Cơ quan chủ trì : Viện Khoa học Pháp lý Nội dung : Giới thiệu thực trạng năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn. Trình bày kết quả nghiên cứu hoàn thiệt thể chế về công tác tư pháp có liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp cấp xã; Đề xuất giải pháp và lộ trình tăng cường năng lực tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ______________ ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP 8222 HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1 I. NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP 1 1. Những yêu cầu cải cách hành chính đặt ra đối với công tác tư pháp cấp xã 1 1.1. Cải cách hành chính xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp các cấp trong đó có Tư pháp cấp 2 1.2. Cải cách hành chính đẩy mạnh phân cấp quản lý công tác tư pháp cho chính quyền cấp xã 3 1.3. Cải cách hành chính tăng cường tính công khai và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp 5 1.4. Cải cách hành chính với yêu cầu xây dựng độ i ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại 6 2. Những yêu cầu cải cách Tư pháp đặt ra đối với công tác tư pháp cấp xã 10 2.1. Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tăng cường vai trò của UBND cấp xã trong công tác thi hành án 11 2.2. Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp 12 2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và yêu cầu phát huy vai trò hoạt động hòa giả i ở cơ sở 13 II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 14 1. Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã 14 1.1. Ưu điểm 14 1.2. Nhược điểm, tồn tại, hạn chế 21 1.3. Nguyên nhân 23 2. Về đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã 25 2.1. Ưu điểm 25 2.2. Nhược điểm, tồn tại, hạn chế 27 3.3. Nguyên nhân 30 ii PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TƯ PHÁP CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP 33 I. MỤC TIÊU 33 1. Mục tiêu chung 33 2. Mục tiêu cụ thể 33 2.1. Giai đoạn 2011 - 2015 33 2.2. Giai đoạn 2016 – 2020 34 II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 34 1. Hoàn thiện thể chế về công tác tư pháp có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tư pháp cấp xã 34 2. Nhóm giải pháp đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch 35 2.1. Đảm bảo đủ số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch 35 2.2. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch 36 2.3. Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch 37 2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp – Hộ tịch đáp ứng với tiêu chuẩn chức danh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao 38 2.5. Xây dựng chức danh Hộ tịch viên 39 3. Đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ 40 4. Đổi mới, hiện đại hoá phương thức làm việc; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, bao gồm cả cung cấp thông tin, văn bản pháp luật 41 5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp, cấp uỷ và chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hi ện công tác Tư pháp cấp xã 42 PHẦN THỨ BA. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 44 I. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TƯ PHÁP 44 II. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 45 1 PHẦN THỨ NHẤT SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cùng với cải cách lập pháp, cải cách hành chính và c ải cách tư pháp đang được triển khai một cách đồng bộ với những mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể, theo đó, các cấp, các ngành nói chung, trong đó có Ngành Tư pháp đang đứng trước những yêu cầu, thách thức xuất phát từ nội tại công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp đặt ra. Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấ t nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc xây dựng, củng cố chính quyền cấp xã, trong đó có công tác tư pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. 1. Những yêu cầu cải cách hành chính đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp xã Cải cách hành chính ở nước ta được đề ra từ Đại hội VI của Đảng và ngày càng hoàn thiện về mặt quan điểm trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, các văn kiện của Đại hội Đảng VIII, IX, X và Nghị quyết Trung ương V (số 17-NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Để thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về c ải cách hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai 2001 - 2010 (sau đây gọi là Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg) với 07 chương trình hành động cụ thể. Mục tiêu tổng thể của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn này là: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hộ i chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện 2 đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Để th ực hiện mục tiêu này, Chương trình tổng thể đã xác định 04 nội dung tương ứng với 04 bộ phận cấu thành của nền hành chính quốc gia bao gồm: Cải cách thể chế hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Từng nội dung của cải cách hành chính đã và đang đặt ra những yêu cầu cho Ngành Tư pháp nói chung và công tác Tư pháp cấp xã nói riêng. Cụ thể như sau: 1.1. Cải cách hành chính xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp các cấp trong đó có Tư pháp cấp xã Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg xác định một trong 09 mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đó là: “Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đ ó trước hết là về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính”. Thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn 10 năm 2001-2010, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, bao gồm Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chứ c năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 93/2008/NĐ-CP). Đối với cơ quan Tư pháp địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợ p với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP- BNV). Theo Thông tư này, ch ức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã không chỉ được hoàn thiện theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, không bỏ sót nhiệm vụ, bảo đảm bao quát hết các nhiệm vụ của công tác tư pháp mà còn được tăng cường, mở rộng trên các lĩnh vực xây dựng pháp luật, theo dõi tình hình thi hành văn bản bản quy phạm pháp luật, quản lý, đăng ký hộ tịch, chứng thực, Cụ thể là: 3 - Bổ sung nhiệm vụ “Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với Phòng Tư pháp cấp huyện”; - Tăng cường thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực về đăng ký, quản lý hộ tịch và công tác chứng thực trên cơ sở đẩy mạnh phân c ấp quản lý hành chính nhà nước về tư pháp