Nâng cao năng lực Tư pháp cấp xã ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2011-2015
- Hoàn thiện thể chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không bỏ sót nhiệm vụ, không mâu thuẫn, chồng chéo, bảo đảm bao quát hết các lĩnh vực của công tác Tư pháp cấp xã.
- Bảo đảm 100% số xã có công chức Tư pháp - Hộ tịch, trong đó 60% số xã 02 cán bộ Tư pháp – Hộ tịch trở lên.
- Xây dựng được đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch ổn định, chuyên môn hóa, thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, có khả năng chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Phấn đấu đến năm 2015, 100% công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ trung cấp luật trở lên.
- Xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phù hợp với đặc điểm, tính chất của các vùng, miền, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và dựa trên việc phân loại đơn vị hành chính cấp cơ sở.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ đối với cán bộ, công chức Tư pháp – Hộ tịch theo hướng: công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã có thu nhập tiền lương ở mức trung bình khá của xã hội; có chếđộ phụ cấp thu hút đối với cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Giai đoạn 2016-2020
- Bảo đảm 100% số xã có ít nhất 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch trở
lên.
- Xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc. Phấn đấu đến năm 2020, 100% công chức Tư pháp - Hộ tịch có đáp ứng tiêu chuẩn theo quy
định.
- Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộđối với cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch theo hướng thực hiện chếđộ tiền lương theo vị trí việc làm.