính (α-1,4) các nhánh ngang (α-1,6) Dextrin Sản phẩm thủy phân của tinh bột, hòa tan trong nước được sử dụng làm chất kết dính cho thức ăn thủy sản. Glycogen Có cấu trúc như tinh bột nhưng có trọng lượng phân tử lớn hơn, chuỗi có 5000 - 25000 đơn vò glucose. Glycogen là dạng dự trữ carbohydrate trong gan của động vật thủy sản. Cellulose Cấu tạo nên vách tế bào thực vật, có trọng lượng phân tử 2000–28000 đơn vò glucose nối nhau qua nối β-1,4. Riêng đối với các loài tảo laminarine có nối β-1,3 giữa các đơn vò glucose. Chitin Chitosan Chitin là polymer của các đơn vò N-acetyl glucosamine trong khi chitosan cấu tạo bởi các đơn vò glucosamine. Trong việc sử dụng Carbohydrate trong thức ăn thủy sản, có hai vấn đề cần quan tâm đối với nhà dinh dưỡng: - Khả năng tiêu hóa của carbohydrate rất giới hạn với đa số các thủy sản, đặc biệt đối với các loại đường phức tạp. - Khả năng biến dưỡng các đường đơn như glucose của thủy sản rất chậm khó thích nghi so với động vật trên cạn. Download» http://Agriviet.Com 40 II. Tiêu hóa biến dưỡng carbohydrate Động vật thủy sản có một hệ thống các enzyme để thủy phân các carbohydrate như sau: Tinh bột Dextrin + maltose + glucose Dextrin Maltose + glucose Maltose Glucose + glucose Lactose Glucose + galactose Sucrose glucose + fructose α amylase Thủy phân α -1,4 của amylose α - 1,6 glucosidase Thủy phân α -1,6 của amylopectin α glucosidase (maltase) β glucosidase sucrase II.1 Các yếu tố ảnh hưởng sự tiêu hóa carbohydrate (tinh bột) Khả năng tiêu hóa carbohydrate của thủy sản tùy thuộc vào các yếu tố sau:  Giống loài thủy sản: Cá ăn thực vật có hệ thống enzyme tiêu hóa tinh bột hiệu quả hơn cá ăn tạp ăn động vật.  Tính chất của carbohydrate: Độ tiêu hóa carbohydrate lệ thuộc rất nhiều vào trọng lượng phân tử cấu tạo các nối của carbohydrate. Các loại đường đơn dễ tiêu hóa hơn các loại đường đa phức hệ đường như thí nghiệm trên hai loài cá hồi cho thấy độ tiêu hóa giảm dần theo thứ tự glucose, maltose, dextrin, tinh bột chín, tinh bột thô. Thủy phân các loại tinh bột dẫn đến gia tăng độ tiêu hóa nên việc nấu chín, hồ hóa tinh bột đều giúp cải thiện sự tiêu hóa thức ăn tinh bột.  Cá hầu hết động vật thủy sản không có enzymes thủy phân nối β-1,4 nên việc tiêu hóa các cellulose chitin hầu như không đáng kể. Mặc dù có một số báo cáo về khả năng tiêu hóa chitin trên một số loài tôm.  Độ tiêu hóa carbohydrate lệ thuộc rất nhiều vào lượng thức ăn hàng ngày, tiû lệ cellulose trong thức ăn: Cùng một loại thức ăn, khi gia tăng lượng thức ăn hàng ngày thủy sản có khuynh hướng giảm độ tiêu hóa do khi tăng lượng thức ăn tốc độ thức ăn qua ống tiêu hóa nhanh nhiều nên khả năng tiêu hóa của cá sẽ giảm. Thực nghiệm trên cá Hồi (Salmo gairdneri) cho ăn tinh bột bắp với lượng thức ăn tăng dần từ 10, 25 đến 40% trọng lượng thân thì độ tiêu hóa giảm xuống lần lượt 36, 28 22%. Download» http://Agriviet.Com 41 Bảng 1: Độ tiêu hóa các loại carbohydrate của hai loài cá hồi (Philips, 1970) Độ tiêu hóa Carbohydrate Salmo trutta Salmo gairdneri Glucose 99 79 – 80 Maltose 92 Sucrose 73 Lactose 60 Dextrin _ 77 – 80 Tinh bột nấu chín 57 52 – 70 Tinh bột 38 20 – 24 α - cellulose 10 - 14 II.2 Biến dưỡng glucose Hiệu quả sử dụng carbohydrate trên thủy sản, đặc biệt trên cá không phải luôn luôn tỉ lệ với độ tiêu hóa của carbohydrate. Cá có khả năng tiêu hóa tốt glucose nhưng khả năng sử dụng glucose rất kém do khả năng biến dưỡng giới hạn. II.2.1 Hàm lượng đường trong máu sự điều chỉnh do insulin Khi theo dõi hàm lượng đường trong máu cá sau khi cho ăn thức ăn giàu tinh bột hay giàu glucose người