cho chính quyền cấp xã (chi tiết xem tại mục 1.2). Với sự tăng cường, mở rộng về nhiệm vụ, quyền hạn và gia tăng về khối lượng công việc, trong khi đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch còn thiếu về số lượng (trung bình cả nước có 1,27 công chức Tư pháp - Hộ tịch/01 đơn vị xã, phường, thị trấn) và hạ n chế về chuyên môn, nghiệp vụ (25,3% số công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn cả nước chưa qua đào tạo về chuyên môn Luật trong đó có đến 9,85% số công chức chưa qua đào tạo) thì đây là một thách thức lớn đối với đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch với vai trò là người tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyề n hạn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tư pháp ở địa phương. Vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược để thực hiện những định hướng về cải cách hành chính theo tinh th ần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào tháng 01 năm 2011 với quan điểm cơ bản là: “Thự c hiện phân cấp mạnh và phù hợp hơn về nhiệm vụ từ Chính phủ và các bộ cho chính quyền địa phương, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm sự thống nhất quản lý của Nhà nước ở Trung ương”. Quá trình thực hiện các quan điểm, chủ trương trên của Đảng sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, qua đó tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của tư pháp cấp xã trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Ngành Tư pháp. 1.2. Cải cách hành chính đẩ y mạnh phân cấp quản lý công tác tư pháp cho chính quyền cấp xã 4 Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu: “Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn”. Thực hiện mục tiêu này, B ộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, trong đó đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là phân cấp từ cấp tỉnh, cấp huyện cho cấp xã trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Cụ thể : a) Trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch: Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) đã đẩy mạnh phân cấp cho UBND cấp xã trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương, theo đó ngoài thẩm quyền về thực hiện đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, k ết hôn, nhận nuôi con nuôi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật đã được quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, UBND cấp xã còn thực hiện thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi (thẩm quyền này theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP được giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện). b) Trong lĩnh vực chứng thực: Luật Công chứng ra đời cùng với đó là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP) được ban hành đã làm rõ khái niệm về công chứng và ch ứng thực, đặc biệt phân định rõ thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng Nhà nước với thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ , văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật. Mặc dù, về thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã không thay đổi so với các quy định trước đây, song sự đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cấp xã nằm ở chỗ Nghị định 79/2007/NĐ-CP đã quy định: - Chấm dứt thẩm quyền công chứng của Phòng công chứng đối với nh ững việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP. 5 - Thu hẹp thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện từ thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, chứng thực chữ ký trong các văn bản (không phân biệt văn bản bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) để thực hiện các giao dịch theo quy định tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP sang chỉ còn thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài. Như vậy, thực hiện công cuộc cải cách hành chính, một trong những nội dung đã và đang được triển khai trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước hiện nay đó là đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Nội dung này được thể hiện rõ nét trong công tác Tư pháp, các thể chế được phân cấp mạnh cho UBND cấp xã trong vấn đề về đăng ký, quản lý hộ tịch và chứng thực, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời, tập trung cho cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện trong việc quản lý công tác Tư pháp ở địa phương. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề theo phân cấp của Chính phủ cho chính quyền cấp xã, đ òi hỏi ngành Tư pháp và chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng mà công cuộc cải cách hành chính đặt ra đối với việc kiện toàn về tổ chức và nâng cao năng lực cơ quan Tư pháp các cấp nói chung, trong đó có Tư pháp cấp xã nói riêng. Trong thời gian tới, thự c hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được xác định là một khâu đột phá trong cải cách hành chính và một trong những định hướng là tiếp tục phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương. Do đ ó, vấn đề kiện toàn năng lực Tư pháp cấp xã càng được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính hiện nay. 1.3. Cải cách hành chính tăng cường tính công khai và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp “Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân ” là mục tiêu 6 quan trọng trong cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện mục tiêu này, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp đã được đơn giản hóa theo hướng rút ngắn thời hạn, đồng thời áp dụng cơ chế “một cửa”, công khai và minh bạch, nhất là trong công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, công tác chứng thực, nhằm tạo điều kiện thu ận lợi cũng như đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người dân. Cụ thể: - Thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, hầu hết các thủ tục đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã đã rút ngắn thời hạn giải quyết từ 07 ngày (theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) xuống còn 05 ngày (trừ những thủ tục đăng ký h ộ tịch theo quy định của pháp luật được giải quyết trong ngày); - Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Chủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cử a liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì đăng ký hộ tịch và chứng thực là hai nhóm công việc phải áp dụng giải quyết theo cơ chế “một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có đủ về số lượng (ít nhất mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn bố trí được 01 người trực bộ phận một cửa và 01 người triển khai các nhiệm vụ khác thuộc công tác Tư pháp cấp xã) và đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhất là về trình độ, thái độ, khả năng