Về hoàn thiện thể chế về công tác tư pháp có liên quan đến tổ

Một phần của tài liệu Đề án : Tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp (Trang 37 - 38)

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Về hoàn thiện thể chế về công tác tư pháp có liên quan đến tổ

chức và hoạt động của Tư pháp cấp xã

- Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

để làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó tập trung quy định rõ về phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương. Theo Nghị quyết số 48/2010/QH12 về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2011 thì dự án Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đội) sẽđược Quốc hội thông qua tại kỳ họp của Quốc hội khóa XIII.

- Xây dựng Luật Hộ tịch nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý hộ tịch đi vào nề nếp, chuyên nghiệp, bảo đảm việc quản lý thống nhất và toàn diện đối với công tác này, trong đó, nghiên cứu xây dựng chức danh Hộ tịch viên. Dự kiến, dự án Luật Hộ tịch được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII.

- Xây dựng Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải. Việc xây dựng Luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải sẽ tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phổ

biến giáo dục pháp luật, hòa giải; góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải trong đời sống xã hội cũng như ý thức trách nhiệm trong thi hành và chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tạo cơ sở pháp lý trong việc huy động các cơ quan, tổ chức và địa phương tham gia công tác này; tăng cường cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. Dự kiến Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải sẽ ban hành tại kỳ họp của Quốc hội khóa XIII.

- Sửa đổi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP theo hướng nên giao nhiệm vụ

chứng thực và thẩm quyền ký văn bản chứng thực cho cán bộ Tư pháp - Hộ

tịch, thay vì giao cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch như hiện nay để nâng cao trách nhiệm của công chức Tư pháp - Hộ tịch và đảm bảo trách nhiệm cá nhân rõ ràng, đồng thời bảo đảm thực hiện kịp thời yêu cầu chứng thực của người dân. Về lâu dài khi đã xây dựng chức danh Hộ tịch viên thì giao nhiệm vụ này cho công chức Tư pháp thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này đã

được đưa vào Chương trình xây dựng Nghị định năm 2011 của Chính phủ. - Ban hành các quy định để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức về tiêu chuẩn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã. Các nội dung này được thực hiện theo Quyết

định số 365/QĐ-TTG ngày 20/3/2009 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Kế

hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức.

- Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV sau khi có Nghị định thay thế Nghị định số 93/2008/NĐ-CP theo hướng quy định

đầy đủ, rõ ràng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã như: vấn đề bồi thường nhà nước, vấn đề về tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp...

Một phần của tài liệu Đề án : Tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)