ta ghi nhận hàm lượng đường tăng lên rất cao kéo dài, rất khác với động vật trên cạn hữu nhũ có hàm lượng đường trong máu rất ít thay đổi. Do đó, trước đây nhiều nhà nghiên cứu so sánh cá như các bệnh nhân “tiểu đường” Tuy nhiên, những kỹ thuật phân tích mới cho thấy trên các loài cá khả năng tiết ra insulin sau bữa ăn tăng lên rất nhiều (từ 1-3 mg/ml huyết tương khi cá nhòn đói tăng lên 5- 48 mg/ml sau bữa ăn). Như vậy, khả năng tiết insulin trên các loài cá xương thì không giới hạn insulin có tác dụng làm giảm hàm lượng đường trong máu như các động vật trên cạn khác. Việc giảm hàm lượng glucose còn tùy thuộc vào các thể tiếp nhận insulin (recepteur) hiện diện trong các tế bào mối tương quan với glucagon. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trên cá rô phi sự thiếu thể tiếp thụ glucose - 4 dẫn đến sự phản ứng chậm không hiệu quả đối với insulin các thực nghiệm cho thấy khi tăng số lần cho ăn lên thì thấy cá tăng khả năng sử dụng glucose. Điều này có thể rút ra kết luận khả năng biến dưỡng glucose của cá chậm hơn các động vật trên cạn, thêm một lượng lớn thức ăn chứa glucose sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột lâu dài glucose trên cá. II.2.2 Neoglucogenesis Download» http://Agriviet.Com . MỘT Tổng Quan Về Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thủy Sản I. Đònh nghóa Dinh dưỡng là nuôi dưỡng, tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi và sử dụng thức ăn nhằm. Dinh Dưỡng Và Thức n Thủy Sản Dinh dưỡng học thủy sản chỉ mới bắt đầu phát triển gần đây so sánh với lòch sử rất lâu đời môn dinh dưỡng học cho người và

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Thành phần hóa học của thức ăn gốc thực vật hay động vật - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Hình 1. Thành phần hóa học của thức ăn gốc thực vật hay động vật (Trang 3)
IV. Dưỡng chất (nutrient) và thành phần dinh dưỡng của thức ăn - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
ng chất (nutrient) và thành phần dinh dưỡng của thức ăn (Trang 3)
Bảng 1: Độ tiêu hóa các loại carbohydrate của hai loài cá hồi (Philips, 1970) Độ tiêu hóa  - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 1 Độ tiêu hóa các loại carbohydrate của hai loài cá hồi (Philips, 1970) Độ tiêu hóa (Trang 10)
Bảng 3. Tỉ lệ % tinh bột sử dụng tối đa trong thức cho một số loài cá - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 3. Tỉ lệ % tinh bột sử dụng tối đa trong thức cho một số loài cá (Trang 12)
Bảng 1. Hệ số biến đổi thức ăn của các loại thức ăn cho ăn riêng lẻ Loại thức ăn Hệ số thức  - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 1. Hệ số biến đổi thức ăn của các loại thức ăn cho ăn riêng lẻ Loại thức ăn Hệ số thức (Trang 14)
Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn Nguyên liệu  - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn Nguyên liệu (Trang 15)
Hình 5. Sơ đồ máy ép viên ru lô - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Hình 5. Sơ đồ máy ép viên ru lô (Trang 21)
Bảng 5. Định lượng thức ăn cho cá tôm biển    - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 5. Định lượng thức ăn cho cá tôm biển (Trang 22)
Bảng 4. Định lượng thức ăn cho cá Trơn Mỹâ φ viên thức ăn  - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Bảng 4. Định lượng thức ăn cho cá Trơn Mỹâ φ viên thức ăn (Trang 22)
Lưu ý: Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả, - Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
u ý: Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả, (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w