giao tiếp, trách nhiệm phục vụ nhân dân mới có thể giải quyết được khối lượng công việc đồ sộ ngày càng tăng lên trong khi yêu cầu về mặt thời hạn giải quyết ngày càng rút ngắn. Trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp, theo đó một loạt các biện pháp được đặt ra để thực hiện chủ trương này như: tập trung chỉ đạo rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của người dân trong một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hộ tịch và lĩnh vực công chứng, chứng thực; các cấp chính quyền và từng cơ quan hành chính nhà nước khẩn trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo th ẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét, sửa đổi theo hướng tạo thuận tiện cho nhân dân và doanh nghiệp; công bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, 7 biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí, lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước và mở rộng áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công như bệnh viện, trường họ c. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân vẫn đã, đang và sẽ là một mục tiêu quan trọng của Đảng ta trong cải cách hành chính. Điều này cần được tính tới khi chúng ta tiếp tục kiện toàn năng lực Tư pháp cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính đặt ra cho công tác Tư pháp cấp xã, cụ thể và trước hết là làm sao để giải quyết tốt nhất yêu cầu của người dân trong khi khối lượng công việc ngày càng tăng lên nhưng thời gian giải quyết liên tục được rút ngắn. Đó là một bài toán không đơn giản và lời giải không thể khác đó là phải không ngừng tăng cường năng lực Tư pháp cấp xã. 1.4. Cải cách hành chính với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại Chương trình tổng th ể cải cách hành chính của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại, tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh làm cơ sở để quy hoạch, tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung được đặt ra trong đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Thời gian qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chức danh cán bộ, công chứ c cấp xã. Kết quả quan trọng của nội dung cải cách này được thể hiện ở việc Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến xác định chức danh đối với những người làm công tác đảng, đoàn thể và chính quyền cấp xã, gồm: - Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn; - Luật Cán b ộ, công chức năm 2008; - Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, [...]... nhất nên chưa thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác này 32 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TƯ PHÁP CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP I MỤC TIÊU 1 Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực Tư pháp cấp xã ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam... nhiệm vụ thường xuyên trong công tác Tư pháp cấp xã, đòi hỏi đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch phải không ngừng được tăng cường về năng lực nhằm đáp ứng những yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra Tóm lại, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã, đang và sẽ đặt ra những yêu cầu đối với công tác tư pháp nói chung và công tác Tư pháp cấp xã nói riêng Để triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả... trợ tư pháp gồm Luật sư, công chứng, giám định tư pháp và bán đấu giá tài sản, hỗ trợ cho các hoạt động tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử) được khách quan, chính xác và đúng pháp luật và một số các nhiệm vụ khác như tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở Trong phạm vi Đề án tăng cường năng lực Tư pháp cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách. .. chính, cải cách tư pháp, một số yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp xã cụ thể như sau: 2.1 Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tăng cường vai trò của UBND cấp xã trong công tác thi hành án Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án Xác định rõ trách... vụ được giao theo quy định của pháp luật đáp ứng tốt yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vấn đề nâng cao năng lực Tư pháp cấp xã là đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1 Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã 1.1 Ưu điểm Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tư pháp cấp xã đã giúp chính quyền... thi hành án ở địa phương cũng cần được đặt ra nhằm tạo thế chủ động khi Bộ Tư pháp được giao giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án theo yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp 2.2 Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp Phát huy dân chủ là mục tiêu cơ bản và thống nhất trên cả 03 công cuộc cải cách: cải cách. .. cải cách tư pháp, Ngành Tư pháp đang ứng trước những nhiệm vụ hết sức quan trọng nh : không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tư pháp theo yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp; hoàn thiện chế định về bổ trợ tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ bổ trợ tư pháp - một trong những chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp bảo... này là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm bảo đảm công tác Tư pháp cấp xã đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra hiện nay Cụ thể là, Điều 175 Luật Thi hành án dân sự quy định r : “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp. .. Nhiệm vụ của Tư pháp cấp xã ngày càng tăng về số lượng với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ đã dẫn đến sự quá tải về công việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch Hiện nay, theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLTBTP-BNV, các công chức Tư pháp - Hộ tịch đang phải đảm nhận nhiệm vụ trong 12 lĩnh vực công tác tư pháp Cùng với quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo hướng tăng cường phân cấp,... xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại vừa là nội dung nhằm đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra khi chúng ta thực hiện cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước 2 Những yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp xã Cùng với công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Chủ trương này thể . xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, một số yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp xã cụ thể như sau: 2.1. Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tăng. CAO NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP 1 1. Những yêu cầu cải cách hành chính đặt ra đối với công tác tư pháp. DỰNG ĐỀ ÁN I. NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là những chủ trương